Sưu tầm ảnh về bầu trời.
bán nick này:giá 10k nhé!
Đặt 2 − 3 câu có hình ảnh nhân hoá nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên.
M: Những chị mây đang dạo chơi trên bầu trời.
chị nắng tỏa sáng những tia nắng xuống đất
hãy sưu tầm tư lieeujh, hình ảnh hay clip về nền văn minh phương tây thời phong kiến
Phương Đông bước vào xã hội chiếm hữu nô lệ - xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử phát triển của nhân loại - tương đối sớm. Điều này cũng dễ hiểu. Như trên đã nói, nông nghiệp ở phương Đông ra đời sớm và giữ vai trò chủ đạo. Khi nông nghiệp phát triển thì tổ chức xã hội cũng phát triển, dẫn đến việc xã hội sớm phân hoá thành giai cấp và hệ quả là nhà nước sớm ra đời. Thời gian xuất hiện nhà nước phương Đông cổ đại sớm nhất (dưới hình thức nhà nước chiếm hữu nô lệ) là vào khoảng thế kỉ thứ IV TCN. Dĩ nhiên các nhà nước chiếm hữu nô lệ không ra đời cùng một lúc và cũng không chấm dứt cùng một lúc. Ra đời sớm nhất là nhà nước chiếm hữu nô lệ ở Ai Cập và Lưỡng Hà (thế kỉ thứ IV TCN), sau đó mới đến các nhà nước ở khu vực sông Ấn, sông Hằng và Hoàng Hà, Dương Tử (thế kỉ thứ III TCN). Về sự “lụi tàn” của các nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Đông cũng tương tự. Nếu như đế quốc Ba Tư ở vùng Trung Cận Đông sụp đổ ngay từ thế kỉ thứ IV TCN thì nhà nước cổ đại Ấn Độ còn kéo dài mãi đến tận những thế kỉ đầu công nguyên.
Chúc bạn học tốt!!!~
Các quốc gia cổ đại phương đông và các quốc gia cổ đại phương tây là các quốc gia ra đời sớm nhất trên thế giới. Nó đã mở ra thời đại văn minh cho con người, thời đại xã hội có giai cấp và nhà nước. Các quốc gia cổ đại có nền văn hoá lớn đó là Trung Quốc, Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ(4 quốc gia cổ đại phương đông) và Hi lạp, La Mã (2 quốc gia cổ đại phương tây). Giữa các quốc gia này có nhiều điểm giống và khác nhau, theo tôi có thể chia theo 2 nhóm như trên nhưng có người cho rằng Lưỡng Hà có nền công thương nghiệp khá phát triển, thể chế chính trị gần giống các quốc gia cổ đại phương tây vậy tại sao nó lại là quốc gia cổ đại phương đông hay tại sao Ai Cập nằm ở phía tây lại vẫn thuộc nhóm các quốc gia cổ đại phương đông hay tại sao La Mã thời đế chế có lãnh thổ lớn như vậy tại sao lại thuộc nhóm các quốc gia phương tây cổ đại. Vì thế cần phải nhát trí về cách phân chia và tìm ra nguyên nhân của sự phân chia đông – tây cũng là tìm ra mấu chốt, là chìa khoá để mở ra cánh cửa đóng kín từ lâu của thế giới cổ đại đầy bí ẩn. Sau đây tôi xin trình bày một số điều mình nghĩ về sự giống và khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương đông, phương tây để trả lời cho những câu hỏi về cách phân chia đông- tây trong thế giới cổ đại.
A.Kinh tế Các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây có sự giống và khác nhau về các đặc điểm kinh tế. Sau đây là một số điểm giống nhau giữa các quốc gia cổ đại phương đông và các quốc gia cổ đại phương tây.
- Kinh tế của họ phát triển đến thời cổ đại đều đã kinh qua nền sản xuất nguyên thuỷ, công xã thị tộc. Hay nói cách khác sự tan rã của nền kinh tế nguyên thuỷ là tiền đề để hình thành nền kinh tế cổ đại ở cả các quốc gia phương đông và phương tây.Vì đều trải qua nền sản xuất nguyên thuỷ nên họ đều có những điểm giống nhau, đều trải qua mô hình sản xuất công xã thị tộc, công xã nông thôn, đều có nền kinh tế đi lên từ nông nghiệp…
-Kinh tế của họ phát triển đều dựa vào điều kiện tự nhiên, phát huy thế mạnh mà tự nhiên ban tựng cũng như hạn chế đến mức tối đa các khó khăn từ điều kiện tự nhiên gây ra với kinh tế: ở phương đông là tận dụng lương mưa và đất phù sa để phát triển nông nghiệp, hạn chế hậu quả do lũ lụt gây ra, ở phương tây là phát huy thế mạnh về hàng hải và thủ công nghiệp, hạn chế khó khăn do thiếu hụt lương thực gây ra(ở phương tây, đất đai không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nên phải dựa vào thương nghiệp để mua lương thực cho những năm mất mùa)
- Ở cả các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây các ngành kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều đã có đủ sự khác nhau chỉ ở chỗ họ lấy nghành kinh tế nào là mũi nhọn để phát triển mà thôi.
Ở phương Đông: đặc trưng kinh tế của họ là nền kinh tế nông nghiệp mang tính chất tự cấp,tự túc.Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp có tồn tại nhưng không có điều kiện phát triển, được coi như nghề phụ trong những lúc nông nhàn.
Trái lại các quốc gia cổ đại phương tây nền kinh tế chủ yếu của họ là thủ công nghiệp và thương nghiệp.Đây là nơi hình thành và phát triển nền kinh tế hàng hoá cổ đại.Sau đây ta sẽ đi rõ vào chi tiết từng ngành sản xuất để thấy rõ hơn sự khác biệt trên
1/Trong nông nghiệp:
1.1.1:Ở các quốc gia cổ đại phương đông nông nghiệp trồng lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu, là cơ sở kinh tế của tất cả các quốc gia cổ đại phương đông. Bên cạnh việc lấy nghề nông làm gốc, cư dân phương đông thời cổ đã biết chăn nuôi gia súc như: bò, cừu, lợn…, và biết trồng các loại ngũ cốc khác nhau như: ngô, lúa mạch, kê, vừng và các loại cây ăn quả khác. Chính vì các nghành nông nghiệp phát triển theo hướng tự túc, tự cấp như vậy nên kinh tế hàng hoá không phát triển, nhu cầu trao đổi buôn bán hàng hoá ít. Lối sản xuất này của họ đã gần như bóp nghẹt kinh tế công thương nghiệp và tạo ra sự trì trệ tương đối nhưng vì 3 trong 4 quốc gia cổ đại phương đông nằm biệt lập với thế giới bên ngoài nên nền kinh tế tự túc, tự cấp là phù hợp với điều kiện phát triển của họ. Chỉ có Lưỡng Hà nằm ở nơi địa hình bằng phẳng nên phát triển hơi khác về kinh tế họ phát triển công thương nghiệp và là một trung tâm thương nghiệp lớn trong thế giới cổ đại họ có nhiều nét giống các quốc gia cổ đại phương tây nhưng về bản chất họ vẫn lấy nghề nông làm gốc điều này thể hiện rất rõ qua bộ luật Hammurabi bộ luật thành văn đầu tiên của thế giới bộ luật này chủ yếu bảo vệ nông nghiệp và quan hệ sản xuất nông nghiệp.
1.2:Ở các quốc gia cổ đại phương tây nền kinh tế nông nghiệp không phát triển như các quốc gia cổ đaị phương đông. Nền nông nghiệp của họ chủ yếu gắn với thị trường và phục vụ nhu cầu của thị trường. Cây trồng chính của họ không phải là cây lúa nước họ chủ yếu trồng lúa mì và các cây công nghiệp lâu năm như nho, ô liu…Như vậy ta có thể thấy nền nông nghiệp của họ không chỉ để phục vụ nhu cầu cá nhân mà còn phục vụ nhu cầu của thị trường. Từ đó ta có thể thấy rõ sự phát triển của yếu tố thị trường trong sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là sự khác nhau cơ bản của sản xuất nông nghiệp phương đông và phương tây.
2:Trong thủ công nghiệp:
2.1:Ở các quốc gia phương đông họ đã biết làm nhiều nghề thủ công với những dấu ấn riêng ở mỗi quốc gia như: đồ gốm sứ ở Trung Quốc, Lưỡng Hà, dệt ở Trung Quốc, làm giấy ở Ai Cập…nhưng kinh tế thủ công nghiệp ở đây vẫn bị cho là nền kinh tế bổ trợ cho nông nghiệp. Vì vậy độ chuyên môn hoá trong sản xuất thủ công nghiệp chưa cao. Ở nhiều nơi nghề thủ công chỉ được coi như “nghề phụ” là việc làm thêm trong lúc nông nhàn. Điều này càng cho thấy rõ tính chất tự cấp, tự túc trong nền nông nghiệp của các quốc gia cổ đại phương đông.
2.2:Trong khi đó các quốc gia cổ đại phương tây lại có nền sản xuất thủ công nghiệp hoàn toàn khác các mặt hàng thủ công nổi tiếng của họ là rượu nho dầu ô liu và các sản phẩm như vũ khí và đồ gỗ. Nền thủ công nghiệp của họ cũng gắn liền với nhu cầu của thị trường. Nhưng cái khác biệt lớn nhất của họ so với các quốc gia phương đông là thủ công nghiệp của họ đã tách rời khỏi nông nghiệp để trở thành một nền sản xuất độc lập. Đây là bước tiến lớn của họ, nhờ vậy mà năng xuất lao động tăng lên không ngừng và cũng thể hiện nền thủ công nghiệp đã được chuyên môn hoá, đem lại năng xuất cao hơn
3:Trong thương nghiệp
3.1:Ở các quốc gia cổ đại phương đông nền kinh tế của họ mang tính tự cấp, tự túc là chủ yếu nên nền thương nghiệp chưa phát triển, buôn bán trao đổi chủ yếu dưới hình thức vật đổi lấy vật, tiền tệ đã xuất hiện nhưng chưa phổ biến. Nước có nền kinh tế thương nghiệp phát triển nhất phương đông là Lưỡng Hà cổ đại.
3.2:Trong khi nền kinh tế thủ công nghiệp ở phương đông không phát triển được do nền kinh tế mang chất tự cấp, tự túc thì nền thương nghiệp ở phương tây đã có sự phát triển mạnh mẽ đặc biệt là giao thương bằng đường biển. Các thuyền buôn của họ đã nối liền 3 châu lục Á, Phi, Âu và đem về vô số tài sản cho lái buôn.
Vậy tại sao lại có sự khác nhau về kinh tế giữa các quốc gia phương đông và phương tây như vậy đó là do giữa phương đông và phương tây có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên. Ở buổi đầu của văn minh nhân loại con người phải sống phụ thuộc vào tự nhiên chứ chưa có ý muốn cũng như khả năng để chinh phục nó. Lao động là quá trình thúc đẩy sự tiến hoá của con người. Ở thời cổ đại con người còn ở một trình độ sản xuất chưa cao. Nền kinh tế nông nghiệp phương đông phát triển trên cơ sở trị thuỷ các dòng sông lớn, đất đai ở đây được phù sa các sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, Sông Tigơrơ và Ơphơrát ở Lưỡng Hà, Sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, Sông Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc. Chính các con sông này đã tạo nên các đồng bằng phì nhiêu, các vụ mùa bội thu và quan trọng nhất là tạo ra các nhà nước cổ đại phương đông. Không một quốc gia phương đông cổ đại nào mà lại không có một dòng sông lớn chảy qua. Nhờ lớp đất phù sa có nơi dày tới vài mét nên nông nghiệp phương đông vẫn phát triển dù thời kì đó công cụ lao động của họ chủ yếu là gỗ, đá và đồng đỏ họ có thể canh tác mà không cần công cụ bằng sắt. Một yếu tố tự nhiên khác làm cho sự phân hoá đông – tây là khí hậu và địa hình. Như ta đã biết một quốc gia muốn phát triển kinh tế thì phải dựa vào điều kiện khí hậu và địa hình. Ví dụ ở nước ta cũng như đa số các quốc gia phương đông nền kinh tế nông nghiệp lúa nước phát triển do nó hình thành trên cơ sở các đồng bằng rộng lớn có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Sở dĩ tôi cho 2 yếu tố này đi với nhau vì nó bổ xung lẫn nhau vì có những nơi như ở La Mã cổ đại có các đồng bằng khá lớn như đồng bằng Pô và đồng bằng Tibrơ nhưng nền kinh tế nông nghiệp không dữ vai trò chủ đạo vì khí hậu ở đây là khí hậu Địa Trung Hải tuy có nhiều nét giống với khí hậu nhiệt đới nhưng lượng mưa hàng năm ít hơn nhiều, còn ở một số vùng như ở Trung Phi và một số vùng núi cao ở nước ta lượng mưa trong năm khá cao nhưng do địa hình gồ ghề không có các đồng bằng châu thổ rộng lớn nên không có điều kiện phát triển nhà nước.
Theo như những gì nãy giờ ta phân tích về sự quan trọng của sông ngòi, địa hình, khí hậu làm nền tảng cho nền nông nghiệp phương đông thì những điều kiện đó không có đủ như ở các quốc gia phương tây. Vậy cơ sở tự nhiên để hình thành các quốc gia cổ đại phương tây là gì? Như đã nói từ đầu nền kinh tế các quốc gia cổ đại phương tây là nền kinh tế dựa trên sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp, nông nghiệp chỉ là thứ yếu, là nguyên liệu cho thủ công nghiệp và thương nghiệp vì thế các quốc gia cổ đại phương tây không cần các điều kiện như ở phương đông. Nhưng họ cũng là con người, cũng phải tuân theo các quy luật nhất định nhà nước chỉ hình thành khi kinh tế đạt đến một mức nào đó khi mà quan hệ công xã thị tộc bị giải thể vì sự tư hữu trong tư liệu sản xuất. Các quốc gia phương tây không cần các điêu kiện như phương đông vì họ dựa trên thủ công nghiệp và thương nghiệp. Hi Lạp và La Mã đều là các quốc gia nằm trên các bán đảo lớn ăn ra biển, có nhiều vũng, vịnh kín gió thuận lợi cho phát triển hàng hải. Hơn nữa 2 bán đảo Bancăng và Italia đều nằm trong vùng biển Địa Trung Hải vùng biển này 3 mặt là 3 châu lục Á, Phi, Âu bao bọc nên tương đối yên bình, ít bão lớn. Vì thế từ thời cổ đại khi kĩ thuật đóng tàu chưa phát triển hoàn thiện người ta vẫn có thể vượt biển để buôn bán. Đất đai và khí hậu ở đây tuy không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước nhưng bù lại khí hậu và đất đai ở đây lại thuận lợi cho việc trồng một số cây công nghiệp lâu năm như nho, ôliu. Đây là nguyên liệu để sản xuất rượu nho và dầu ôliu 2 mặt hàng có thể cho là “đặc sản” của các quốc gia cổ đại phương tây. Hơn nữa đất đai của họ không thích hợp với sản xuất nông nghiệp nên để có nguồn lương thực đáp ứng nhu cầu họ phải tiến hành trao đổi, buôn bán với các quốc gia dồi dào lương thực ở phương đông như Ai Cập, Lưỡng Hà… đây cũng là những thị trường tiêu thụ rộng lớn của họ.
B. Chính trị, xã hội:Cũng giống như về kinh tế, xã hội cổ đại phương đông và xã hội cổ đại phương tây có những nét giống và khác nhau nhất định.
1. Giống nhau: Do cùng trải qua xã hội nguyên thuỷ trước khi hình thành các quốc gia cổ đại của mình nên giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây cũng có những nét giống nhau.
- Cơ sở của việc hình thành nhà nước là sự phân chia giai cấp và sự tư hữu về tư liệu sản xuất nên xã hội cổ đại phương đông và phương tây đều chia làm 2 tầng lớp là tầng lớp thống trị bao gồm tăng lữ, quý tộc ở phương đông và chủ nô ở phương tây, tầng lớp bị trị là những nông dân công xã, dân tự do và nô lệ.
- Sự hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại dựa trên cơ sở sự bóc lột của tầng lớp thống trị với tầng lớp bị trị
- Kế tiếp xã hội cổ đại là xã hội chiếm nô, cả các quốc gia phương đông và phương tây đều như vậy nhưng do điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh kinh tế mà các quốc gia cổ đại phương đông không phát triển chế độ chiếm nô đến điển hình và thành thục như ở các quốc gia cổ đại phương tây.
2. Khác nhau:
2.1: Về chính trị- Sự khác nhau đầu tiên và rất rõ ràng giữa các quốc gia cổ đại phương đông và các quốc gia cổ đại phương tây là ở thể chế nhà nước, trong khi các quốc gia cổ đại phương đông theo chế độ tập quyền chuyên chế thì ở phương tây thể chế nhà nước của họ là chế độ dân chủ chủ nô. Đây là 2 hình thức nhà nước cơ bản mà dựa vào nó các quốc gia phong kiến, hiện đại dùng để tổ chức bộ máy nhà nước. Ở các quốc gia phương đông “vua có quyền lực tuyệt đối. Tên của các ông vua được gọi theo cá cách khác nhau ở Ai Cập gọi vua là Pharaông, ở Lưỡng Hà gọi là Patêxi hay Enxi… Vua được coi là con của thần hay thượng đế” nói chung vua các quốc gia phương đông có quyền lực vô hạn. Trái với các quốc gia phương đông các quốc gia phương tây cổ đại theo chế độ dân chủ chủ nô. Hội đồng nhân dân giữ vai trò quyết định, vua được chọn chỉ nhằm tổ chức nhà nước quyền lực của vua bị giới hạn bởi các cơ quan như “viện nguyên lão”, “đại hội công dân”… hay thậm chí bởi một ông vua khác(chế độ của thành bang Xpác)
- Sự khác nhau giữa các quốc gia phương đông và phương tây còn ở thời điểm ra đời của nhà nước cổ đại các quốc gia cổ đại phương đông là những nhà nước đầu tiên của nhân loại theo một số tài liệu như “Lịch sử thế giới cổ trung đại” do Nghiêm Đình Vỳ chủ biên hay “Lịch sử thế giới cổ đại” của Chiêm Tế thì các quốc gia cổ đại phương đông hình thành từ khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN, tức là khi nhà nước của họ thành lập thì con người còn đang ở thời kì đá- đồng và dĩ nhiên chưa có sự xuất hiện của công cụ bằng sắt. “Thậm chí người Ai Cập mới chỉ biết đến công cụ bằng đá và gỗ”(Lịch sử thế giới cổ trung đại). Trong khi đó các quốc gia cổ đại phương tây bước vào quá trình hình thành nhà nước muộn hơn nhiều theo một số tài liệu thì đó là vào khoảng thế kỉ VIII- VII TCN. Đây cũng là sự khác nhau về chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây.
- Điểm khác nhau tiếp theo về chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây là: các quốc gia cổ đại phương đông tồn tại một cách khá cách biệt với thế giới bên ngoài nên họ tồn tại và phát triển một cách khá độc lập liên tục mà không chịu ảnh hưởng của nền văn minh nào khác từ bên ngoài nếu bị xâm lược thì thường giành lại độc lập sau đó. Trong khi đó chính trị, xã hội của các quốc gia cổ đại phương tây chịu ảnh hưởng khá lớn từ các lực lượng bên ngoài. Họ thường phải chịu những cuộc xâm lược của các bộ tộc khác tiêu biểu là cuộc xâm lược của người Giecmanh cuộc xâm lược này đã làm sụp đổ đế chế La Mã đồng thời cũng chấm dứt lịch sử cổ đại châu Âu mở ra thời kì phong kiến.
- Về mặt tổ chức nhà nước thì các quốc gia cổ đại phương đông lãnh thổ của họ thường khá rộng lớn và là một nhà nước thống nhất ví dụ như Ai Cập, Trung Quốc, Lưỡng Hà. Lịch sử Ấn Độ, Ai Cập, Trung Quốc cũng có một số thời kì bị chia cắt nhưng các vùng chia cắt thường không khác nhau lắm về chính trị, xã hội, hơn nữa thì chúng thường được nhanh chóng thống nhất trở lại. Nhưng ở các quốc gia cổ đại phương tây đặc biệt là ở Hi Lạp cổ đại, nhà nước của họ tồn tại dưới hình thức thành bang tức là trên lãnh thổ đó tồn tại nhiều tiểu quốc nhỏ với chế độ tổ chức nhà nước khác nhau giữa các thành bang không có sự giống nhau ví dụ: thành bang Aten là thành bang có hình thức hội đồng 500 và hội đồng công dân đứng đầu là 10 nhà chiến lược kiệt xuất được bầu chọn, ở Xpác cũng có hội đồng nhân dân nhưng chủ chốt lại là ở 2 vua và 5 quan giám sát. Ở Rôma thời kì đế chế tuy lãnh thổ mở rộng nhưng về bản chất vẫn không có sự quản lý chặt chẽ thành một khối như ở các quốc gia cổ đại phương đông.
2.2: Sự khác nhau về xã hội:- Theo quy luật khách quan của lịch sử thì tiếp theo xã hội cổ đại sẽ là xã hội chiếm nô nhưng do một số nguyên nhân về điều kiện tự nhiên và xã hội nên ở phương đông tồn tại một cách dai dẳng chế độ công xã nông thôn 1 hình thức tổ chức xã hội mà trong đó duy trì nền kinh tế tự nhiên và nhiều tàn dư của công xã nguyên thuỷ. Vì vậy nên xã hội chiếm nô ở phương đông không phát triển đến mức thành thục, điển hình như ở các quốc gia phương tây nơi số lượng nô lệ đông gấp hàng chục lần chủ nô và bình dân.
- Điều khác nhau tiếp theo giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây là về lực lượng chính lao động để làm ra của cải vật chất. Ở các quốc gia phương tây với nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, lực lượng chính làm ra của cải vật chất là những người nô lệ, một thứ “công cụ biết nói”, còn ở các quốc gia cổ đại phương đông với nền kinh tế nông nghiệp phát triển thì vai trò này thuộc về những nông dân công xã. Lực lượng lao động chính khác nhau cũng cho thấy sự khác nhau về bản chất xã hội giữa các quốc gia cổ đại phương đông và các quốc gia cổ đại phương tây.
- Do sự khác biệt trong lực lượng sản xuất chính giữa xã hội cổ đại phương đông và xã hội cổ đại phương tây nên mâu thuẫn xã hội giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây cũng khác nhau. Ở xã hội cổ đại phương đông dó là mâu thuẫn giữa 2 giai tầng chính là giai cấp thống trị( vua, quan, quý tộc) và giai cấp bị trị( nông dân công xã, nô và thợ thủ công). Ở các quốc gia cổ đại phương tây thì có vẻ phức tạp hơn vì ngoài 2 giai cấp đối kháng là chủ nô và nô lệ thì lại có thêm một tầng lớp không bóc lột ai nhưng cũng không bị ai bóc lột, họ là những người dân tự do nghèo, Mác đã gọi họ là tầng lớp “vô sản ăn bám” họ sống nhờ vào phúc lợi xã hội mà không cần phải lao động gì. Đó cũng là sự khác biệt giữa các quốc gia cổ đại phương đông và các quốc gia đại phương tây.
- Trong cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây cũng có sự khác nhau. Trong xã hội cổ đại phương đông nông dân công xã chiếm phần lớn dân số trong khi đó số lượng nô lệ của các quốc gia cổ đại phương tây cao gấp hàng chục lần số lượng chủ nô và bình dân.
- Một đặc điểm khác của xã hội cổ đại phương đông và phương tây là: do hình thức thành bang phát triển nên tỉ lệ dân thành thị của họ rất cao, thành thị là trung tâm của thành bang, là nơi tập trung của cư dân. Trái lại ở các quốc gia phương tây tỉ lệ dân nông thôn lại cao hơn thành thị điều này nói lên sự khác biệt về kinh tế xã hội giữa các quốc gia cổ đại phương đông và các quốc gia phương tây cổ đại đồng thời nó cũng rất có ảnh hưởng với xã hội các quốc gia này trong những giai đoạn phát triển sau.
3. Giải thích sự giống và khác nhau về chính trị, xã hội giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây.Nhưng chúng ta cũng cần tìm hiểu tại sao giữa các quốc gia phương đông cổ đại và các quốc gia cổ đại phương tây lại có sự giống và khác nhau về chính trị, xã hội như vậy. Tìm ra nguyên nhân của sự giống và khác nhau đó cũng là tìm ra nguyên nhân khác nhau cơ bản giữa phương đông và phương tây cổ đại. Nguyên nhân khác nhau về chính trị, xã hội chủ yếu giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây là do điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế quy định, nói chung điều kiện tự nhiên và kinh tến là yếu tố chủ yếu để tạo ra sự khác nhau giữa các quốc gia phương đông và phương tây. Sự ảnh hưởng của tự nhiên với kinh tế ta đã nói
qua ở phần giải thích sự khác nhau về kinh tế. Sau đây tôi sẽ trình bày thêm về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến chính trị, xã hội và một số nguyên nhân khác
3.1. Giải thích sự giống nhau về chính trị, xã hội-Có sự giống nhau giống nhau giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây vì các quốc gia này đều hình thành trên cơ sở tuân theo quy luật khách quan tất yếu của lịch sử đó là “kế tiếp xã hội nguyên thuỷ cổ đại là xã hội chiếm nô với 2 giai cấp cơ bản: Giai cấp thống trị chủ nô và giai cấp bị trị nô lệ”(Lịch sử thế giới cổ trung đại- Nghiêm Đình Vỳ chủ biên).
-Như ta đều biết nhà nước ra đời khi xã hội ẩn chứa nhiều mâu thuẫn, khi mà sự tư hữu về tư liệu sản xuất đã đạt tới một mức độ nhất định. Nhà nước cổ đại có vai trò quản lý, điều hoà mâu thuẫn đó nhưng chủ yếu là thay mặt tầng lớp trên trong xã hội để trấn áp, bóc lột nhân dân. Vì thế về bản chất nhà nước là một cơ quan bóc lột nhân dân không phân biệt sự khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội…
-Do cùng ra đời vào thời cổ đại nên xét cho cùng tổ chức chính trị, xã hội có một số điểm giống nhau nhất định như tính sơ khai, tính bóc lột nguyên thuỷ…
- Nguyên nhân hình thành chế độ tập quyền chuyên chế ở phương đông và nền dân chủ chủ nô ở phương tây. Do ở phương đông nền kinh tế nông nghiệp tự túc, tự cấp phát trỉển còn ở phương tây có nền kinh tế hàng hoá, công thương nghiệp phát triển nên yêu cầu về chính trị, xã hội khác nhau. Ở phương đông với nền kinh tế nông nghiệp thì thuỷ lợi là vấn đề hàng đầu, nhưng trị thuỷ phải có sự góp sức của nhiều người vì thế chế độ tập quyền chuyên chế giúp vua có khả năng trong điều hành các công việc chung dễ dàng hơn. Ngoài ra các vị vua phương đông thường mượn thần quyền để tăng uy tín của mình. Trái lại ở phương tây họ hình thành các quốc gia cổ đại muộn hơn nên có thể tiếp thu thành tựu phương đông. Trong các quốc gia phương đông cổ đại Lưỡng Hà là nước dân chủ hơn cả cộng thêm với việc thương nghiệp ở đây phát triển nên theo tôi các quốc gia phương tây đã học tập và hoàn thiện chế độ ở Lưỡng Hà và lập ra các nhà nước dân chủ chủ nô nhằm hạn chế sự chuyên quyền của vua đồng thời tạo tính dân chủ trong xã hội. Hơn nữa nền kinh tế công thương nghiệp của họ không cần có một vị vua chuyên quyền để cai trị, nền kinh tế công thương coi trọng sự công bằng hơn nữa họ muốn không chỉ có địa vị kinh tế mà còn có địa vị xã hội nên đó cũng có thể là lý do hình thành nhà nước dân chủ chủ nô ở các quốc gia cổ đạu phương tây.
- Nguyên nhân nhà nước chiếm hữu nô lệ phương tây phát triển một cách thuần thục và điển hình trong khi ở các quốc gia phương đông thì không: do ở phương tây, kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ lực lượng dân tự do không đáp ứng kịp từ đó nảy sinh nhu cầu cần một lực lượng chính chuyên môn hoá sản xuất, phục vụ cho nhu cầu công thương nghiệp hơn nữa giữa các quốc gia cổ đại phương tây thường sảy ra chiến tranh để cướp đoạt nô lệ, của cải vì thế số lượng bình dân giảm nhưng số lượng nô lệ lại tăng vì thế bóc lột bình dân như ở các nước phương đông không không còn phù hợp. Vì thế theo em ban đầu nô lệ ở phương tây cũng mang tính gia trưởng như ở phương đông nhưng sau đó do nhu cầu phát triển kinh tế công thương nghiệp nên xã hội chiếm nô ở đây ngày càng phát triển tới mức thành thục và điển hình.
- Nguyên nhân của sự chênh lệch về thời gian hình thành giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây: do ở phương đông có điều kiện tự nhiên thuận lợi khí hậu phù hợp, đất phù sa màu mỡ… rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng phải lo làm thuỷ lợi phòng lũ lụt nên từ rất sớm các công xã nông thôn đã hợp nhất thành các liên minh bộ lạc lớn rồi từ đó hình thành các quốc gia cổ đại vì thế ngay cả khi loài người còn đang ở thời kì đá - đồng, khi mà công cụ bằng sắt chưa xuất hiện thì họ vẫn có thể thành lập các nhà nước cổ đại. Trái lại, ở phương tây đất canh tác không màu mỡ bằng, khí hậu không phù hợp để canh tác nông nghiệp vì thế chỉ khi công cụ bằng sắt ra đời từ khoảng giữa TNK I TCN thì các quốc gia cổ đại phương tây mới hình thành. Ở đây ta lại có thắc mắc tại sao các quốc gia phương tây phát triển công thương nghiệp lại cần sự phát triển nông nghiệp ở thời đồ sắt lý do rất đơn giản vì nông nghiệp là cơ sở của mọi ngành kinh tế, là hình thức kinh tế giúp con người tồn tại, không ở đâu là không cần nông nghiệp phát triển kể cả các quốc gia phương tây vì nông nghiệp là cơ sở để duy trì sự tồn tại của xã hội
- Nguyên nhân sự khác nhau về giai cấp đối kháng giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây:lý do sự khác nhau đó đến từ thể chế chính trị, xã hội. Ở các quốc gia phương đông cổ đại hình thức chính trị xã hội chủ yếu của họ là hình thức tập quyền chuyên chế vì thế mâu thuẫn giai cấp chủ yếu sảy ra giữa nông dân công xã và quý tộc, quan lại trong khi đó ở các quốc gia cổ đại phương tây nền dân chủ chủ nô phát triển mâu thuẫn chủ yếu là giữa chủ nô và nô lệ nhưng trong xã hội cổ đại phương tây lại có sự phức tạp hơn phương đông ở chỗ ngoài hai giai cấp đối kháng chủ yếu là chủ nô và nô lệ còn xuất hiện giai cấp bình dân họ không bị bóc lột như nô lệ nhưng cũng không bóc lột trực tiếp đối với nô lệ họ sống nhờ vào phúc lợi xã hội (giai cấp vô sản ăn bám) . Giai cấp này hình thành trên cơ sở sự phát triển của chế độ chiếm nô khi của cải trong xã hội đã tích luỹ 1 lượng của cải đủ nuôi sống cả xã hội. Họ sống nhờ vào chính quyền chiếm nô nên có quan hệ lệ thuộc vào giai cấp trên, nhưng họ vẫn là dân nghèo nên cũng có những mâu thuẫn nhất định với giai cấp trên.
- Nguyên nhân lãnh thổ của các quốc gia phương đông cổ đại lại rộng lớn và thường xuyên ở tình trạng thống nhất hơn các quốc gia phương tây: Do ở phương đông có nhu cầu chung sức trị thuỷ các dòng sông lớn nên các tiểu quốc thường có xu hướng hợp nhất với nhau vì thế các quốc gia phương đông cổ đại thường có lãnh thổ rộng lớn và thống nhất lãnh thổ hơn các quốc gia phương tây cổ đại(trừ đế chế Rôma). Còn ở các quốc gia cổ đại phương tây tiêu biểu là Hi Lạp các quốc gia thường mang tính chất thành bang diện tích nhỏ và không có sự thống nhất về lãnh thổ là do không có nhu cầu trị thuỷ các dòng sông lớn, sự phát triển của kinh tế công thương nghiệp không đòi hỏi nhu cầu thống nhất lãnh thổ nhưng về cơ bản vẫn là do bị địa hình chia cắt bởi núi cao, sông dài. Chính sự chia cắt về tự nhiên và việc các thành bang không thống nhất với nhau đã khiến lãnh thổ Hi Lạp cổ đại chưa từng có 1 vương triều thống nhất có chăng chỉ là một số thành bang mạnh vươn lên làm “minh chủ” một thời gian rồi sau này lại trở về cục diện ban đầu.
=>Sự khác biệt chủ yếu giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây là về xã hội kinh tế, chính trị, điều kiện tự nhiên giống nhau đến mấy cũng không rõ ràng bằng nhà nước đó dựa vào nô lệ hay nông dân công xã là lực lượng chính lao động để làm ra của cải vật chất. Theo tôi đó là cái thước đo xem nhà nước cổ đại này thuộc các quốc gia cổ đại phương đông hay phương tây-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Sau khi đã xem xét điểm giống và khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây song ta đã giải đáp một số thắc mắc ở đầu bài viết. Sự phân chia đông-tây chỉ là tương đối và phải dựa trên nhiều mặt để đánh giá không thể chỉ vì 1 yếu tố như tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội… mà có thể phân chia được. Phải dựa trên nhiều yếu tố tổng hợp mới có cái nhìn tổng thể, khái quát về các quốc gia cổ đại các quốc gia này đã không còn tồn tại từ lâu nhưng thành tựu của nó khiến thay đổi cả quá trình lịch sử, tuy mới là hình thức nhà nước sơ khai nhưng những gì họ để lại cho ta thật lớn lao. Không có họ thì sao ta có chữ viết, có tổ chức nhà nước, có các công trình kì vĩ đến cả những người thời nay với đầy đủ trang thiết bị hiện đại cũng khó có thể làm được.vậy giữa phương Đông và phương Tây có gì khác nhau: Qua nhiều tài liệu mà chúng tôi đã thống kê được có thể khái quát như sau về mặt văn hóa, hiểu theo nghĩa rộng nhất:
- Phương Đông nghiêng về tư duy tổng hợp, trực giác, hướng nội, làm chủ bản thân; phương Tây vốn tư duy độc lập, phân tích, lý tính, làm chủ thiên nhiên.
- Phương Đông suy tưởng bằng trực giác, văn minh nông nghiệp là cơ sở chủ đạo của tư duy, tôn vinh siêu nhiên; phương Tây lấy con người, nguồn lực con người, chinh phục thiên nhiên làm chủ đạo cho các hành vi của mình.
- Về đạo đức, luân lý, phương Đông lấy đẳng cấp tôn ti trật tự làm cơ sở ứng xử: quân, sư, phụ, tứ đức, tam tòng; phương Tây là bình đẳng, đồng đẳng.
- Về tôn giáo, tín ngưỡng: phương Đông nghiêng về duy linh, duy cảm, tôn trọng truyền thống, tôn giáo như đạo phật là nhất quán, thông suốt; phương Tây là duy vật, là biện chứng, tồn tại các yếu tố phản biện trong các học thuyết ra đời sau; đạo cơ đốc luôn luôn thay đổi, cải cách, thậm chí ly giáo.
Về mặt mỹ học và lý luận nghệ thuật, chúng ta cũng thấy có sự khác nhau và ít nhiều có sự tương đồng. Từ thời cổ đại, ở phương Đông, các triết gia Lão giáo như Lão Tử, Trang Tử đã nêu một số quan niệm về cảm thụ và sáng tạo cái Đẹp trong các điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định. Lão Tử cho rằng, cái Đẹp có thể nhận biết qua cảm tính cá nhân. Cái Đẹp ở đây là của Đạo. Người cảm thụ và sáng tạo phải biết kiềm chế những dục vọng cá nhân, giải thoát những ức chế bản năng. Trang Tử thì lập luận đầy mâu thuẫn, vừa nhận thức cái Đẹp bằng cảm tính, vừa phủ nhận tính chân lý của nhận thức ấy, coi nó chỉ là chủ quan và tương đối.
Về phương diện này thì ở phương Tây được kiến giải có hệ thống hơn. Có thể khái quát thành bốn quan niệm cơ bản về lý luận nghệ thuật để giải quyết các vấn đề của sáng tạo và cảm thụ thẩm mỹ.
Loại thứ nhất coi sáng tạo và cảm thụ cái Đẹp là lĩnh vực huyền bí gắn liền với Thần Thánh. Platon - trong tác phẩm "Ion" (427 - 347) trước công nguyên - cho rằng, cảm thụ và sáng tạo của nghệ sĩ chủ yếu dựa vào Thần hứng, Thần nhập sinh ra Thần lực. Ở đây không có tính người, vì nghệ sĩ là người phát ngôn cho Thần Thánh. Suốt hàng nghìn năm sau, các đồ đệ của Platon giải thích sáng tạo và cảm thụ cái Đẹp bằng giáo lý Thần học, bắt nguồn từ Chúa. Trong tác phẩm "Đại thành về thần học", Thomas D'aquin tuy có tìm thấy các giác quan khi bàn đến cái Đẹp, nhưng xuất phát từ Chúa Trời, nên ông không sao giải thích được nguồn gốc trần thế của mỹ cảm và sáng tạo cái Đẹp.
Loại thứ hai mà tiêu biểu là Hegel (1770 - 1831). Theo Hegel, năng lực liên tưởng, sức tưởng tượng phản ánh hiện thực, đó là năng lực sáng tạo, cảm thụ đặc trưng của nghệ sĩ. Năng lực cảm quan nghệ sĩ không chỉ là thuộc tính của từng nghệ sĩ, mà còn là của một dân tộc: người Ý có thẩm âm rất tốt và năng khiếu âm nhạc vượt trội; người Hy Lạp có con mắt tuyệt vời tạo nên tài năng hàng đầu về điêu khắc và tạc tượng v.v…
Loại quan niệm thứ ba mà tiêu biểu là I.Kant coi cái sáng tạo và cảm thụ cái Đẹp bằng sự thích thú vô tư, là sự thỏa mãn về tinh thần chứ không phải là lý trí, chủ yếu dựa vào năng khiếu và thị hiếu. Sau Kant và trước Freud, các nhà triết học Shiller, Spencer đã phát triển sáng tạo và cảm thụ thẩm mỹ bắt nguồn từ sinh lực dư thừa của con người. Freud tiến xa hơn, coi sự thỏa mãn tình dục, dục vọng là động lực của sáng tạo nghệ thuật, là những khoái cảm nồng nhiệt lúc thăng hoa của vô thức và dục vọng (libido).
Loại quan niệm thứ tư giải thích sáng tạo và cảm thụ thẩm mỹ là sự tái hiện những hình ảnh của thế giới khách quan trong ý thức chủ quan của con người.
Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhiều quan niệm về sáng tạo nghệ thuật đã bị thời đại vượt qua, nhưng cũng có nhiều ý tưởng có thể phù hợp với tư duy, tâm trạng, tình cảm của nhiều nghệ sĩ thời đại chúng ta, cho dù là những hệ thống triết - mỹ đó bắt nguồn từ phương Đông hay phương Tây, từ nền văn minh Hy La hay nền văn minh cổ đại Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ.
Sự gặp gỡ nhau giữa phương Đông và phương Tây là một sự thật lịch sử, có từ xa xưa. Chỉ riêng về nguồn lực con người, chúng ta cũng có thể dẫn ra những tổng kết khái quát của cổ nhân. Nếu ở phương Đông có: Thiên, Địa, Nhân thì ở phương Tây có: Con người, Trí tuệ, Đất (Man, Mind, Land); nếu ở Việt Nam có phương châm Chân - Thiện - Mỹ thì ở Nhật Bản có một mô hình hình trụ mà đỉnh là Đức, đoạn giữa là Kinh tế, đáy là Thẩm mỹ v.v… Do đặc điểm của thời đại, đặc biệt là do thành tựu các ngành: Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin, Kinh tế trí thức, Công nghệ vật liệu… v.v… đang đi vào mọi lĩnh vực đời sống, nền văn học, nghệ thuật nước ta phát triển theo phương châm: dân tộc, khoa học, đại chúng, dân chủ, nhân văn. Hiện tượng đó cũng xảy ra với hầu hết các nước. Hàng ngày, hàng giờ, các sản phẩm văn học, nghệ thuật vừa tốt, vừa phế phẩm, độc hại như những đợt sóng ùa vào thị trường văn hóa các dân tộc. Bây giờ không thể chỉ "đóng cửa", chỉ sợ "gió độc" tràn vào. Toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Cơ hội là học tập cái hay, cái đẹp của bên ngoài. Thách thức là tâm lý sùng ngoại, phục ngoại, sao chép của ngoại, làm mất bản chất, bản lĩnh dân tộc. Đây là một cuộc đấu tranh, cạnh tranh triền miên giữa ý thức, hành vi bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc với những dòng đục, yếu tố phi đạo lý, phi nhân tính, không phù hợp với tâm lý, thị hiếu, phong tục, trình độ mặt bằng dân trí của dân tộc ta, nhân dân ta
1. Về kinh tế:
Phương Đông:
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lưu vực các dòng sông lớn giàu phù sa, màu mỡ, khí hậu ấm nóng.
+ Kinh tế: Nông nghiệp thâm canh +thủ công nghiệp +chăn nuôi.
Phương Tây:+ Có Địa Trung Hải là nơi giao thông, giao thương thuận lợi.
+ Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên.
+ Đất canh tác không màu mỡ.
+ Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát đạt.
2. Về xã hội:
Ở phương Đông:Phân chia thành 3 giai cấp:Quý tộc: Tầng lớp có đặc quyền.
Nông dân công xã: tầng lớp xã hội căn bản và là thành phần sản xuất chủ yếu.
Nô lệ: làm việc hầu hạ trong cung đình, đền miếu, nhà quý tộc và những công việc nặng nhọc nhất.
Ở phương Tây: 3 giai cấp.
Chủ nô: rất giàu có thế lức kinh tế, chính trị.
Bình dân: Dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân.
Nô lệ: lực lượng lao động đông đảo, sản xuất chủ yếu và phục vụ các nhu cầu của đời sống, hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình, không có chút quyền lợi nào.
3. Về Chính trị.
Phương Đông: Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua tự xưng là "Thiên tử" nắm quyền hành tuyệt đối về chính trị, quân sự và cả tôn giáo.
Phương Tây: Chế độ dân chủ, chính quyền thuộc về các công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước (tính chất dân chủ rộng rãi).
Thể chế dân chủ ở các quốc gia cổ đại phương tây dựa trên sự bóc lột hà khắc với nô lệ cho nên chỉ là nền chuyên chính ccuar chủ nô, dân chủ chủ nô.
tìm kiếm, sưu tầm thông tin, tranh ảnh về lễ hội cầu mưa - lê hội gắn với tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp trồng lúc nước từ xa xưa ở các nước Đông Nam á ngày nay và xây dựng bài giới thiệu về lễ hội đó .
Songkran là ngày tết cổ truyền mừng năm mới của Thái Lan. Songkran được tổ chức vào ngày đầu năm theo Phật lịch (tương ứng với ngày 13-15/4 theo dương lịch) để đón năm mới. Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính.
Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành được tổ chức. Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc. Đặc biệt, trong tết Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước, bóng... những người càng được té nhiều nước càng may mắn.
nếu ko hợp vs bn thì mong bn thông cảm
hãy tim hiểu và giới thiệu về châu Phi
a) khi học về châu Phi ,điều gì làm em ấn tượng nhất về thiên nhiên châu Phi . hãy sưu tầm thông tin về chủ đề em qua tâm
b) hãy tạo ra một sản phẩm (bài viết ,tranh ảnh )về chủ đề đó và trình bày vào khung dưới đây
viết đv miêu tả bầu trời đông .........tiện thể kb vs mk nhé
Bạn thân mến! Thế là chúng mình làm bạn với nhau được một năm rồi nhỉ. Nhưng thật tiếc là bạn chưa được về quê mình chơi. Mặc dù bây giờ đang mùa đông giá lạnh nhưng quê mình vẫn đẹp lắm.
Khi những chiếc lá xa cành, khi tiết trời se lạnh và những đám mây mùa hạ rủ nhau đi chơi xa... đó là lúc nàng Đông trở về. Nàng Đông không về đột ngột mà báo trước, có khi từ rất sớm để mọi người chuẩn bị. Khi nàng Thu ra đi, nàng Đông đến, thôn xóm có sự thay đổi. Khắp nơi khoác lên mình một cái áo mới màu xám. Bầu trời không còn những ánh nắng gay gắt nữa. Gió thổi về mang theo hơi lạnh. Đâu đâu cũng thấy sự xuât hiện của chị gió. Có khi còn nghe rõ bước đi của chị bay lượn vào trong nhà. Những con đường trong thôn lúc nào cũng xào xạc lá bay. Cây trong vườn như lạnh, đứng sát lại bên nhau. Có cây trơ trọi với cánh tay khẳng khiu vươn ra như anh vận động viên đang khởi động chuẩn bị vào cuộc thi. Từng nếp nhà muốn thu mình lại, nhỏ đi để bớt lạnh. Luỹ tre đầu làng vì lạnh mà gần gũi nhau thêm. Chúng bên nhau, cùng đu đưa và tâm sự. Xa xa, cánh đồng làng mùa đông vẫn trải dài một màu xanh, đẹp lạ lùng. Mặc cho giá rét, những cây hoa màụ vẫn dũng cảm vuơn lên mạnh mẽ. Vắng nhất là những tiếng chim mùa đông trốn đi đâu hết, để lại không gian cao rộng, mênh mông. ..
Mùa đông làm cho cuộc sống con người như hiền hoà hơn, không dịu dàng vào mùa thu, sôi động như mùa hạ, tràn trề như mùa xuân mà điềm tĩnh như thường. Lạnh cũng gắn kết con người lại gần nhau hơn. Sáng sáng, tìỉh giấc bao giờ cũng bắt đầu bằng một cốc nước nóng. Áp nó lên má, để hơi toả lên mặt, lên măt thật dễ chịu và vừa tỉnh ngủ. Trời mùa đông bị thần thời gian kéo ngắn lại nên ai ra ngoài cũng có cảm giác vừa mới thôi đã trở về. Mọi người trong nhà thấy vui hơn vì lại quây quần với nhau bên mâm cơm sốt dẻo. Mùa đông, vui nhất là học sinh đến trường, được khoe với nhau những chiếc áo ấm thật đẹp, thật rực rỡ. Nhìn những em nhỏ áo quần ấm áp, chạy nhảy ngoài sân trông nặng nề, chậm chạp như những chú gấu dễ thương. Những người già ngồi trong nhà đàm đạo, uống những li trà nóng. Cuộc sống cứ như thế diễn ra, duờng như thấy bình tĩnh hơn, không vội vàng gấp gáp. Con người tự lắng mình lại để chiêm nghiệm, suy nghĩ.
Bạn thấy không, tuy mùa đông đã về, tuy khắp nơi ngập tràn hơi lạnh nhưng làng quê mình vẫn đẹp. Đẹp bởi cuộc sống nơi đây bình yên và giản dị. Dù có đi đâu xa mình cũng không thể quên được những ngày đông lạnh giá này, nhất là những lúc được ở bên gia đình.
Tìm những tính từ chỉ bầu trời vào ban đêm
(càng nhiều càng tốt nhé , thanks)
dễ chịu,yên tĩnh ,thoáng mát,..
Nêu ấn tượng chung về khung cảnh bầu trời đêm hiện lên qua trí tưởng tượng của nhân vật “tôi”.
Khung cảnh bầu trời đêm hiện lên qua trí tưởng tượng của nhân vật tôi: rất đẹp, rất thi vị. Các ngôi sao thì chăm chỉ làm việc, họ đều rất vui vể mỗi người một công việc.
Nêu ấn tượng chung về khung cảnh bầu trời đêm hiện lên qua trí tưởng tượng của nhân vật “tôi”.
Khung cảnh bầu trời đêm hiện lên qua trí tưởng tượng của nhân vật tôi: rất đẹp, rất thi vị. Các ngôi sao thì chăm chỉ làm việc, họ đều rất vui vể mỗi người một công việc.
Bài tham khảo 2:
Qua trí tưởng tượng của nhân vật “tôi”, khung cảnh bầu trời đêm hiện lên thật rộng lớn, mênh mông với không khí vui tươi, rộn rã. Hàng ngàn vì sao tỏa sáng, dải ngân hà như một dòng sông chảy giữa trời. Những ngôi sao Thần Nông, sao Hôm, Đại Hùng tinh cùng làm việc như những ngư dân của làng chài vũ trụ.
Bài tham khảo 3:
Khung cảnh bầu trời đêm xuất hiện trong trí tưởng tượng của tác giả thật rộng lớn và tươi vui. Đó là một bầu trời mênh mông với những ngôi sao đang chăm chỉ làm việc. Với trí tưởng tượng của mình, nhân vật tôi đã nhận thấy những ngôi sao đều đẹp, đều sáng, đều đoàn kết với nhau để tạo nên sự lung linh cho bầu trời đêm.
Sưu tầm ảnh của một số loài vật di chuyển theo hướng của ánh sáng phát ra
trùng roi xanh, loài ốc sên biển Sacoglossans,...
mình chỉ biết bấy nhiêu