Những câu hỏi liên quan
NP
Xem chi tiết
H24
6 tháng 12 2021 lúc 14:00

Đáp án nào dưới đây là tục ngữ?

 Trăm hay không bằng tay khéo

 Trăm hay không bằng tay quen

 Trăm hay không bằng tay nhanh

 Trăm hay không bằng tay siêng

Bình luận (0)
DH
6 tháng 12 2021 lúc 14:02

Trăm hay không bằng tay quen

Bình luận (0)
NM
6 tháng 12 2021 lúc 14:32

B

 

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
PN
3 tháng 5 2020 lúc 15:14

Câu tục ngữ có hai vế: "Trăm hay" là cách nói mộc mạc, có nghĩa là biết hàng trăm điều tức là biết nhiều, lí thuyết giỏi. Còn "tay quen" có nghĩa là thaọ việc, làm thuần thục, nói cách khác là thực hành giỏi, thành thạo công việc. Như vậy, câu tục ngữ "Trăm hay không bằng tay quen" muốn khẳng định biết lí thuyết nhiều cũng không thể bằng thói quen thành thạo công việc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
BT
Xem chi tiết
TP
27 tháng 4 2023 lúc 21:35

Xã hội ngày nay ngày càng tiến bộ, đòi hỏi con người phải nỗ lực không ngừng để không bị tụt hậu. Vậy nên những khó khăn, thử thách là điều không thể thiếu trong quá trình này và việc chúng ta cần làm là phải vượt qua nó. Điều này thật đúng với câu tục ngữ “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”.
 

Trước hết ta có 2 cách hiểu cho câu tục ngữ này. Một là nghĩa đen, chúng ta có thể hiểu rằng câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta khi chèo thuyền, đừng có vì sóng qua to mà ngã tay chèo. Hai là nghĩa bóng, sóng cả có thể hiểu là những khó khăn, thử thách trong cuộc sống thực, ngã tay chèo là ẩn dụ cho sự nạn chí, từ bỏ, phó mặc cho số phận trước những khó khăn. Như vậy, ta có thể hiểu một cách đầy đủ rằng câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống khó khăn, thử thách là điều không thể thiếu trong quá trình đi đến thành công của mỗi người, chúng ta không nên dễ dàng bỏ cuộc với những lí do vì nó quá khó, không thể làm được… Mọi nỗ lực đều sẽ nhận được đền đáp xứng đáng, điều quan trọng là chúng ta không bỏ cuộc.
 

Không như một số câu tục ngữ khác không còn phù hợp với xã hội hiện nay, câu tục ngữ này của ông cha ta vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Đặc biệt khi con người trong xã hội đều đang không ngừng tiến lên phía trước như đang chạy đua. Đó chính là đường đua đi đến thành công. Có biết bao người đã bỏ cuộc trên con đường đi đến thành công của mình và hối hận. Nhưng có những người không hề bỏ cuộc, họ chính là những tay đua thực sự. Không hề ngã tay chèo, lơ là, mất cảnh giác trước những thử thách. Họ vẫn tiến về phía trước và tin vào thành quả cuối cùng sẽ là xứng đáng.
 

Mọi thứ trên đời đều có cái giá của nó, câu tục ngữ “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ bỏ cuộc và bạn sẽ nhận được những thứ thuộc về mình. Vậy nên, mỗi người chúng ta thay vì chạy trốn, từ bỏ khi gặp khó khăn, chúng ta hay đương đầu với nó để tìm ra thành công cho riêng mình.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
4 tháng 3 2018 lúc 15:19

Chọn đáp án: D

Bình luận (0)
AD
Xem chi tiết
LK
Xem chi tiết
H24
6 tháng 5 2022 lúc 17:56

tham khảo********

Môi trường sống có những ảnh hưởng nhất định đến con người. Điều đó được thể hiện qua lời khuyên quý giá của ông cha ta qua câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Câu tục ngữ đã mượn hai hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống của con người là mực và đèn. Trước hết, “mực” là mực tàu để viết bút lông khi dùng phải mài vào đĩa có nước rồi nhúng ngòi bút lông vào mực mài đó mà viết chữ nho nếu sơ ý hoặc không cẩn thận thì dễ bị dây mực ra chân tay, quần áo, đen bẩn. Còn “đèn” là vật phát sáng ngồi gần đèn sẽ sáng sủa rạng rỡ. Tuy nhiên không dừng lại ở nghĩa này, điều mà ông cha ta muốn nói sâu xa hơn là sống trong môi trường xấu cũng dễ trở thành người xấu và ngược lại, sống trong môi trường tốt sẽ trở thành người tốt. Sở dĩ như vậy vì con người ta là sự bắt chước, sự học hỏi - bắt chước cái hay cái tốt và cũng bắt chước được cả cái dở cái xấu.

Có thể kể đến nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao là dẫn chứng cho “gần mực thì đen” vốn là anh nông dân hiền lành chất phát bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội phải đi tù, sau bao năm trở về quê cũ Chí Phèo thay đổi hẳn đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chính nhà tù của thực dân Pháp đen tối khắc nghiệt đã làm thay đổi con người như thế. Ngược lại câu chuyện “Mẹ hiền dạy con” đã chứng minh rõ nét nhất cho “gần đèn thì rạng”. Mạnh Tử khi còn bé sống gần trường học nên lễ phép chăm chỉ học hành, giả sử người mẹ của Mạnh Tử cho cậu sống gần chợ hay ở nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh tử đã trở thành bậc hiền tài của Trung Quốc. Còn trong thực tế cuộc sống, chúng ta có thế thấy được rằng học sinh sống trong tập thể lớp, trường có nhiều bạn tốt được giáo dục chu đáo sẽ trở thành người tốt. Gia đình sống hòa thuận con cái sẽ chăm ngoan, xã hội tốt đẹp sẽ có công dân tốt. Ngược lại, nếu sống trong môi trường gia đình bạn bè không tốt con người sẽ bị ảnh hưởng, thay đổi theo chiều hướng xấu.

 

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể bắt gặp một số người không chịu ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh - “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ… Họ đều là những con người đã lựa chọn rời xa chốn quan trường để tìm về với thiên nhiên đẹp đẽ, không màng những bon chen quyền lực, địa vị.

Đối với lứa tuổi học sinh, việc kết bạn là hết sức quan trọng. Nếu chơi với những bạn chăm ngoan, học giỏi, lễ phép, biết kính trên nhường dưới... thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt đẹp và sẽ trở thành người tốt. Bạn bè sẽ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Tóm lại, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là một lời khuyên đúng đắn, giàu giá trị đối với mỗi người. Mỗi người cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

Bình luận (0)
H24
6 tháng 5 2022 lúc 17:56

Tham khảo

I. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Ví dụ: Có thể nói những câu tục ngữ và ca dao có vai trò vô cùng quan trọng, một trong những ý nghĩa quan trọng đó là dạy bảo chúng ta về những thói hư trong cuộc sống, những cách ứng xử vô cùng ý nghĩa và những bài học về cách làm người. Một trong những câu tục ngữ có ý nghĩa dạy dỗ sâu sắc về chọn bạn mà chơi đó là câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.

II. Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

– Nghĩa bóng:

+ Mực là mực viết, khi gần mực, dùng mực thì chúng ta sẽ bị vấy bẩn, dính mực và đen

+ Đèn là ánh sáng, nơi phát ra ánh sáng, gần nơi sáng sủa thì chúng ta cũng sáng

– Nghĩa đen:

+ Nếu chúng ta gần những cái xấu xa thì chúng ta cũng trở nên xấu xa và hư hỏng như vậy

+ Khi chúng ta gần những cái tốt, cái đẹp thì chúng ta sẽ có những điều tốt đẹp và tươi sáng

2. Những biểu hiện về câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

- Những đứa trẻ hư chơi với nhau sẽ hư, chơi với những đứa trẻ hư sẽ trở nên hư hỏng

 

- Những đứa trẻ tốt, sáng sủa chơi với nhau thì chỉ có tốt đẹp và sáng hơn

- Những đứa trẻ xấu khi chơi với những đứa trẻ tốt cũng sẽ trở nên tốt đẹp

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Ví dụ: Câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng là một câu tục ngữ rất đúng. Chúng ta nên chọn bạn mà chơi trong học tập cũng như trong công việc.



 

Bình luận (0)
LV
Xem chi tiết
SH
14 tháng 3 2022 lúc 8:22

B C

Bình luận (0)
LS
14 tháng 3 2022 lúc 8:23

B-C

Bình luận (0)
MC
14 tháng 3 2022 lúc 8:23

B-C

Bình luận (0)
PC
Xem chi tiết
MN
6 tháng 3 2021 lúc 17:37

Em tham khảo nhé !!

 

A. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề và nêu câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”

B. Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

- Nghĩa đen: Lá lành che chở, bao bọc lá rách khỏi những tác động xấu từ môi trường

- Nghĩa bóng:

+ Lá lành: Chỉ những người có cuộc sống đầy đủ, khỏe mạnh trong xã hội

+ Lá rách: Chỉ những người có cuộc sống thiếu thốn, khiếm khuyến về cả vật chất, tinh thần, sức khỏe…

+ đùm: bao bọc, giúp đỡ, cưu mang, chia sẻ…

⇒ Nghĩa bóng: Những người có cuộc sống đầy đủ cần biết đùm bọc, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Trong cuộc sống, con người phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

 

2. Tại sao lại phải sống đùm bọc, yêu thương lẫn nhau?

- Câu tục ngữ là lời khuyên dạy của ông cha ta về lối sống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Đây cũng là một trong những phẩm chất quý báu của người dân Việt Nam.

- Trong cuộc sống, mỗi người không sống cô lập một mình mà sống trong một tập thể, một cộng đồng, vì vậy, sự sẻ chia, đoàn kết là vô cùng cần thiết để xây dựng một xã hội tốt đẹp.

- Khi một người gặp phải hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn (vật chất, tinh thần, sức khỏe) thì những người xung quanh cần có sự đồng cảm, giúp đỡ, đùm bọc để họ có thể cố gắng vượt qua hoàn cảnh, nỗi đau. Có như vậy, xã hội mới trở nên văn minh và ngày càng phát triển.

- “Cho đi là nhận lại”, nếu chúng ta biết đùm bọc, giúp đỡ những người gặp khó khăn thì không chỉ tự ta thấy thoải mái trong lòng mà còn được những người xung quanh cũng sẽ tin tưởng, quý mến, và tôn trọng. Và chắc chắn trên con đường đời, nếu không may ta gặp khó khăn thì cũng sẽ có những bàn tay đưa ra giúp đỡ ta vượt qua tất cả.

 

(Lấy dẫn chứng thực tế: khi đồng bào miền Trung gặp bão lũ…)

- Ngược lại, nếu trước những sự khó khăn, thiếu thốn của người khác mà ta dửng dưng, vô cảm, ích kỉ thì chắc chắn sẽ bị nhận lại những “quả báo” khôn lường.

3. Làm thế nào để rèn luyện lối sống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau?

- Rèn luyện đạo đức, phẩm chất, lối sống cao đẹp.

- Luôn sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn bằng các hành động cụ thể, nghĩa cử cao đẹp.

- Kêu gọi giúp đỡ những cảnh ngộ khó khăn ở địa phương và trên khắp mọi miền đất nước.

4. Mở rộng vấn đề

- Phê phán những người có lối sống ích kỉ, chỉ biết lo cho bản thân mình, vô cảm, dửng dưng trước những khó khăn, bất hạnh của người khác.

- Phê phán những người lợi dụng tình thương của mọi người để ỷ lại, lười biếng, chỉ muốn nhận sự giúp đỡ của người khác mà không biết cố gắng vươn lên.

C. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ, rút ra bài học và liên hệ bản thân

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết