Những câu hỏi liên quan
TP
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
H24
15 tháng 12 2021 lúc 16:20

A

Bình luận (0)
H24
15 tháng 12 2021 lúc 16:20

A

Bình luận (0)
H24

A

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết
H24
12 tháng 2 2022 lúc 16:31

Tham Khảo 

  Chắc hẳn cũng chả ai khi nghe tới câu thơ này mà không biết bài thơ đó nhỉ “Bước tới đêò ngang bóng xế tà …” đúng thế mà nó được thể hiện vằ viết bởi bà Huyện Thanh Quan một con người yêu quê hương, yêu đất nước. Bà đã thể hiện cái chất đậm riêng của đèo ngang nơi đây bằng những cảnh tượng hùng hồn “bóng xế tà, cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Cảnh sắc nơi đây thậm ảm đạm biết bao với những cảnh vật u buồn mà nơi đó chỉ có riêng cây, hoa, người và cảnh vật. Chính cái u buồn ảm đảm đó mà đã khiến cho tâm trí của tác giả cũng như của mỗi người khi đặt chân đến đây đều thư giãn, họ luôn cảm giác được sự hòa tâm trí của bản thân với thiên nhiên xung quanh, toát ra được những nỗi buồn mà mình đang phải hứng chịu với thiên nhiên và cả muôn vật. Tác giả trong văn bản này cũng vậy, bà đang mang đậm những nối buồn của riêng bản thân và muốn hòa mình vào cùng thiên nhiên , coi thiên nhiên , cảnh vật,.. như là một người bạn thứu hai của bản thân mình. Qua đó mà ta cảm nhận được biết bao điều về cảnh sắc, thiên nhiên nơi đây, nó như là một người bạn của mỗi con người khi đặt chân đến nơi đây và cùng chúng ta chia sẻ những nỗi buồn từ chính tâm hồn của người đang mang những nỗi đau, nỗi buồn,..

Bình luận (0)
MN
12 tháng 2 2022 lúc 16:32

Em tham khảo nhé:

Nguồn: Quanda

Nền văn học trung đại nổi bật lên với nhiều gương mặt nhà thơ nam, nhưng bên cạnh đó cũng là sự xuất hiện của tên tuổi những nhà thơ nữ tài năng, có thể kể đến Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan. Tuy những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa vốn không được coi trọng nhưng bằng tài năng và trong nền văn học của nước nhà. Bài thơ Qua đèo ngang là một tác phẩm thơ nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan, nói về tình cảnh đơn độc của người con xa xứ và nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ tài năng dưới thời vua Minh Mạng, tài năng xuất chúng của bà đã được triều đình trọng dụng và được phân bổ chức Cung trung giáo tập, tức là một chức quan dạy lễ nghi cho các cung phi, cung chúa chốn thâm cung. Để nhận chức, bà đã phải rời quê hương đến kinh thành Huế, trên đường đi nhận chức bà đã dừng chân ở Đèo Ngang và sáng tác lên tác phẩm Qua Đèo Ngang: “Bước tới đèo ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa” Hai câu thơ đầu tiên đã mở ra không gian, thời điểm đầy đặc biệt của bức tranh thơ. Thời gian mà Bà Huyện Thanh Quan lựa chọn trong bài thơ này đó chính là không gian của buổi chiều tà, đây là thời điểm bà dừng chân nghỉ ngơi, lấy sức cho hành trình dài. Nhưng cũng chính thời điểm chiều ta cũng gợi nhắc cho người ta nhiều suy tư, trăn trở. Các nhà thơ miêu tả “bóng xế tà” gợi ra không khí chậm chãi, trầm buồn của không gian khi ánh sáng của một ngày bắt đầu lụi tắt. Trong không gian ấy, khung cảnh thiên nhiên nơi Đèo Ngang cũng khiến cho con người rợn ngợp, trống trải. Cảnh cỏ cây, hoa lá cùng chen nhau trên những phiến đá gợi ra sự phát triển mạnh mẽ, tốt tươi của sự vật nhưng đồng thời cũng tạo ra sự trống vắng, hoang sơ của chốn núi rừng. Làm cho khung cảnh vốn tĩnh lặng lại càng trở nên buồn đến rợn ngợp. Xem thêm: Tại sao nói: “ Hiền tài là nguyên khí của một quốc gia” “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà” Nếu như khung cảnh thiên nhiên núi rừng nơi đèo ngang khiến cho Bà Huyện Thanh Quan cảm thấy trống vắng, tịch mịch thì khi hướng cái nhìn về sự sống xung quanh lại mang lại cho tác giả cảm xúc của sự cô đơn, trống vắng. tác giả đã sử dụng các từ láy lom khom, lác đác để diễn tả sự ít ỏi, thưa thớt của những dấu hiệu sống, dấu hiệu của con người. Vốn muốn tìm sự ấm áp trong không gian hoang lạnh nhưng khi nhìn về sự sống thưa thớt lại càng gợi lên sâu sắc sự cô đơn, khắc sâu thêm nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” Tiếng chim văng vẳng trong không gian đầy da diết gợi lên nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ nhà của thi sĩ. Một mình nơi đất khách lại đứng trước không gian mênh mông vắng lặng của càng khiến cho con người trở nên nhỏ bé, càng cảm nhận sâu sắc hơn nỗi cô đơn của mình. Tác giả đã sử dụng phép chơi chữ để làm nổi bật lên nỗi nhớ nhà của mình. Quốc trong tiếng kêu quốc quốc là nỗi nhớ hướng về đất nước, về quê hương. Còn gia lại gợi nhắc đến nỗi nhớ về gia đình. “Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta” Dừng chân trong không gian núi trời mênh mông, bát ngát nhà thơ cảm nhận được nét đẹp của non sông gấm vóc của đất trời, tuy nhiên cũng chính không gian ấy lại làm sâu thêm nỗi cô đơn, lẻ loi của nhà thơ nơi đất khách quê người. Bởi những nỗi niềm, những tâm sự chẳng thể giãi bày cùng ai chỉ có thể ôm ấp cho riêng mình.

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết
DL
13 tháng 2 2022 lúc 8:39

Tác phẩm "Qua đèo Ngang" là bài thơ đánh dấu tên tuổi của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ ra đời vào thời điểm bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang, một con đèo nổi tiếng tiếng với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ buồn man mác, hồn thơ tinh tế đi vào lòng người "Qua đèo Ngang" không còn là một bức tranh thiên niên đơn thuần mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của nữ thi sĩ với sự tiếc nuối và buồn về thế sự đất nước lúc bấy giờ. Sự sáng tạo nhưng vẫn có nét truyền thống, bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với kết cấu đề thực luận kết. Mở đầu tứ thơ với hai câu đề: Bước đến đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Hai câu thơ đầu tiên thi sĩ đã khai mở toàn bộ không gian, thời gian khi sáng tác bài thơ. Hai câu thơ đề với lối thơ rất tự nhiên, không bị gò ép trong khuôn khổ chung thời ấy. Trong cảnh hoàng hôn "bóng xế tà", nữ thi sĩ bước đến mang trong mình những cảm xúc khó tả, say đắm trong không gian rộng lớn sâu thẳm của đèo cao, thời gian mênh mông của trời chiều. Bao giờ cùng vậy, trong thi ca trung đại, "bóng xế tà" luôn gợi cho con người một nỗi buồn man mác không tên, mênh mang hơn đất trời, có chút gì đó lưu luyến thời gian của một ngày đã qua. Trong không gian chiều ấy, một nét chấm phá làm nổi bất thiên nhiên nơi đèo núi chập chùng: "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Khi hoàng hôn buông dần phai, không gian ngày tàn mà tác giả còn bắt gặp được một sức sống tiềm tàng của thiên nhiên. Sử dụng phép nhân hóa, kết hợp động từ "chen" nữ thi sĩ như thổi vào thiên nhiên một linh hồn với sự sống mãnh liệt, đang vươn lên. Từ ngọn cỏ, từng nhành hoa nhỏ bé kia đang chen lên những tảng đá lớn, giữa một không gian ấy, cảnh vật mang một nét đẹp lạ lùng. Từ gần đến xa, tác giả đưa mắt ra phía dưới đèo, con người xuất hiện: Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà phan tich bai tho qua deo ngang Cảm nhận bài thơ Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan Bức tranh chỉ thêm đẹp khi có sự xuất hiện của con người. Biện pháp đảo ngữ các từ láy gợi tả như "lom khom" , "lác đác" và các chỉ từ "vài" , "mấy" làm không gian chở nên hiu hắt, con người thì quá đỗi nhỏ bé so với thiên nhiên hùng vĩ chiều hôm. Dưới chân núi, vài chú tiều phu đốn củi, vài mái nhà thưa thớt quanh quanh. Không gian bao chùm lên toàn bộ cảnh vật là sự hưu quạnh và vắng vẻ. Hai câu luận là nỗi buồn của thi sĩ trước cảnh giang sơn đất nước đang ngày một lụi tàn: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. Tiếng kêu của con quốc hay chính là tiếng lòng tác giả. "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc" là câu thơ bắt nguồn từ điển tích xưa về vua Thục vì mất nước mà hóa thành con cuốc chỉ biết kêu những tiếng đau thường. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều trở nên diệu vợi. Còn tiếng "gia gia" là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi "thương nhà". Thương nhà ở đây có lẽ là nỗi nhớ thương đất nước trong quá khứ hào hùng hay cũng là thương cho sự đổi thay, sự lụi tàn của quê hương. Những xúc cảm của thi sĩ được bộc lộ một cách trực tiếp bằng hai câu luận. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp với biện pháp nhân hóa " đau lòng" "mỏi miệng" cùng chuyển đổi cảm giác từ nỗi lòng thành tiếng thương tạo ấn tượng mạnh đã cho ta thấy bức tranh ấy không chỉ là cảnh vật mà còn là bức tranh tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan với tình yêu thương nước nhà. Với kết cấu đầu cuối tương ứng, hai câu kết khép lại những tâm trạng của thi nhân: Dừng chân đứng lại: trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Cảnh vật khiến dừng bước chân trên con đường đến Phú Xuân. Cái bao la của đất trời, cái hùng vĩ của núi non, cái mênh mông của sông nước như níu bước chân nữ thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la của đèo Ngang , tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần lấp đầy tâm hồn, bao chùm lên mọi cảnh vật"một mảnh tình riêng ta với ta". Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn bao nhiêu thì nỗi cô đơn của người lữ khách càng vơi đầy. Một mảnh tình riêng, một tâm tư sâu kín, những tâm trong lòng mà chẳng tìm nổi một người để sẻ chia. Nỗi buồn cứ vậy lắng vào cảnh vật, tâm trạng kéo dài miên man. Chỉ có "ta" và "ta" giữa mênh mông trời đất. Bài thơ khép lại, mở ra những suy tư cho người đọc. Khiến người ta nhớ về một thời đại lụi tàn, một nữ thi sĩ bơ vơ. Bức tranh cảnh vật và tâm trạng ấy để lại biết bao cảm xúc trong lòng người đọc.

Bình luận (0)
DP
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
NH
11 tháng 11 2018 lúc 12:50

Ta không đồng ý với ý kiến đó được. 

Vì:

Qua đèo Ngang: tác giả phải đối diện với chính mình, thể hiện nỗi buồn khi phải xa nhà, xa nước, cảm giác buồn tủi.

Bạn đến chơi nhà: tác giả với bạn tác giả là hai người, thể hiện niềm vui.

 
Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
8 tháng 1 2019 lúc 13:16

Đáp án

- Hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, hai cụm từ giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về nội dung, ý nghĩa biểu đạt.

+ ở “Bạn đến chơi nhà” cụm từ có ý nghĩa chỉ hai người chủ và khách – hai người bạn. Cụm từ cho thấy sự thấu hiểu, cảm thông, gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỉ

 + ở “Qua đèo ngang” cụm từ có ý chỉ 1 người – chủ thể trữ tình của bài thơ. Cụm từ thể hiện sự cô đơn không thể sẻ chia của nhân vật trữ tình.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
24 tháng 7 2019 lúc 5:16

- Bài văn biểu cảm thường sử dụng tất cả các biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, láy, ...

- Nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ là hoàn toàn đúng, vì biểu cảm và thơ có đặc điểm giống nhau: thể hiện cảm xúc của tác giả => tính trữ tình.

Bình luận (0)