Giải thích thành ngữ Ếch ngôi đáy giếng và thành ngữ Thầy bói xem voi.
Cảm ơn các bạn.
Thành ngữ là gì? Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: Sơn hào hải vị, Thầy bói xem voi, Da mồi tóc sương, Tứ cố vô thân; Ếch ngồi đáy giếng; Đem con bỏ chợ; Chuột sa chĩnh gạo; Cưỡi ngựa xem hoa |
Tham khảo!
Thành ngữ là những câu nói không nhằm mục đích để hiểu theo nghĩa thông thường, đồng thời ý nghĩa của một thành ngữ thường là câu mang nghệ thuật ẩn dụ trong toàn bộ câu. Hiện có hàng ngàn các thành ngữ khác nhau và chúng thường xuyên được tạo ra ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.
-Sơn hào hải vị: chỉ những món ăn quý hiếm trên rừng, dưới biển
-Thầy bói xem voi: Chỉ thấy bộ phận, không thấy toàn thể, nhận thức, suy luận một cách phiến diện
-Da mồi tóc sương:Chỉ người già, tóc đã bạc, da đã nổi đồi mồi
-Tứ cố vô thân: chỉ những người không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa
-Ếch ngồi đáy giếng: Hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp
-Đem con bỏ chợ:Chỉ việc dìu dắt, giúp đỡ một người, rồi nửa chừng bỏ mặc. Cũng nói Mang con bỏ chợ.
-Chuột sa chĩnh gạo:(Nghĩa đen) Con chuột rơi vào hũ đựng gạo, là món ăn khoái khẩu của nó. (Nghĩa bóng) Ngưởi ta bỗng nhiên được đưa vào trường hợp hay môi trường có lợi cho mình.
-Cưỡi ngựa xem hoa:Cuộc gặp tốt đẹp, hai gia đình quyết định tiến đến hôn nhân. Đêm động phòng, chàng trai và cô gái mới biết được khuyết tật của nhau thì đã muộn. Từ đó, người ta dùng thành ngữ “cưỡi ngựa xem hoa” để chỉ những việc làm có tính chủ quan, qua loa mà không suy xét kĩ.
a) Tìm những thành ngữ, tục ngữ liên quan đến thành ngữ " thầy bói xem voi"
b) Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa bài " ếch ngồi đáy giếng" và bài " thầy bói xem voi"
b) giống là cùng kiểu truyện ngụ ngôn, mang t/c châm biếm, phê phán thói hư tật xấu .... ,
khác là ếch ngồi đáy giếng k có ( ít ) yếu tố gây cười
ahihi rảnh quá trả lời cho dzui thui chứ còn quên hết văn lớp 6 rùi :V
chém bừa yk mà kkkk =)))
2. Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi.
4. Hãy sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa đc giới thiệu trong sgk và giải nghĩa các thành ngữ ấy.
1. Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi.
Thành ngữ: Con Rồng cháu Tiên.
Lạc Long Quân nòi Rồng kết duyên với Âu Cơ giống Tiên sinh ra được một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Sau đó, năm mươi con theo cha xuống bể, năm mươi theo mẹ lên rừng. Con trưởng lên làm vua vị vua đầu tiên của nước ta, lấy hiệu là Hùng Vương. Do đó, người Việt Nam luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên.
Thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”.
Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, hàng ngày tiếng kêu Ồm ộp của nó đã làm cho nhái, cua, ốc hoảng sợ, nó tưởng bầu trời chỉ bằng chiếc vung và nó là vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên đưa ếch ta ra ngoài. Vì ngênh ngang đi lại khắp nơi nên nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đó nhân dân ta dùng thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” để phê phán những kẻ kém hiểu biết mà huyênh hoang.
Thành ngữ “thầy bói xem voi”
Một hôm có năm ông thầy bói mù, nhân buổi ế hàng rủ nhau đi xem voi. Thầy sờ vòi bảo: con voi sun sun như con đỉa. Thầy sờ ngà bảo: nó chần chần như cái đòn càn. Thầy sờ tai bảo: nó bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ chân cãi: nó sừng sững như cái cột đình. Không ai chịu ai, cuối cùng năm thầy xô xát đánh nhau toác đầu, chảy máu. Thành ngữ thầy bói xem voi ra đời từ tích đó và khuyên chúng ta phải biết xem xét sự vật một cách toàn diện.
Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ con Rồng, cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi
Thành ngữ Con rồng cháu Tiên: ý nghĩa nhấn mạnh nguồn gốc xuất thân cao quý của người Việt
- Ếch ngồi đáy giếng: chỉ những người có hiểu biết hạn hẹp, lại huênh hoang, tự phụ
- Thầy bói xem voi: Chỉ những người phiến diện, chỉ xem xét sự việc theo 1 hướng, 1 chiều
Giải nghĩa các thành ngữ sau:
Con rồng cháu tiên
Thầy bói xem voi
Ếch ngồi đáy giếng
(10 like nhé)
Con rồng cháu tiên: đây là một câu thành ngữ ý nói rằng người Việt Nam bắt đầu chung một nguồn, đều là con của rồng, cháu của tiên. Vì thế, chúng ta phải biết yêu thương, đoàn kết với nhau.
Thầy bói xem voi: Đây là câu thành ngữ dựa trên câu chuyện cùng tên "Thầy bói xem voi", ý nói rằng Khi nhìn mọi vật phải nhìn từ chung -> cụ thể chứ không thể chỉ dựa vào những thứ đơn giản trước mắt để vội kết luận. (Phải biết nhìn chung)
Ếch ngồi đáy giếng: Câu thành ngữ cũng dựa trên cậu chuyện cùng tên "Ếch ngồi đáy giếng", ý chỉ chúng ta đừng nên tự cao, tự đại vì mọi thứ đều vô cùng bao la, nếu ta quá cho rằng mình là giỏi nhất, thì có ngày cũng nhận một hậu quả như chú ếch trong câu chuyện
chúng ta là con rồng cháu tiên lớn lên như thầy bói xem voi kết quả thành êch ngồi đáy giếng
Kể gắn gọn nhất có thể về các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ con Rồng Cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi Không tra mạng và kể ngắn gọn, nhớ đọc kĩ đề bài !!!
Cảm ơn
Kể ngắn gọn nhất có thể về các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ con Rồng Cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi Không tra mạng và kể ngắn gọn, nhớ đọc kĩ đề bài !!!
Cảm ơn
Tóm tắt Con Rồng cháu Tiên
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên kể về miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con.
Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.
Tóm tắt Ếch ngồi đáy giếng
Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Tóm tắt Thầy bói xem voi
Năm ông thầy bói rủ nhau chung tiền biếu người quản voi để xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông xem một bộ phận, cuối cùng cãi nhau, không ông nào chịu ông nào: ông xem vòi bảo voi sun sun như con đỉa; ông xem ngà bảo voi giống cái đòn càn; ông xem tai bảo nó giống cái quạt thóc; ông xem chân bảo voi sừng sững như cái cột đình; ông cuối cùng xem đuôi, bảo voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Cãi nhau vì không thể phân thắng bại, năm ông đánh nhau toác đầu, chảy máu.
tick mình nha,pls
Kể vắn tắt các truyền thuyết ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch các thành ngữ:
a) Con Rồng cháu Tiên
b) Ếch ngồi đáy giếng
c) Thầy bói xem voi
Con rồng cháu tiên ko phải truyện ngụ ngôn bạn ơi
Trần Khánh Linh
Đề bài ghi như vậy bạn ạ
hungminecraft
Bạn có thể kể vắn tắt như trong đề nói được không
1 .Hãy tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản " Ếch ngồi đáy giếng " mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung ,ý nghĩa của truyện
2 .Em hãy nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ " Ếch ngồi đáy giếng "
3 .Kể một số ví dụ của em hoặc các bạn về những trường hợp mà em hoặc các bạn dã nhận định , đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu " Thầy bói xem voi " và hậu quả của những đánh giá sai lầm này
4 .Nêu những thành ngữ ,tục ngữ ,ca dao có ý : trong cái rủi có cái may
Cho mình hỏi bạn cái này nhé @Võ Nguyễn Gia Khánh