Những câu hỏi liên quan
SS
Xem chi tiết
DN
16 tháng 2 2020 lúc 16:04

Được sống, được sinh ra trong cuộc đời là một điều hạnh phúc to lớn, bởi ở đó chúng ta có nhiều cơ hội sống, cơ hội phát triển và bắt đầu những mối quan hệ tốt đẹp. Đối với con người, sự sống là điều quan trọng nhất, đối lập với sự sống là cái chết – sự mất mát luôn ám ảnh trong cuộc sống của con người bởi khi ấy con người buộc phải dừng chân trong hành trình đi đến tương lai để trở về với cõi vĩnh hằng. Với nhiều người cái chết là điều kinh khủng nhất, con người đã và đang tìm mọi cách để chế ngự cái chết, giành giật sự sống. Tuy nhiên, bàn về những điều mất mát lớn nhất trong cuộc sống, bên cạnh những người cho rằng đó là cái chết thì cũng có không ít người cho rằng đó là sự lụi tàn của tâm hồn ngay khi sống như Norman Kusin đã từng nói “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”.

Câu nói “ Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống” là một lời đánh giá về giá trị đích thực của cuộc sống. Sống và chết vốn là những trạng thái đối lập, càng yêu cuộc sống con người sẽ càng sợ hãi, ám ảnh bởi cái chết. Đó là sự mất mát về mặt vật chất, tuy nhiên trong thực tế cuộc sống con người vẫn còn tồn tại một nỗi sợ hãi lớn lao hơn, khủng khiếp hơn cả cái chết, đó là khi còn sống nhưng con người lại đánh mất ý nghĩa, niềm tin vào cuộc sống, sống nhưng để tâm hồn của mình dần lụi tàn.

Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống

Chết là chấm dứt sự sống, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của con người trong cuộc đời. Khi đã chết con người sẽ phải rời xa vĩnh viễn những người yêu thương, những điều ta yêu quý, trân trọng mà trên hết là mất đi cơ hội sống, cơ hội hưởng thụ những điều tốt đẹp của cuộc sống. Mỗi người chỉ được sinh ra một lần, được sống một lần. Do vậy mà cái chết chính là sự mất mát lớn nhất khiến nhiều người ám ảnh, kinh sợ. Vậy tại sao Kusin lại có nhận định “Cái chết không phải điều mất mát lớn nhất”?

Câu nói là lời nhận định nhưng lại mang hình thức của một câu phủ định về một sự thật tưởng như chân lý ấy. Cuộc sống vốn là điều quý giá, là cơ hội để con người phát triển, hoàn thiện nhưng sự sống ấy lại là hữu hạn trong cái vô hạn của cuộc đời. Không một ai có thể tồn tại mãi trong cuộc đời. Tuy nhiên, sự mất mát về sự sống vật chất không phải dấu chấm hết cho cuộc đời của mỗi con người, bởi những giá trị sống tốt đẹp thì vẫn luôn sống mãi như Thomas Campbell từng nói: “Chúng ta không hề chết đi khi còn sống, trong sâu thẳm trái tim những người ở lại” .Bác Hồ vĩ đại của dân tộc Việt Nam dù đã mãi ra đi nhưng công lao, tấm lòng cao cả của bác vẫn sống mãi trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam.

Sự tàn lụi ngay khi sống mới là điều đáng sợ nhất. Sống chỉ thực sự ý nghĩa nếu như con người ý thức được về sự sống của mình, biết đặt ra những mục tiêu để cố gắng, theo đuổi. Nếu sống nhưng tâm hồn trống rỗng, vô cảm với bản thân, với đồng loại hay họ chỉ biết yêu bản thân mà không quan tâm đến những người xung quanh, sống không ước mơ thì cuộc sống ấy sẽ trở nên vô vị, nhàm chán, là “cái chết” về mặt tâm hồn. Cái chết ấy thậm chí còn đáng sợ, khủng khiếp hơn cả cái chết về thể chất. Chẳng những thế mà Trương Ba đã lựa chọn cái chết để được làm chính mình, được trọn vẹn là chính mà mà không phải chết mòn, lùi tàn dần trong cuộc sống vay mượn.

Xã hội hiện đại tạo điều kiện cho con người phát triển, khẳng định bản thân nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ sa vào lối sống hưởng thụ, vô cảm, đánh mất phương hướng. Do vậy hãy sống tích cực, lạc quan, sống có ý nghĩa để không rơi vào tình trạng tâm hồn tàn lụi.

     HỌC TỐT NHA ..LINK MÌNH VỚI

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NP
Xem chi tiết
NP
1 tháng 4 2020 lúc 20:26

cứu mn 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VH
Xem chi tiết
HV
Xem chi tiết
DL
9 tháng 3 2023 lúc 18:50

Điều trăn trở nhất trong cuộc đời mỗi người có lẽ không nằm ở giá trị vật chất tầm thường bên ngoài mà ẩn sâu trong tiềm thức với một câu hỏi luôn thường trực: làm sao để “tâm hồn không tàn lụi ngay khi còn sống?”. Tâm hồn là những suy nghĩ, những tâm tư, tình cảm tạo nên một thế giới nội tâm sâu thẳm bên trong mỗi con người. Một “tâm hồn không tàn lụi ngay khi còn sống” là một tâm hồn đầy nhiệt huyết, luôn vui vẻ, hạnh phúc và đong đầy nhựa sống. Nếu ví cuộc đời mỗi người là một cây hoa thì lối sống lạc quan, giàu nhiệt huyết chính là những hạt nắng ấm áp soi chiếu làm khu vườn trần gian thêm tốt tươi. Để sống có ý nghĩa, mỗi chúng ta cần lựa chọn cho mình một lối sống tích cực, luôn biết trau dồi và bồi đắp cho tâm hồn những giá trị tốt đẹp. Mặc dù cuộc sống là một dòng chảy vô tận với đầy rẫy những khó khăn phía trước, con người phải luôn giữ cho mình một trái tim đầy nhiệt huyết cháy bỏng, không ngại khó, ngại khổ. Cùng với đó, mỗi người cần biết chung tay vì cộng đồng, hòa mình vào cuộc đời chung của xã hội để tạo nên những giá trị bền vững, một xã hội công bằng, tốt đẹp. Giống như Mallala Yousafai luôn hết mình vì sự nghiệp đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ và thành công mang đến cho một nửa thế giới một tương lai tươi sáng hơn. Bởi lẽ: “Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh, họ sinh ra để ghi dấu trên mặt đất và trong tim mọi người”, chúng ta phải sống hết mình, sống với cái nhìn tích cực vào những vấn đề trong đời. Thế nhưng trong xã hội này vẫn còn không ít những tâm hồn cằn cỗi, nguội lạnh, sống thờ ơ, vô cảm với những người xung quanh, và cả chính với bản thân mình. Vì lẽ đó, để không sống một cuộc đời vô nghĩa, với một trái tim sớm lụi tàn, chúng ta cần biết bồi dưỡng cho tâm hồn những hạt nắng của hạnh phúc, biết sống vì mình và vì mọi người xung quanh. Hãy là một linh hồn cao đẹp đừng như những cây tầm gửi mờ nhạt, cả đời nương tựa, sống trên vai người khác.
 

Bình luận (0)
VH
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết