Những câu hỏi liên quan
PQ
Xem chi tiết
GC
20 tháng 11 2017 lúc 18:42

Bãi biển Sầm Sơn những ngày này thật tuyệt! Sau một ngày nô giỡn với sóng biển, điều tuyệt vời nhất là được nằm trên bờ cát nghe sóng rì rầm và ngắm những ánh sao lung linh. Tôi đang được thưởng thức những giây phút diệu kì ấy. Ngắm biển đêm xa xăm mờ ảo, tôi như thấy mình là người con gái của biến cả và mơ màng nghĩ về nàng tiên cá trong câu chuyện cổ tích của An-đéc-xen...

Từ trong làn sóng, thấp thoáng một dáng người, mờ nhạt, ẩn hiện., và bước ra. Một người con gái, hay đúng hơn một nàng tiên. Nàng tiên cùa biển cả với dáng vẻ thật lạ lùng, đôi chân ấy lướt đi trên cát, nhẹ nhàng, nhẹ nhàng đến bên tôi trước đôi mắt ngạc nhiên xoe tròn của tôi.

Chị là... Tôi ngơ ngác hỏi

Chị là con của biển cả bao la, là người mà người ta gọi là nàng tiên cá.

Thật hay mơ, ảo tưởng hay hiện thực? Đầu óc tôi chợt bối rối, phân vân rồi tôi cảm thấy thật vui và hạnh phúc. Nàng tiên cá mà tôi hay gặp trong giấc mơ, người trong câu chuyện đã gắn bó cùng tôi suốt những năm tháng ấu thơ giờ đây đang ở trước mặt tôi, thật gần và đẹp quá. Mái tóc vàng óng như một dòng suối mềm mại ấy tôi mới chỉ tưởng tượng mà chưa thật nhìn thấy, cá đến vuốt nhẹ cũng ngoài sức tưởng tượng của tôi, ôi êm dịu mát lạnh và thân thương đến lạ.

Chỉ tay về phía biển cả mênh mông, chị nói:

Cuộc sống của chị trước đây cùng bà, cha và các chị dưới thuỷ cung vui lắm. Chị là em út trong nhà nên được cưng chiều và yêu mến. Thế rồi các chị của chị, từng người một, bước sang tuổi mười lăm và được lên mặt biển. Chi đã háo hức biết nhường nào, đã vui sướng và hồi hộp chờ nghe những câu chuyện của các chị về cuộc sống và con người trên mặt đất. Và chị đã đơi năm năm, năm năm trong niềm mong chờ để đến ngày tròn mười lăm tuối. Trong đêm đầu tiên được bước vào cuộc khám phá ấy, chị đã gặp chàng tử của cuộc đời mình, dưới làn nước biển đêm lạnh, chị đã ôm người ấy, đã cứu và đưa người ấy vào bờ...

Chị đột nhiên dừng lại, tôi mơ hồ tưởng tượng ra cái viễn cảnh đẹp đẽ ấy, trong giờ phút gần kề với cái chết, tôi cảm nhận được chàng hoàng tử ấy chắc sợ hãi và lạnh lắm nhỉ. Chàng thật hạnh phúc và thật may khi găp nàng tiên cá đáng yêu.

Chị còn bên cạnh vẫn hướng đôi mắt buồn xa xăm vào khoảng không dường như trong ánh mắt ấy chứa đựng cả tình yêu và nỗi nhớ thương ...

Chị đã để chàng ở lại trên bờ, và đã có một người con gái khác đưa chàng vào lâu đài nguy nga ấy. Chị đã rung động, đã yêu chàng thật nhiều và hy sinh, đánh đổi cả giọng hát mê đắm lòng người cho mụ phù thuỷ đế được có đôi chân này đây! Nhưng tất cả đều không như chị muốn, chị không

thế nói, không thể bày tỏ tình yêu với chàng, mà chỉ lặng lẽ bên cạnh chàng. Đó là những gì chị mong đợi ư?

Tôi có thể hiểu chị đã phải lựa chọn cuộc sống giữa người thân, giữa biển cả rộng lớn với cuộc sống thầm lặng bên người mình yêu. Chị đã lựa chọn và đi theo tiếng gọi của trái tim. Cũng như tôi, vì tôi quá yêu bố, quá chờ mong, nên ngày nào cũng đợi nơi bãi biển này. Rồi một ngày nào đó, bố sẽ về trên chiếc thuyền đầy ắp cá, chắc chắn bố sẽ rất vui, và tôi cũng vậy.

Chị,đang khóc bên tôi, những giọt nước mắt của chị lăn trên làn da trắng mịn như những hạt ngọc xanh của biển, đẹp mà sao buồn thế.

Chị thật sai lầm khi đã quá yêu chàng, em có biết không, thật sự chị đã không thể giữ nổi con dao ấy, không thể ra tay ghim váo trái tim chàng nổi đau đớn. Chị không thể quên khuôn mặt hạnh phúc của chàng bên nàng công chúa đó, chị không thể quên...

Lại một lần nữa chị phải lựa chọn, quay về với biển cả hay tan thành bọt sóng, không còn gì cả, không còn tình yêu. Người con trai đó, chang hoàng tử mang đến cho chị tình yêu và cũng là người mang chị rời thật xa khỏi cuộc sống...

Chị không hối hận về những gì mình làm chứ ạ? Chị có oán trách có giận hờn người ấy không chị?

Oán trách ư! Hối hận ư! Với chị đó đơn thuần chỉ vì tình yêu, bởi nó quá mãnh liệt, quá yêu để rồi phải rời xa. Chị chấp nhận và không oán trách.

Con người có thể làm được những điều đó ư? Hay thần tiên mới có thế làm được như thế? Chị dũng cảm quá, chị cao thượng và hy sinh nhiều quá tôi muốn an ủi, muốn làm điều gì đó cho chị, nhưng làm gì đây, tôi có thế làm được gì ngoài việc ngăn cho những giọt nước mắt không rơi, nhưng tôi không thể, tôi oà khóc và chẳng hiểu vì sao. Tôi ôm chị và thấy tình yêu bố trỗi dậy mạnh mẽ, tôi nhớ bố...

Hai thứ tình yêu gặp nhau, chia sẻ cho nhau, tôi ôm chị thật chặt để cho chị sẽ không tan thành bọt biển, để chị mãi mãi là nàng tiên đẹp nhất, nhưng đôi tay tôi nhỏ bé quá, ý nghĩ của tôi còn non nớt quá và cũng tôi cùng chưa đủ hiểu thế nào là sự ra đi. Chị ôm tôi, thật ấm áp.

Em khóc hả! Xấu quá đi! Đừng như thế. Hai chị em mình cùng cười thật to nhé, bố em sẽ nghe thấy, và hoàng tử cũng sẽ thấy, hãy chuyến những tình yêu và nỗi nhớ của mình vào gió biển, làn gió sẽ bay thật nhanh, sẽ để cho bố và hoàng tử cảm nhận được, phải không em?

Chị vung tay và làm hiện ra trước mắt tôi hình ảnh bố đang cưỡi thuyền vượt gió, bố vẫn thế, không khác đi và tóc bố bạc hơn. Chị nói rằng sẽ găp được bố và gửi cho bố hình ảnh của tôi.

Tôi không nhớ rõ mình đã cười to đến mức nào, đến nỗi tất cả nhoà đi, nhạt mờ...

Tôi mở mắt tỉnh dậy, biển vẫn rì rầm, gió vẫn vuốt ve tôi mơn man da thịt. Và tôi lại cười.

Tôi không cảm thấy nỗi chờ đợi vô vọng của mình nữa mà thay vào đó, tôi càng cảm thấy có một niềm tin, chị đã dạy cho tôi lòng dũng cảm. Tôi sẽ cố gắng, sẽ làm được những gì mình mong muốn.

"Chỉ cần đợi phải không chị?". Tôi muốn nói như thế để chị hiểu là tôi không yếu đuối, chị có thể nghe được không nhỉ? Gió ơi gió, hãy mang đi thật xa, hãy đem đến bên chị những gì tôi muốn nói, và động viên chị hãy cố gắng lên.

Nụ cười của chị vẫn còn đó, vẫn lấp lánh trong dòng suy nghĩ của tôi. Nhìn lên bầu trời trong xanh, tôi thấy chị là một thiên thần, linh hồn của chị bất diệt, tình yêu của chị cảm thấu đất trời. Chị sẽ sống mãi phải không chị? Cảm ơn chi, cảm ơn tình yêu và lòng dũng cảm chị đã dạy cho em.



I

Bình luận (0)
XT
20 tháng 11 2017 lúc 16:12

Môn học mà tôi yêu thích nhất là môn Văn vì khi học Văn, tôi được đọc nhiều câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười thú vị. Nhắc đến truyền thuyết, tôi lại nhớ ra một kỉ niệm vô cùng đặc biệt.

Lần ấy, tôi mải mê đọc những truyện truyền thuyết và ngủ thiếp đi từ lúc nào. Bỗng tôi thấy mình lạc dến một xứ sở rất xa lạ, xung quanh mây phủ trắng, mùi thơm của các loài hoa tỏa ra ngào ngạt. Khung cảnh rất giống thiên đình – nơi có các vị thần tiên mà tôi thường thấy trong các câu chuyện cổ. Tôi còn đang ngơ ngác thì bỗng một tráng sĩ vóc dáng cao to, vạm vỡ tiến về phía tôi. Tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng thì người đó đã đứng ngay trước mặt tôi và nở một nụ cười thân thiện:

- Chào cháu bé! Cháu từ đâu đến vậy?

Thì ngắm kĩ thấy vị tráng sĩ mặc áo giáp sắt rất giống trong truyền thuyết Thánh Gióng. Tôi sung sướng hỏi:

- Ông có phải là ông Giống không ạ?

Tráng sĩ nhìn tôi, mỉm cười đáp:

- Ta đúng là Thánh Gióng đây! Sao cháu lại biết ta?

- Chúng cháu đang học về truyền thuyết Thánh Gióng đấy ông ạ! May qua, hôm nay, cháu được gặp ông ở đây. Cháu có thể hỏi ông vài điều mà cháu đang thắc mắc được không ạ?

Ông Gióng nhìn tôi mỉm cười:

- Được cháu cứ hỏi đi.

- Ông ơi, vì sao khi đánh thắng giặc Ân xong, ông không trở về quê nhà mà lại bay lên trời? Hay ông chê quê cháu nghèo, không bằng xứ thần tiên này?

- Không! Ta muốn được ở cùng họ, nhưng vì ta là con trưởng của Ngọc Hoàng nên phải trở về thiên đình sau khi đã hoàn thành sứ mệnh.

- Thế ông nhớ cha mẹ ông ở dưới kia không?

- Có chứ, cha mẹ đã từng mang nặng đẻ đau ra ta, ta rất biết ơn họ. Những ngày tháng ta chưa biết đi, chưa biết nói, họ không hề ghét bỏ ta mà vẫn yêu thương ta. Ta rất muốn có ngày nào đó trở về báo đáp ơn nghĩa của cha mẹ Cũng chính vì lẽ đó mà ta đã cố gắng đánh ta quân xâm lược để cha mẹ ta cũng nhân dân được sống trong tự do, thanh bình.

- Ồ, giờ thì cháu hiểu rồi. Ông đã báo đáp công nuôi dưỡng cha mẹ mình bằng việc đánh đuổi quân xâm lược.

- Ừ, đó là một trong những cách thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ đấy cháu ạ!

- Khi cháu còn nhỏ thì phải học tâp thật tốt để cho cha mẹ vui lòng, đó cũng chính là tỏ lòng biết ơn cha mẹ phải không ông?

- Đúng rồi, cháu ngoan và thông minh lắm! Ông chúc cháu học thật giỏi nhé! Thôi hẹn gặp cháu vào lần khác. Ta phải đi gặp Ngọc Hoàng đây.    

Trong phút chóc, ông Gióng dã biến mất sau đám mây trắng. Vừa lúc đó tôi nghe có tiếng mẹ gọi:

- Lan! Dậy vào giường ngủ đi con!

Tôi bừng tỉnh, hóa ra cuộc gặp gỡ với Ông Gióng là một giấc mơ. Nhưng giấc mơ ấy đã cho tôi biết được nhiều điều bổ ích và khiến tôi nhớ mãi.

Bình luận (0)
NT
20 tháng 11 2017 lúc 16:26

Đã mấy năm trôi qua nhưng tôi vẫn nhớ như in những sự việc xảy ra đêm mùa đông năm ấy. Tôi nhớ, bởi chính cái thời gian đó, ước mơ của tôi đã trở thành sự thực, một ước mơ có lẽ nhỏ nhoi với nhiều người nhưng lại lớn lao đối với tôi.

Đó là năm tôi mười tuổi. Đêm ấy là một đêm thật đặc biệt. Khi mà trên toàn thế giới đang nô nức trong cờ hoa lộng lẫy, vui tươi để chào đón lễ Nô-en thì căn nhà tranh nhỏ bé của gia đình tôi vẫn vắng vẻ, lặng im không một bóng đèn. Lúc đó khoảng nửa đêm, khi bố mẹ tôi đã đi ngủ. Con Mi-lu chắc cũng vừa chợp mắt vì tôi không còn nghe tiếng gầm gừ của nó sủa mấy con chuột cống ban nãy nữa. Riêng tôi thì chưa ngủ được. Tôi định bụng đến bến bàn học, thắp ngọn đèn dầu lên để đọc nốt phần kết truyện Cô bé Lọ Lem mà tôi vừa tìm ra trong đống sách cũ rích của chị gái. Cuốn truyện đó rất hay: kể về một cô bé ngoan ngoãn, xinh đẹp nhưng lại phải chịu sự đày đọa của bà mẹ kế và hai cô em gái, khiến cô trở thành Lọ Lem. Nhưng tôi lại sợ bố mẹ tôi khó ngủ vì sớm mai, họ còn phải gánh hàng ra chợ. Tôi mờ nhẹ hai cánh cửa sổ, cố không để chúng kêu lên những tiếng răng rắc. Trăng hôm nay tròn thật, nhưng những áng mây mờ giăng qua làm ánh trăng chỉ còn lại hiu hắt. Gió đông thổi nhè nhẹ chỉ đủ làm vơi nốt mấy chiếc lá khô của cây dâu da đầu hè kêu bồm bộp, chứ không rin rít như mấy độ trước. Tôi chợt nghĩ đến cô bé Lọ Lem, tôi tưởng tượng ra gương mặt xinh đẹp của cô bé và giọng hát trong trẻo như sơn ca của Lọ Lem. Tôi ước sao mình có thể gặp được Lọ Lem dù chỉ một lần thôi.

Bỗng mây mù dần kéo sang hai bên, để lộ ra vầng trăng sáng chói treo lơ lửng trên không, làm tôi chăm chú. Kìa! Tôi nghe từ xa như có tiếng gì như một đoàn xe với những con ngựa kéo to khỏe đang tiến dần. Một đốm sáng, to dần và khổng lồ đổ xuống sân nhà tôi. Tôi kinh hoàng. Con Mi-lu không thấy sủa gì. Cái gì vậy nhỉ? Người ngoài hành tinh chăng? Tôi chưa kịp định thần thì đốm sáng đã nhạt dần, vụt tắt rồi lại là tiếng vó, tiếng kéo xe vội vã xa dần. Bỗng tôi giật mình khi nghe thấy tiếng nhạc và tiếng hát ở đâu đó. Hát rằng:

–      Là la lá la, tôi là cô bé Lọ Lem, tôi ở trong cỗ xe bằng quả bí ngô, hỡi hoàng tử đáng mến, là la lá la.

Tôi sửng sốt, trên… trên bàn học của tôi là cô bé Lọ Lem tí hon kìa! Tôi đã bất giác hét lên nếu Lọ Lem không ra hiệu cho tôi im lặng bằng cách đưa ngón tay trỏ cảu mình lên môi và khẽ suỵt nhỏ. Ngọn đèn dầu không cẳn thắp lên, tôi cũng vẫn nhìn rõ cô bé với chiếc váy hồng lộng lẫy có đính kim cương rực sáng. Thật giống như trong cổ tích, cô bé Lọ Lem đẹp tuyệt trần. Vì tôi đã thấy đôi mắt cô xanh, trong, lông mi dài, cong vút. Mái tóc vàng, bồng bềnh, thoang thoảng mùi thơm hoa cỏ đồng nội. Trên đó có gài chiếc vương miện nhỏ, bóng loáng. Cô bé Lọ Lem cất tiếng chào tôi:

–    Chào cô nhỏ!

Tôi lúng túng:

–    Chào… Chào Lọ Lem!

Sau một lúc bình tĩnh lại, tôi mới biết đây là sự thực, tôi sung sướng biết chừng nào. Tôi muốn ôm Lọ Lem vào lòng mà hôn thật nhiều nhưng ngặt nỗi, Lọ Lem nhỏ quá, tôi chỉ đặt được Lọ Lem trên tay như vẫn thường làm với con búp bê len của mình.

Tôi hỏi:

–    Công chúa Lọ Lem ơi, cô tới đây bằng gì?

Lọ Lem trả lời:

–    Tôi đi bằng cỗ xe bí ngô được sáu chú ngựa hóa từ sáu con chuột.

Tôi hỏi tiếp:

–   Thế tại sao Lọ Lem không đến chỗ ông già Nô-en để cùng vui hội với các nhân vật cổ tích khác?

Lọ Lem liền đáp:

–     Một lát nữa mới đến giờ. Chẳng phải bạn cũng rất muốn gặp tôi đó sao? Bạn là một cô bé ngoan ngoãn, chăm chỉ, và… cũng rách rưới như Lọ Lem ngày trước vậy…

Tôi buồn bã đặt Lọ Lem xuống bàn, ngắm qua bộ quần áo cũ nát của mình.

–    Nhưng tôi chẳng có bà tiên để cho quần áo mới, cho cỗ xe, cho hoàng tử như Lọ Lem… Nhà tôi nghèo lắm.

–    Bạn đừng lo, rồi bạn cũng sẽ được sung sướng… Lọ Lem nghiêng nghiêng đầu nhìn tôi và lấy tay lau nước mắt cho tôi. Rồi Lọ Lem mang một chiếc đũa thần ra, gõ nhẹ vào người tôi. Kìa, bộ đồ rách rưới của tôi biến đâu mất và thay vào đó là một bộ váy xanh lộng lẫy, tuyệt đẹp. Tóc của tôi cũng như được ai chải gọn và gài hoa vào. Tồi lấy mảnh gương nhỏ ra soi, đôi mắt tôi tròn xoe bất ngờ:

–   Mình đây sao!

Từ bé đến giờ, chưa ai cho tôi món quả đẹp đến thế, có chăng chỉ là vài bộ đồ cũ, đồ rách mà thôi. Lọ Lem còn cho tôi bao nhiêu là truyện cổ tích, những cuốn truyện mà tôi ao ước bấy lâu nay khi thấy mấy đứa bạn tôi đọc.

Tôi và Lọ Lem ngồi nói chuyện hồi lâu về các thành viên trong gia đình của Lọ Lem. Nghe cô bé kể về họ thật thú vị. Từ sự tàn ác, đểu giả của bà mẹ kế, đến vị hoàng tử hào hoa, đáng mến của vương quổc nàng, cả về bà tiên nhân hậu đã cho Lọ Lem rất nhiều thứ… Tôi càng cảm thấy vui thay cho Lọ Lem vì cuối cùng cô bé cũng tìm được hạnh phúc của mình sau khi bị hắt hui bởi bà mẹ kế và hai cô em.

Sắp đến giờ Lọ Lem phải đi, tôi rất tiếc, Lọ Lem nói sẽ hát cho tôi nghe một khúc nhạc trước khi chia tay. Tôi đồng ý nhưng cũng không quên nhắc Lọ Lem hát nhỏ để không làm bố mẹ tôi thức giấc. Lọ Lem cười trìu mến và bắt đầu tiết mục. Lọ Lem hát rất hay, múa cũng dẻo nữa, đôi chân nhỏ của cô bé nhẹ lướt trên đế, trông cô bé như một diễn viên múa ba lê vậy.

–   Là la lá la, tôi là cô bé Lọ Lem, tôi ở trong cỗ xe bằng bí ngô, là la lá la…

Cứ thế, cứ thế, tôi say sưa theo giai điệu nhịp nhàng của khúc nhạc cho đến khi.

–    A! Tôi kêu lên khi có một giọt nước lạnh rơi vào má buốt lên, ánh sáng và bài hát vụt tắt. Chỉ còn tiếng chuông đồng hồ cúc cu điểm 12 giờ đêm. Tôi sững sờ, ngoài trời đang đổ mưa phùn, chính cơn mưa đã làm tôi tỉnh mộng. Hóa ra, cô bé Lọ Lem tôi gặp chỉ là giấc mơ thôi ư? Tôi vội nhìn lại mình, không còn váy nữa, tôi vẫn chỉ vận bộ đồ rách rưới. Chung quanh tôi tối om, tôi bỗng cảm thấy mình lạc lõng vô cùng. Tôi bất giác ôm mặt khóc nức nở. Cái ý nghĩ bị bỏ rơi, không được ông già Nô-en cho quà như những đứa trẻ khác làm tôi càng muốn khóc to hơn.

Chít chít, tiếng một chú chuột nhắt chạy vôi qua bàn tôi đã động phải vật gì kêu tách một cái. Tôi giật mình:

Là la lá la, tôi là cô bé Lọ Lem, tôi ở trong cỗ xe bằng quả bí ngô, hỡi hoàng tử đáng mến, là la lá la.

Cả khoảng không quanh tôi bừng sáng lên để hiện ra trước mắt tôi một búp bê Lọ Lem xinh xắn bằng nhựa đang quay múa. Tôi chưa khỏi ngạc nhiên thì cô bé đã ở ngay bên cạnh tôi với một cây bút cầm trên tay: Dòng chữ nắn nót trẻ con: Tặng bạn quà Nô-en nè! không khỏi làm tôi nghi ngờ. Cho đến tận sáng hôm sau, nỗi ngờ vực của tôi được giải thoát khi tôi bắt gặp nụ cười bất ngờ, thân thương cúa cậu bạn nhỏ bàn trên cho mình. Hóa ra, đêm Nô-en hôm qua, bạn ấy đã lén đến nhà tôi và đặt vào bàn học của tôi công chúa Lọ Lem qua song cửa sổ.

Tôi đã hiểu, khi gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống thì quanh ta vẫn còn nhiều điều kì diệu như thế giới cổ tích.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
4 tháng 10 2021 lúc 6:49

Tham khảo:

Câu 1:

- Truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam: Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

- Trong truyện này, loài người ra đời từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, từ đó các con chia nhau đi cai quản các vùng đất của nước ta.

Câu 2:

Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời: 

- Mặt trời nhô cao, cỏ cây bắt đầu sống dậy, chim sinh ra cho trẻ con tiếng hót, gió cũng thổi những làn gió mát lành, sông, biển bắt đầu hình thành cho trẻ con đi tắm, mây xuất hiện che bóng cho trẻ, đường cũng dài theo bước chân của trẻ con.

- Tình yêu, lời ru của mẹ và những câu chuyện kể được sinh ra từ bà.

- Sự hiểu biết xuất hiện từ lời kể của bố.

- Chữ viết, bàn ghế, trường lớp cũng bắt đầu sinh ra cho trẻ em.

Câu 3:

Món quà tình cảm mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ đó là sự chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một môi trường phát triển tốt (là tình yêu, lời ru, sự bế bồng chăm sóc).

Câu 4:

- Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ: "chuyện con cóc, nàng tiên, chuyện cố Tấm ở hiền, chuyện Lý Thông ở ác".

- Những điều mà bà muốn gửi gắm qua những câu chuyện cổ từ ngày xưa đó là: Bà muốn giúp cho bé thơ hiểu biết hơn về lịch sử cội nguồn, hướng đến cách sống ở hiền gặp lành, sống chân thành, tốt bụng, hướng ước mơ và khát vọng cao đẹp trong cuộc sống của nhân dân. Những câu chuyện đó, sẽ in sâu trong tâm trí các em, quyết định hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của trẻ sau này.

Câu 5:

Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có sự khác biệt so với điều bà và mẹ dành cho trẻ. Khi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn, thế giới có vô vàn điều mới lạ đợi trẻ em khám phá. Chính bố đã dạy dỗ cho con những hiểu biết về đạo đức và tri thức trong cuộc đời. Bố dậy con rộng là mặt bể, dài là con đường đi, núi màu xanh và trái đất hình tròn. 

Câu 6:

- Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như một minh chứng cuộc sống này ngày một phát triển diệu kì và văn minh.

- Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành, văn minh hơn. Chính giáo dục là món quà quý giá nhất dành tặng mỗi người. Giáo dục giúp con người sống tốt và thế giới trở nên tuyệt vời hơn.

Câu 7:

Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi lên cho em những suy nghĩ đây là một câu chuyện lý giải được cuộc sống trên trái đất từ xưa đến nay.
Câu 8:

- Câu chuyện về Nguồn gốc của loài người qua thơ của tác giả Xuân Quỳnh có sự khác biệt với những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết:

+ Những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết kể lại sự tích con người được hình thành như thế nào và lí giải tổ tiên của dân tộc.

+ Chuyện cổ tích về loài người lí giải nguồn gốc của trái đất xoay quanh việc một em bé xuất hiện và lớn lên. Mọi chi tiết đều thể hiện tình yêu và ý nghĩa của từng sự vật ở trên đời, từ đó cho thấy sự sống của mỗi con người là thiêng liêng và quý giá.

- Bài thơ có một thông điệp sâu sắc được chuyển tải chính là hay chăm sóc và yêu thương trẻ em. Để mỗi em bé có được một tuổi thơ tốt đẹp và hạnh phúc nhất.

Bình luận (0)
AT
Xem chi tiết
GL
Xem chi tiết
H24
16 tháng 1 2020 lúc 19:21

Em đã đọc nhiều truyện cổ tích của thế giới nhưng em vẫn ấn tượng với truyện Cô bé Lọ Lem. Nàng Lọ Lem trong truyện thật xinh đẹp, dịu hiền và rất nết na. Cô nàng đã có quãng thời gian dài khổ cực để tìm tới một hạnh phúc trọn vẹn.

Lọ Lem thật xinh đẹp! Dáng người nàng nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan, thanh tú nổi bật, nước da trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen láy, sáng long lanh ẩn dưới hàng lông mi uốn cong tự nhiên càng làm tăng vẻ quyến rũ của đôi mắt. Hàng lông mày lá liễu dài, cong càng làm tăng vẻ tự nhiên của đôi mắt quyến rũ ấy. Chiếc mũi dọc dừa cao điểm vẻ đẹp cho khuôn mặt của nàng. Đôi môi mềm, đầy đặn, bóng như vừa được bôi một lớp son mỏng. Hàm răng trắng, đều đặn cứ lấp ló giữa hai vành môi, ẩn giấu một vẻ đẹp nền nã. Mái tóc đen, óng mượt xoã ngang vai. Thường ngày Lọ Lem chỉ mặc một bộ đổ rách rưới, vá chằng vá đụp để lau dọn nhà cửa. Khuôn mặt của Lọ Lem xinh xắn vậy mà lại luôn bị lem luốc bởi cô phải quét dọn nơi xó nhà hay gác xép bẩn thỉu. Chính vì bộ dạng lem luốc nên cô mới bị gọi tên là Lọ Lem. Lọ Lem rất chăm chỉ, luôn dọn dẹp luôn chân luôn tay. Cô rất hay lam hay làm. Lọ Lem có tính nết thật tốt đẹp: hiền dịu, nết na, chăm chỉ – những đức tính, phẩm chất tốt đẹp nhất của người phụ nữ.

Cuộc đời của Lọ Lem có quãng đường dài thật gian khổ mới tìm được hạnh phúc đích thực. Để dẫn tới kết quả tốt đẹp đó là cả một câu chuyện dài.

Thuở nhỏ, Lọ Lem sống rất vui vẻ cùng cha mẹ trong ngôi nhà rộng rãi, thoải mái. Bỗng nhiên, mẹ nàng lâm bệnh nặng rồi qua đời. Cha nàng lấy thêm vợ kế. Mụ mẹ kế đã có hai đứa con riêng trạc tuổi Lọ Lem. Hai đứa con của mụ đứa thì gầy, đứa thì béo. Sau đó, cha của Lọ Lem bị tai nạn nên cũng qua đời. Sau khi ông mất, mụ mẹ kế bắt cô bé phải phục vụ và phục tùng hai mẹ con mụ. Những bộ đổ lộng lẫy, những đôi giày tuyệt đẹp và căn phòng trang hoàng lộng lẫy đã quá xa vời với Lọ Lem. Mụ mẹ kế chỉ cho Lọ Lem mặc những bộ đồ bỏ đi, vá chằng vá đụp và đôi giày thô kệch. Mụ bắt cô phải làm lụng luôn chân luôn tay. Còn hai cô con riêng của mụ chỉ biết ăn chơi, lêu lổng, sống cuộc sống sung sướng mà lẽ ra Lọ Lem được hưởng. Lọ Lem xinh xắn chỉ được ở trên gác xép bụi bậm, bẩn thỉu, chứa đầy đồ cũ nát và cô có bạn là những chú chuột. Rồi một hôm, hoàng từ mở tiệc tiếp khách có mời cả mấy mẹ con mụ dì ghẻ và cả Lọ Lem nữa. Nhưng mụ chỉ sắm sửa, trang điểm cho mình và hai đứa con xấu xí. Mụ còn bắt Lọ Lem nhặt hạt đỗ tới bong cả tay mà không được đi dự tiệc. May có bà tiên giúp đỡ, cô đã có bộ đồ lộng lẫy, cổ xe tuyệt đẹp tới dự tiệc. Lọ Lem nhảy với hoàng tử tới sau mười hai giờ – giờ bà tiên dặn phải về nếu không phép màu sẽ bị biến mất. Cô vội vã đánh rơi chiếc giày làm hoàng tử đi tìm khắp nơi. Cuối cùng, hoàng tử đã tìm được chủ nhân của chiếc giày. Hoàng tử đã tìm thấy vị hôn thê của đời mình – Lọ Lem và cưới nàng về làm vợ. Cuộc sống của hai người rất hạnh phúc.

Lọ Lem là cô gái nết na, hiền dịu và rất xinh đẹp. Với tâm hồn trong sáng và phẩm chất tốt đẹp, cô đã tìm được đến với hạnh phúc đích thực. Qua câu chuyện, em hiểu rằng người chăm ngoan, hiền dịu, nết na sẽ được đền đáp xứng đáng.

Từ bé em đã được mẹ kể cho em nhiều câu chuyện cổ tích.. Nhưng đến bây giờ em vẫn thích truyện “Bông hoa cúc trắng” dù em đã đọc qua nhiều lần.

Em rất thích nhân vật người con. Bạn nhỏ có một thân hình thon gọn và dáng cao. Khuôn mặt của bạn nhỏ biểu lộ sự hiền lành. Bạn nhỏ có mái tóc dài và rất xuôn mượt, hàm răng của bạn nhỏ trắng như sứ. Bạn nhỏ có một đôi mắt trắng tinh. Bạn sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát và đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may, mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa khiến cô bé buồn lắm. Một lần cô bé đang ngồi khóc bên đường thì bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi đã rõ sự tình ông nói với cô bé:

Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất, hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.

Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó, phải khó khăn lắm cô bé mới trèo lên được để lấy bông hoa nhưng khi đếm chỉ có một cánh, hai cánh, ba cánh bốn canh... "Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao?", cô bé tự hỏi. Không đành lòng cô bé liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình.

Qua câu chuyện, các bạn đã thấy được tình thương của người con đối với mẹ là bao la và rộng lớn thế nào? Chúng ta sẽ noi gương cao đẹp của bạn nhỏ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
YN
16 tháng 1 2020 lúc 19:22

Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện Nàng tiên Ốc được học ở lớp Bốn. Nàng tiên hoá thân trong vỏ của con ốc và được một bà lão nông dân mang về nuôi.

Nàng tiên Ốc mới đẹp làm sao! Dáng người thanh mảnh, bước đi mềm mại, uyển chuyển. Làn da nàng trắng mịn như tuyết. Khuôn mặt trái xoan xinh đẹp, hiền hậu và dịu dàng. Dưới cặp mi cong vút là đôi mắt bồ câu sáng long lanh. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng đỏ mọng. Nàng mặc một bộ váy màu xanh nước biển, có thắt một chiếc đai màu trắng càng tăng thêm vẻ duyên dáng của nàng.

Hằng ngày, nàng từ trong vỏ ốc chui ra giúp bà lão quét dọn nhà cửa nấu cơm, nhặt cỏ vườn và cho lợn ăn. Động tác của nàng nhanh nhẹn, bước đi của nàng như lướt trên mặt đất. Những công việc nàng làm chẳng mấy chốc là xong. Cơm nàng nấu rất khéo và ngon. Đàn lợn dưới tay nàng chăm sóc lớn nhanh như thổi. Vườn rau tươi ngày càng xanh tốt.

Mỗi lần đi làm đồng về, bà lão nông dân vô cùng ngạc nhiên không biết ai đã giúp mình. Một lần bà giả vờ ra đồng rồi quay trở về, bà bắt gặp nàng tiên Ốc, bà sững sờ trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng, bà vội chạy ngay ra chum nước và đập vỡ vỏ ốc đi. Thấy động, nàng tiên Ốc định chạy lại chum nước nhưng bà lão đã ôm chầm lấy nàng. Từ đó, nàng trở thành người con hiếu thảo, ngoan ngoãn của bà cụ. Hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.

                       Nguồn vndoc

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NR

mik

trù 

bạn 

ăn 

10

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
27 tháng 1 2019 lúc 17:36

Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.

- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:

- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?

- Mình cũng nghe như thế.

Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.

- Ôi! Một bà già.

Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.

- Làm sao bây giờ hả Phương?

Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:

- Cậu có mang theo dầu không?

Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:

- Cho bà chút nước.

Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:

- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!

- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:

- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.

- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?

- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.

Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:

- Cháu đi về đâu?

- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!

Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:

- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.

Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:

- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.

Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!

Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.

Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn 2

Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.

Bình luận (0)
LL
27 tháng 1 2019 lúc 17:39

1 . Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.

Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn 3

Trong tâm trí mỗi người đều có những kỉ niệm đẹp, em cũng vậy. Kỉ niệm khó quên của em là một lần đi biển Nha Trang cùng với My - người bạn thân của em đã lâu.

Lần đó thật vui, chúng em chất hết đồ đạc vào va li và đi máy bay đến Nha Trang. Biển thật đẹp! Những rặng dừa rì rào trong gió. Những con sóng đua nhau chạy vào bờ tung bọt trắng xóa. Biển có lúc hiền hòa, lặng sóng, nhưng có lúc lại giận dữ, ngạo mạn đánh dạt tất cả cái gì xung quanh nó ra xa. Đứng trên bờ nhìn ra biển sẽ thấy thấp thoáng những đoàn thuyền đánh cá ra khơi, mang về cho mọi người những mẻ lưới nặng trịch cá. Trên bờ, người đi tắm biển rất nhiều. Em và My cùng nhau xây lâu đài cát và " thu hoạch " được rất nhiều vỏ sò, ốc, san hô,.... Tắm biển đã thỏa thích, hai gia đình của em và My dẫn nhau ra một nhà hàng cao cấp. Ở đó, bọn em được ăn đặc sản của Nha Trang cùng rất nhiều món ngon khác. Buổi tối, cả hai đứa lại ra biển hóng mát và đi dạo. Lúc ngồi nghỉ, bọn em thi nhau tán ngẫu những câu chuyện không có thật trên đời. Tiếng cười đùa của bọn em hòa vào tiếng dế đêm nghe rất hay, buổi đêm trên biển thật yên tĩnh ......

Đến giờ đã ba năm kể từ ngày em đi chơi với My nhưng em sẽ không bao giờ quên được ngày ấy vì nó đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Ngày ấy, là một kỉ niệm khó quên, một kỉ niệm tình bạn đẹp.

2 . Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!

   Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

   Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

   - Anh có mang tiền không?

   Người mù đáp:

   - Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

   - Cứ đưa đây!

   Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:

   - Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

   Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.

   Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.

   Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

   Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.

3 . 

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.

   Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

   - Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

   Chim lạ liền nói:

   - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

   Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

   Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

   Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

   Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

K mk nha !


 


 

Bình luận (0)
H24
27 tháng 1 2019 lúc 18:07

giup minh cau 2 nhe

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DT
5 tháng 8 2016 lúc 11:49

nàng bạch tuyết và 7 chú lùn ấy

thầy mk cho đề là miêu tả sáng tại

đề là miêu tả ông tiên theo trí tưởng tượng của em, mà có dàn bài kho ơi là khó, mk chỉ lm dc có 8 điểm ak híc híc, h bn nhắc tới tưởng tượng lm mk nhớ 

Bình luận (3)
DA
Xem chi tiết
TH
29 tháng 12 2021 lúc 17:53

ê quỳnh anh m cho t câu trl đi mãi k lm đc bn bè có lsao đou nha 

Bình luận (1)
TP
Xem chi tiết
TV
30 tháng 11 2018 lúc 20:41

Dàn ý kể chuyện tưởng tượng - Bài tham khảo 4

Kể chuyện tưởng tượng gặp Thánh Gióng và hỏi ngài ấy bí quyết vươn vai thành tráng sĩ

1. Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu cậu chuyện mơ gặp Thánh Gióng.

Một đêm mưa như trút nước, đêm khuya vắng vẻ và em đang chìm trong giấc ngủ say nồng. Trong giấc mơ diệu kỳ em đã được gặp Thánh Gióng đang rẽ mây cưỡi gió xuống trần gian. Trong giấc mơ em ao ước giá như mình vươn vai một cái để trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như Thánh Gióng.

2. Thân bài

a) Khung cảnh

Giữa làn sương khói bồng bềnh trên trần gian, em được đi dạo giữa một vùng quê yên bình đầy hoa thơm cỏ lạ. Những ngôi làng bao bọc những lũy tre làng đằng ngà vàng óng bên cạnh là những hồ ao nối tiếp nhau, mặt nước long lánh soi bóng trước mây trời.

Tiếng trống, tiếng chiêng nổi lên rộn rã, dòng người đông đúc nườm nượp kéo nhau đi trẩy hội về đền Gióng. Bất chợt trời tối sầm lại giữa những đám mây đen là một đám mây ngũ sắc hình cái ô lóe sáng trên bầu trời. Em ngước lên nhìn, trước mắt là Thánh Gióng, đầu đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt cười trên lưng con ngựa sắt trông mới oai phong và lẫm liệt làm sao. Trước mắt em giờ đây là người anh hùng dân tộc đã lưu danh sử sách muôn đời, người đã anh dũng đánh đuổi giặc Ân để bảo vệ bờ cõi nước Đại Việt ta. Một con người em vô cùng ngưỡng mộ.

b) Diễn biến

Thánh Gióng đến gần vui vẻ cất tiếng nói: “Xin chào cậu bé ta là Thánh Gióng nghe lời ước nguyện của cậu, nay ta xuống cõi phàm trần cháu có muốn ta giúp điều gì?”

Thoáng một chút giật mình ngơ ngác em bình tĩnh lại vội vàng bày tỏ: “Thưa ngài! Em cũng như các bạn trên thế gian, chỉ ao ước làm sao mình vươn vai một cái trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như ngài: Xin hỏi ngài có bí quyết nào giúp em biến ước mơ thành hiện thực.”

Thân hình cao lớn, Thánh Gióng cười vang động viên tôi: “Ô cháu giỏi lắm, tuổi thơ các cháu có những giấc mơ như vậy là rất tốt. Ngày xưa ta cũng như các cháu, nhờ dân làng góp gạo nuôi ta lớn nhanh để đi đánh giặc, sức mạnh của ta chính là sức mạnh chính nghĩa của lòng yêu nước. Còn bí quyết thì đó là sự nỗ lực và quyết tâm các cháu có thể làm được nhiều điều còn lớn lao hơn ta. Hãy cố gắng nhé!”

Nói rồi Thánh Gióng chào tạm biệt rồi bay về trời, ẩn hiện trong làn sương khói mờ ảo.

Ông Gióng ra đi trong sự ngỡ ngàng của tôi. Ngẫm nghĩ lại tôi mới nghiệm ra một chân lí rằng: mọi thành quả, mọi trái ngọt trong cuộc sống đều phải đánh đổi bằng mồ hôi công sức của chính bản thân mình, không có điều tốt đẹp nào xảy đến với ta như một phép thần kì, phải nỗ lực và cố gắng hết mình để đạt được

3. Kết bài

Giấc mơ kết thúc

Đang mơ màng bỗng em nghe thấy tiếng mẹ gọi liền choàng tỉnh giấc. Tiếng nói của ngài còn văng vẳng đâu đây. Em tự hứa lòng mình sẽ học tập, phấn đấu không ngừng để thực hiện ước mơ cao đẹp ấy.

Bình luận (0)
D2
1 tháng 12 2018 lúc 19:52

1. Phần Mở bài

- Em đã được nghe bà em, mẹ em kể cho nghe những câu chuyện cổ Việt Nam rất hay và rất lí thú.

- Trong những câu chuyện cổ tích ấy có những nhân vật nghèo khổ bất hạnh và cũng có những nhân vật giàu có mà tham lam, độc ác.

- Bao giờ cũng vậy, người nghèo khổ, bất hạnh nhưng tốt bụng luôn được một lực lượng siêu nhiên giúp đỡ để thắng những kẻ ác. Đó là những ông Tiên (ông Bụt).

- Em rất yêu thích nhân vật ông Bụt trong truyện cổ tích Tấm Cám mà em đã được đọc.

2. Phần Thân bài

a) Miêu tả ngoại hình

* Những lần xuất hiện của ông Bụt trong truyện Tấm Cám

Trong truyện Tấm Cám, ông Bụt hiện lên rất nhiều lần để giúp cô Tấm.

Mụ dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt tôm bắt tép. Tấm siêng năng bắt được nhiều tôm. tép còn Cám lười biếng nên không bắt được gì hết. Cám đã lừa Tấm và trút hết giỏ tôm tép. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.

- Tấm nuôi cá bống và coi bống như người bạn thân. Mẹ con nhà Cám giết chết bống. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.

- Mẹ con nhà Cám đi dự lễ hội. Mụ dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm ở nhà nhặt riêng từng thứ ra. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.

- Tấm không có quần áo đẹp để đi dự hội. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện...

- Như vậy, ông Bụt luôn xuất hiện để giúp đỡ cô Tấm, một cô gái mồ côi hiền lành, chịu thương chịu khó.

* Ngoại hình của nhân vật ông Bụt

- Ông Bụt xuất hiện trong truyện là một ông lão rất đẹp.

- Khuôn mặt của ông phúc hậu.

- Đôi mắt của ông toát lên sự hiền từ, ấm áp, lông mày lòa xòa, bạc trắng.

- Tóc ông bạc phơ, được búi gọn phía sau gáy. Vài sợi tóc bạc bay phất phơ trước trán.

- Râu của ông dài tới ngực, bạc trắng như mây.

- Ông mặc một bộ quần áo thụng dài chấm đất, màu trắng. Tay áo vừa dài vừa rộng.

- Một tay ông chống cây gậy trúc màu vàng bóng rất đẹp. Chỗ tay cầm thính thoảng ánh lên những tia sáng.

b) Miêu tả hoạt động

- Một làn khói mờ trắng tỏa nhẹ, một ông già đầu tóc bạc phơ xuất hiện.

- Khi xuất hiện, dáng ông khoan thai.

- Ông bước những bước chậm rãi.

- Ông dưa tav lên nhè nhẹ vuốt bộ râu dài.

- Ông nhìn cô Tấm bằng ánh mắt đầy thương cảm.

- Ông nói với cô Tấm bằng giọng ấm áp như người ông nói với đứa cháu gái yêu quý của mình “Làm sao con khóc?”

- Ông bất ngờ xuất hiện rồi cũng bất ngờ biến mất.

2. Phần Kết bài

- Tấm là cô gái mồ côi phải sống với mụ dì ghẻ và đứa em độc ác. Cô Tấm ngoan hiền và siêng năng chịu thương chịu khó. Mỗi lần cô gặp khó khăn là mỗi lần ông Bụt xuất hiện đẽ giúp đỡ cô.

- Việc ông Bụt xuất hiện giúp đỡ cô Tấm đã thể hiện được ước mơ chính đáng của nhân dân ta: Những người hiền lành tốt bụng mà bị chà đạp bóc lột thì luôn cần sự giúp đỡ. Nhân vật ông Bụt thể hiện khát vọng công bằng của người dân lao dộng:

“Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì”

Bình luận (0)