Những câu hỏi liên quan
AL
Xem chi tiết
NG
9 tháng 1 2022 lúc 12:13

Tham khảo!

- Nhan đề bao hàm chứa đựng ý nghĩa sâu xa mà Thế Lữ muốn làm toát lên nội dung thông qua lời của một con hổ đang bị giam cầm và có thể mãi mãi không thể trở về quê hương mà nó đang sống chính là rừng xanh. Hay nói cách khác thì tác giả muốn mượn lời con hổ để nói về số phận người dân trong thời kì phong kiến bị chà đạp, lợi dụng và khốn khổ hơn cả là bị lấy mất đi quyền tự do không được trở về với quê hương mình , phải làm nô lệ cho bọn vua chúa, quan lại.

Bình luận (1)
QL
Xem chi tiết
HM
31 tháng 1 2024 lúc 21:47

- Cách đặt nhan đề rất độc đáo, vừa là câu hỏi tu từ, vừa là câu khẳng định. Nhan đề bài tùy bút có thể có những ý nghĩa:

+ Thể hiện trạng thái cảm xúc của tác giả trước con sông.

+ Khơi gợi sự hình dung, tưởng tượng, liên tưởng ở người đọc.

+ Kích thích sự tìm hiểu, khám phá về con sông.

- Câu hỏi tu từ hướng đến vấn đề “ai đã đặt tên” cho nó. Nghĩa là tên của sông Hương hàm chứa nhiều điều lí thú cần tìm hiểu, cũng như những điều bí ẩn cần khám phá của chính con sông.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
13 tháng 9 2018 lúc 4:22

- Trước hết, nhan đề "Sống chết mặc bay" là một vế của câu tục ngữ dân gian "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" - với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc rởm, những tên lang băm, thầy bói trong xã hội cũ).

- Đặt cụm từ "sống chết mặc bay" vào tình huống cụ thể của truyện, Phạm Duy Tốn đã khái quát thành việc phê phán, tố cáo những bọn có chức quyền, mang danh "quan phụ mẫu", "cha mẹ" của dân nhưng lại vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ trước sự sống còn của con dân.

- Cũng qua nhan đề tác phẩm này, Phạm Duy Tốn lên tiếng phê phán thói vô trách nhiệm, ích kỉ, lòng lang dạ sói của tầng lớp quan lại phong kiến lúc bấy giờ và bày tỏ sự xót thương, đồng cảm trước cuộc sống đầy cực khổ của người dân.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
21 tháng 5 2018 lúc 13:24

Ý nghĩa nhan đề:

●   “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ.

●   Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.

●   Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.

●   Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
4 tháng 1 2019 lúc 10:29

Nhan đề bài thơ:

- Là một vế phụ chỉ thời gian trong một câu => gây sự chú ý.

- Tiếng chim tu hú: tín hiệu của sự sống , mùa hè.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
28 tháng 1 2017 lúc 7:39

Nhan đề bài thơ gây ấn tượng độc đáo và gợi suy ngẫm cho người đọc:

●    Nhan đề mang đề tài của bài thơ: Tiểu đội xe không kính.

●    Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trong biên chế của quân đội ta. Tiểu đội xe có ý nghĩa trong lịch sử chiến tranh chống Mĩ từ năm 1965 – 1968, đội hình xe chủ yếu là tiểu đội do tình hình đường xá, cầu cống, hệ thống pháo cao xạ bảo vệ… chưa cho phép chạy xe với đội hình đông hơn. Sau này, chiến dịch phát triển, từ tiểu đội lên đại đội, tiểu đoàn, sư đoàn xe với hàng trăm chiếc, nên tiểu đội xe không kính trong bài thơ mang ý nghĩa khốc liệt của chiến tranh.

●    Một cái tên trần trụi, không mĩ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đối lập với quan niệm cái đẹp văn chương thuần túy. Cái đẹp với Phạm Tiến Duật là từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống mà ùa vào thơ.

●    Tác giả thêm vào hai chữ bài thơ, là muốn thể hiện quan niệm thơ nói, thơ kể nhưng vẫn rất thơ. Chất thơ vút lên từ hiện thực, từ tâm hồn hào hoa lãng mạn, lạc quan yêu đời của người lính – tuổi trẻ Việt Nam giữa khói bom lửa đạn với đầy niềm tự hào, chiến đấu và chiến thắng.

Bình luận (0)
NH
2 tháng 9 2021 lúc 19:41

Ý nghĩa nhan đề "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là:

- Nhan đề "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng từ đó thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó.

- Làm nổi bật hình ảnh toàn bài là những chiếc xe không kính, thể hiện sự gắn bó, am hiểu đời sống chiến tranh của tác giả.

- Hai chữ "bài thơ" cho thêm vào nhan đề trên cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả và muốn nói về chất thơ của hiện thực khốc liệt thời chiến tranh, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của thời chiến.

- Nhan đề trên góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm là khắc họa hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ với những phẩm chất tốt đẹp.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
4 tháng 10 2019 lúc 17:29

●    Nhan đề bài thơ khái quát được ý nghĩa của toàn bài thơ, bài thơ đi từ tình cảm gia đình rồi mở ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha để nâng lên lẽ sống. Cảm xúc chủ đề của bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thắm thiết. Nhan đề toát lên sắc thái bình dị, gần gũi đời thường.

●    Nội dung chính: Toàn bài thơ là những lời tâm sự, dặn dò, nhắn nhủ vừa nghiêm khắc vừa thấm đẫm tình yêu thương của cha dành cho con. Người cha nói với con về tuổi thơ con, về cội nguồn sinh thành nuôi dưỡng con. Từ đó nói với con về lẽ sống sao cho xứng đáng với tình yêu thương của mẹ cha với truyền thống của quê hương.

Bình luận (0)
HH
15 tháng 1 2021 lúc 22:34

Nội dung :

- Bài thơ là lời người cha muốn nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người rằng con được lớn lên trong tình yêu thương của gia đình , lớn lên trong sự đùm bọc , che chở của quê hương . Qua đó , muốn ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình mà mong ước của người cha đối với con

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
CS
Xem chi tiết
DT
25 tháng 5 2016 lúc 11:01

Nhan đề bài thơ “Sang thu” trước hết giúp người cảm nhận được những tín hiệu đặc trưng của mùa thu ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Nhan đề này còn bộc lộ những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình của đất trời trong khoảnh sang thu. Qua nhan đề Sang thu người đọc phần nào cảm nhận được những rung cảm của HT trước vẻ đẹp tạo hoá, thể hiện tình yêu thiên nhiên cuộc sống của nhà thơ.

Bình luận (1)
CS
25 tháng 5 2016 lúc 11:03

Bạn trả lời nhanh và chính xác.... Máy nhà mình lỗi Google không vào được nên phải qua đây hỏi! Cảm ơn cậu !

Bình luận (0)
NN
25 tháng 5 2016 lúc 11:04

1. Đồng chí– Chính Hữu.
- “Đồng chí” là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện vàphổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.
- Tên bài thơ khẳng định sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính Cụ Hồ – những con người cùng chung cảnh ngộ,chung chí hướng,lý tưởng, gắn bó keo sơn trong chiến đấu gian khổ thời kìchống Pháp.
- “Đồng chí” , đó là tiếng gọi thiêng liêng sâu thẳm, nơi hội tụ, kết tinh của bao tình cảm đẹp: tình giai cấp, tình bạn, tình người trong chiến tranh.
2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật.
- Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc bởi sự khác lạ, độc đáo.
- Nhan đề của bài thơ làm nổi bật hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính. Đây là một phát hiện thú vị của tác giả thể hiện sự am hiểu và gắn bó với hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.
- Hai chữ “Bài thơ” cho ta thấy rõ hơn cách nhìn,cách khai thác hiện thực của tác giả: Phạm Tiến Duật không chỉ viết về những chiếc xe không kính, viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu ông muốn khẳng định chất thơ toát lên từ hiện thực trần trụi ấy. Đó là chất thơ của thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi, có một trái tim luôn đập vì miền Nam phía trước.
3. Bếp lửa –Bằng Việt.
- Bếp lửa vốn là một hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đinh người VN đã trở thành hình ảnh tượng trưng gợi kỉ niệm ấm áp của tình bà cháu.
- Bếp lửa là nơi bà nhóm lên tình cảm khát vọng trở thành ngọn lửa của tình yêu, niềm tin.
- Bếp lửa là kỉ niệm thiêng liêng nâng bước người cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
4.Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm:
- “Khúc hát ru'' là một âm hưởng quen thuộc gợi ngọt ngào, sâu lắng trong tâm hồn mỗi người. Đó là điệu hồn dân tộc nuôi dưỡng tình cảm của chúng ta từ thủa ấu thơ, gợi sự êm dịu của tình mẹ.
-Nhà thơ lấy hình ảnh “những em bé” mang tính khái quát để chỉ một thế hệ những con người lớn lên được nuôi dưỡng từ trên lưng mẹ.
- Từ đó, ngợi ca người mẹ miền núi nói riêng và người mẹ Việt Nam nói chung: bình dị mà vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc – giàu lòng yêu thương con, yêu bộ đội, yêu dân làng và yêu đất nước.
5. Ánh trăng– Nguyễn Duy:
-“Ánh trăng” chỉ một thứ ánh sáng dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những giá trị đích thực của cuộc sống.
- “Ánh trăng” như ánh sáng của hàng nghìn nến đã thắp sáng lên một góc tối của con người, thức tỉnh sự ngủ quên của con người về nghĩa tình thủy chung với quá khứ, với những năm tháng gian lao nhưng rất hào hùng của cuộc đời người lính.
6. Làng – Kim Lân.
- Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu”vì vấn đề tác giả đề cập tới không chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể.
- Đặt tên là “Làng” vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến chống Pháp: yêu quê hương ,yêu đất nước.
- Làng ở đây cũng chính là cái Chợ Dầu mà ông Hai yêu như máu thịt của mình,nơi ấy với ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến,là quê hương đất nước thu nhỏ.
=> Tình cảm yêu làng yêu nước không chỉ là tình cảm của riêng ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy.
- Chủ đề của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của người nông dân - làng nơi gần gũi, gắn bó với người nông dân, người ta không thể yêu nước nếu không yêu làng.
- Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân.
Vì vậy, nhan đề tác phẩm rất hay và giàu ý nghĩa.
7. Lặng lẽ Sa Pa– Nguyễn Thành Long.
- Với nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”, truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm: thông qua việc viết về nơi nghỉ mát êm đêm, thơ mộng tác giả ca ngợi những con người hết lòng vì công việc, vì cuộc sống mới. Đó chính là anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn,ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Tất cả đang cống hiến lặng lẽ âm thầm.
- Nhan đề của tác phẩm vừa gợi ra vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa, vừa thể hiện sự lớn lao của những con người trên mảnh đất ấy. Với tên truyện như vậy, phải chẳng tác giả đã lấy địa danh làm nền để khắc họa vẻ đẹp con người?
8. Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng:
- “Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay, thể hiện sâu sắc nội dung của tác phẩm.
- Đó là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng.
- Chọn hình ảnh “Chiếc lược ngà” làm nhan đề cho tác phẩm, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã bộc lộ tài năng của mình trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm qua một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa:
+ Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỷ vật , là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ.
+ Với ông Sáu, chiếc lược ngà là một vật quý giá, thiêng liêng bởi nó chứa đựng tình yêu, nỗi nhớ thương của ông đối với đứa con gái và làm dịu đi nỗi day dứt, ân hận vì đã đánh con khi nóng giân…
-> Với nhan đề ấy, nhà văn không chỉ nói tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra.
9. Con cò – Chế Lan Viên:
- Con cò là hình ảnh tượng trưng cho người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp.
- Từ hình ảnh trong ca dao qua các lời hát ru: “con cò cổng phủ”,”con cò Đồng Đăng” nay đã hóa thân vào hình bóng của người mẹ gầy lam lũ trọn đời lo lắng cho con. Hình ảnh con cò trong ca dao là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng sáng tạo rộng mở của tác giả. Nó đã trở thành hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng nhưng lại rất gẫn gũi,rất quen thuộc mà do đó có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới giàu giá trị biểu cảm.
10. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải.
- "Mùa xuân nho nhỏ" là một nhan đề hay, một ẩn dụ đầy sáng tạo, giàu ý nghĩa đã góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm - ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải dành cho cuộc đời.
+ Mùa xuân là biểu tượng cho vẻ đẹp, cho sức sống thanh tân tươi trẻ, cho những gì tinh khiết nhất của đất trời.
+ Từ láy "nho nhỏ" làm rõ hơn đặc điểm của mùa xuân rất khiêm nhường.
-> Đặt tên cho tác phẩm như thế, nhà thơ đã thể hiện khát vọng khiêm nhường mà rất đỗi chân thành, tha thiết, cao đẹp : ước muốn làm mùa xuân nho nhỏ nghĩa là đem tất cả những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất của mình, dẫu có nhỏ bé để hòa vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, của đất nước. Nhan đề bài thơ cũng đã thể hiện một nhân sinh quan, thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.
-> Nhà thơ Thanh Hải đã góp cho thơ ca dân tộc một bài thơ xuân đẹp, đậm đà tình nghĩa. Tuy một tâm hồn, một tài năng đã khép lại, nhưng những gì thuộc về chất ngọc trong trái tim, tấm lòng của nhà thơ vẫn còn để đời cho hậu thế trân trọng, nâng niu. Làm sao không quý, không yêu những vần thơ của một hồn thơ đáng kính nhường này?
11. Sang thu– Hữu Thỉnh.
- Nhan đề bài thơ “Sang thu” trước hết giúp người đọc cảm nhận được những tín hiệu đặc trưng cuả mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
- Nhan đề này cũng bộc lộ những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyền biến của đất trời trong khoảnh khắc sang thu.
- Qua nhan đề “Sang thu” người đọc phần nào cảm nhận được những rung cảm của Hữu Thỉnh trước vẻ đẹp tạo hóa, thể hiện tình yêu thiên nhiên cuộc sống của nhà thơ.
12. Bến quê- Nguyễn Minh Châu.
- Có những tác phẩm tuy đã khép lại nhưng những dư âm, những trăn trở vẫn còn mãi trong lòng người đọc.Nhan đề “Bến quê” phải chăng cũng ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa?
- Bến quê là nơi ghi dấu bao kỉ niệm từ thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành. Ở đó mỗi con người đã được nuôi dưỡng và lớn lên cả về thể chất lẫn tâm hồn.
- Bến quê là điểm tựa bình yên cho cả một cuộc đời. Được sống trong tình yêu thương của mọi người, được bao bọc trong vẻ đẹp bình dị của quê hương mới thật là hạnh phúc. Đó là “Bến quê” của tâm hồn mỗi chúng ta.
- Lấy “Bến quê” làm nhan đề truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi mà đích thực của gia đình, quê hương.
13. Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê.
-"Những ngôi sao xa xôi" viết về ba cô thanh niên xung phong – tổ trinh sát mặt đường – Phương Định , Nho,chị Thao.
-Hình ảnh những ngôi sao chỉ là một chi tiết xuất hiện thoáng qua trong kí ức của nhân vật chính Phương Định khi bất chợt có cơn mưa đá, gợi cho cô nhớ đến những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên.
-Nhà văn lấy hình ảnh này để đặt cho truyện ngắn của mình. Phải chăng đây là một nhan đề lãng mạn, một ẩn dụ mang ý nghĩa biểu tượng?
-Tên văn bản gợi sự liên tưởng về vẻ đẹp tâm hồn, trẻ trung, mơ mộng, nhạy cảm cùng những phẩm chất anh hùng của ba cô gái. Họ là những ngôi sao xa xôi đã vượt lên khói bom, đạn lửa,vượt qua cái chết để lung linh, lấp lánh, tỏa sáng trên bầu trời Trường Sơn.

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
TD
23 tháng 9 2016 lúc 21:58

+Búp bê vốn là một món đồ chơi thân thiết của tuổi thơ,thường gợi lên sự ngộ nghĩnh,trong sáng,ngây thơ,vô tội.Những con búp bê trong văn bản cũng như hai anh em Thành và Thủy rất hồn nhiên,vô tư và không có tội lỗi gì mà lại phải chia lìa nhau.

+Nhan đề chuyện gợi ra một tình huống buộc người đọc phải theo dõi,đồng thời cũng là thể hiện được ý định mà người viết muốn gửi gắm trong văn bản.

Bình luận (0)
AM
16 tháng 10 2016 lúc 15:03

                       Bài làm

Búp bê là đồ chơi của hai anh em Thành và Thủy, chúng gắn bó vói tuổi thơ của các em là những đồ vật vô tri vô giác nhưng cũng có tình cảm giống như con người.

Chúng gợi lên cho chúng ta một thế giới tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng và vui tươi giống như hai anh em Thành và Thủy.

Những con búp bê vô tội kia đâu có lỗi lầm gì mà chúng phải chia tay nhau? Hai anh em Thành và Thủy đã phải chia tay nhau nên thủy cũng không muốn ngững con búp bê phải chia tay nhau.

Cuối cùng những con búp bô đã không phải xa nhau nhờ tình yêu thương của người em. 

Qua nhan đề câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi tấm lòng vị tha, sự bao dung của những đứa trẻ ngày cả trong tình huống bi đát nhất, tình cảm thiêng liêng trong gia đình và tình anh em ruột thịt.

Tác giả muốn nhắn nhủ: đừng vì bất cứ lí do gì mà tổn hại đến tình cảm trong sáng, vô tư ấy. Hãy bảo vệ và vun đắp hạnh phúc gia đình.

Bình luận (0)
KV
11 tháng 9 2017 lúc 8:09

Ý nghĩa của nhan đề Cuộc chia tay của những con búp bê là trong câu truyện những con búp bê tượng trưng cho tình anh em của Thành và Thủy gắn bó,thân thiết với nhau.

Bình luận (0)