Những câu hỏi liên quan
PH
Xem chi tiết
HN
17 tháng 12 2020 lúc 21:12

Hiện nay Việt Nam đã và đang có nhiều vấn đề cấp bách về việc gia tăng dân số. Việc gia tăng dân số đem lại cho ta nguồn lao động dồi dào, thế hệ trẻ cho việc nghiên cứu khoa học kĩ thuật. Nhưng cũng đã đóng góp nhiều bất lợi cho nước ta. Trước khi có các kế hoạch hóa gia đình thì hiện tượng bùng nổ dân số đã khiến nhiều người phải lâm vào tình cảnh đói nghèo, không chỗ ở. Chắc mọi người vẫn còn nhớ nạn đói nghèo năm 1945, gia tăng dân số là một yếu tố khách quan. Ở địa phương mình dân số đang trong quá trình tăng nhanh nhưng vẫn nằm trong kiểm soát của nhà nước. Ở một số địa phương, việc dân số tăng nhanh đã gây hậu quả to lớn: cơ sở vật chất cũng như cơ sở hạ tầng cho việc dạy và học ngày càng thiếu thốn. Còn các vùng nông thôn, dân số tăng nhanh hơn thành thị nên cũng là nơi tập trung các khu ổ chuột. Thật đáng buồn vì nhiều gia đình không chịu làm theo kế hoạch hóa gia đình vì tâm lí thích 3 con. Không dừng lại ở đó, tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế; việc sử dụng nguồn lao động lãng phí và hiệu quả. Thêm vào đó, dân số càng đông, môi trường tự nhiên ngày càng bị hủy hoại. Nơi mình sống, hệ sinh thái của môi trường tự nhiên mất cân bằng do có quá nhiều dân di tản cũng như dân số đông nhất cả nước. Vì vậy chúng ta cần phải có nhiều biện pháp để giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên

Bình luận (0)
LK
Xem chi tiết
H24
1 tháng 1 2022 lúc 8:48

 Cắt bớt từng câu 1 nha bạn

Bình luận (0)
TY
1 tháng 1 2022 lúc 21:17

Hong biết

Bình luận (1)
LN
1 tháng 1 2022 lúc 21:37

Bạn hỏi từng câu thui nha bạn 😁

Bình luận (0)
PD
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
MN
16 tháng 11 2021 lúc 19:47

Em tham khảo:

Trước cách mạng tháng Tám, số phận của người nông dân gặp nhiều đau khổ bất hạnh Hình ảnh chị Dậu và lão Hạc là(Trợ từ) hai số phận cho chúng ta cái nhìn rõ nhất về sự bóc lột tàn nhẫn. Với lão Hạc, nhà thì nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ quẫn trí bỏ nhà đi đồn điền cao su. Lão thui thủi sống một mình cô đơn làm bạn với cậu Vàng. Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão. Một trận ốm đã lấy đi hết tiền mà lão dành dụm được suốt bao nhiêu năm qua. Rồi không còn gì, ăn chẳng đủ ăn, không ai mướn lão làm việc, cuối cùng lão đành bán cậu Vàng. Nhưng vì cái nghèo rồi sợ tiêu lạm vào tiền để lại cho con trai, khiến lão chọn cái chết. Và cũng vì sự ân hận với cậu Vàng, lão kết liễu cuộc đời mình bằng cách ăn bả chó. Còn chị Dậu số phận của chị điêu đứng, nghèo khổ bị bóc lột đến tận xương tủy. Vì thiếu sưu của chồng và cả người em chồng đã chết nên chị phải bán đi đứa con của mình. Thấy việc gì thì làm việc đấy, nắng thì cố mà làm mưa thì cũng phải cố. Họ đã làm gì mà để rơi vào hoàn cảnh khốn khổ đến vậy? Tất cả là do xã hội cũ hành hạ. Thật đáng thương cho những con người số phận ấy. 

Bình luận (0)
CL
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
MN
20 tháng 8 2021 lúc 20:20

Em tham khảo nhé:

 

Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

Bình luận (0)
NB
14 tháng 9 2021 lúc 18:22

Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Học sinh chúng ta có nhiều cơ hội hơn để được trau dồi, tiếp thu kiến thức, mở mang tầm hiểu biết và hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, để hoàn thiện bản thân mình hơn trong cách sống cũng như tâm hồn, chúng ta cần phải tích cực tìm hiểu, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Một thực trạng mà ai cũng nhận thấy đó là xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại quên đi, bỏ bê nét đẹp, truyền thống văn hóa của chính đất nước mà chúng ta sinh ra, lớn lên. Nhiều bản sắc đã bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc đó.

Từ sự vô tâm, vô tư đó mà những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Những lễ hội, nhưng cuộc thi dân gian không còn nhận được nhiều sự quan tâm của con người hoặc chỉ mang dáng dấp hình thức. Đối với những bạn trẻ hiện nay, họ không quá mặn mà với những truyền thống, bản sắc đó mà họ hướng đến những thứ hướng ngoại hơn, hiện đại hơn. Chính những điều này đã làm con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

Để giải quyết thực trạng trên, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh chúng ta cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Có như vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc mới được giữ gìn và duy trì tốt đẹp.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt Nam mang dòng máu đỏ da vàng chúng ta. Chính vì thế, ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.

Bình luận (0)
NK
Xem chi tiết
NN
5 tháng 12 2019 lúc 20:45

Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh.Về kinh tế, tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế; việc sử dụng nguồn lao động lãng phí và hiệu quả.Xã hội, gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…; tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm; xảy ra các tệ nạn xã hội.Môi trường: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).Những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.Giảm sức ép về vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…cho người dân, đặc biệt ở khu vực đô thị.Vấn đề việc làm cho lao động được giải quyết, giảm tình trạng thất nghiệp.

(vài câu chế xàm :)) ) {vì dân số thế giới tăng nên em chẳng thấy liên quan gì cả. nhà bao việc dân với chả số} >:)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
LL
15 tháng 12 2019 lúc 20:15

Truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện chân thực nhất về sô phận người nông dân trong xã hội cũ.- nghèo khổ, bần hàn, biến chất...Lão Hạc đại diện cho bộ phận nông dân nghèo, bị đè nén, tài sản chả có gi, luôn sống cô đơn sợ sệt. Số phận của Lão bế tắc, cay nghiệt quá đến mức lão phải tự tìm đến cái chết- một cái chết quằn quại, đau đớn chả khác nào một con chó dính bả. Nhân vật Binh Tư lại đại diện cho tầng lớp nghèo khổ quá đến mức biến chất, việc gi cũng làm, bất chấp mọi việc để có tiền. Số phận của hai người họ, chính là số phận của những người nông dân trong xã hội cũ. Những số phận khiến người xem không thể không xót xa, thương cảm. Thương thay con người dù có tốt đẹp đến đâu cũng đều phải quỵ ngã trước cái xã hội đầy bất công, oan trái này.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết