Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
DQ
29 tháng 11 2018 lúc 19:56

Đề bài là:Hay nộp tờ giấy trắng cho cô,mk không biết nên hay lm thek!

Bình luận (0)
KT
29 tháng 11 2018 lúc 19:56

Mình làm rồi nà, đề bài là : " cảm nhận về bài thơ qua đèo Ngang", khó -_-

Bình luận (0)
H24
1 tháng 12 2018 lúc 23:50

Đề trong sách mà bạn! Đề: Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô...)

Bình luận (0)
PL
Xem chi tiết
LH
17 tháng 9 2019 lúc 19:40

Đề 1:

Trong cuộc đời, kiến thức rất qtrọng trong đsống của chúng ta. Nhưng trong chúng ta ko phải ai ai cũng đều đc đi hk cả đâu mà có rất nhiều người nghèo khó không có điều kiện để đi học. Và tôi nằm trong con số may mắn những người được đi học, được bồi dưỡng kiến thức và những bài học đạo đức thú vị. Vì vậy, những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học đối với tôi là những giây phút tuyệt vời, ấn tượng và khó phai trong lòng tôi.

Đêm hôm trước ngày khai trường , cảm xúc trong em thật lẫn lộn : bồn chồn , vui mừng, hồi hộp và lo lắng nữa. Chẳng hiểu sao khi ăn cơm em cứ nghĩ đến buổi khai trường, rồi sau đó em đi đi lại lại, nôn nao trong người là ngày mai sẽ có mặt trong 1 sự kiện qtrọng, thật là thik biết bao. Mẹ đã chuẩn bị tất cả mọi thứ cho em, cái gì cũng thật lạ lẫm: bút chì, thước ,sách,… mà em bây giờ ko nhớ rõ, nhưng mọi thứ đều đủ cả . Em thích thú ngắm từng thứ 1, rồi xếp gọn gàng chúng vào cặp sách , lòng đứng hứng khởi . Rồi mẹ cho em mặc đồng phục của trường tiểu học: áo trắng và váy màu xanh, em mặc vừa in . Nhớ lại tối hôm đó, em đeo cặp sách chạy xung quanh nhà cho mọi người xem mình đã bắt đầu chững chạc đến nhường nào. Căn nhà hôm đó như nhộn nhịp hẳn lên, mọi người bàn tán, nói về em, về tương lai của em. Gđ đã kể cho em nghe rất nhiều về trường lớp, làm em càng hứng thú hơn. Bà nội em khen: ''Cháu lớn nhanh quá, cố gắng học giỏi để mọi người vui nha" em cười ngượng nghịu . Hôm đấy, phải thức khuya lắm em mới ngủ được, nhưng tại sao em lại trằn trọc khó ngủ như vậy nhỉ? Em thao thức, suy nghĩ triền miên "Ko biết ai sẽ dạy nhỉ? Bạn bè có nhiều ko?….Và em chìm vào giấc ngủ lúc nào ko hay biết.

Sáng hôm sau, em dậy rất sớm, đánh răng, rửa mặt rồi ăn sáng, thật sự lúc đó em rất phấn khởi, sau khi mặc đồng phục xong mẹ đưa em đến trường bằng xe máy, trong lòng em xốn xang, hồi hộp và háo hức. Trên trời, những đám mây bồng bềnh trôi đi như muốn ngao đó đây, bầu trời trong xanh. Vẫn con đg ấy, vẫn cảnh vật ấy, sao hôm nay lại thấy lạ vậy … Hàng cây như xanh hơn, cao hơn, những ngôi nhà trông khang trang hợn mọi ngày. Con đg thân quen ngày nào sao hôm nay sạch sẽ gọn gàng ghê. MT đã dần dần nhô lên, tỏa ra những tia nắng đầu tiên, thay thế cho màn đêm mờ ảo là ánh sáng hồng tươi đang lan tràn khắp ko gian. Nhưng hàng cây xanh cũng vừa tỉnh giấc, đang khẽ rùng mik. Trên những tán lá xanh còn đọng lại những giọt sương sớm, co những chú chim dã dậy từ rất lâu và đang cất khúc ca chào đón ngày mới. Theo tiếng chim ca, những tia nắng vàng tươi cũng bắt đầu nhảy múa hát ca trên những con đg. Giờ đây,ko gian ko còn yên tĩnh nữa mà thay vào đó là tiếng ns cười của các ah chị HS đang rảo bước đến trường, và tiếng xe máy của các bác phụ huynh đưa con đến trường. Các bạn mặc quần áo rất chỉnh tề, gương mặt vui tươi nhưng ko kém phần lo lắng. Chẳng mấy chốc mà em đã đứng trước cổng .Bạn nào bạn nấy cũng đều ngơ ngác nhìn ngược nhìn xuôi và trên khuôn mặt chúng có chút gì đó sợ sệt. Thường thì khi gặp điều gì đó có vẻ lạ, tôi đều muốn khám phá và tìm hiểu nó. Có lẽ điều đó khiến cho ngày tựu trường đối với tôi thật đặc biệt, giống như một cuộc phiêu lưu kỳ lạ. Ngay trong lễ khai giảng, mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía những HS lớp 1 khiến tôi cảm thấy tự hào vô cùng. Mà đâu chỉ có mình tôi, nhiều bạn đứng trước, bạn thì ưỡn ngực ra vẻ, bạn thì mặt mày tỏ vẻ nghiêm túc lắm mà miệng thì cứ cười tít mắt. Rồi một chị lớp 5 là liên đội trưởng chỉ huy cho toàn trường hát quốc ca. Tất cả chúng tôi đều hát rất to. Tôi bất giác tưởng tượng ra mình chính là một chiến sĩ nhỏ đang đứng trong một đoàn kị binh oai hùng đánh đuổi những tên khổng lồ mà hằng đêm mẹ vẫn kể trong các câu chuyện cổ tích. Xong tiết mục chào cờ, chúng tôi được nghe đọc thư mừng ngày khai giảng của Chủ tịch nước. Điều này khiến tôi dần dần nhận ra được tầm quan trọng của việc học hơn trước rất nhiều. Tiếp đến là tiết mục đánh trống khai trường của thầy hiệu trưởng. Trông thầy thật hiền từ và nhân hậu biết bao. Thầy giống như một người cha lớn của hàng trăm em học sinh đang ngồi đây vậy. Tiếng trống trường cất lên “Tùng! Tùng! Tùng!....” nghe thật vang xa báo hiệu cho 1 năm học mới đã đến. Rồi những quả bóng bay đủ màu sắc cũng được thả bay trên bầu trời.

Với tôi, nếu ko có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Tâm hồn tôi sẽ nghèo đi biết chừng nào. Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!

Đề 2:

Cuộc đời người thay đổi theo độ tuổi của họ, từng độ tuổi với cách gọi khác nhau. Những người dưới16 tuổi được xem là trẻ em,những người trên18tuổi thì được gọi là thanh niên. Vòng đời người thay đổi theo thời gian, cứ tưởng chừng hình dáng, vẻ mặt lúc nhỏ ấy lớn lên cũng sẽ vẫn như vậy thế nhưng đó chỉ là suy nghĩ theo mỗi người. Rồi sẽ có một ngày họ nhận ra rằng họ đã trở nên khác đi so với ngày xưa. Tôi cùng vậy.8 năm rồi kể từ khi tôi bước vào cấp1, nhưng rồi tôi cũng nhận ra rằng: 'Tôi đã lớn khôn".

8 năm học ở trường trôi qua kể từ khi tôi bắt đầu học lớp1. Những ngày đầu vào trường vẫn còn nũng nịu, lo lắng và cảm giác như không muốn xa mẹ chút nào. Ngày ngày được mẹ dắt tay, nắm lấy bàn tay nhỏ nhắn dắt tôi đến trường. Lúc ấy là lớp 1, là năm đầu tiên tôi được dự một buổi lễ khai giảng trang trọng và hoành tráng, lúc đó tôi rất ngạc nhiên. Và rồi 7năm cũng trôi đi nhẹ nhàng,8 năm được chứng kiến cái cảnh ngày khai giảng đó quả là không còn chút gì đặc biệt với tôi. Những ngày đi học lớp 7 kog còn được mẹ dắt tay đến trường, không còn sợ hãi, lo lắng vì những điều này đã quá quen thuộc so với tôi. Và nó cho tôi cảm nhận được rằng sau 8 năm, tôi cũng đã lớn khôn.

Những ngày đầu còn được mẹ nâng đỡ, được mẹ dìu dắt đến trường, cùng mẹ vừa đi trên con đg quen thuộc vừa nói chs vui với nhau. Quả thật, những khoảnh khắc rất đáng ghi nhớ. Và rồi cũng đến lúc tôi tự lo liệu mọi việc nào là học, dọn cặp, dọn phòng,... ko chỉ có những việc lặt vặt thế mà vệ sinh cá nhân rồi thay quần áo, giặt quần áo đều do tôi tự tay làm, không còn cần nhờ vả đến nữa. Nhưng những điều đó chưa khẳng định rằng tôi đã lớn khôn. Tôi đã cao hơn, nặng hơn, biết chỉn chu hơn, biết chỉnh sửa vóc dáng, biết cách chọn lựa những gì cần thiết cho chính mình. Đó chỉ là những đặc điểm khẳng định tôi đã lớn. Nhưng chỉ lớn thôi thì chẳng ích được gì, còn cần phải khôn. Làm sao mà tôi biết là tôi đã khôn? Tôi có nhiều kiến thức hơn, biết cách sửa lỗi, biết được việc nào xấu, việc nào tốt. Tôi được tiếp nhận nhiều hơn về mọi thứ xung quanh tôi. Tôi biết mình lớn khôn nghĩa là tôi có thể mắc sai lầm nhưng ít hơn. Tôi tự biết rút ra bài học cho chính mình và sửa lỗi nó.

Từ khi tôi biết tôi khôn lớn, tôi thấy tôi có ý thức hơn và không cần phải dựa dẫm vào ai cả. Thời điểm này là lúc mà tôi phải biết tự giác, phải giúp đỡ cha mẹ và mọi người xung quanh, tôi phải có trách nhiệm cho chính bản thân tôi. Tôi phải tự trau dồi kiến thức cho chính mình về mọi thứ. Và tôi đã khẳng định rằng: "tôi đã khôn lớn".

Sự khôn lớn là bổn phận, trách nhiệm và ý thức tự giác của mỗi người. Tôi cũng thế. Tôi có quyền lợi riêng và cả quyết định cho tương lai sau này của tôi. Tôi đã rất vui vì đã trưởng thành. Và giờ tôi có thể tự hào nói với mọi người: "Tôi đã lớn khôn".

Đề 3

                      Mẹ sống mãi trong lòng tôi

          “Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ” (Bernard shaw).

Thật vậy, bởi ai ai sinh ra cũng được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, được chìm vào giấc ngủ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Đó là  hp ko gì sánh nổi.

Trong trái tim em, mẹ là sự sống, là suối nguồn nuôi em khôn lớn và cũng là người mà em yêu thương nhất trên đời này. Mẹ rất đảm đang và hết lòng vì gia đình, mẹ ko quản ngại chuyện thức khuya dậy sớm chăm lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ của em và của cả gđ. Em vẫn nhớ như in tuổi thơ của mik vs mẹ, những ngày đầu chập chững tập đi, mỗi lần em ngã mẹ lại ôm em vào lòng. Như một chú chim non tập bay, mẹ khích lệ em: “Con giỏi lắm, cố lên thiên thần bé nhỏ của mẹ”. Thế rồi cứ vậy theo lời mẹ mà em biết đi, biết chạy nhảy, nô đùa và lớn lên. Khi em đến tuổi học mẫu giáo, mẹ cho em tới lớp học cùng các bạn. Em đã quen có mẹ nên em khóc rất nhiều vì phải xa mẹ. Những lúc ấy mẹ thường núp sau cánh cửa để dõi theo em, mẹ ứa trào nước mắt cùng em, nhưng mẹ vẫn kiên quyết mong em ik hok để khôn lớn thành tài. Thời gian dần trôi, em đã là cô bé học lớp 1, nhưng mẹ vẫn luôn sát cánh bên em ko rời. Dù ngày mưa hay ngày nắng, mẹ vẫn là người dìu dắt đưa em đến trường. Cả ngày làm việc vất vả nhưng mẹ luôn tranh thủ những buổi chiều giúp em luyện chữ và dạy em học. Để giúp em ghi nhớ các con chữ đầu tiên, mẹ dạy em bằng những vần thơ: “O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội nón, Ơ thì thêm râu”. Cách học của mẹ đã giúp em thuộc bài đến giờ em vẫn khắc ghi ko thể nào quên.

Mặc dù được cưng chiều nhưng mẹ vẫn rèn cho em nếp sống tự giác, gọn gàng, ngăn nắp. Mẹ dạy em biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Lời mẹ dạy em luôn ghi nhớ và ko bao giờ quên. Mẹ còn là người dạy em rất nhiều việc: rửa bát, quét nhà, nấu cơm… Và đối với gđ em, mẹ là một đầu bếp thiên tài. Những món ăn mẹ làm không chỉ ngon đơn thuần mà nó còn chứa đựng những t/cảmmà mẹ đã dành cho em và cho gđ. Tuy mẹ là người rất giỏi trong chuyên môn và công việc. Nhưng tất cả vì gđ, tất cả vì em mà mẹ chịu hi sinh mọi đam mê để dành toàn thời gian ở nhà lo cho em và gđ, dạy dỗ em lên người. Em xúc động và thầm cảm ơn mẹ rất nhiều.

Bấy nhiêu thật sự là chưa đủ đối với em khi viết về mẹ. Đặc biệt trong những ngày ốm đau, mệt mỏi thì tình yêu thương của mẹ càng tỏa sáng rạng ngời. Một buổi chiều em đi học về, mưa ào ào đổ xuống làm người em ướt hết. Tối hôm đó em đã bị sốt, người em nóng bừng bừng nhưng chân tay thì lạnh run. Em nói với mẹ: “Mẹ ơi con lạnh lắm”. Mẹ sờ trán em và bảo: “Không sao đâu, con bị sốt nhẹ thôi”. Rồi mẹ lấy chiếc khăn thấm nước mát đắp lên trán em. Mẹ ghé ly nước vào miệng và cho em uống thuốc bằng những lời ân cần: “Ngày mai con sẽ khỏi ngay ấy mà”. Ngày hôm sau, em thấy mẹ vẫn ngồi cạnh và nắm chặt lấy tay em, em thấy yêu thương mẹ vô cùng.

Bố em vẫn thường bảo mẹ em không đẹp nhưng mẹ hơn những phụ nữ khác ở tâm hồn và t/cảm. Đúng vậy, mẹ em nhẹ nhàng, dịu dàng và luôn dành tất cả tình yêu thương cho em. Mỗi khi ở bên mẹ, được xà vào lòng mẹ, được bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc em, em cảm nhận thấy dường như tình yêu thương mãnh liệt của mẹ truyền vào sâu trái tim em, qua bàn tay mẹ, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào… qua tất cả những gì của mẹ.

 Em rất yêu quý mẹ, em xin hứa sẽ học thật tốt để làm mẹ vui và ko phụ lòng của mẹ. “Mẹ kính yêu ơi! Con rất cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con và nuôi nấng con thành người. Con sẽ luôn kính trọng mẹ, yêu thương mẹ. Mẹ là người sống mãi trong lòng con”.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
DA
20 tháng 2 2016 lúc 16:13

Dàn bài văn lập luận chứng minh

- Mở bài : Nêu luận điểm cần được chứng minh

- Thân bài : Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm đúng đắn

- Kết bài : Nêu ý nghĩa luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn phần mở bài

Bình luận (0)
HC
20 tháng 2 2016 lúc 16:11

Muốn làm bài văn lập luận chứng minh, phải thực hiên 4 bước

- Tìm hiểu đề và tìm ý

- Lập dàn bài

- Viết bài 

- Đọc lại và sửa chữa

Bình luận (0)
PT
15 tháng 2 2017 lúc 9:49

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/184734.html

Có câu trl của Phan Ngọc Cẩm Tú á hihahihahiha

Bình luận (0)
KN
Xem chi tiết
HH
24 tháng 4 2016 lúc 14:01

mình có đề nhưng đề dài lắm bạn ạ, hơn 2 mặt giấy A4

Bình luận (0)
HH
24 tháng 4 2016 lúc 21:13

mik chụp ko được với lại bài nhiều phân số nhiều lắm bạn ạ, nhiều thế chắc mik phải ngày mai mới xong mà ngày mai mik đi học rồi, viết dài lắm tận hơn 30 bài bạn ạ

 

Bình luận (0)
HT
24 tháng 4 2016 lúc 21:25

mình cũng cần đề nè!!!

cho mình xin với nha!!!!lolanglo lắng wá

Bình luận (0)
PT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
DH
19 tháng 4 2016 lúc 12:03

Bọn mình viết lâu ùi nhưng mỗi chỗ phải khác đề chứ!!Chỗ mình làm 2 bài, một bài nêu định nghĩa của văn miêu tả(c có trong sách) và bài tả ông tiên theo trí tưởng tượng của em....hết!!!

Chúc bạn  ''MAY MẮN''

Bình luận (0)
H24
23 tháng 3 2018 lúc 19:59

tả người thân

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
H24
11 tháng 5 2020 lúc 14:22

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cái Tết cổ truyền đã có tự ngàn xưa với: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Trên bàn thờ ngày Tết của mỗi nhà, nhất thiết phải có bánh chưng. Giai thoại kể rằng hoàng tử Lang Liêu con vua Hùng đã được thẩn linh mách bảo, dùng lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… làm ra thứ bánh này để cúng Trời Đất, Tiên Vương và dâng lên vua cha. Nhờ đó mà chàng được vua cha truyền lại cho ngôi báu. Cũng từ đấy, bánh chưng được dùng để cúng vào dịp Tết. Tục lệ tốt đẹp ấy còn tồn tại cho tới ngày nay.

Nhìn chiếc bánh chưng, ta thấy mộc mạc, giản dị vô cùng, nhưng để làm ra nó lại tốn không ít công phu. Cứ đến hàm bảy, hăm tám Tết là các bà phải lo đi chợ mua lá dong cùng với mấy bó lạt giang. Lá dong phải to bản, lành lặn. Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất ăn ý với lá dong xanh. Gạo nếp cái hoa vàng vừa dẻo vừa thơm được ngâm từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay ướp muối, tiêu, hành chó thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói.

Cái cách gói bánh chưng ngày Tết mới vui vẻ và đầm ấm làm sao! Cả nhà quây quần quanh bà. Bà trải lá ra mâm, đong một bát gạo đổ vào, dàn đều rồi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nửa bát đỗ, một bát gạo nữa. Tay bà khéo léo đãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt. Chẳng mấy chốc, chiếc bánh chưng đã được gói xong. Suốt một buổi sáng cặm cụi, bận rộn, bà đã gói hết thúng gạo. Bố tôi buộc hai cái thành một cặp rồi xếp vào chiếc nồi thật lớn, chuyên dùng để luộc bánh. Đám trẻ chúng tôi được bà gói cho mỗi đứa một chiếc bánh chưng be bé. Chùm bánh ấy để ở trên cùng và sẽ vớt ra trước nhất.

Phía góc sân, bốp lửa đã cháy đều. Năm nào, ông tôi hoặc bố tôi cũng giữ nhiệm vụ canh lửa, canh nước cho nồi bánh chưng. Những gộc tre, gộc củi khô tích trữ quanh năm giờ được đem ra đun. Ngọn lửa nhảy nhót réo ù ù, tàn than tí tách bắn ra xung quanh những chấm đỏ rực trông thật vui mắt. ông tôi bảo phải đun cho lửa cháy thật đều thì bánh mới rền, không bị hấy. Anh em tôi xúm xít bên ông, vừa hơ tay cho khỏi cóng, vừa nghe ông kể chuyện ngày xửa ngày xưa. Đến những đoạn thú vị, ông cười khà khà, rung cả chòm râu bạc.

Khoảng tám giờ tối thì bố tôi dỡ bánh, xếp rải ra trên chiếc chõng tre ngoài hiên. Hơi nóng từ bánh bốc lên nghi ngút, toả ra một mùi thơm ngậy, nồng nàn. Bố tôi đã chuẩn bị hai tấm ván gỗ và chiếc cối đá để nén bánh.

Khó có thể tả nổi niềm sung sướng, hân hoan của lũ trẻ chúng tôi khi được nếm chiếc bánh chưng nhỏ xinh, nóng hổi. Nếp dẻo, đỗ bùi, thịt béo… ngon quá là ngon! Tưởng chừng như chẳng có thứ bánh nào ngon hơn thế!

Chiều ba mươi Tết, trên bàn thờ đèn nến sáng trưng, hương trầm nghi ngút, những cặp bánh chưng xanh được trân trọng bày bên cạnh đĩa ngũ quả, hộp trà, hộp mứt, chai rượu… và mâm cỗ tất niên để cúng trời đất, tổ tiên, đón các cụ về ăn Tết cùng con cháu. Nỗi xúc động rưng rưng trong lòng mỗi người. Không khí thiêng liêng của ngày Tết thực sự bắt đầu.

*Ryeo*

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MG
22 tháng 5 2020 lúc 9:40

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn bị những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon đậm đà nhất. Về phần gạo nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp bốn góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NN
Xem chi tiết
MP
16 tháng 11 2018 lúc 15:44

Trong đời, ai cũng từng có một lần mắc lỗi. Tôi cũng phạm phải một lỗi lầm khiến tôi day dứt mãi với một trong những người bạn thân nhất của mình.

Tôi và Nam là đôi bạn thân từ nhỏ, khi mà hai đứa mới học mầm non. Khi bước vào Tiểu học, tôi là đứa duy nhất trong xóm học ở ngoại thành, còn những bạn khác thì đều học ở trường Tiểu học Ngọc Sơn, trong đó có Nam. Bước vào năm học mới, ai cũng bận rộn hẳn lên, tôi và Nam không còn thời gian mà gặp nhau như hồi mầm non nữa.

Một hôm, cô giáo yêu cầu chúng tôi hãy viết một đoạn văn tả cảnh một bãi biển. Hôm đó, tôi ngồi cắn bút mãi mà chẳng nghĩ ra được câu nào bởi vì từ trước tới giờ, tuy là lớp trưởng nhưng tôi vẫn luôn học kém môn văn cho nên mỗi khi làm bài, tôi lại phải nghĩ nát óc mới “nặn” ra nổi một câu. Ngồi nghĩ cả buổi chiều mà tôi chẳng viết nổi một từ, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi: “Hay là mình nhờ Nam giúp? Văn là môn “tủ” cùa cậu ấy mà!”. Nghĩ vậy, tôi chạy vụt sang nhà Nam, vừa đến cổng nhà bạn, tôi đang định bấm chuông thì nghe thấy tiếng nói của mẹ Nam:

- Thương đó à? Vào đây chơi đi cháu.

Tôi đẩy nhẹ chiếc cổng bằng sắt, bước vào sân. Đột nhiên, một cái bóng lao tới, tôi định thần nhìn rõ, chú chó Alaska của Nam có tên gọi là Rex, chú chó mà thường cùng chúng tôi tham gia những chuyến thám hiểm hồi trước, chú cọ cái đầu vào chân tôi và dẫn tôi vào nhà. Dù đã lâu tôi không đến nhà bạn chơi nhưng căn nhà trông vẫn vậy. Thấy tôi, mẹ Nam nói:

- Cháu đợi nhé, bạn Nam sẽ xuống ngay.

- Vâng ạ! - Tôi đáp.

Một lát sau, Nam bước xuống. Trông cậu ấy cao hẳn lên khi vào cấp 1. Thấy tôi, Nam như rất bất ngờ:

- Ô, Thương đó à, lâu lắm mới thấy cậu đến chơi. Mình cũng đang định qua nhà cậu. Có chuyện này, mình muốn nói với cậu.

Mải lo cho bài văn, tôi không thực sự chú ý đến câu nói của Nam, chỉ giục cậu ấy:

- Ừ, vào học rồi nên tớ cũng bận. Thôi, có chuyện gì nói sau, giờ cậu giúp mình bài văn này đã, mai mình phải nộp rồi.

Mẹ Nam bước vào với đĩa trái cây trên tay, nói:

- Hai đứa học đi, bác sẽ nói với mẹ Thương để cháu ở lại, nhé!

- Vâng ạ!

Phòng đọc sách của nhà bạn thật là rộng. Đối diện với tủ sách là góc học tập ngăn nắp. Đang nhâm nhi đĩa trái cây ngon tuyệt, tôi chợt nhìn thấy một cuốn sổ màu đen nằm trên mặt bàn. Tò mò, tôi cầm lên. Ngó quanh, Nam đã đi lấy sách vở, tôi bèn mở ra đọc. Khi mở trang đầu tiên, tôi nhìn thấy dòng chữ “ Những tâm sự về cuộc sống của tôi” Là nhật kí của cậu ấy. Tôi cứ phân vân không biết có nên đọc hay không nhưng vì nghĩ rằng chúng tôi là bạn thân mà cậu ấy thì đã đi ra ngoài rồi nên chắc là đọc một chút cũng không sao. Nghĩ vậy, tôi bèn hồi hộp đọc ngay trang thứ hai:

“Ngày 27 tháng 9 năm 2011

Hôm nay thật là trời lại mưa và bố mình đi công tác xa chưa về nên mình không được đi ăn kem, nhưng nếu đi thì chắc chắn mình sẽ rủ Thương -người bạn thân nhất của mình.”

Không hiểu sao, cuốn nhật kí ấy cuốn hút tôi như có một ma thuật vậy, tôi bèn mở trang tiếp theo:

“Ngày 28 tháng 9 năm 2011

Chán thật, hôm nay trời vẫn mưa nhưng điều mà làm cho mình buồn hơn cả là hôm nay bố mẹ lại cãi nhau mà mình lại không biết vì sao, cầu mong mai trời sẽ tạnh mưa và mình sẽ được đi ăn kem.”

Bỗng nhiên, tôi giật bắn mình vì Nam đang đứng ngay trước mặt. Tôi có thể thấy được sự giận dữ trên mặt bạn mình. Cậy ấy hét lên:

Sao cậu lại có thể làm như vậy.

Tôi hoảng sợ, run rẩy đánh rơi luôn cuốn nhật kí trên tay. Luống cuống, tôi chỉ biết lắp bắp:

- Mình… mình…

Rồi hấp tấp rời khỏi nhà cậu ấy. Khi đã về nhà, tôi mới định thần và tự hỏi bản thân rằng vì sao tôi lại không thể kìm nén sự tò mò như vậy? Cả đêm, tôi cứ trằn trọc không ngủ được, những câu hỏi cứ liên tục hiện ra trong tâm trí tôi: “Mình có nên xin lỗi cậu ấy hay không ?”, “Nếu mình xin lỗi thì bạn sẽ còn chơi với mình nữa không?”

Hôm sau, tôi đến trường như mọi ngày và nộp bài văn dở tệ mà tối qua tôi đã làm một mình cho cô, nhưng may mắn thay, hôm đó, cô chưa thu bài. Khi tiếng trống vang lên báo hiệu sự kết thúc của một buổi học tôi về nhà mà trong lòng không yên, tôi cứ nghĩ về tối hôm qua, muốn sang nhà xin lỗi Nam. Tuy nhiên, khi bước vào phòng tôi thấy một bức thư. Sau khi đọc xong thư, tôi ngỡ ngàng! Là Nam, cậu viết thư để xin lỗi vì tối qua đã mất bình tĩnh để rồi nặng lời với tôi như vậy và để thông báo rằng sáng nay, gia đình cậu sẽ lên máy bay để sang định cư tại Canada. Hôm qua, cậu ấy định nói cho tôi biết mà chưa kịp. Tôi vội chạy qua nhà Nam nhưng căn nhà đã đóng kín cửa. Ôi, đáng ra tôi mới phải là người xin lỗi vậy mà giờ đây, tôi đã không có cơ hội để gặp lại Nam nữa. Có lẽ cuộc sống của Nam tại nơi ở mới có nhiều bận rộn nên từ đó tới nay, tôi và Nam vẫn chưa liên lạc được với nhau.

Và tôi chỉ ước rằng mình có thể quay ngược thời gian để có thể sửa lại lỗi lầm của tuổi ấu thơ.

Bình luận (0)
MP
16 tháng 11 2018 lúc 15:43

Mở bài:

- Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).

Thân bài:

- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.

- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật).

- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).

- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).

Kết bài:

Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.

Bình luận (0)
MP
16 tháng 11 2018 lúc 15:43

Ai cũng đầy ắp những kỉ niệm của một thời thơ ấu. Đặc biệt, những buổi đầu cắp sách đến trường, được gặp gỡ và làm quen với biết bao thầy cô, bạn bè … sẽ luôn là những kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên.

Những ngày đầu đi học, tôi luôn được cô giáo khen viết chữ đẹp và đều. Em học rất khá môn tập viết tuy nhiên lại không giỏi môn toán. Đây là môn học mà em sợ nhất. Cô giáo mặc dù đã giảng dạy, hướng dẫn em làm bài rất cẩn thận và tỉ mỉ tuy nhiên do bản thân sợ môn học này nên những lời cô giảng dạy em không hiểu hết. Biết vậy, nên cô đã đổi chỗ cho em ngồi cạnh Hà – một trong những bạn học giỏi toán nhất lớp – để học tập cùng nhau. Cùng nhau làm bài tập nhóm đã giúp cho em tiến bộ hơn rất nhiều. Em đã học được phương pháp học toán của bạn. Thậm chí, trong những bài toán khó, bạn còn hướng dẫn em cách tiếp cận vấn đề và phương pháp giải phù hợp. Từ một học sinh yếu môn toán, em đã bắt đầu có niềm đam mê và yêu thích với môn học này.

Có một lần trong một bài kiểm tra toán, em không làm được bài. Em ngồi loay hoay gần như cả buổi để giải. Hà thấy vậy liền viết viết ra một tờ nháp. Sau đó, bạn vo vo lại rồi nhẹ nhàng đưa cho em. Em cảm thấy rất vui khi được bạn giúp đỡ nhưng đồng thời cũng thấy bứt rứt trong lòng. Rồi em cầm tờ giấy đã vo nhét vào học bàn. Em chợt nhớ lời cô giáo dạy: “Thất bại là mẹ thành công”. Em không muốn bản thân mình cứ mãi yếu kém môn toán. Hà cũng thúc giục em giở tờ giấy ra chép. Nhưng bản thân em kiên quyết từ chối và tiếp tục ngồi suy nghĩ cách làm. Khi chỉ còn khoảng năm phút thì hết giờ làm bài, tự dưng những lời cô giáo giảng như hiện về trong tâm trí em. Một hồi viết nháp các công thức đã học, em chợt phát hiện ra mình đã bỏ quên mất một phép tính. Em vội vàng sửa lại bài làm. Khi trống báo hiệu kết thúc giờ kiểm tra cũng là lúc em hoàn thành bài thi.

Cô giáo trả bài kiểm tra và em được điểm 8 – một kết quả xứng đáng với sự nỗ lực của bản thân, Hà cũng rất vui khi thấy em đã học khá hơn trước. Đến bây giờ mỗi khi nhắc lại, tôi lại thấy hân hoan trong lòng.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
10 tháng 6 2018 lúc 6:44

Phương thức biểu đạt : tự sự

Bình luận (0)