4 nguyên tử canxi cộng 2 phân tử khí nitơ bằng mấy vậy
Câu 7: Biết rằng bốn nguyên tử Mg nặng bằng ba nguyên tử của nguyên tố X. Vậy tên của nguyên tố X là
A. Lưu huỳnh. B. Sắt. C. Nitơ. D. Canxi
Từ CTHH của khí nitơ N2 ta biết được điều gì?
A. Khí nitơ do nguyên tố N tạo ra; có 2 ng.tử trong 1 phân tử; PTK bằng 18(đvC).
B. Khí nitơ do nguyên tố N tạo ra; có 2 ng.tử nitơ trong 1 phân tử; PTK bằng 28(đvC).
C. Khí nitơ do nguyên tố N tạo ra; có 2 ng.tử nitơ trong 1 phân tử; PTK bằng 38(đvC).
D. Khí nitơ do nguyên tố N tạo ra; có 2 ng.tử nitơ trong 1 phân tử; PTK bằng 48(đvC).
a) các cách viết sau chỉ ý gì ? : 7P,3N2,5H2O, Cu,2Cu2O, CuCO3.
b) Hãy dùng chữ số và KHHH diễn đạt các ý sau ba nguyên tử nitơ, bảy nguyên tử canxi, bốn nguyên tử natri , 5 phân tử hidro , 2 phân tử nito, 3 phân tử nước , 4 nguyên tử đồng, 1 phân tử nước, 1 phân tử Clo, 2 phân tử Brom.
c) viết CTHH của chất : Clo, Natri,Magie,oxi, Nito,Nhôm,sắt, hidro,Brom, kẽm,lưu huỳnh.
a)
7P: 7 nguyên tử photpho
3N2: 3 phân tử khí nitơ
5H2O: 5 phân tử nước
Cu: 1 nguyên tử Cu
2Cu2O: 2 phân tử đồng (I) oxit
CuCO3: 1 phân tử đồng (II) cacbonat
b)
ba nguyên tử nitơ: 3N
bảy nguyên tử canxi: 7Ca
bốn nguyên tử natri: 4Na
5 phân tử hidro: 5H2
2 phân tử nitơ: 2N2
3 phân tử nước: 3H2O
4 nguyên tử đồng: 4Cu
1 phân tử nước: H2O
1 phân tử Clo: Cl2
2 phân tử Brom: 2Br2
c) theo thứ tự: Cl2, Na, Mg, O2, N2, Al, Fe, H2, Br2, Zn, S
Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các chất sau:
a. Megie clorua, biết phân tử gồm 1Mg và 2Cl.
b. Canxi cacbonat, biết phân tử gồm 1Ca, 1C và 3O.
c. Khí Nitơ, biết trong phân tử có 2 N.
a, CTHH: MgCl2
PTKmagie clorua = 24 + 35,5 . 2 =95 đvC
b, CTHH: CaCO3
PTKcanxi cacbonat= 40 + 12 + 16.3 =100đvC
c, CTHH: N2
PTKkhí nito= 14.2= 28đvC
Câu 4: Một chất khí có phân tử khối bằng 12 lần khí hiđro. Vậy, khí đó là:
A. Nitơ; B. Oxi; C. Clo; D. Cacbon.
Bài 1 : Phân tử oxit X ( hóa trị III) nặng bằng tổng của 2 phân tử canxi và 11 phân tử khí hidro. Hãy xác định nguyên tố X.
\(CTTQ:X_2O_3\\ PTK_{X_2O_3}=2.NTK_{Ca}+11.PTK_{H_2}=2.40+11.2=102\left(đ.v.C\right)\\ Mà:PTK_{X_2O_3}=2NTK_X+3.NTK_O=2.NTK_X+3.16=2.NTK_X+48\\ \Rightarrow2NTK_X+48=102\\ \Rightarrow NTK_X=\dfrac{102-48}{2}=27\left(đ.v.C\right)\\ \Rightarrow X:Nhôm\left(Al=27\right)\)
Cho các phát biểu sau
(1) Trong các phân tử amin, nhất thiết phải chứa nguyên tử nitơ.
(2) Các amin chứa từ 1C đến 4C đều là chất khí ở điều kiện thường.
(3) Trong phân tử đipeptit mạch hở có chứa hai liên kết peptit.
(4) Trong phân tử metylamoni clorua, cộng hóa trị của nitơ là IV.
(5) Dung dịch anilin làm mất màu nước brom.
Những phát biểu đúng là
A. (1), (3), (5)
B. (1), (4), (5)
C. (2), (4), (5)
D. (1), (2), (3)
(1) Trong các phân tử amin, nhất thiết phải chứa nguyên tử nitơ.
→ Đúng, vì khi thay nguyên tử H của NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được amin.
(2) Các amin chứa từ 1C đến 4C đều là chất khí ở điều kiện thường.
→ Sai, chỉ có 4 amin ở điều kiện thường là CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N và C2H5NH2
(3) Trong phân tử đipeptit mạch hở có chứa hai liên kết peptit.
→ Sai, đipeptit chỉ chứa 1 liên kết peptit
(4) Trong phân tử metylamoni clorua, cộng hóa trị của nitơ là IV.
→ Đúng
(5) Dung dịch anilin làm mất màu nước brom.
→ Đúng, PTHH: C 6 H 5 N H 2 + 3 B r 2 → C 6 H 2 B r 3 N H 2 ↓ + 3 H B r
Đáp án cần chọn là: B
4 nguyên tử Nitơ nặng bằng mấy nguyên tử silic
Ta có: MN = 14 (g)
=> 4 nguyên tử N = 14 . 4 = 56 (g)
Ta lại có: MSi = 28 (g)
\(d_{\dfrac{4N}{Si}}=\dfrac{56}{28}=2>1\)
Vậy 4 nguyên tử nitơ (N) nặng bằng 4 lần nguyên tử silic (Si)
Một hợp chất X do 2nguyên tố hoá học tạo nên là nitơ và oxi . Biết Phân tử khí nặng bằng phân tử khí cacbonic(CO2) Hãy tình số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 2 phân tử X giúp mình với mn🥺😭