Những câu hỏi liên quan
TN
Xem chi tiết
PN
17 tháng 5 2017 lúc 20:11

Cách phòng bệnh giun đũa tốt nhất là không ăn rau sống, không uống nước lã. Không nên dùng phân tươi bón ruộng hay bón cho cây trồng, nhất là rau xanh. Xử lý tốt phân, nước rác. Thực hiện rửa tay xà phòng trước khi ăn uống. Không để móng tay dài dễ dính, bám đất cát và lây nhiễm trứng giun.

Bình luận (0)
HN
20 tháng 10 2017 lúc 12:48

Hay neu co che nhiem giun tron

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
CA
25 tháng 10 2017 lúc 15:43

+xây nhà tiêu,hố xí 1 cách khoa học,đảm bảo vệ sinh sạch sẽ

+ăn uống sạch sẽ,kg ăn đồ ăn sống chưk qua khử trùng,rửa sạch,đồ ăn bán ngoài đường ,đồ ăn kg rõ nguồn gốc xuất xứ

+tiêu riệt ruồi nhặng,thức ăn khi chưa ăn phải đậy bằng lồng bàn

+kg đi chân đất ra ngoài

+kg cho tay vào miệng

+tiêu diệt ốc ruộng

+khi cho vật nuôi ăn rau cần rửa với nước sạch

Bình luận (5)
LH
25 tháng 10 2017 lúc 16:49

để phòng chống giun sán lá gan ta cần: ăn chín uống sôi, giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ, giữ vệ sinh xung quanh nhà ở sạch sẽ.....

Bình luận (2)
NL
25 tháng 10 2017 lúc 20:27

ôi t cx đã bik lm cái này

Bình luận (0)
KU
Xem chi tiết
H24
23 tháng 2 2016 lúc 17:14

Các loại giun tròn thường kí sinh ở những nơi chúng có thể lấy được nhiều chất dinh dưỡng như trong đường tiêu hóa của người và động vật, Ví dụ: giun kim kí sinh ở ruột già, giun móc câu kí sinh ở tá tràng (đầu ruột non), giun chỉ kí sinh ở mạch bạch huyết gây bệnh chân voi,...

Sơ đồ vòng đời của giun kim:

Chưa phân loại

Trẻ chơi hoặc ăn thức ăn, tiếp xúc với có nguồn có trứng giun, sau đó trẻ mút tay và nuốt trứng giun vào bụng. Trứng sẽ qua dạ dày, chui xuống ruột và sống tại ruột già.

Giun kim sống khoảng 5 - 6 tuần trong ruột rồi chết. Tuy nhiên, trước khi chết, những con giun cái sẽ bò ra hậu môn đẻ trứng vào buổi đêm khi trẻ đang ngủ. Trứng giun kim rất nhỏ nhưng nó lại gây ngứa ở hậu môn. Khi đó, trẻ thường gãi để xoa dịu cảm giác ngứa ngáy ở đây và thường làm điều này một cách vô thức khi ngủ. Kết quả là trứng giun sẽ bám vào các ngón tay và trú ẩn dưới các kẽ móng tay. Và số trứng này sẽ có cơ hội chui vào ruột khi trẻ cho tay vào miệng.

Trứng giun có thể tồn tại ngoài cơ thể tới 2 tuần. Chúng bám và da, rơi ra giường, quần áo... Và rồi chúng có thể lơ lửng trong không khí như những hạt bụi, bám vào thực phẩm, bàn chải đánh răng. Vì thế trẻ nhỏ dễ bị nhiễm giun kim khi chơi với trẻ mang giun kim trên bàn tay hay từ thực phẩm, đồ uống, bàn chải đánh răng....

Khi trứng chui được vào trong ruột sẽ lập tức nở thành giun con và tiếp tục vòng đời của mình.

-----

1. Ở trẻ em thường hay nhiễm một số loại giun: giun đũa, giun kim, giun móc.

Khi bị nhiễm giun thường gây ra các triệu chứng: đau bụng, đi ngoài nhiều, rối loạn tiêu hóa dẫn đến biếng ăn, còi cọc, ngứa, đau ngực, sốt, ho,..

2. Thói quen ăn uống mất vệ sinh như ăn bốc, ăn đồ ăn chưa được rửa sạch, đánh rơi đồ ăn xuống đất bẩn lại nhặt lên ăn, thói quen gãi hậu môn bị ngứa rồi mút tay.... giúp giun khép kín vòng đời.

3. Để phòng bệnh giun cần thực hiện một số biện pháp:

- Xử lí phân đúng quy cách: dùng hố xí 2 ngăn, thời gian ủ bảo đảm sẽ tiêu diệt hết trùng và ấu trùng giun, dùng hố xí tự hoại.

- Không dùng phân tươi bón cây, rau, quả gây ô nhiễm môi trường đất nước.

- Có thói quen vệ sinh tốt: rửa tay sạch sau khi đại tiện, trước khi ăn, khi làm thức ăn cho trẻ; ăn chín, uống sôi, nguồn nước đảm bảo vệ sinh.

- Tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần.

Bình luận (0)
TM
Xem chi tiết
H24
19 tháng 10 2021 lúc 20:22

Tham khảo :

*Tác hại :

-Lấy chất dinh dưỡng , thức ăn của vật chủ

-Gây viêm nhiễm nơi kí sinh

-Gây tắc ruột , tắc ống mật

-Thải các chất độc tố gây hại

*Biện pháp :

-Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

-Rửa các loại rau , củ , quả thật kĩ bằng nước muối trước khi ăn

-Uống thuốc tẩy giun theo định kì

-Ăn chín uống sôi

Bình luận (0)
HR
19 tháng 10 2021 lúc 20:24

Tác Hại :

Trước tiên là nó hút chất dinh dưỡng của mình nhá, lắm khi chúng còn bò lên cuống mật gây tắc ống mật, khi vui chúng quấn xà nùi gây tắc ruột, còn ấu trùng của nó khi xâm nhập vào cơ thể có thể chu du nhiều nơi bám vào vô số chổ gây những bệnh ở tim, phổi, gan mật ... tùm lum thứ.Biện Pháp;

 Rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi chơi trên đất và sau khi đi đại tiện.

- Luôn cắt móng tay sạch và không mút ngón tay

- Luôn đi giầy dép và không ngồi lê trên đất

- Không ăn thức ăn chưa rửa sạch

- Không ăn thức ăn chưa nấu chín

- Không uống nước khi chưa đun sôi

- Đại tiện đúng nơi quy địn

Bình luận (0)
TM
19 tháng 10 2021 lúc 20:53

GHG

Bình luận (0)
LH
Xem chi tiết
PL
23 tháng 10 2017 lúc 9:28

Câu 1: Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh

- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

- Phần lớn dị dưỡng

- Di chuyển bằng chân giả, lông bơi, roi bơi hay tiêu giảm

- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi

2. Các bước xử lí và mổ giun đất

- Xử lí mẫu

+ Rửa sạch đất ở cơ thể giun

+ Làm giun chết trong hơi ete hay cồn loãng

+ Để giun lên khay mổ và quan sát

- Mổ giun: em xem trong SGK trang 57

Câu 3:

Thủy tức Sứa
Cấu tạo ngoài

- Cơ thể hình trụ dài

- Phần dưới là đế, bám vào giá thể

- Phần trên có lỗ miệng có tua miệng tỏa ra, trên tua miệng có tế bào gai để tự vệ và tấn công

- Cơ thể hình dù

- Có miệng nằm ở dưới trên có tua miệng chứa tế bào gai

Di chuyển - Di chuyển nhờ tua miệng theo kiểu sâu đo hoặc lộn đầu - Di chuyển bằng cách co bóp dù

Bình luận (0)
PL
23 tháng 10 2017 lúc 9:40

Câu 4: Giun tròn có đặc điểm tiến hóa hơn giun dẹp là

- Bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức

- Ống tiêu hóa bắt đầu phân hóa thành các bộ phân khác nhau như: miệng, hầu, hậu môn

Câu 5: Trùng roi di chuyển nhờ roi bằng cách xoáy roi vào nước giúp cơ thể di chuyển về phía trước

Câu 6: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh

- Giác bám phát triển: bám chặt được vào nơi kí sinh ở cơ thể vật chủ

- Cơ dọc, cơ vòng phát triển: chun dãn, phồng dẹp chui rúc, luồn lách trong cơ thể kí sinh

- Hầu có cơ khỏe: hút được nhiều chất dinh dưỡng ở nơi kí sinh

- Ruột phân nhiều nhánh nhỏ: hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng

- Đẻ nhiều trứng và trải qua nhiều vật chủ trung gian: phát tán ấu trùng và đảm bảo được số lượng ấu trùng kí sinh trong cơ thể vật chủ

Câu 7:

  Trùng sốt rét Trùng kiết lị
Dinh dưỡng Kí sinh trong hồng cầu, hấp thụ chất dinh dưỡng có trong hồng cầu qua bề mặt cơ thể Nuốt hồng cầu
Di chuyển Ko có cơ quan di chuyển, di chuyển nhờ hồng cầu Di chuyển bằng chân giả
Cấu tạo Kích thước nhỏ, ko có bộ phận di chuyển và các ko bào Giống trùng biến hình, có chân giả ngắn
Sinh sản Vô tính bẳng cách phân đôi Vô tính bằng cách phân đôi
     

Câu 8:

- Tác hại của giun đũa: Kí sinh ở ruột non người, nhất là trẻ em

+ Gây đau bụng

+ Đôi khi tắc ruột và tắc ống mật

- Biện pháp:

+ Ăn chín uống sôi

+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ Vệ sinh cơ thể, môi trường, nhà cửa ... sạch sẽ

+ Uống thuốc tẩy giun định kì 2 lần / năm

 

Bình luận (2)
LT
Xem chi tiết
BT
22 tháng 2 2017 lúc 18:58
Biện pháp phòng tránh bệnh do động vật gây ra: Giữ vệ sinh nhà ở và cá nhân, uống thuốc tẩy giun theo định kì, ăn chín uống sôi,...
Bình luận (1)
TH
Xem chi tiết
LT
20 tháng 3 2021 lúc 19:57
 
 
 

I. Tác hại của chuột:

Chuột là đối tượng dịch hại quan trọng. Mỗi con chuột ăn trong một ngày có thể hết số lượng thức ăn nặng bằng trọng lượng cơ thể của nó. Chuột ăn nhiều lần trong ngày - đêm, tiêu hóa cũng liên tục. Đặc biệt chuột có bộ răng dài ra liên tục nên chúng có tập quán mài răng nên gây ra những tác hại rất lớn, ngoài ra còn cắn phá các vật dụng gia đình, sách vở, quần áo, vật nuôi,.. chuột là môi giới lây truyền bệnh nguy hiểm cho người.

II. Đặc điểm của chuột:

Chuột là một loài gặm nhấm thuộc động vật có vú nhỏ, có đại não phát triển, nên chuột rất tinh ranh, đa nghi, di chuyển rộng và hoạt động bầy đàn; chuột có khả năng sinh sản và tái lập quần thể rất nhanh chóng. Nên việc diệt chuột đòi hỏi phải tuân thủ theo những quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt và phải dựa vào các đặc tính sinh lý của chuột để đưa ra những biện pháp diệt chuột hiệu quả.

III. Biện pháp diệt trừ chuột:

Để diệt chuột đạt được hiệu quả cao nhất ta phải kết hợp luân phiên nhiều biện pháp khác nhau như biện pháp vật lý, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học… Dù là phương pháp nào chúng ta cũng phải nghiên cứu kỹ đặc điểm, tình hình hoạt động của chuột ở từng khu vực, từng thời điểm để đạt được hiệu quả cao nhất và an toàn với môi trường, vật nuôi và sức khỏe con người; phải tổ chức phong trào diệt chuột đồng loạt trên diện rộng vào thời kỳ chuột chưa vào mùa sinh sản hoặc trong thời điểm chúng xuất hiện.

1. Biện pháp vật lý:

 - Dùng bẫy keo dính chuyên dụng, bẫy lồng, bẫy kẹp sắt, bẫy cung tre…đặt gần nơi ẩn trú hoặc đường đi của chuột để tiêu diệt.

2. Biện pháp sinh học:

Sử dụng thiên địch của chuột để diệt chuột như duy trì và phát triển đàn mèo, chó; bảo vệ các loài rắn, chim cú mèo…

3. Biện pháp hóa học:

 Sử dụng các loại thuốc diệt chuột trong danh mục được phép sử dụng trong nông nghiệp của Bộ NN-PTNT như: Biorat; Rat-K 2%D, CAT 0,25WP, Ranpart 2%D, Fokeba 20%, Klerat 0,05%, Storm 0,005%, Musal 0,005WB… ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít độc hại với môi trường. Trộn với lúa mầm hoặc cám thực phẩm, tôm, cua cá… Đặt mồi trộn gần nơi ẩn trú hoặc đường đi của chuột để diệt chuột. Sau khi đặt bả phải đóng hết các cửa kho lại. Đặt bả vào chiều tối và sáng sớm, hôm sau phải thu nhặt bả thừa và xác chuột chết đem chôn.

Chú ý:

- Người trực tiếp trộn thuốc và đặt bả phải sử dụng bảo hộ lao động như đeo khẩu trang và găng tay.

- Tổ chức thu gom chôn xác chuột chết, thu gom xử lý bao bì thuốc đúng quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.

 - Trong trường hợp bị ngộ độc do tiếp xúc với thuốc (ăn, uống thực phẩm có dính thuốc…) phải kịp thời chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

* Tóm lại:

        Vì thế có thể nói chuột là một trong những sinh vật gây hại rất to lớn đến vấn đề bảo quản nông sản trong kho... làm ảnh hưởng đến phẩm chất và chất lượng nông sản. Tuy nhiên, hiệu quả phòng trừ chưa đạt kết quả cao là do chuột rất nhanh nhẹn, thận trọng trong lúc đi tìm kiếm thức ăn, mặt khác trong kho thường tồn lưu nông sản, hàng hóa lên tục và có nhiều kẽ hở để chúng ẩn nấp gây hại.

         Do đó, đối với công tác điều tra, xác định  phát hiện sớm đối tượng này để phòng trừ, tiêu diệt kịp thời, đúng thời điểm chúng xuất hiện và đã mang lại hiệu quả trong việc ngăn chặn sự gây hại của chúng. 

 

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
DV
21 tháng 10 2016 lúc 19:55

1.

đặc điểm,cấu tạo ngoài(giun đũa):

+cơ thể dài bằng chiếc đũa.

+bao bọc bên ngoài là lớp vỏ cuticun(\(\rightarrow\)căng tròn,không bị phân hủy)

đặc điểm,cấu tạo ngoài(sán lá gan):

+cơ thể hình lá,dẹp,đối xứng 2 bên,có màu đỏ máu.

+mắt,lông bơi tiêu giảm,giác bám phát triển.

 

Bình luận (0)
BE
Xem chi tiết
BT
22 tháng 12 2016 lúc 22:58

Biện pháp phòng tránh bệnh do động vật ký sinh gây ra: Giữ vệ sinh nhà ở và cá nhân, uống thuốc tẩy giun theo định kì, ăn chín uống sôi,...

Bình luận (0)
HD
25 tháng 12 2016 lúc 16:14

-Không đi chân đất , thức ăn phải bảo quản không cho ruồi ,nhặng tiếp xúc.

-Ăn những thức ăn tươi sạch,không bầm dập,ăn chín uống sôi,không ăn những thức ăn ôi thiu ,...

-Giữ gìn nhà ở và cá nhân ,uống thuốc tẩy giun theo định kì ,...

 
Bình luận (0)
HL
14 tháng 9 2018 lúc 20:29

-Tẩy giun 2 lần/năm

- Rửa tay trước khi ăn

- Vệ sinh môi trường xung quanh: dọn dẹp nhà cửa, chuồng gà, bò,...

- Vệ sinh cá nhân: tắm rửa sạch sẽ, rửa tay sau khi đi vệ sinh,...

- Vệ sinh ăn uống: ăn thực phẩm sạch, ăn chín uống sôi,...

- Khi đi ngủ nhớ mắc màn.

Chúc bạn học tốtthanghoa

Bình luận (0)