TA
Thanh Xuân Của Tôi Thứ Tư, 18/12/2019Thanh xuân là quãng thời gian đẹp nhất của mỗi người. Có lẽ, ai trong chúng ta đều sẽ phải đi qua chính thanh xuân của mình. Nhưng với tôi lại khác. Tôi không như bao người, không phải cứ qua 40 tuổi là sẽ hết lứa thanh xuân, hết những vui đùa trong cuộc sống. Bởi đối với tôi, thanh xuân mình nằm gọn trong 5 cái tên: Lương Xuân Trường; Trịn...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
CN
Xem chi tiết
DC
16 tháng 4 2018 lúc 20:26

CẢM ƠN BẠN 

^_^

CHÚC BN CŨNG SẼ CÓ MỘT THANH XUÂN THẬT ĐẸP

BÀI VIẾT CỦA BN RẤT HAY

Bình luận (0)
H24
16 tháng 4 2018 lúc 20:32

Chỉ bt đăng linh tinh thôi mấy ông

Bình luận (0)
H24
10 tháng 1 2022 lúc 15:35

xàm ghê á !

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ND
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
4 tháng 5 2017 lúc 17:48

Không gian nghệ thuật trong truyện:

- Câu chuyện diễn ra trong hai buổi sớm của hai mùa

    + Buổi sáng đầu tiên có ba cảnh: cảnh sớm tinh mơ, trời còn tối, lão Hoa đi mua bánh bao chấm máu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh

    + Ba cảnh liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố là nơi đông người nên hình dung được dư luận, ý thức xã hội

    + Buổi sáng cuối cùng – tết thanh minh- mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo mầm

- Ý nghĩa hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du:

    + Vòng hoa là hình ảnh cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”

    + Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du, chủ đề tư tưởng được thể hiện trọn vẹn hơn, không khí của truyện vốn u buồn, tăm tối

    + Chi tiết này còn thể hiện sự đổi mới trong tư tưởng của người dân Trung Quốc, khiến câu chuyện bớt bi quan

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
AM
4 tháng 7 2019 lúc 18:15

Like nhớ

Bình luận (0)
H24
4 tháng 7 2019 lúc 19:35

- Like _ Nhớ trả :)

Bình luận (0)
DX
4 tháng 7 2019 lúc 21:17

Ko

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
27 tháng 11 2018 lúc 5:15

- Đúng

- Khổ 8 là sự chiêm nghiệm, suy tư về cuộc đời của Xuân Quỳnh: Cuộc đời của mỗi người tuy dài nhưng vẫn luôn hữu hạn trong dòng thời gian, cũng như biển kia dẫu rộng vẫn không so được với cái bao la vô tận của bầu trời.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
3 tháng 2 2017 lúc 12:38

Thứ tự: cũng mất, tuần hoàn, mãi, đất trời

Bình luận (0)
VT
Xem chi tiết
H24
5 tháng 2 2021 lúc 8:35

Bạn tham khảo :

 

MB :

_ Giới thiệu tác giả Xuân Diệu và tác phẩm " Vội vàng"

- Nêu cảm nhận về sự mới mẻ của Xuân Diệu về quan niệm thời gian trong tác phẩm 

TB : 

* Đoạn 2 của bài thơ tác giả thể hiện niềm tiếc nuối trước sự trôi chảy của thời gian:

- Nhịp điệu thơ trong đoạn này không sôi nổi, vồ vập như đoạn thơ trên mà chậm hơn, lắng lại những suy tư.

- Đoạn thơ đã thể hiện sự nhạy cảm của nhân vật trữ tình hay cũng chính của nhà thơ Xuân Diệu khi ngay trong sung sướng đã thấy tiếc mùa xuân. Xuân Diệu đã nhìn ra trước bước đi của thời gian.

- Thơ xưa khi nói về sự vận động của thời gian, họ coi thời gian là một chuỗi tuần hoàn bất biến, Nguyễn Du từng viết: "Ngày xuân con én đưa thoi"(Cảnh ngày xuân) hay "Ngày xuân như bóng câu qua cửa sổ". Dẫu vậy, người xưa vẫn ung dung, bình tĩnh vì tin rằng vũ trụ tuần hoàn, xuân đi xuân lại lại.

- Còn Xuân Diệu, "xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ xuân còn non nghĩa là xuân đã già". Đó là lối nói đa nghĩa đầy mới mẻ rằng thời gian luôn chảy trôi, không đứng đợi. 

- Thời gian trôi, mùa xuân đi cũng là lúc tuổi trẻ đã qua. Con người quý nhất là mùa xuân, quý nhất là tuổi trẻ. Mùa xuân trôi, tuổi trẻ trôi => tôi cũng mất => tưởng tượng ra cuộc chia li đầy ắp đất trời.

- Một loạt động từ: "rớm, than, hờn, sợ" như là một sự nhân hóa để thể hiện nỗi buồn tiếc trong tâm hồn con người đã tràn sang vạn vật, thấm vào từng cảnh, từng giác quan của con người. Bởi vậy mà con người và vũ trụ đều buồn thê thiết

- Còn đang trong mùa xuân mà nhà thơ đã hình dung ra sự chia li của vũ trụ, sự rời xa của mùa xuân. Nỗi niềm nuối tiếc đã bật lên thành lời than và qua đó nhà thơ cũng gửi gắm lời nhắn nhủ tới muôn người muôn thế hệ rằng hãy sống hết mình vì tuổi trẻ, thời gian đời người là hữu hạn, một đi không trở lại.

KB :

- Khẳng định lại nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ .

** Bài viết tham khảo

Xuân Diệu là một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ Mới. Nhắc đến Xuân Diệu là nhắc đến một hồn thơ lãng mạn, rạo rực, bâng khuâng. Đó là một tâm hồn luôn thiết tha, gắn bó với cuộc đời.  Khát khao giao cảm ấy đã được kết tinh lại trong bài thơ “Vội vàng”. Đây là một trong những bài thơ mang đậm dấu ấn hồn thơ Xuân Diệu và nhất là cảm nhận của ông về thời gian được thể hiện trong khổ 2 bài thơ.

Phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2, người đọc cảm nhận được nhà thơ Xuân Diệu đã đưa ra những phát hiện về sự chảy trôi của thời gian. Mở đầu đoạn thơ là hai câu thơ với cách ngắt nhịp lẻ 3/5 như một sự vỡ lẽ. Bước chân của thời gian cứ thế mà trôi đi qua từng câu chữ

Các trạng thái của thời gian lần lượt được nêu ra. Nhưng đó không phải là khung cảnh nhộn nhịp mà là những trạng thái đối lập “đương tới” – “đương qua” và “còn non” – “sẽ già”. Các trạng thái ấy cũng chính là sự tiếp nối của chúng trong vòng xoay của thời gian.

Thời gian vận động không ngừng, mọi thứ cũng không ngừng đổi thay. Nếu trong văn học trung đại, thời gian là một vòng tròn tuần hoàn không ngừng lặp lại của sinh lão bệnh tử. Vì vậy, con người trung đại tuy ý thức được sự nhỏ bé của mình trước dòng chảy của thời gian nhưng rất ít khi ta thấy họ cất lời than thở vì cuộc sống ngắn ngủi. Như Mãn Giác thiền sư từng viết

“Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai”

(Cáo tật thị chúng – Mãn Giác thiền sư)

Nhưng trong thời đại Thơ mới, con người đã ý thức rõ sự hạn hữu của đời người. Thời gian không còn là vòng tròn bất tận mà là một đường thẳng tuyến tính. Trong dòng chảy của thời gian, con người chỉ như một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc. Thời gian vô tận mà đời người hạn hữu. Vì vậy mà đứng trước thời gian con người thường thấy mình nhỏ bé bất lực, chỉ có thể buông xuôi nhìn thời gian qua lẽ tay. Mới khi nào mùa xuân còn tươi đẹp thì mai đây nó sẽ trở nên già cỗi như một quy luật tất yếu

“Hoa nở để mà tàn

Trăng tròn để mà khuyết”

(Hoa nở để mà tàn – Xuân Diệu)

Bước đi của màu xuân cũng là bước đi của thời gian và bước đi của đời người. Phép điệp “nghĩa là” càng nhấn mạnh thêm sự bất ngờ có phần hốt hoảng về dòng chảy của thời gian của cuộc đời. Người ta thường chỉ tiếc mọi thứ khi nó đã qua đi, khi nó chỉ còn là kỷ niệm nhưng Xuân Diệu là tiếc mùa xuân ngay khi nó đang đến, ngay khi ông đang đắm mình trong bức tranh xuân ấy. Đó không chỉ là mùa xuân của đất trời mà còn là mùa xuân của đời người. Phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2 để thấy Xuân Diệu còn lấy thời gian của đời người để làm thước đo cho thời gian của vũ trụ.

“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Những câu thơ được nối kết nhau bởi từ “xuân”. Điệp từ “xuân” được lặp lại để nhấn mạnh mùa xuân của đất trời cũng như nhấn mạnh mùa xuân của tuổi trẻ. Đó đều là những gì đẹp nhất của đất trời, của đời người. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, những tưởng thời gian bốn màu xuân hạ thu đông cứ thể mà chảy trôi mặc kệ sự tồn tại của con người, nhưng trong những dòng thơ của Xuân Diệu chúng lại có mối quan hệ gắn kết với nhau.

Thời gian thiên nhiên kết thúc “xuân hết” nhưng kéo theo đó “tôi cũng hết”. Câu thơ vang lên như nhue một tiếng thở dài cùng đất trời. Tuổi trẻ qua đi thì sự tồn tại của “tôi” cũng trở nên vô nghĩa. Bởi tuổi trẻ qua đi, tình yêu không còn thì mọi thứ cũng cứ thế mà trôi đi cùng dòng chảy của thời gian. “Lòng tôi” và “lượng trời” vốn đã là hai thế cực tương phản của sự hạn hữu và vô hạn.

Tuy nhiên trong góc nhìn của Xuân Diệu thì cái vốn hữu hạn như đời người lại được mở rộng đến vô cùng “lòng tôi rộng” còn thứ vốn tưởng chừng vô hạn trong thời gian của đất trời lại trở nên nhỏ bé “lượng trời cứ chật”. Phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2 còn cho thấy thời gian đất trời dường cũng đang trêu chọc con người. Mùa xuân của đất trời dù sẽ lặp lại nhưng màu xuân của đời người – tuổi trẻ thì vĩnh viễn không thể quay trở lại. Vì thế dù thời gian có lặp lại thì mọi thứ cũng vô nghĩa bởi lúc đó “tôi” không còn là “tôi” của hôm nay. Như chính Xuân Diệu đã từng nói

“Cái bay không đợi cái trôi

Từ tôi phút ấy sang tôi phút này”

(Đi thuyền – Xuân Diệu)

Sự hạn hữu của đời người với thời gian được thể hiện rõ nét nhất ở dòng thơ “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”. Trời đất cứ thế mà xoay vần nhưng tôi sẽ không vĩnh hằng cùng đất trời. Lúc này, hẹn ước ba sinh hay một cuộc sống chốn thiên đường cũng không thể xoa dịu tâm hồn thi nhân. Bởi lẽ điều ông cần không phải là hạnh phúc ở một kiếp nào khác mà phải là được tận hưởng hương sắc cuộc đời được hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại khi tuổi trẻ đang đến, tình yêu đang xuân sắc.

Thế nhưng, phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc sẽ thấy dù biết trước “tôi” sẽ không tồn tại vĩnh viễn để đón nhận thiên nhiên đất trời tươi đẹp nhưng Xuân Diệu không tiếc cho mình, tiếc cho tuổi trẻ mà điều ông tiếc nhất chính “cả đất trời”. Xuân Diệu dường như đang tiếc nuối vì không thể tận hưởng hết mọi hương sắc của cuộc đời. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, ta thấy những dòng thơ này, hệ thống từ ngữ, hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ “rộng” – “chật”, “xuân tuần hoàn” – “tuổi trẻ chẳng hai lần”, “còn” – “chẳng còn”. Điều đó đã góp phần làm nổi bật tâm trạng tiếc nuối trước thời gian, cuộc đời.

Trước dòng chảy ấy không chỉ Xuân Diệu cảm thấy hối tiếc mà mọi vật cũng mang màu sắc u buồn, đầy mất mát chia ly.

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”

Tháng năm – thời gian không được cảm nhận qua sự thay đổi biến thiên của vạn vật trôi qua kẽ lá mà được cảm nhận bằng khứu giác “mùi tháng năm”. Khi phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2, ta nghe có chút gì xao xuyến rưng rưng vừa uất ức nghẹn ngào vừa tiếc nuối hụt hẫng trong từ “rớm” ấy. Hóa ra thời gian không vô tình như ta vẫn thường nghĩ mà tháng năm dường như cũng đang tiếc nuối cho chính bản thân mình. Ý thơ ấy gợi ta liên tương đến cảm nhận của Đoàn Phú Tứ

“Màu thời gian không xanh

Màu thời gian tím ngát

Hương thời gian không nồng

Hương thời gian thanh thanh”

(Màu thời gian – Đoàn Phú Tứ)

Cuộc chia ly báo trước không thể nào thoát khỏi. Không chỉ thời gian mà cả không gian cũng tràn ngập dự cảm chia lìa. Đó là không gian rộng lớn của cả sông núi. Cảnh vật tươi đẹp hiện tại rồi sẽ trở thành quá khứ. Mỗi phút mỗi giây đều trôi đi không níu lại được. Cuộc chia ly mỗi phút mỗi giây vẫn cứ diễn ra như thế. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc thấy rằng từ cảm nhận chung về cả không gian rộng lớn, Xuân Diệu bắt đầu vẽ ra cuộc chia ly của vạn vật một cách cụ thể hơn

“Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”

Vẫn là hình ảnh chim, gió nhưng không còn rộn ràng vui tươi của khúc ca yến anh hay của cành tơ phơ phất mà cũng hòa vào bản nhạc buồn chia ly của sông núi. Cơn gió không reo vui cùng cành lá, đem lời ca niềm vui lan tỏa đến mọi người mà cơn gió ấy chỉ “thì thào trong lá biếc” dường như đang hờn giận điều gì.

Đến tiếng chim không còn gảy khúc tình si mà bỗng dưng lặng im. Hót để mà chi khi cuối cùng vẫn phải nói lời ly biệt. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc phát hiện ra biện pháp nhân hóa đã được sử dụng tinh tế để góp phần tô đậm thêm nỗi buồn vạn vật trước thời khắc biệt ly sắp đến. Mỗi sự vật dường như đang tiễn biệt chính mình, không gian cất lên khúc hát tiễn biệt thời gian. Mọi thứ cứ thế chảy trôi theo quy luật vận hành tự nhiên của nó không sao cưỡng lại được.

Trước bài ca ly biệt của núi sông, thi nhân cũng cất lên một tiếng thở dài cùng đất trời đầy nuối tiếc.

“Chẳng bao giờ ôi! chẳng bao giờ nữa”

Câu thơ như một lời kêu đầy hốt hoảng và bất lực. Hốt hoảng bởi lẽ cuộc sống trần gian ngắn ngủi nhưng hương sắc cuộc đời lại mênh mông khi thi nhân vừa phát hiện một chốn bồng lai nơi hạ giới. Bất lực là bởi trước dòng chảy của thời gian con người lại không thể xoay vần con tạo cứ thế mà bị cuốn trôi đi không sao níu giữ.

Phép điệp “chẳng bao giờ” được lặp lại hai lần càng nhấn mạng thêm tâm trạng bàng hoàng tiếc nuối ấy. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, ta còn thấy thán từ “ôi” xuất hiện như một sự uất nghẹn giữa dòng thơ. Câu thơ vì thế mà càng trở nên da diết hơn. Tuy bàng hoàng hốt hoảng tiếc nuối nhưng Xuân Diệu không buông xuôi. Ông bất lực trước dòng chảy của thời gian nhưng không buông bỏ, ngồi im chờ đợi thời gian trôi. Xuân Diệu đã tìm ra một cách giải quyết.

“Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm”

Lời thơ như một  lời giục giã, thúc giục con người hãy đứng lên đừng buồn vì sự chia ly sẽ đến mà lãng quên đi thực tại. Thời gian chảy trôi nhưng hiện tại “mùa chưa ngả chiều hôm” cuộc sống vẫn đang tiếp diễn, cảnh sắc trần gian vẫn còn đó đầy tươi đẹp quyến rũ lòng người.

Vì vậy, buồn mà chi, thất vọng trước điều không thể thay đổi để làm gì. “Mau đi thôi”, mau cố gắng trân trọng lấy từng phút giây hiện tại để tận hưởng bữa tiệc tươi vui mà thiên nhiên mùa xuân đã bày sẵn trước mắt ta. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc cảm nhận được đây chính là một lẽ sống tích cực. Một thanh âm trong trẻo xóa tan đi khúc nhạc u buồn chia ly.

Bằng những nét phác họa thiên nhiên cùng với việc sử dụng từ ngữ khéo léo, Xuân Diệu đã vẽ ra một cuộc chia ly của núi sông. Giọng thơ như phân tách làm hai, nhà thơ đang tự nói với chính mình, giãi bày nỗi lòng mình mà dường như lời nói ấy cũng hướng ra ngoài.

Trên cái nền chia ly ấy, người ta dễ rơi vào những cảm xúc tiêu cực buồn bã, oán than, căm phẫn, bỏ mặc buông xuôi cuộc đời. Nhưng Xuân Diệu lại không bỏ mặc hay căm phẫn trước cuộc đời. Bởi ông hiểu đó là điều tất yếu của cuộc sống. Vì vậy, Xuân Diệu không oán than hờn trách nữa ông chấp nhận và cố gắng sống hết mình từng phút giây ngắn ngủi nhưng đầy hương sắc. Vì thế, vội vàng không phải là lối sống tiêu cực mà là một khát khao mãnh liệt sống trọn với cuộc đời. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2 người đọc sẽ thấy khát khao sống cháy bỏng của thi nhân

Tóm lại, phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc nhận ra tuy thể hiện tâm trạng nuối tiếc thời gian và cuộc đời nhưng qua đó ta còn bắt gặp một khát khao mạnh mẽ, một tình yêu say đắm mà ông dành cho đời. Lời thơ cũng vì thế là chính là tiếng lòng của Xuân Diệu dành cho người cho đời. Đọc mỗi dòng thơ, ta càng thêm yêu thêm quý những quan niệm sống mới mẻ đầy tích cực được thi sĩ Xuân Diệu truyền tải trong thơ.

Bình luận (0)
VD
Xem chi tiết
MN
15 tháng 2 2022 lúc 20:04

Em tham khảo nhé:

Nguồn: Hoidap247

Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện tình yêu cuộc sống và trân trọng từng phút giây được sống của mình qua khổ thơ đầu tiên. Bốn câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp mà nhà thơ Thanh Hải khắc họa. Từ "Mọc" được đảo lên đầu câu thơ cho thấy một sức sống tiềm tàng mãnh liệt của bông hoa. Những hình ảnh "dòng sông xanh, bông hoa tím biếc" chính là những hình ảnh của bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống tươi đẹp. Nhà thơ như đang đứng trước bức tranh thiên nhiên trong tưởng tượng ấy của mình, nghĩ về những điều tươi đẹp của cuộc sống. Bức tranh được nhà thơ Thanh Hải vẽ ra không chỉ có màu sắc mà còn có âm thanh tiếng chim chiền chiện. Từ cảm thán "Ơi" và câu hỏi như trách yêu của nhà thơ đã thể hiện được vẻ đẹp của bức tranh tư tưởng trong tâm hồn nhà thơ. Dường như, bức tranh tâm tưởng trong tâm trí nhà thơ có đủ cả màu sắc, hình ảnh và âm thanh. Đó là sự khát khao, yêu thương cuộc sống, yêu những vẻ đẹp của cuộc sống. Hai câu thơ cuối "Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng" cho thấy một thái độ trân trọng, nâng niu từng điều, từng phút giây quý báu của nhà thơ. Hình ảnh "giọt" ở đây có thể là từng khoảnh khắc trôi qua, từng phút giây trôi qua. Hành động "hứng" của nhà thơ cho thấy thái độ trân trọng, nâng niu và khát vọng gìn giữ những điều tốt đẹp đang trôi qua trong tâm tưởng nhà thơ. Tóm lại, khổ thơ 1 chính là tình yêu cuộc sống và thái độ trân trọng, nâng niu cuộc sống của nhà thơ Thanh Hải.

Bình luận (0)
PH
Xem chi tiết
PT
14 tháng 11 2016 lúc 4:47

_ Thời gian : vào lúc đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc.

Ko gian : tiếng suối trong trẻo ; trăng , cổ thụ , hoa quấn quýt , lung linh , huyền ảo ; tràn ngập ánh trăng .

_ Từ "xuân" được lặp lại ba lần như ùn ùn trỗi dậy một sức xuân, sắc xuân.
=> Thanh điệu hài hoà (với năm thanh ngang) tạo nên cảm giác trong trẻo, thảnh thơi thi vị.

_ Tâm hồn Bác chan hoà với cảnh Sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nàn.

Câu thơ cuối vẽ lên một cảnh Vật rất thơ mộng. Vầng trăng và con người cùng lướt đi giữa dòng sông đầy ánh trăng.

 

Bình luận (6)