tập tính của sóc càng nhiều càng tốt nhé!!! gấp lắm !!!
Tập làm văn: Nêu suy nghĩ của em về việc gian lận trong các kỳ thi trực tuyến
mọi người làm ơn giúp em với ạ, văn nghị luận ạ, em cần gấp lắm ạ, càng dài càng tốt, em cảm ơn nhiều
tham khảo
Ngày nay, vấn đề học tập của học sinh rất quan trọng và cần được quan tâm bởi nó chính là nền tảng của một đất nước phát triển. Nhưng thực trạng học tập của nước ta hiện nay là chất lượng dạy và học của học sinh có chiều hướng giảm sút rất nhiều, một trong những nguyên nhân đó là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả, thi giả.
Vậy thế nào là thiếu trung thực? Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức thực.
Nhưng nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh lại thiếu trung thực trong học tập? Nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là ý thức của mỗi học sinh. Nhiều học sinh lười học quá chú trọng về hình thức bên ngoài nên dẫn đến việc học kém, học yếu nhưng khi kiểm tra lại muốn được điểm cao thì bắt buộc phải quay cóp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp học sinh có kiến thức nhưng đến lúc thi cử, kiểm tra do mất bình tĩnh, thiếu tự tin vào bản thân luôn nghĩ rằng mình không làm được bài nên đành nhờ sự “trợ giúp” của sách vở hay bè bạn xung quanh.
Chúng ta cũng không thể phủ nhận những nguyên nhân khách quan đã dần tới việc học sinh phải gian dối. Một trong những nguyên nhân khách quan ở đây chính là áp lực mà bố mẹ gây ra cho con mình. Đa số học sinh hiện nay đều phải đi học thêm, không những phải học toán, học văn, học tiếng Anh… mà còn phải học những môn nghệ thuật như nhạc, họa,… khiến học sinh không đủ thời gian để làm bài trên lớp, học thuộc bài dẫn đến việc học đối phó. Chính áp lực mà bố mẹ tạo ra đã khiến nhiều học sinh phải oằn mình ra gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ mặc dù không phải ai cũng “thông minh vốn sẵn tính trời”. Ngoài ra một số người lại ưa thành tích, ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đành phải thiếu trung thực để được số lượng như mong muốn.
Nhưng việc học đối phó, thiếu trung thực của học sinh ngày càng tràn lan, một phần cũng do nền giáo dục nước nhà còn lạc hậu, học thì nhiều mà thực hành thì ít. Chương trình học hiện nay quá nặng, không những đối với học sinh mà đối với cả các giáo viên. Do lượng kiến thức trong một buổi giảng quá nhiều mà thời gian giảng dạy bốn mươi lăm phút là quá ít đối với một giáo viên để có thể truyền tải được hết kiến thức, điều đó khiến cho nhiều học sinh không thể tiếp thu hết kiến thức nên dần dần những kiến thức mà học trò nhận được rất mơ hồ, không rõ. Vì vậy mà học sinh phải học đối phó, việc mở sách, quay cóp bài dường như đã trở thành sở thích của một số trò. Kiến thức nặng và nhiều là một phần nhưng bệnh thành tích của ngành Giáo dục và của một số giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh học không thực chất. Có lẽ thực trạng học sinh giỏi “ảo” cũng xuất phát từ “căn bệnh thành tích” này.
Việc học sinh học không trung thực là vấn đề rất nguy hiểm, nó gây ra những tác hại khôn lường. Học sinh sẽ không có kiến thức khi bước vào đời. Hơn nữa việc học đối phó sẽ ảnh hưởng tới sự trung thực của con người, học sinh sẽ dần đánh mất những nhân cách tốt. Cách học không trung thực này sẽ dẫn tới những tệ nạn xã hội như hiện nay là: “ngồi nhầm lớp”, “bằng cấp giả”... nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, về lâu dài làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.
Chính vì vậy chúng ta cần đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể.
Học sinh chúng ta cần phải thay đổi từ ngày hôm nay, phải biết học cho mình và cần chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức. Giáo viên cũng cần nghiêm túc hơn trong các giờ kiểm tra, coi thi. Ngành Giáo dục cũng nên giảm tải chương trình học cho học sinh và nên tích cực tạo điều kiện cho học sinh học đi đôi với hành. Cũng như ở nước ngoài, nhiều nước như Anh, Pháp, Mĩ,… rất chú trọng tới việc cho học sinh thực hành và tiếp xúc với xã hội bên ngoài, điều đó không những hỗ trợ việc học cho các em mà còn giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Ngoài ra cần phải lên án, cương quyết xóa bỏ “bệnh thành tích” bởi giáo dục góp phần xây dựng nên nhân cách con người mà ngành Giáo dục lại nhiễm phải căn bệnh trầm trọng này thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là cả một thế hệ sẽ bị nhiễm “bệnh thành tích”. Như vậy quả là một gánh nặng cho xã hội.
Học sinh chúng ta hãy có ý thức phấn đấu bằng chính khả năng và thực lực của mình. Chỉ khi học sinh nào có ý thức trung thực trong học tập và thi cử thì mới trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.
Tìm các từ láy có 3 tiếng trở lên (càng nhiều càng tốt)
Giúp mình với nhé mình cần lắm rùi !!
:v hơi khó đấy
sạch sành sanh, tất tần tật, sát sàn sạt
lưa thưa , dịu dàng , lướt thướt , lạ lùng ...
Các bạn có bài tập nào về bị động của các thì trong tiếng anh không? Cho mik xin đi!
p/s: mik đang cần gấp lắm cho mik càng sớm càng tốt!
Cấu trúc của câu bị động trong tiếng anh
1. Use of Passive: (Cách sử dụng của câu bị động):
Câu bị động được dùng khi ta muốn nhấn mạnh vào hành động trong câu, tác nhân gây ra hành động dù là ai hay vật gì cũng không quá quan trọng.
Ví dụ: My bike was stolen. (Xe đạp của tôi bị đánh cắp.)
Trong ví dụ trên, người nói muốn truyền đạt rằng chiếc xe đạp của anh ta bị đánh cắp. Ai gây ra hành động “đánh cắp” có thể chưa được biết đến. Câu bị động được dùng khi ta muốn tỏ ra lịch sự hơn trong một số tình huống. Ví dụ: A mistake was made. Câu này nhấn mạnh vào trạng thái rằng có 1 lỗi hoặc có sự nhầm lẫn ở đây, chứ không quan trọng là ai gây ra lỗi này.
2. Form of Passive Cấu trúc câu bị động:
Subject + finite form of to be + Past Pariple
(Chủ ngữ + dạng của động từ “to be” + Động từ ở dạng phân từ 2) Example: A letter was written.
Khi chuyển câu từ dạng chủ động sang dạng câu bị động:
Tân ngữ của câu chủ động chuyển thành chủ ngữ của câu bị động.
Ví dụ: Active: He punished his child. -> Passive: His child was punished. (Anh ta phạt cậu bé.) (Cậu bé bị phạt)
Câu chủ động ở dạng thì nào, chúng ta chia động từ “to be” theo đúng dạng thì đó. Chúng ta vẫn đảm bảo nguyên tắc chủ ngữ số nhiều, động từ “to be” được chia ở dạng số nhiều, chủ ngữ số ít thì động từ “to be” được chia ở dạng số ít.
Present simple (Hiện tại đơn) The car/cars is/are designed.
Present perfect (HT hoàn thành) The car/cars has been/have been designed.
Past simple (Quá khứ đơn) The car/cars was/were designed.
Past perfect (Qk hoàn thành) The car/cars had been/had been designed.
Future simple (Tương lai đơn) The car/cars will be/will be designed.
Future perfect (TL hoàn thành) The car/cars will have been designed
Present progressive (HT tiếp diễn) The car/cars is being/are being designed.
Past progressive (Qk tiếp diễn) The car/cars was being/were being designed.
Trong trường hợp câu chủ động có 2 tân ngữ, thì chúng ta có thể viết thành 2 câu bị động.
Ví dụ:
Active Professor Villa gave Jorge an A. (Giáo sư Villa chấm cho Jorge một điểm A)
Passive An A was given to Jorge by Professor Villa. (Một điểm A được chấm cho Jorge bởi giáo sư Villa)
Passive Jorge was given an A. (Jorge được chấm một điểm A)
Trong khi học tiếng Anh, người ta rất hay dùng câu bị động. Khác với ở câu chủ động chủ ngữ thực hiện hành động, trong câu bị động chủ ngữ nhận tác động của hành động. Câu bị động được dùng khi muốn nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động hơn là bản thân hành động đó. Thời của động từ ở câu bị động phải tuân theo thời của động từ ở câu chủ động. Nếu là loại động từ có 2 tân ngữ, muốn nhấn mạnh vào tân ngữ nào người ta đưa tân ngữ đó lên làm chủ ngữ nhưng thông thường chủ ngữ hợp lý của câu bị động là tân ngữ gián tiếp.
I gave him a book = I gave a book to him = He was given a book (by me).
Đặt by + tân ngữ mới đằng sau tất cả các tân ngữ khác. Nếu sau by là một đại từ vô nhân xưng mang nghĩa người ta: by people, by sb thì bỏ hẳn nó đi.
k mk nha
Bạn ơi mik xin bài tập mà?
I. Chuyển các câu sau sang câu bị động
1. Mary types letters in the office.
2. His father will help you tomorrow.
3. Science and technology have completely changed human life.
4. Peter broke this bottle.
5. They are learning English in the room.
6. Nothing can change my mind.
7. No one had told me about it.
8. I don’t know her telephone number
9. My students will bring the children home.
10. They sent me a present last week.
11. She gave us more information.
12. The chief engineer was instructing all the workers of the plan.
13. They can’t make tea with cold water.
14. Somebody has taken some of my books away.
15. They will hold the meeting before May Day.
16. They have to repair the engine of the car.
17. The boys broke the window and took away some pictures.
18. People spend a lot of money on advertising every day.
19. Teacher is going to tell a story.
20. Mary is cutting a cake with a sharp knife.
21. The children looked at the woman with a red hat.
22. They have provided the victims with food and clothing.
23. People speak English in almost every corner of the world.
24. You mustn’t use this machine after 5:30 p.m.
25. After class, one of the students always erases the chalk board.
II. Chuyển các câu hỏi dạng đảo Có/Không sang câu bị động
26. Do they teach English here?
27. Will you invite her to your wedding party?
28. Has Tom finished the work?
29. Did the teacher give some exercises?
30. Have they changed the window of the laboratory?
31. Is she going to write a poem?
32. Is she making big cakes for the party?
33. Are the police making inquires about the thief?
34. Must we finish the test before ten?
35. Will buses bring the children home?
36. Have you finished your homework?
III. Chuyển các câu hỏi bắt đầu bằng từ hỏi “H/WH” sau sang câu bị động
37. Why didn’t they help him?
38. How many games has the team played?
39. Where do people speak English?
40. Who are they keeping in the kitchen?
41. How can they open this safe?
42. What books are people reading this year?
43. How did the police find the lost man?
44. Who look after the children for you?
45. How long have they waited for the doctor?
46. What time can the boys hand in their papers?
47. Who lend you this book?
48. How many marks does the teacher give you?
IV. Chuyển các câu có 2 tân ngữ sau sang câu bị động
49. They paid me a lot of money to do the job.
50. The teacher gave each of us two exercise books.
51. Someone will tell him that news.
52. They have sent enough money to those poor boys.
53. They have given the women in most countries in the world the right to vote.
V. Chuyển các câu với động từ tường thuật sau sang câu bị động
54. They think that he has died a natural death.
55. Some people believe that 13 is an unlucky number.
56. They say that John is the brightest student in class.
57. They reported that the President had suffered a heart attack.
58. I knew that they had told him of the meeting.
59. They declared that she won the competition.
60. They rumored the man was still living.
61. People think that Jack London’s life and writing’s represent the American love of adventure.
62. They reported that the troops were coming.
63. People believed that the earth stood still.
VI. Chuyển các câu với động từ chỉ nhận thức sau sang câu bị động
64. I have heard her sing this song several times.
65. People saw him steal your car.
66. The teacher is watching the work.
67. He won’t let you do that silly thing again.
68. People don’t make the children work hard.
69. They made him work all day.
70. The detective saw the woman putting the jewelry in her bag.
71. The terrorists made the hostages lie down.
72. Police advise drivers to use an alternative route.
73. She helps me to do all these difficult exercises.
VII. Cho dạng đúng của động từ trong ngoặc
74. Toshico had her car (repair) by a mechanic.
75. Ellen got Marvin (type) her paper.
76. We got our house (paint) last week.
77. Dr Byrd is having the students (write ) a composition.
78. Mark got his transcripts (send) to the university.
79. Maria is having her hair (cut) tomorrow.
80. Will Mr. Brown have the porter (carry) his luggage to his car?
Read more: https://tienganh247.info/80-cau-luyen-tap-ve-dang-bi-dong-hay-co-dap-an-a1052.html#ixzz5ukRPZZTy
Tả cánh đồng quê em vào một buổi chiều hè nắng đẹp.
Nhanh lên nhé, mk đang cần gấp lắm ( càng dài càng tốt ) ( BG Văn )
Cánh đồng buổi sáng đã rất đẹp. Cánh đồng quê vào một buổi chiều đẹp trời cũng đẹp không kém. Mình bất ngờ trước vẻ đẹp của cánh đồng thẳng cánh cò bay. Nếu bạn được ngắm cánh đồng quê mình vào một buổi chiều thì bạn sẽ thấy tâm hồn thư thái và dễ chịu.
Khi trời chưa tắt nắng, bầu trời cao xanh, từng đàn chim đang bay liệng giữa tầng không. Ánh nắng nhạt của buổi chiều trải khắp cánh đồng, những ruộng lúa chín như vàng sậm hơn. Còn những thửa ruộng đã gặt xong khoác lên mình màu áo mới. Trên những thửa ruộng đã gặt, những chú chim đang nhặt những hạt thóc rơi vãi. Các bác nông dân đang tập trung gặt cho hết khóm lúa còn lại.
Mặt trời lặn sau dãy núi phía xa xa. Trời mát dịu hơn vì đã hết nắng. Các bác nông dân đang sửa soạn ra về. Những xe lúa đầy ắp nối đuôi nhau về làng. Tiếng cười nói vui vẻ trước một vụ mùa bội thu.
Cánh đồng quê buổi chiều thật đẹp vào mùa lúa chín. Khi trở về thành phố, mình sẽ không bao giờ quên được những cánh cò bay lả bay la trên cánh đồng trìu bông, không bao giờ quên được tiếng sáo diều vi vu, vi vút., trên bầu trời cao, xanh thẳm...
Chiều đã ngả bóng. Chiều thu muộn, bãi sông trở nên êm đềm, mênh mang. Chiều bảng lảng như mang tất cả hồn quê tụ vào cảnh vật.
Con sông Thương đã bao đời nay vẫn thế, nước chảy đôi dòng, dòng trong dòng đục. Bà em nói : “ Con gái làng ta xinh giòn là nhờ nước sông Thương đấy cháu ạ…”. Bãi làng Chanh quê em rộng và dài hơn ba cây số do phù sa sông Thương bồi đắp nên. Bãi dâu xanh thẫm hiện lên trong nắng vàng hoe. Những luống bắp giống mới chạy dài từ mép sông lên tân bìa làng, hoa bắp rung cờ như múa, như vẫy vẫy. Tiếng gió thổi, tiếng lá reo, tiếng người lao xao nói cười giữa màu xanh của bãi dâu, của nương khoai ruộng bắp. Tiếng các cô thiếu nữ ra bến sông giặt giũ nghe ríu rít trong veo. Tiếng chuông chùa xa ngân buông trong màu vàng thẫm. Không gian đất trời như rộng ra, êm đềm, thơ mộng, thanh bình.
Lúc đàn chim chuyển mùa, từng tốp ba con, năm mười con bay qua bãi sông làng em thì bầy trẻ nhỏ đi học cũng kéo về. Bãi sông vui hơn bao giờ hết. Tiếng cười, tiếng reo hò đuổi nhau, tiếng hát của tuổi thơ xao động một vùng sông nước.
Trời đã chập choạng mà góc bãi sông gần bến nước vẫn còn vài chục đứa trẻ chỉ mặc quần đùi vừa đá bóng vừa reo hò ầm ĩ…
Mùa hè về, tôi được về thăm quê nội. Chiều nay cũng như bao chiều hè khác, tôi lại cùng đám bạn ra thả diều trên triền đê. Tôi rất thích ngắm nhìn những khoảnh khắc hoàng hôn trên đồng nội. Đối với tôi, đó là những cảnh đẹp nhất trong ngày hè.
Chúng tôi chạy chân trần, ngửa mặt lên mà nhìn thấy những cánh diều no gió lơ lửng giữa trời chiều. Phía đằng tây, ông mặt trời thong thả đạp xe xuống núi. Chiều xuống, nắng chói chang đã tắt. Mặt trời tỏa ra một vùng đỏ ối hùng vĩ. Tất cả tập trung ở một điểm trên đỉnh núi và tỏa rộng ra đến nửa vòm trời. Ráng chiều rơi xuống mặt sông làm cả dòng sông đỏ rực, lung linh. Những mái chèo khua nước tạo sóng làm mặt sông càng lung linh, huyền ảo. Khi ông mặt trời đã trốn vào sau dãy núi tím ngắt những cánh cò chớp trắng bay về phía rặng tre xanh của làng xa. Cánh diều thì vẫn cao vút trên nền trời nhung tím. Tiếng sáo diều vi vút vi vu. Ánh sáng ban ngày còn sót lại đu để in những rặng cây cau, cây gạo lên nền trời chiều. Những sợi khói màu lam bò ngoằn ngèo trên những mái nhà. Hai bên bờ sông, những bãi ngô, bãi mía chìm dần vào màn sương mỏng. Bóng tối dường như bao phủ hết đường làng. Đàn trâu béo tròn thủng thẳng gọi nhau về chuồng. Không gian thật tĩnh mịch. Làng xóm đã bắt đầu lên đèn.
Bóng tối tràn xuống triền đe. Chúng tôi nuối tiếc cuộn dây diều. Cả vòm trời tím sẫm, mấy ngôi sao mọc sớm lấp lánh, lung linh. Tiiu yêu biết bao vẻ đẹp chiều quê thanh bình, yên ả và yêu nhất là vẻ đẹp hùng vĩ, lung linh của hoàng hôn trên triền đe dòng sông quê hương.
Trả lời các câu hỏi trong sgk ngữ văn 7 tập 1
Giúp mk nhé càng nhiều càng tốt
Câu 4 (Trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)
En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố, vì:
a, Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô
c, Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố
d, Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố
Ngoài ra, còn vì En-ri-cô hối hận, xấu hổ trước lỗi lầm của mình
Câu 5 (Trang 12 skg ngữ văn 7 tập 1)
Người bố không trực tiếp nói với đứa con mà chọn cách viết thư:
- Người bố En-ri-cô muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân
- Đây cũng là cách giữ thể diện cho người bị phê bình
- Thể hiện đây là người bố tinh tế, rất tâm lí và sâu sắc
Câu 1 (trang 11 ngữ văn 7 tập 1)
Nhan đề tác phẩm là Mẹ tôi gợi cho chúng ta hướng tiếp cận khác về tác phẩm
- Tác giả không trực tiếp trình bày những suy nghĩ của con về mẹ mà thể hiện dưới hình thức bức thư của bố viết co con khi con phạm lỗi
→ Điều này tạo nên tác động tâm lý, một hiệu quả thẩm mĩ lớn lao
Một bạn cho rằng : " Bón phân càng nhiều càng tốt cho cây trồng vì cây phát triển tốt và cho năng suất cao." Theo em, ý kiến của bạn ấy có đúng không ? Cần phải bón phân như thế nào là hợp lí ? Giải thích vì sao.
Có bạn nào biết đáp án đầy đủ thì giúp mình nhé ! Càng nhanh càng tốt, thời gian chỉ từ tối nay đến sáng mai thôi, nếu ai biết thì trả lời giúp, cảm ơn nhiều lắm !!!!!!!!!
Một bạn cho rằng :
- " Bón phân càng nhiều càng tốt cho cây trồng vì cây phát triển tốt và cho năng suất cao."
Theo em, ý kiến của bạn ấy không đúng .
- Theo em, ý kiến trên là không đúng vì:
+ Bón phân nhiều thì cây trồng sẽ không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng hoặc bị chết do sử dụng quá nhiều chất dinh dưỡng.
+ Làm hại tới đất trồng -> cây khó phát triển
- Cần phải bón phân 1 cách hợp lý, vừa đủ liều lượng, không hơn, không kém, bón phân theo từng thời vụ sẽ giúp cây trồng phát triển tốt và cho năng suất cao.
Theo em ý kiện của bạn không đúng vì:
- Bón phân nhiều tức là lượng dinh dưỡng để cung cấp cho cây cũng nhiều nên cây sẽ có khả năng hấp thụ không kịp các chất dinh dưỡng sinh ra cây bị chết.
- Đồng thời quá nhiều phân cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến đất trồng cũng như việc trồng trọt sau này.
- Vì thế cần phải bón phân một cách hợp lí, vừa phải để đem lại năng suất cao cho cây trồng đồng thời bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
Bạn nào có đề thi Lịch Sử,Địa lí lớp 5 cho mình nhé!!!
Mình cần gấp càng nhiều càng tốt nhé!!!
Mình có nè có lớp:5A;5B;5C;5D;5E
Mình học lớp 5D nên viết đề nào ???
Đề nào cũng được cho mình nhanh nhé!!!
Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 2
giúp mk nhé, càng nhiều càng tốt cảm ơn trước
Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (siêu ngắn)Bố cục:
+ Chia các câu tục ngữ trong bài thành hai nhóm:
+
+ 4 câu đầu: Tục ngữ về thiên nhiên
+
+ 4 câu sau: Tục ngữ về lao động sản xuất
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 ( Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Đọc kĩ tục ngữ và chú thích.
Câu 2 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành 2 nhóm:
+ 4 câu tục ngữ đầu về thiên nhiên
+ 4 câu tục ngữ sau về lao động sản xuất
Câu 3 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối"
- Tháng năm: đêm ngắn ngày dài, tháng Mười: đêm dài, ngày ngắn.
- Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.
- Áp dụng: chú ý phân bố thời gian biểu sinh hoạt, làm việc hợp lý, biết trân trọng thời gian.
"Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"
- Trời nhiều sao sẽ nắng, trời vắng (vắng) sao sẽ mưa
- Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tiễn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Nhìn sao có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc.
"Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"
- Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão
- Đây là kinh nghiệm dự đoán bão
- Nhắc nhở ý thức việc chủ động phòng chống bão lũ
"Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt"
- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển nhiều thì sắp có mưa lớn, lụt lội.
- Cơ sở: Kiến là côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa bão sẽ bò lên nơi cao ráo
- Từ thực tế quan sát, áp dụng phòng chống bão lũ, thiên tai
"Tấc đất tấc vàng"
- Đất quý giá, quan trọng được ví như vàng
- Đất quý giá vì nuôi sống con người, nơi con người được cư ngụ, bảo vệ
- Cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí, và đề cao giá trị của tài nguyên này.
"Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền"
- Thứ tự quan trọng của các nghề đem lại kinh tế cho con người: nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng
- Cơ sở khẳng định xuất phát từ lợi ích được mang lại từ những nghề đó
- Giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"
- Khẳng định thứ tự quan trọng các yếu tố khi trồng lúa: nước, phân, lao động, giống lúa
- Kinh nghiệm câu tục ngữ giúp người nông dân hiểu được tầm quan trọng của từng yếu tố, mối quan hệ của chúng.
"Nhất thì, nhì thục"
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt.
- Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai trong canh tác
Câu 4 (trang 5 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
- Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ
- Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”
- Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.
Luyện tập
Một số câu tục ngữ về hiện tượng mưa nắng, bão lụt:
- Chớp đằng tây mưa dây bão giật
- Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa
- Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa
Ý nghĩa - Nhận xét
- Qua bài học này, học sinh nhận ra được giá trị, những kinh nghiệm thực tế về thiên nhiên và lao động sản xuất chứa đựng trong những câu tục ngữ của dân gian, đồng thời xem tục ngữ như một kênh học tập, tích lũy vốn sống bản thân.
- Bên cạnh đó, học sinh còn phân tích được lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Tham khảo thêm:
Phân tích một số câu Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao "Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề ..."
Luyện tập
Câu hỏi (trang 13 SGK): Những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong Bài 19 đã học.
Một số câu tục ngữ đồng nghĩa:
- Máu chảy ruột mềm
- Chết vinh còn hơn sống nhục
Một số câu tục ngữ trái nghĩa:
- Được chim bẻ ná, được cá quên nơm
- Trọng của hơn người
Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận
Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận (siêu ngắn)I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận
1. Nhu cầu nghị luận
a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.
Ví dụ:
+ Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?
+ Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?
+ Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?
b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.
c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.
2. Thế nào là văn bản nghị luận?
a.
- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.
- Bài viết nêu ra những ý kiến:
+ Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị
+ Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.
+ Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).
- Diễn đạt thành những luận điểm:
+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.
+ Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.
+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.
- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:
+ "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"
+ "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."
b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:
+ Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;
+ Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;
+ Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.
c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.
II. Luyện tập
Câu 1:
a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"
- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Các lí lẽ và dẫn chứng:
+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.
Câu 2: Bố cục của bài văn gồm 3 phần:
+ Mở bài: Đoạn 1 - Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.
+ Thân bài: Đoạn 2, 3, 4 - Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu).
+ Kết bài: Đoạn cuối - Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
Câu 3: Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận và chép vào vở.
Câu 4:
Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.
ai có đề thi thử lớp 5 vào lớp 6 chất lượng cao môn toán ko?
càng nhiều càng tốt ! mơn mn nhìu nhìu!
GẤP LẮM RỒI
PHẦN 1: Học sinh chỉ viết đáp số vào ô trống bên phải (mỗi bài 1 điểm).
Bài 1.
Cho các chữ số 1; 2; 3; 4; 5. Hỏi từ các chữ số trên lập được bao nhiêu số chẵn có 3 chữ số khác nhau?
Bài 2.
Tìm x biết
Bài 3.
Tổng 3 số chẵn liên tiếp bằng 2028. Tìm ba số đó?
Bài 4.
Trong một cuộc thi có 60 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1/6 điểm, mỗi câu trả lời sai bị trừ 1/2 điểm. Một bạn học sinh được tổng điểm là 8. Hỏi học sinh đó trả lời đúng mấy câu?
Bài 5.
Một người đi từ A đến D phải đi qua hai địa điểm B và C. Vận tốc lúc đi trên các quãng đường AB, BC, CD lần lượt là 9 km/giờ, 12 km/giờ và 18 km/giờ. Lúc về vận tốc trên các quãng đường DC, CB, BA lượt là 9 km/giờ, 12 km/giờ và 18 km/giờ. Cả đi và về hết 5 giờ. Tính độ dài quãng đường AD.
Bài 6.
Hai máy cùng gặt xong một thửa ruộng hết 12 giờ. Nếu máy I gặt một mình trong 4 giờ, rồi máy II gặt tiếp thêm 9 giờ nữa thì được 7/12 thửa ruộng. Hỏi nếu máy I gặt một mình thì gặt xong thửa ruộng trong bao lâu?
Bài 7.
Người ta sử dụng các khối lập phương nhỏ có cạnh bằng 1 cm để xếp thành một khối lập phương lớn. Biết tổng tất cả các khối lập phương nhỏ xếp trên các cạnh và đỉnh của hình lập phương lớn là 104. Tính thể tích khối lập phương lớn được tạo thành.
Bài 8.
Một cửa hàng định giá bán một chiếc áo lãi 10% so với giá nhập hàng. Trên thực tế chiếc áo chỉ bán được với giá bằng 85% so với giá định bán và đã lỗ 6500 đồng. Hỏi chiếc áo được nhập với giá bao nhiêu?
Bài 9.
Cho 3 hình vuông MNPG, ABCD và HEFG như hình vẽ. Tính tỉ số diện tích của hình tròn nằm trong hình vuông ABCD và hình tròn
nằm trong hình vuông HEFG.
Bài 10.
Tính tổng:
PHẦN 2. Học sinh phải trình bày bài giải (mỗi bài 2,5 điểm)
Bài 1.
Cho hình chữ nhật ABCD, F là một điểm bất kì trên cạnh AD, BF cắt CD kéo dài tại điểm E. Nối điểm A với điểm E. Tính diện tích tam giác AEF, biết AF = 3 cm, BC = 5 cm, AB = 7 cm.
Bài 2.
Tìm số có 4 chữ số khác nhau
Nếu như bt thfi đã tốt bn ạ hok nhx tek thfi chả có ý lợi j đâu hok để phấn đấu kq của năng lực chính mk chứ k pải để đi mau kiến thức j đâu bt trc đề thì cn j là kì thi
NÀY BẠN nguyen mai linh CÁI ĐÓ MK LẤY ĐỂ MIK LÀM THỬCHỨ CÓ CHÉP ĐÂUVỚI LẠI LỚP ỦA TUI Á HẦY KÊU VỀ NHÀ TÌM HIỀU ĐỀ THI MÔN TOÁN LỚP 5 VÀO LỚP 6 CHẤT LƯỢNG CAO CHỨ TUI HOK RẢNH ĐỂ NGỒI KIẾM QUÁ TRỜI ĐỂ NHƯ THẾ NÀY
MIK CÓ LÀM J ĐÂU MIK CHỈ NGHE LỜI THẦY MIK THUI MÀ