Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
H24
16 tháng 10 2019 lúc 21:00

trên mạng có nhiều mà bn

Bình luận (0)
H24

tôi gửi đề cương qua tin nhắt 

mik nha

Bình luận (0)

ĐỀ CƯƠNG 

The simple present tense: (Thì hiện tại đơn)

 a. To be: am/ is/ are:

(+) S + am/ is/ are …             
   Ex: She (be) …is…… a student.

(-) S + am/ is/ are + not…

(?) Am/ Is/ Are + S + …

 b. Ordinary Verbs

(+) S + V s/ es …
   Ex: He (go) …goes … to school every day

(-) S + do/ does + not + verb– inf.
  Ex: I do not go to school./ He does not go to school.

(?) Do/ Does + S + Verb (bare – inf ) …?.
  Ex: Do you go to school?/ Does he go to school?

Trong câu thường có các trạng từ: always , usually , often , sometimes , never , every …

The present progressive tense (Thì Hiện tại tiếp diễn)

(+) S + am/ is/ are + V – ing …

(-) S + am/ is/ are + not + V – ing …

(?) Am/ Is/ Are + S + V – ing …?.

Thường có các trạng từ ở cuối câu: Now, at present, at the moment, right now, at this time …và Look!, Listen!, Be careful!, Be quite!, …..ở đầu câu.

The simple future tense (Thì tương lai đơn) 

(+) S + will/ shall + V (bare – inf) …

(-) S + won’t/ shan’t + V (bare – inf) …

(?) Will/ Shall + S + V (bare – inf)…?.
   Yes, S + will/ shall. No, S + won’t/ shan’t.

Thường có các trạng từ: soon, tomorrow, tonight, next week / month / year … one day, …

Structures:

1. Comparative of adjectives (so sánh của tính từ).

a. Comparative: (so sánh hơn)

Short adjs: Adj.- er + thanLong adjs: More + adj. + than

b. Superlatives: (so sánh nhất )

Short adjs: The + adj + est …Long adjs: The most + adj…

2. Exclamatory sentence (câu cảm thán)

+ What + a/ an + adj + sing. Noun !

Ex: This room is very dirty à What a dirty room !

+ What + adj + plural N ! ( danh từ số nhiều )

Ex: The pictures are very beautiful à What beautiful pictures !

+ What + adj + uncount N ! (danh từ không đếm được)

Ex: The milk is sour àWhat sour milk !

- Bỏ "very , too, so, fairly, extremtly, quite" nếu có.

3. Hỏi và trả lời về khoảng cách:

Q: How far is it from...... to...?

A: It's ( about ) + khoảng cách.

4. Hỏi và trả lời về phương tiện:

How + do/ does + S + V (bare – inf)...?.

S + V +... + by + phương tiện/ (on foot)

5. Hỏi và trả lời về nơi chốn:

Where + do/ does + S + V (bare – inf)...?.

S + V +...+ nơi chốn.

6. Hỏi và trả lời về lý do:

Why + do/ does + S + V (bare – inf)...?.

S + V +... because + S + V + lý do.

7. Hỏi và trả lời về tính thường xuyên:

How often + do/ does + S + V – inf...?

S + adv. + V.........

Trong câu thường có: Once, twice, three times a week,..., every ,...

8. Hỏi và trả lời về thời gian:

* Hỏi giờ: What time is it ? = What 's the time ?.

Giờ đúng: It's + giờ + o'lock.Giờ hơn: It's + giờ + phút/ It's + phút + past +giờ.Giờ kém: It's + giờ + phút/ It's + phút + to + giờ

* Hỏi giờ của các hành động What time + do/ does + S + V – inf...?

S + V(s/es) + at + giờ.

9. Hỏi và trả lời về số lượng:

Q1: How many + N s + do/ does + S + V– inf...?.

Q2: How many + N s + are there +............ -?

A: There is/ are + số đếm + N(s)

S + V + số đếm + N(s)

10. Hỏi và trả lời về đồ vật, nghề nghìệp, môn học, trò chơi:

What (subject/ class/ sport/...) + do/ does + S + V...?

S + V...

11. Hỏi và trả lời về giá cả:

How much + do/ does + N(s) + cost ? = How much + is it ?/ How much are they ?

N(s) + cost(s) + số tiền = It is + giá tiền/ They are + giá tiền

12. Hỏi về thời gian:

When + do/ does + S + V ( bare – inf )...?

S + V(s/es) +... (on + thứ/ in + tháng , năm)

13. Trạng từ thường diễn:

always, usually, often, sometimes  never... đứng trước động từ thương, đứng sau động từ tobe

14. Would you + to – inf/ Noun...?

15. Is there a/ an...? Are there any...?

16. Prepositions: under, near, next to, behind, between, opposite, in front of...

17. What about/ How about + V – ing...? = Why don't we +V-inf...?

18. Let's + V–inf ? = Shall we + V– inf....?

19. I'd + to – inf = I want + to – inf...

20. Enjoy + V- ing = + V- ing/ to- inf...

21. Should + V– inf. = Ought to + V– inf

22. Tính từ ghép (Coumpound adjectives):

Number + sing. N = Compound adjective.

Ex: A summer vacation lasts 3 months -> A 3 – month summer vacation.

23. Comparison of Nouns (so sánh của danh từ)
­

So sánh nhiều hơn của danh từ đếm được: S1+ V(s/es) + more + Ns + than + S2So sánh nhiều hơn của danh từ không đếm được: S +V(s/es) + more + uncount.N+ than+S2So sánh ít hơn của danh từ đếm được:S + V(s/es) + fewer + N s + than + S2So sánh ít hơn của danh từ không đếm được: S + V(s/es) + less + N + than + S2.

­

Ex: He works 72 hours a week. His wife works 56 hours a week.

   He works more hours than his wife.

   His wife works fewer hours than he.

Ex: I drink two cups of tea. Lan drinks three cups of tea a day.

   I drink less tea than Lan.

   Lan drinks more tea than I

Phrases: on the left/ right, in the middle, different from, interested in, at the back of, on the shelves, on the racks, be good at, learn about 
Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
C2
22 tháng 12 2018 lúc 9:38

chu đáo thế

Bình luận (1)
SL

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

Bình luận (0)
SL

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NH
23 tháng 12 2018 lúc 17:15

ko ai cần hết thì thôi

Bình luận (0)
LA
Xem chi tiết
LQ
23 tháng 12 2018 lúc 20:35

đề mở hay đề đóng, trường tui vừa lm đề đóng vừa lm đề mở

Bình luận (0)
HN
23 tháng 12 2018 lúc 20:35

ko biết làm

Bình luận (0)
LA
23 tháng 12 2018 lúc 20:37

đề nào cg đc,nhanh lên

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
C7
17 tháng 9 2016 lúc 18:32

kh co

 

Bình luận (0)
H24
17 tháng 12 2017 lúc 13:13

mình rất thích câu hỏi này

ngaingung

Bình luận (0)
NT
1 tháng 5 2018 lúc 13:41

hum

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
DG
12 tháng 12 2021 lúc 22:19

Chương I: Quang học

A. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?

* Áp dụng: Giải thích tại sao khi đặt một cái hộp gỗ trong phòng có ánh sáng thì ta nhìn thấy cái hộp đó, nhưng khi đặt nó trong bóng đêm ta không thể thấy được nó?

Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Mặt Trăng có phải là nguồn sáng không?

Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?

* Áp dụng: Trong các phòng mổ ở bệnh viện, người ta thường dùng một hệ thống gồm nhiều đèn. Theo em mục đích chính của việc này là gì?

Câu 4: Tia sáng là gì?

Câu 5: Chùm sáng là gì? Có mấy loại chùm sáng?

Câu 6: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?

Câu 7: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?

* Áp dụng: Trên xe ô tô, xe máy người ta lắp một gương cầu lồi phía trước người lái xe để quan sát phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì?

Câu 8: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?

Áp dụng:

a) Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng?

b) AB cao 5 cm, cách gương 10cm. Ảnh của vật cao bao nhiêu cm và cách gương bao nhiêu cm?

Câu 9: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm?

B. TRẢ LỜI

Câu 1:

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.

- Vì trong phòng tối thì không có ánh sáng từ cái hộp truyền vào mắt ta nên ta không thấy cái hộp.

* Lưu ý: Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Sở dĩ ta nhận ra vật đen vì nó được đặt bên cạnh những vật sáng khác.

Câu 2:

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.

- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

- Mặt trăng không phải nguồn sáng, chỉ là vật hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời

Câu 3:

- Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Mục đích chính của việc này là dùng nhiều đèn để tránh hiện tượng che khuất ánh sáng do người và các dụng cụ khác trong phòng tạo nên vì ánh sáng truyền đi theo đường thẳng sẽ giúp cho việc mổ chính xác

Câu 4:

- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi tia sáng

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VB
12 tháng 12 2021 lúc 22:23

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
MÔN: VẬT LÝ 7

A.PHẦN LÝ THUYẾT:
- Ôn tất cả các nội dung ghi nhớ ở cuối bài
B. BÀI TẬP:
I.Xem lại các bài tập trong SBT đã làm
II. Trắc nghiệm:
Câu 1:Khi có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xẩy ra ta thấy:
A. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn không nhận được ánh sáng mặt trời.
B. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa.
C. Mặt trăng bị che khuất và không thấy tia sáng nào của mặt trời.
D. Một phần mặt trăng bị che khuất, phần còn lại là bóng nửa tối
Câu 2: Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm
A. lớn hơn vật. B. bằng vật. C. nhỏ hơn vật. D. bằng
nửa vật.
Câu 3: Ta quan sát thấy gì khi nơi ta đứng trên mặt đất nằm trong bóng tối của Mặt
Trăng?
    A. trời bỗng sáng bừng lên.
B. xung quanh mặt trăng xuất hiện cầu vồng.
   C. phần sáng của mặt trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn.
    D. trời bỗng tối sầm như Mặt Trời biến mất.
Câu 4: Người ta thường dùng kính chiếu hậu trên các phương tiện giao thông là
loại gương nào sau đây ?
A. Gương lõm, vì gương lõm cho ảnh ảo lớn hơn vật, làm cho người quan
sát nhìn rõ vật hơn.
B. Gương lõm vì gương lõm cho ảnh thật lớn hơn vật.
C. Gương phảng vì gương phẳng cho hình ảnh của vật bằng đúng kích thước
của vật.
D. Gương cầu lồi vì gương lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn so với với
gương lõm và gương phẳng cùng kích thước.
Câu 5: Chọn phát biểu không đúng khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương
phẳng.

A. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn
bằng vật.
B. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và nhỏ
hơn vật.
C. Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường
kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
D. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh
của điểm đó tới gương.
Câu 6: Một điểm sáng S cách đều hai gương phẳng hợp với nhau một góc . Để
tia sáng xuất phát từ S sau khi phản xạ lần lượt trên hai gương lại trở về S thì góc
giữa hai gương phải bằng
A. 90 0 . B. 60 0 . C. 45 0 . D. 30 0 .
Câu 7: Âm phát ra càng thấp khi
A.vận tốc truyền âm càng nhỏ. B. tần số dao động càng nhỏ.
C. biên độ dao động càng nhỏ. D. quãng đường truyền âm càng
nhỏ.
Câu 8:  Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc phản xạ có giá trị
bằng:
A. 90 0   B. 180 0  
C. 0 0   D. 45 0
Câu 9: Giả sử một bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua
lại. Biện pháp không thể giúp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này là:
    A. Treo biển báo cấm bóp còi gần bệnh viện.
B. Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng cửa các phòng để ngăn
chặn đường truyền âm.
    C. Dùng nhiều đồ dùng cứng có bề mặt nhẵn để hấp thụ bớt âm.
D. Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền theo
hướng khác.
Câu 10: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?
A. Khoảng chân không B. Tường bêtông
C. Nước biển D. Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất
Câu 11: Kết luận nào sau đây là sai?
A. Vận tốc ầm thanh trong không khí vào khoảng 340 m/s.
B. Vận tốc âm thanh trong nước vào khoảng 1,5 km/s

C. Vận tốc âm thanh trong thép vào khoảng 6100m/s
D. Vận tốc âm thanh trong gỗ vào khoảng 3400 m/s
Câu 12: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất
rắn.
B. Vận tốc âm truyền trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí, nhỏ hơn trong chất
rắn
C. Vận tốc âm truyền trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất
khí.
D. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, lớn hơn trong chất
rắn.
Câu 13: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng
cách nơi xảy ra sét bao xa?
A. 1700m B. 170m
C. 340m D. 1360m

III. Tự luận:
* Xem lại phần vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
Ví dụ: Cho một vật sáng AB có dạng như hình mũi tên. Dựa vào tính chất ảnh
của vật tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sáng AB.
*Dạng 2: Người ta thường sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ
sâu của biển.
Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây
. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là
1500m/s?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Xem chi tiết
H24

Nhanh lên nha ! Tớ đg cần gấp

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TC
3 tháng 1 2020 lúc 8:57

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 6

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất

1/ Việc làm biểu hiện biết tự chăm sóc rèn luyện thân thể là:

a. Sáng nào em cũng tập thể dục

b. Cả tuần em không thay quần áo vì lạnh

c. Tối nào em cũng ăn kẹo rồi ngủ

d. Bị ốm em cũng không nói với bố mẹ

2/ Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì?

a. Xem ti vi thường xuyên .

b. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.

c. Vì sợ muộn học nên Hùng ăn cơm vội vàng.

d. Nam hằng ngày không vệ sinh cá nhân.

3/ Việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì là:

a. Chưa làm xong bài tập, em đã đi chơi

b. Sáng nào em cũng dậy sớm quét nhà

c. Gặp bài tập khó thì em không làm

d. Em không bao giờ trực nhật

4/ Những thành ngữ nào dưới đây thể hiện đức tính tiết kiệm?

a. Kiến tha lâu đầy tổ.

b. Con nhà lính tính nhà quan.

c. Cơm thừa, gạo thiếu.

d. Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ.

5/ Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?

a. Sáng nào Hương cũng dậy sớm quét nhà.

b. Gặp bài tập khó là Bảo không làm.

c. Chưa học bài, Hùng đã đi chơi.

d. Hậu thường xuyên đi đá bóng cùng bạn.

6/ Câu thành ngữ nói về tính tiết kiệm là:

a. Vung tay quá trán

b. Kiếm củi ba năm thiêu 1 giờ

c. Góp gió thành bão

d. Ăn cây nào rào cây ấy

7/ Hành vi thể hiện tính lễ độ là:

a. Nói trống không

b. Ngắt lời người khác

c. Đi xin phép, về chào hỏi

d. Nói leo trong giờ học

8/ Học sinh rèn luyện đức tính lễ độ như thế nào?

a. Thường xuyên rèn luyện.

b. Tự kiểm tra hành vi, thái độ của cá nhân.

c. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người.

d. Nói leo, ngắt lời người khác .

9/ Những hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?

a. Đi xe đạp hàng ba.

b. Đọc báo trong giờ học.

c. Đi học đúng giờ .

d. Đá bóng dưới lòng đường.

10/ Việc làm thể hiện sự biết ơn là:

a. Ra đường, gặp thầy cô giáo em không chào

b. Em luôn cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng

c. Tết đến, em không đi viếng mộ ông bà

d. Em thích bẻ cây xanh trong trường

11/ Các câu tục ngữ ca dao nào nói về lòng biết ơn?

a. Có công mài sắt có ngày nên kim.

b. Tôn sư trọng đạo.

c. Kính thầy yêu bạn.

d. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

12/ Hành vi thể hiện việc sống chan hòa với mọi người là:

a. Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng

b. Không dám phát biểu vì sợ bạn cười.

c. Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn

d. Không tham gia hoạt động của lớp

13/ Hành vi thể hiện tính lịch sự, tế nhị là:

a. Nói trống không/ Ăn nói thô tục

b. Quát mắng người khác

c. Nói năng nhẹ nhàng.

14/ Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tế nhị?

a. Cử chỉ điệu bộ kiểu cách.

b. Có thái độ, hành vi nhã nhặn, khéo léo trong giao tiếp.

c. Dùng từ ngữ một cách bóng bẩy, chải chuốt.

d. Nói chuyện ngon ngọt với người khác.

15/ Hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?

a. Lan ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp.

b. Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

c. Trời mưa không đi sinh hoạt Đội.

d. Chăm chỉ học để tiến bộ.

16/ Hành vi không biểu hiện đức tính tiết kiệm:

a. Không tắt điện trong lớp học trước khi ra về.

b. Không ăn quà vặt, để dành tiền bỏ ống heo

c. Cắt giấy còn thừa, đóng tập làm vở nháp

d. Thu gom giấy vụn, nhôm nhựa để bán làm kế hoạch nhỏ.

17/ Câu tục ngữ thể hiện đức tính biết ơn:

a. Trên kính, dưới nhường

b. Uống nước nhớ nguồn

c. Ăn cây nào rào cây ấy

d. Lá lành đùm lá rách

18/ Tiết kiệm không thể hiện ở biểu hiện nào dưới đây:

a. Thời gian

b. Công sức

c. Của cải vật chất

d. Lời nói

19/ Nếu tiết kiệm cuộc sống của chúng ta sẽ:

a. Cơ cực hơn vì không dám ăn.

b. Không mua sắm thêm được gì cho gia đình.

c. Tích lũy được của cải cho gia đình.

d. Trở thành người keo kiệt, bủn xỉn.

20/ Cho biết hành vi nào sau đây là thực hiện đúng kỉ luật?

a. Luôn đi học muộn.

b. Xem tài liệu khi kiểm tra.

c. Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.

d. Dọn vệ sinh lớp sạch sẽ hằng ngày.

21/ Việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng kỉ luật?

a. Bạn Hùng chỉ thắt khăn quàng khi vào lớp còn khi ra khỏi lớp là cất ngay.

b. Cường thường xuyên làm bài tập và học bài trước khi lên lớp.

c. Hoa thường hay đọc truyện tranh trong giờ học.

d. Bạn Nam thường nghỉ học mà không viết đơn xin phép.

22/ Sống chan hòa là:

a. Sống hòa thuận với chị em ruột thịt, xóm giềng.

b. Sống vui vẻ, hòa hợp với mọi ngườì, sẵn sàng cùng tham gia các hoạt động có ích.

c. Sống vì bản thân, sống vui vẻ, thân thiện.

d. Thường xuyên giúp đỡ người khác nhưng không quan tâm các hoạt động xã hội.

23/ Hành vi nào dưới đây thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên?

a. Nam rất thích tắm mưa ở ngoài trời.

b. Ngày đầu năm, cả nhà Lan đi hái lộc.

c. Đi tham quan, Tú thường hái hoa mang về để thưởng thức vẻ đẹp.

d. Hồng rất thích chăm sóc hoa và cây ở trong vườn.

24/ Giữ gìn tài sản của lớp, của trường là:

a. Tiết kiệm.

b. Tôn trọng kỉ luật.

c. Lễ độ.

d. Biết ơn.

25/ Mục đích học tập của học sinh để làm gì?

a. Học để khỏi hổ thẹn với bạn bè.

b. Học để kiếm được việc làm nhàn hạ.

c. Học để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

d. Học để có bạn cùng chơi.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Tại sao học sinh phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?

- Sức khỏe là vốn quý của con người. Mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, hàng ngày luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để sức khỏe ngày một tốt hơn.

- Chúng ta cần tích cực phòng bệnh. Khi mắc bệnh, phải tích cực chữa cho khỏi bệnh.

- Sức khỏe giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả, sống lạc quan, vui vẽ.

Câu 2: Siêng năng, kiên trì là gì? Vì sao cần phải có tính siêng năng, kiên trì?

- Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên và đều đặn.

- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.

- Siêng năng kiên trì sẽ giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.

Câu 3: Em hãy nêu những câu tục ngữ, ca dao nói lên đức tính siêng năng kiên trì?

- Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

- Cần cù bù thông minh.

- Miệng nói tay làm.

Câu 4: Em hãy nêu những câu ca dao, tục ngữ nói lên đức tính Tiết Kiệm?

- Tích tiểu thành đại.

- Ăn phải dành có phải kiệm.

- Ăn chắc mặc bền.

- Ăn có chừng dừng có mực.

Câu 5: Thế nào là tiết kiệm? Em đã làm gì để thực hành tiết kiệm?

- Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

- Thực hành tiết kiệm :

+ Ăn mặc giản dị.

+ Tận dụng đồ củ để sử dụng.

+ Tắt điện, khoá nước khi không sử dụng.

+ Thu gom giấy vụn.

Câu 6: Lễ độ là gì? Vì sao cần phải Lễ độ?

- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.

- Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với mọi người.

- Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa có đạo đức giúp cho quan hệ trong giao

- Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa có đạo đức giúp cho quan hệ trong giao tiếp trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 7: Biểu hiện của lễ độ là gì?

- Biết cám ơn, xin lỗi.

- Chào hỏi, thưa gửi.

- Vâng lời.

- Đi thưa về trình.

- Đưa nhận bằng hai tay.

- Ăn nói nhẹ nhàng.

Câu 8: Tôn trọng Kỉ luật là gì?

- Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi lúc mọi nơi. Tôn trọng kỉ luật còn thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan,…

- Mọi người đều tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương.

- Tôn trọng kỉ luật không những bảo vệ lợi ích cộng đồng mà còn bảo đảm lợi ích của bản thân.

Câu 9: Biểu hiện tính Tôn Trọng kỉ Luật của học sinh là gì?

- Tôn trọng nội quy của trường, lớp như đi học đúng giờ, học bài, làm bài đầy đủ.

- Nơi công cộng: không đi trên cỏ, không chơi lửa, tôn trọng luật giao thông …

- Trong gia đình: tuân theo quy định của gia đình.

Câu 10: Biết ơn là gì? Biết ơn tạo ra mối quan hệ như thế nào đối với mọi người? Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói lên lòng biết ơn? Ví dụ.

- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đở mình, với những người có công với dân tộc, đất nước.

- Biết ơn cũng tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

- Tục ngữ:

Uống nước nhớ nguồn.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Ví dụ: Vâng lời ông bà, cha mẹ, thăm viếng bà mẹ Việt Nam anh hùng,…

Câu 11: Thiên nhiên bao gồm những gì? Vì sao chúng ta cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên?

- Thiên nhiên: Bao gồm không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật

- Con người cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên là vì:

+ Thiên nhiên rất cân thiết cho cuộc sống của con người.

+ Thiên nhiên cung cấp cho con người phương tiện, điều kiện để sinh sống.

+ Nếu thiên nhiên bị tàn phá thì cuộc sống con người sẽ bị đe dọa (xảy ra lũ lụt, hạn hán…)

Câu 12: Những hành động nào biểu hiện sống chan hòa với mọi người?

- Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích: Thể dục thể thao, văn nghệ, đố vui, vệ sinh trường, lớp.

- Sống chan hòa sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

Câu 13: Lịch sự, tế nhị được biểu hiện như thế nào?

Lịch sự, tế nhị thể hiện ở lời nói và hành vi giao tiếp, biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người.

Câu 14: Mỗi học sinh cần có ước mơ gì và để đạt được ước mơ đó các em đã làm gì?

- Mỗi người cần có mơ ước, phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

- Tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân.

Câu 15: Mục đích học tập trước mắt của học sinh là gì? Để đạt được mục đích đã đề ra, học sinh cần phải làm gì?

- Mục đích học tập của học sinh: Là phải nỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt. Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao đông để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

- Phương hướng để đạt mục đích học tâp đề ra:

+ Cần phải tu dưỡng đạo đức, học tâp tốt.

+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách.

Đ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa