Những câu hỏi liên quan
SK
Xem chi tiết
H24
1 tháng 4 2017 lúc 22:18

1. Khí áp.

Các khu khí áp thấp hút gió và đẩy không khí lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. Các vùng áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất.

Ở các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến, ncn mưa rãì ít hoặc không có mưa. VI thế, dưới các cao áp cận chí tuyến thường có những hoang mạc lớn.
2. Frông:
+ Do sự tranh châp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Dọc các 1’rông nóng (khôi khí nóng đẩy lùi khối khí lạnh) cũng như trông lạnh (khối khí lạnh đẩy lùi khối khí nóng), không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây mưa trên cả hai frông nóng và lạnh.
+ Miền có 1'rông, dải hội lụ nhiệt đứi đi qua, thườne mửa nhiều, đó là mưa frông hoặc mưa dài hội tụ.
3. Gió:
+ Những vùng nằm sâu trong các lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít. Mưa ở đây chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ hồ ao, sông và rừng cây bốc lên.
+ Miền có gió Mậu dịch mưa ít, vì gió này chủ yếu là gió khô.
+ Miền có gió mùa mưa nhiều, vì gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào đem theo nhiều hơi nước.
4. Dòng hiển:
+ Bờ đại dương gần nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều, vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào bờ gây mưa.
+ Bờ đại dương gần nơi có dòng biển lạnh đi qua mưa ít, vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được.
5. Địa hình:
+ Cùng một sườn đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều. Tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, SC không còn mưa.
+ Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.

Bình luận (0)
MC
1 tháng 4 2017 lúc 22:27

Các nhân tố ành hưởng đến lượng mưa:

- Khí áp: Các khu khí áp thấp thường là nơi hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao nên có lượng mưa lớn. Ngược lại, các khu khí áp cao là nơi không khí trên cao bị nén xuống, chi có gió thổi đi nên mưa rất ít hoặc không có mưa.

- Frông: Là nơi thường xảy ra sự tranh chấp cùa các khối khí nóng lạnh, dẫn đến những nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Nơi có frông và dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường là vùng mưa nhiều.

- Gió: Miền có gió từ biển thổi vào, gió mùa thường mang nhiều không khí ẩm, đỗ gây mưa. Miền có gió Mậu dịch ít mưa vì gió này xuất phát từ áp cao chí tuyến khô.

- Dòng hiển: Nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít hoặc không mưa vì không khí trên dòng biền bị lạnh, hơi nước không bốc lên dược nên không gây mưa.

- Địa hình: Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít. Cùng một sườn đón gió nhưng càng lên cao do nhiệt độ càng giảm nên càng mưa nhiều, tới độ cao nào đó sẽ không còn mưa do độ ẩm đã giảm nhiều.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
21 tháng 2 2018 lúc 13:29

- Khí áp

   + Các khu khí áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp ngưng tụ thành giọt sinh ra mưa. Các vùng áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất.

   + Ở các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không cổ gió thổi đến, nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Vì thế, dưới các khu cao áp còn chí tuyến thường là những hoang mạc lớn.

- Frông

   + Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Dọc các frông nóng (khối khí nóng đẩy lùi khối khí lạnh) cũng như frông lạnh (khối khí lạnh đẩy lùi khối khí nóng , không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây ra mưa trên cả frông nóng và frông lạnh.

   + Miền có Frông, nhất là miền có dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều. Đó là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.

- Gió

   + Những vùng sâu trong các lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít; mưa ở đây chủ yếu do sự ngưng kết hơi nước bốc hơi từ hồ, ao, sông và rừng cây bốc lên.

   + Miền có gió mậu dịch ít mưa, vì gió này chủ yếu là gió khô.

   + Miền có gió mùa mưa nhiều, vì gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào đem theo nhiều hơi nước.

- Dòng biển

   + Bờ đại dương gần nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều, vì không khí trôn dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào bờ gây mưa.

   + Bờ đại dương gần nơi có dòng biển lạnh đi qua mưa ít, vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được.

- Địa hình

   + Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều. Tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa.

   + Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
GD

- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: khí áp, frông, gió, dòng biển và địa hình.

- Khí áp

+ Vùng khí áp thấp thường có lượng mưa lớn, do đây là khu vực hút gió, có không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ và tạo thành mây, sinh ra mưa.

+ Vùng khí áp cao có gió thổi đi, không khí không bốc hơi lên được nên mưa rất ít hoặc không mưa.

- Frông

+ Dọc các frông nóng và frông lạnh luôn có tranh chấp giữa các khối không khí đã gây nên các nhiễu loạn không khí, tạo mây và sinh ra mưa.

+ Frông nóng thường có sương mù xuất hiện, gió mạnh và giật từng đợt. Frông lạnh thường có mưa rào, đôi khi có mưa đá, phạm vi mưa hẹp hơn frông nóng.

+ Miền có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều, gọi là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.

- Gió

+ Gió mang hơi nước từ đại dương vào trong lục địa, càng vào sâu trong lục địa thì mưa càng ít. Ở đây, mưa chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ sông, hồ, ao hoặc thảm thực vật.

+ Miền nằm trong đới gió Tín phong có mưa ít do gió khô. Miền khí hậu gió mùa thường có mưa nhiều do vào mùa hè có gió thổi từ đại dương vào lục địa.

- Dòng biển

+ Cùng nằm ven bờ đại dương nhưng có nơi mưa ít, có nơi mưa nhiều.

+ Nơi có dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều vì không khí bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa.

+ Nơi có dòng biển lạnh chảy qua có lượng mưa ít do không khí không bốc lên được nên rất khô hạn.

- Địa hình

+ Địa hình ảnh hưởng nhiều đến phân bố mưa.

+ Sườn đón gió thường mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít.

+ Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
13 tháng 12 2017 lúc 17:11

- Trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. (0,25 điểm)

- Số dân, cơ cấu độ tuổi, giới tính, sức mua của dân cư... đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của các ngành dịch vụ. (0,25 điểm)

- Sự phân bố các ngành dịch vụ cần phải gắn với người tiêu dùng, vì vậy gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư. (0,25 điểm)

- Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ. (0,25 điểm)

 

- Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. (0,25 điểm)

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
GD

Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa là khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình.

- Khí áp: Vùng áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, gây mưa. Vùng áp thấp thường có lượng mưa lớn, như vùng Xích đạo. Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến.

- Frông: Dọc các frông nóng hay lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị lạnh đi, gây ra mưa. Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều.

- Gió: Vùng nằm sâu trong lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít. Vùng có gió Mậu dịch hoạt động sẽ ít mưa, vùng có gió mùa hoạt động sẽ mưa nhiều.

- Dòng biển: Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít.

- Địa hình: Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, nhưng tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa. Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít và khô ráo.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
12 tháng 1 2017 lúc 8:55

- Trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. Do vậy, quá trình phát triển và phân bố các ngành dịch vụ phải luôn luôn cân đối với trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước, cân đối với các ngành sản xuất vật chất.

- Số dân, cơ cấu độ tuổi, giới tính, sức mua của dân cư... đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của các ngành dịch vụ.

- Sự phân bố các ngành dịch vụ cần phải gắn với người tiêu dùng, vì vậy gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư.

- Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ.

- Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Bình luận (0)
KD
Xem chi tiết
DC
15 tháng 8 2019 lúc 7:03

Các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút: áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, pH, độ thoáng của đất, nhiệt độ, …

    * Áp suất dung dịch đất

- Áp suất thẩm thấu của dung dịch là lực gây ra sự chuyển dịch của dung môi qua màng

- Áp suất thẩm thấu của dung dịch được tính theo công thức: P = RTCi.

Trong đó:

R: hằng số khí.

T: nhiệt độ tuyệt đối = t°C + 273

C: nồng độ dung dịch (M)

i: hệ số Vanhop biểu thị độ ion khóa của dung dịch = 1 + α(n -1); trong đó α là hệ số phân li, n là số ion mà phân tử phân li.

- Nước sẽ di chuyển từ nơi có áp suất dung dịch thấp đến nơi có áp suất dung dịch cao nên áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng thì tốc độ hấp thụ nước giảm và ngược lại.

- Chất tan sẽ được vận chuyển thụ động từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp.

    * Ảnh hưởng của pH

- Công thức tính pH: pH = - log[H+]

- Dựa vào pH chia thành môi trường:

    + pH < 7: Môi trường axit.

    + pH = 7: Môi trường trung tính.

    + pH > 7: Môi trường bazo.

Khi môi trường quá axit lông hút rất dễ bị tiêu biến, đồng thời pH ảnh hưởng đến khả năng hidrat hóa phụ thuộc vào [H+]. Quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ thuận lợi nhất khi môi trường pH trung tính.

    *Độ thoáng của đất:

- Khi đất thoáng, rễ cây đủ oxi, đồng thời tránh ngộ độc CO2 → Rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng thuận lợi.

- Khi ngập nước, hàm lượng O2 giảm, hoạt động hô hấp của rễ cây giảm → Rễ cây hút nước và muối khoáng giảm.

    * Nhiệt độ:

- Khi nhiệt độ giảm thì các phân tử chuyển động càng yếu → khả năng tạo gel tăng → sức cản của chất nguyên sinh tăng → Rễ cây hút nước giảm.

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết
KN
28 tháng 12 2023 lúc 13:36

Tham khảo:

Một số yếu tố làm cho khí hậu châu Phi bị ảnh hưởngĐầu tiên, phần lớn lục địa - kéo dài từ vĩ độ 35°S đến khoảng 37°N - nằm trong vùng nhiệt đới.Thứ hai, sự phân chia gần của lục địa bởi xích đạo dẫn đến sự sắp xếp đối xứng của các vùng khí hậu ở hai bên.Tuy nhiên, sự đối xứng này không hoàn hảo vì yếu tố thứ ba - phạm vi rộng lớn về phía Đông - Tây của lục địa phía bắc xích đạo, phía nam rộng hẹp. Do đó, ảnh hưởng của biển mở rộng sâu hơn vào đất liền ở Nam Phi. Hơn nữa, một tế bào áp suất cao cận nhiệt đới gần như vĩnh viễn phát triển ở trung tâm của Bắc Phi, trong khi ở Nam Phi, vành đai áp suất cao trên đất liền suy yếu trong thời gian mặt trời cao (từ tháng 12 đến tháng 1).Yếu tố thứ tư bao gồm các dòng hải lưu mát lạnh, làm lạnh các luồng gió thổi qua chúng và do đó ảnh hưởng đến khí hậu của các bờ biển lân cận.Thứ năm, do bề mặt cao nguyên rộng lớn của lục địa và không có các dãy núi cao và dài có thể so sánh với, ví dụ như dãy Andes ở Nam Mỹ hoặc dãy Himalaya ở châu Á, đặc điểm khí hậu của châu Phi tại các vùng khí hậu có xu hướng che khuất nhau, thay vì thay đổi đột ngột từ nơi này sang nơi khác.Cuối cùng, các ngọn núi cao có các vùng khí hậu thay đổi theo độ cao.
Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
MN
6 tháng 5 2021 lúc 20:27

1. 

 hiện tượng chuyển động lớp nước biển trên mặt nước tạo thành các dòng chảy trên các biển và đại dương

Về nguyên nhân sinh ra các dòng biển, các nhà khoa học đã khẳng định rằng: hệ thống gió thường xuyên của hoàn lưu khí quyển (như Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông vùng cực, gió mùa) là động lực chủ yếu gây ra các dòng chảy trong biển và đại dương.

2.

Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật

a. Đối với thực vật

            -  Khí hậu (nhiệt độ và lượng mưa) là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm của thực vật.

           + Khu vực xích đạo, khí hậu nóng ẩm -> phát triển rừng rậm.

           + Gần cực, khí hậu lạnh giá ->thực vật phát triển khó khăn.

            -  Địa hình:

            +Chân núi: rừng lá rộng

            +Sườn núi: rừng lá hỗn hợp

            +Sườn cao gần đỉnh: rừng lá kim

            - Đất: Các loại đất có chất dinh dưỡng khác nhau nên thực vật khác nhau.

 

 

b. Đối với động vật

            - Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố động vật trên Trái Đất.

            - Động vật chịu ảnh hưởng khí hậu ít hơn vì động vật có thể di chuyển.

 

 

c. Mối quan hệ giữa thực vật với động vật

            - Sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật.

            - Thành phần, mức độ tập trung của thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loài động vật.

3.

 Sự phân bố các loại thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loại động vật, bởi vì thực vật và động vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau chủ yếu là về nguồn thức ăn và nơi cư trú.

4.

Sự khác biệt giữa sông và hồ:

*Khái niệm:

- Sông: Là dòng chảy tương đối thường xuyên trên bề mặt lục địa.

- Hồ: Là 1 lượng nước lớn đọng trên bề mặt lục địa.

*Cấu tạo:

- Sông: Gồm nhiều bộ phận như lưu vực, hạ lưu, phụ lưu...tạo thành hệ thống sông.

- Hồ: Cấu tạo đơn giản hơn sông.

*Diện tích:

- Sông có lưu vực xác định

- Hồ thường không có diện tích nhất định.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
GD

Sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên các lục địa không đều:

- Những khu vực có lượng mưa nhiều: Đông Nam Bắc Mỹ, Trung Mỹ, phía bắc và phía đông Nam Mỹ, Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á,…

=> Nguyên nhân: có vị trí địa lí giáp biển hoặc gần biển, có dòng biển nóng chảy qua.

- Những khu vực có lượng mưa ít: phía tây Bắc Mỹ, phía tây nam Nam Mỹ, Bắc và Nam Phi, nội địa châu Á, nội địa Ô-xtrây-li-a,…

=> Nguyên nhân: nằm sâu trong nội địa hoặc có dòng biển lạnh chảy qua.

Bình luận (0)