Những thành tựu văn hóa cổ đại có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của nhân loại
Những thành tựu văn hóa cổ đại có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của nhân loại
LỊCH SỬ|~~~~~~~~~~~~
Trl :
https://h7.net/hoi-dap/lich-su-6/y-nghia-cac-thanh-tuu-van-hoa-cua-the-gioi-co-dai--faq167690.html
Bn cop link và tham khảo
- Các thành tựu văn hóa thời cổ đại rất phong phú, đa dạng, sáng tạo và có giá trị thực tiễn đã nói lên được tài năng, sự lao động nghiêm túc với trình độ cao của con người hồi đó.
- Thành tựu của nền văn hóa cổ đại còn đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học và sự phát triển của văn minh nhân loại sau này.
+ Đưa ra >02 đánh giá về giá trị của các thành tựu văn hóa cổ đại đối với sự phát triển của văn minh nhân loại.
Những thành tựu văn hóa buổi đầu thời cận đại có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại?
A. Tấn công vào xã hội tư bản, bênh vực cho nhân dân lao động
B. Tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, hình thành quan điểm tư tưởng của con người tư sản
C. Tấn công vào xã hội tư bản, hình thành quan điểm của giai cấp phong kiến
D. Lật đổ chế độ phong kiến, hình thành hệ thống tư tưởng tiến bộ
Vào buổi đầu thời cận đại, những thành tựu văn hóa trên các lĩnh vực: văn học, âm nhạc, kiến trúc, … có vai trò quan trọng trong việc tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm tư tưởng của con người tư sản.
Đáp án cần chọn là: B
hãy liệt kê các thành tựu văn hóa cổ đại và nêu ý nghĩa, tác dụng của các thành tựu văn hóa đó đối với nhân loại
Thời cổ đại, khi nhà nước được hình thành, loài người bước vào xã hội văn minh. Trong buổi bình minh của lịch sử, các dân tộc phương Đông đã sáng tạo nên nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ mà ngày nay chúng ta vẫn đang được thừa hưởng:
*Sáng tạo chữ viết:
Khi nhà nước được hình thành, do nhu cầu của việc quản lý hành chính (công văn, lưu giữ số liệu ruộng đất, thuế má…) và nhu cầu trao đổi thư từ, người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời. Ban đầu, người phương Đông cổ đại đều dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình.
Người ta đã tìm thấy ở Tây Á hình vẽ một con thuyền, ba Mặt Trời và ba con hươu nằm dưới chân người. Bức vẽ muốn kể lại một cuộc đi săn bằng thuyền ở ven sông trong ba ngày và săn được ba con hươu.
Về sau, để diễn tả linh hoạt, người ta đã dùng những nét tượng trưng thay cho hình vẽ và ghép các nét theo quy ước để thành chữ gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý cũng chưa tách khỏi chữ tượng hình và thường được ghép với một thanh để biểu thị tiếng nói có âm sắc thanh điệu của con người.
Những chữ này được viết trên giấy làm bằng vỏ cây pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung hoặc phơi khô. Ở Ai Cập, người ta đã tìm được nhiều “tờ giấy” pa-pi-rút như thế, có “tờ” dài tới 40m; còn ở Lưỡng Hà, khi khai quật thành Ni-ni-vơ, người ta đã tìm được một thư viện lớn có chứa tới 22000 “cuốn sách” bằng đất nung.
Nhờ những “ văn tự” cổ còn lưu giữ lại, ngày nay chúng ta mới biết được rằng ở các quốc gia cổ đại phương Đông, các ngành khoa học như thiên văn, toán học, y học, văn học, sử học đã phát triển.
*Thiên Văn:
Qua nhiều năm cày cấy, nông dân hiểu được tính chất sinh trưởng và thời vụ của cây lúa có liên quan đến quá trình “mọc” và “lặn” của Mặt Trời và Mặt Trăng. Qua quan sát, người ta thấy cứ khoảng 30 ngày đêm là một lần trăng tròn. Đó là cơ sở để người ta tính chu kỳ thời gian và mùa. Từ đó, người phương Đông đã biết làm ra lịch, mỗi năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng. Họ còn đo thời gian bằng bóng năng Mặt Trời, mỗi ngày có 24 giờ.
*Toán Học:
Cư dân phương Đông cũng là những người đầu tiên sáng tạo ra các chữ số. Ban đầu người Ai Cập mới chỉ biết dùng những vạch đơn giản và những kí hiệu tượng trưng cho các số 10, 100, 1000… còn hệ thống chữ số A-rập, kể cả số 0 mà chúng ta đang dùng ngày nay, là do người Ấn Độ cổ đại sáng tạo ra. Do nhu cầu thực tế, người Ai Cập xưa rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số Pi (π) bằng 3,16 và giải được nhiều bài toán hình học phẳng phức tạp. Người Lưỡng Hà lại phát triển hơn về số học. Họ biết làm các phép tính với số thập phân.
*Kiến Trúc:
Sự phát triển của toán học đã giúp cho cư dân phương Đông có thể tính toán, xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ trong lịch sử. Tiêu biểu nhất của loại công trình kiến trúc này là các Kim tự tháp ở Ai Cập. Được xây dựng từ rất sớm (vào khoảng thiên niên kỉ III trước Công nguyên), các Kim tự tháp ở Ai Cập đến nay vẫn làm cho hàng triệu du khách đến đây phải choáng ngợp bởi các hình khối hùng vĩ của nó, có tháp cao gần 150m (bằng toà nhà 50 tầng); còn các tháp hình núi nhọn, cao nhiều tầng ở Ấn Độ lại làm cho người ta phải kinh ngạc bởi nghệ thuật chạm trổ tỉ mỉ trên các bức phù điêu, tạo nên một phong cách nghệ thuật kiến trúc Hinđu độc đáo.
*Văn học:
Sử thi, thần thoại, kịch thơ độc đáo
Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.
Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.
b) Chữ viết
Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.
Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng.
Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...
Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.
Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.
c) Toán học
Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.
Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (71) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v... Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.
Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.
d) Kiến trúc
Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.
Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...
Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
.Theo em, những thành tựu văn hóa nào của Ai Cập cổ đại được cho là bước phát triển có ý nghĩa của loài người?
Thời cổ đại đã có nhiều thành tựu văn hóa được khám phá và tạo ra. Tuy nhiên, chỉ có một số những thành tựu văn hóa được cho là bước phát triển có ý nghĩa của loài người là
LịchChữ viết ( c, b c…)Một số thành tựu khoa học cơ bản như phép đếm đến 10, số Pi, các chữ số, kể cả chữ số 0, các định lí như Ta lét, Pi- ta – go hay định luật Ác – si – mét.thời cổ đại đã có nhiều thành tựu văn hóa được khám phá và tạo ra. Tuy nhiên, chỉ có một số những thành tựu văn hóa được cho là bước phát triển có ý nghĩa của loài người là
Lịch , Chữ viết ( a, b c…)Một số thành tựu khoa học cơ bản như phép đếm đến 10, số Pi, các chữ số,, các định lí như định lí Ta lét, định lí Pi- ta – go hay định luật Ác – si – mét.
Những thành tựu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc Việt Nam?
A. Định hình các giá trị văn hóa của người Việt
B. Phát triển nền văn hóa bản địa của người Việt
C. Cơ sở hình thành nền văn minh sông Hồng
D. Hoàn thiện nền văn hóa bản địa của người Việt
Đáp án A
Những thành tựu trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc đã hình thành nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc - nền văn minh đầu tiên của lịch sử dân tộc. Nó đã phác họa, định hình những giá trị văn hóa cơ bản của người Việt, là cơ sở để ta đấu tranh bảo vệ và phát triển ở những giai đoạn sau, giúp cho chúng ta nhiều lần mất nước nhưng không mất đi bản sắc dân tộc
Theo em, những thành tựu văn hóa nào của Ai Cập cổ đại được cho là bước phát triển có ý nghĩa của loài người?
A.Chữ tượng hình
B.Toán học
C.Y học
1.Chỉ ra sự khác nhau trong sự hình thành và phát triển xã hội cổ đại phương đông và phương tây
2.Em có nhận xét gì về những thành tựu của nền văn hóa cổ đại
1.- Về kinh tế:
+ Phương Đông: Là nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp, có kết hợp với thủ công nghiệp nhỏ lẻ mang tính gia đình và buôn bán trao đổi đơn giản trong phạm vi hẹp.
+ Phương Tây: Nền kinh tế phát triển theo hướng thủ công nghiệp và thương mại là chính, mang tính "chuyên nghiệp".
- Xã hội:
+ P Đông: Gồm 3 giai cấp (Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ), mâu thuẫn chủ yếu là giữa QT>< nông dân công xã.
+ P Tây: Gồm 3 giai cấp (Chủ nô, bình dân, nô lệ), mâu thuẫn chủ yếu là giữa chủ nô >< nô lệ
- Chế độ chính trị (chứ không phải cơ cấu chính trị):
+ Phương Đông là chế độ Quân chủ chuyên chế (kiểu trung ương tập quyền).
+ Phương Tây là chế độ dân chủ cộng hòa (đại diện cho lợi ích của chủ nô).
2.Văn hóa cổ đại đã để lại những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng thán phục . Những di sản văn hóa đa dạng, sáng tạo, có giá trị thực tiễn đã nói lên được tài năng, sự lao động nghiêm túc và trình độ khoa học cũng như ứng dụng của con người thời đó .
1.phương đông phát triển nghề trồng lúa nước vì mọi người ở đây sống ở ven sông
phương tây có nghề buôn bán ngoại thương phát triển về các mặt hàng thủ công
2.nền văn hóa cổ đại phát triển về mọi mặt
click tui nha.thank you very much!
a) Điểm lại những thành tựu văn hóa cổ đại?
b) Thử đánh giá vị trí, tác dụng, ý nghĩa của các thành tựu văn hóa thời cổ đại đối với chúng ta ngày nay?
Câu a:
Những thành tựu văn hóa của các quốc gia phương Đông cổ đại:
+ Chữ viết: Xuất hiện sớm ở Lưỡng Hà , Ai Cập (3500 năm TCN) Trung Quốc (2000 năm TCN).
+ Chữ số: Người Ấn Độ đã phát minh ra các chữ số trong đó có cả số 0.
+ Toán học: Nghĩ ra phép đếm đến 10 và rất giỏi về hình học, họ đã tính được số Pi bằng 3.1416
+ Những công trình kiến trúc : Kim tự tháp ở Ai Cập, Lưỡng Hà có thành Ba – bi – lon với cổng đền I – sơ – ta.
Câu b:
- Những thành tựu văn hóa lớn thời cổ đại đã nói lên được tài năng và sự phát triển của trình độ trí tuệ con người. Không những để phục vụ cho cuộc sống của họ mà còn làm cho sự phát triển của khoa học công nghệ sau này.
- Những thành tựu đó tạo ra cơ sở cho ngành khoa học, nghệ thuật ngày nay. Chúng ta cần sử dụng và phát triển cao hơn những thành tựu đó để tạo ra những kỳ quan,công trình phục vụ cho ngày nay.
- Những thành tựu đó đã nói lên khả năng vĩ đại của con người.
-
Em có nhận xét gì về tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành phát triển của nền văn minh Hy Lạp? Thành tựu văn hóa nào của Hy Lạp ,La Mã cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay ?
*Tác động đến sự hình thành và phát triển nền văn minh Hy Lạp cổ đại:
- Tác động đến cuộc sống: do khí hậu khô ráo, có nhiều ngày nắng trong năm. Hầu hết các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá đều diễn ra ngoài trời.
- Tác động đến phát triển kinh tế: dân chúng sống chủ yếu ven bờ biển và phụ thuộc vào biển, phát triển mạnh các ngành kinh tế gắn với biển (thương mại, đánh bắt cá, nuôi trồng thuỷ, hải sản). Xây dựng các cảng biển, phát triển đóng tàu, thuyền; phát triển các ngành thủ công nghiệp (làm gốm, chế tác đá; sản xuất dầu ô liu, chế biến rượu vang; không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Một số thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã còn được bảo tồn đến ngày nay:
+ Hệ thống mẫu tự La-tinh; hệ thống chữ số La Mã.
+ Dương lịch.
+ Các định lý, định đề khoa học, như: định lí Ta-lét; định lí Pi-ta-go; tiên đề Ơ-cơ-lít…
+ Các tác phẩm văn học, sử học, ví dụ như: 2 bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê…
+ Một số công trình kiến trúc/ tác phẩm điêu khắc. Ví dụ: đấu trường Cô-li-dê; tượng thần Vệ nữ Mi-lô; tượng lực sĩ ném đĩa…
TICK CHO MÌNH ĐIIII