Những câu hỏi liên quan
PA
Xem chi tiết
LU
Xem chi tiết
H24
27 tháng 12 2020 lúc 20:26

Văn của Nguyên hồng giàu cảm xúc,ngọt ngào và nhuần nhị rất hợp với những kỉ niệm về mẹ và về tuổi thơ.Phải chăng vì lẽ đó mà có ý kiến đã cho rằng “Nguyên hồng là nhà văn của phụ nhữ và nhi đồng”.Lời nhận định khái quát gần trọn sự nghiệp sáng tác của Nguyên hồng và đặc biệt đúng ở đoạn trích Trong lòng mẹ.

 

Nguyên hồng đến với phụ nữ và trẻ em không phải như là một sự ngẫu nhiên.Ngay từ hai tập sách đầu tay,tiểu thuyết Bỉ vỏ và hồi ký Những ngày thơ ấu,nhà văn đã dụng công viết về những gian truân của họ.Từng có lúc nếm trải cuộc sống cùng cực ở xóm Cấm,Hải Phòng,Nguyên hồng hiểu những nỗi đắng cay kia như chính cuộc đời mình.Có thể nói những trang hồi ký về “ngày thơ ấu”là những trang văn đậm sâu kỷ niệm về tình mẫu tử,ở đó,tác giả đã để cho tình thương yêu vượt lên bao định kiến hằn học mà tỏa sáng.

Trong lòng mẹ là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật:hai người phụ nữ và một cậu bé trai.Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên hồng.Đoạn trích chứng tỏ sự am hiểu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em.Đặc biệt là sự nắm bắt cá tính và tâm lý.

Nhân vật người cô được nhà văn xây dựng qua đối thoại.Nhân vật không được đặc tả nhưng tính cách cứ lộ dần qua lời đối thoại.Đó là một hình mẫu điển hình cho sự tàn nhẫn và lòng đố kỵ.Sự nhỏ nhoi của người cô làm bé Hồng đau nhói.Những lời nói lạnh lùng mà quái ác của người cô như được chắt ra từ bao cảnh đời ngang trái mà Nguyên hồng đã gặp.Cái ác có nhiều loại nhưng sự tàn nhẫn giả dối và đố kỵ thì ở đâu chẳng có những nét mặt giống nhân vật của Nguyên hồng.

 

Hiểu sâu sắc về nhân vật phản diện nhưng tác giả còn tỏ ra tinh tế hơn nhiều khi lật mở những vẻ đẹp của tình yêu thương trong tâm hồn non nớt của bé Hồng.Tình yêu mẹ của bé Hồng vượt qua tất cả những dèm pha nanh nọc của bà cô.Ở trong em,kỷ niệm về mẹ,hình ảnh của mẹ bao giờ cũng tươi đẹp và trong sáng vô cùng.Dù có những lúc boăn khoăn nhưng cậu bé Hồng vẫn kiên trì một suy nghĩ đầy yêu thương về mẹ.Thế mới biết Nguyên Hồng hiểu và rất hiểu tuổi thơ.Ở đó,có thể nói trong tất cả chúng ta,cái anh sáng chiếu rọi lung linh và duy nhất đó là sự hiền hòa,yêu thương của lòng mẹ.Với hình ảnh bé Hồng,nhà văn dường như đã làm cho tình mẫu tử trên thế gian này thiêng liêng và ý nghĩa hơn gấp nhiều lần.

Nhân vật kiệm lời nhất nhưng lại để lại cho chúng ta nhiều day dứt nhất chính là mẹ bé Hồng.Một người phụ nữ hẳn phải hiền hậu vô cùng.Chỉ cần xem cái nhìn nhân vật đón bé Hồng,ôm trọn cái sinh linh bé nhỏ vào lòng mà ta cảm thấy cái tình mẫu tử sâu nặng và cao quý biết bao.Không thể diễn tả hiết nỗi đau của người mẹ khi phải xa con và cũng không thể diễn tả hết niềm hạnh phúc trong ngày gặp lại con,nhà văn để cho người mẹ đáng thương im lặng.Ngày gặp lại con không biết có bao nhiêu cảm giác trong lòng người mẹ đang được ngân lên:vui có,buồn có,lo lắng,tủi hờn cũng có.Vậy sự im lặng đã trở thành sự diễn đạt tình tế nhất.

Viết về phụ nữ,nhi đồng,viết về những kỷ niệm tuổi thơ không khó nhưng viết cho hay thì không dễ chút nào.Văn của Nguyên Hồng có nguồn mạch tự nhiên về đề tài người phụ nữ,về tuổi thơ.Cái nguồn mạch ấy chính là sự chắt lọc từ lòng yêu thương của Nguyên Hồng,từ những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ và sâu sắc về người mẹ kính yêu.

Bình luận (0)
H24
27 tháng 12 2020 lúc 20:27
Bài Văn Mẫu Chứng Minh Nguyên Hồng Là Nhà Văn Của Phụ Nữ Và Trẻ Em Qua Đoạn Trích Trong Lòng Mẹ

Nguyên Hồng là một tác giả văn học tiêu biểu, văn ông thấm đẫm những dòng cảm xúc dạt dào và chất chứa những tình cảm lớn lao và cao đẹp. Ông viết không quá nhiều về phụ nữ và trẻ em nhưng những trang văn ông viết về họ đều chứa chan niềm thương cảm, dường như quả mỗi nhân vật khắc họa, ông đều thấu hiểu được những tâm tư, tình cảm của từng nhân vật, có đau đớn, tủi cực, có sung sướng, hạnh phúc, tất cả đều được hiển hiện vô cùng chân thực. Đoạn trích "Trong lòng mẹ" trong hồi kí "Những ngày thơ ấu" là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho thấy được Nguyên Hồng là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".

Trong đoạn trích, hình ảnh những người phụ nữ được thể hiện rõ nét. Đó là một bà cô độc ác, tàn nhẫn với những toan tính, ích kỉ. Mụ gieo vào lòng cậu bé những nỗi bất an và khổ đau đến tội nghiệp để chia cắt tình cảm mẹ con Hồng. Mụ chưa hề để tâm đến đứa cháu đáng thương phải xa mẹ từ nhỏ, sự nhỏ nhoi, ích kỷ, hẹp hòi của mụ, tình máu mủ không khiến mụ bao dung mà trái lại vô cùng tàn nhẫn. Những lời lẽ lạnh lùng, kích động từ mụ thốt ra như con dao sắc cứa vào tim đứa trẻ. Nguyên Hồng đã miêu tả tinh vi từng hành động, lời nói và cả nét cười rất kịch trong nhân vật bà cô. Sự giả dối, độc ác ấy mãi chẳng thể thắng thế trước lòng lương thiện và một trái tim tin yêu.

 

Không chỉ hiểu rõ những âm mưu tàn độc của nhân vật phản diện, Nguyên Hồng còn là người thấu hiểu với những nỗi đau khổ, mất mát của người phụ nữ, đó là mẹ Hồng. Một người đàn bà nghèo có cuộc sống hôn nhân không tình yêu. Chồng chết người phụ nữ ấy phải đi tha hương cầu thực tạm xa đứa con thơ bé bỏng. Có nỗi đau nào hơn nỗi đau không được gần con, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, người phụ nữ ấy đành chấp nhận, buôn bán ngược xuôi, cuộc sống khốn khó khiến mẹ Hồng ngày càng tiều tụy. Nguyên Hồng còn thấu hiểu được cả những nỗi đau tinh thần khi mà bao hủ tục lạc hậu đã đày đọa người mẹ trở nên khốn khổ, phải chấp lấy người đàn ông không yêu mình.

Mẹ bé Hồng là người mẹ chứa chan tình yêu thương dành cho con, vòng tay yêu thương ôm trọn cậu bé vào lòng cùng ánh mắt dịu hiền thiết tha nhìn em khiến ta không khỏi nghẹn ngào, thương cảm. Niềm hạnh phúc vô bờ khi gặp lại đứa con thân yêu sâu bao tháng ngày xa cách khiến người mẹ nghẹn ngào không nói nên lời, nhưng chỉ qua bấy nhiêu cử chỉ và hành động ấy thôi cũng khiến ta không khỏi cảm phục trước tấm lòng của người mẹ, trước tình mẫu tử thiêng liêng ấy. Những cử chỉ vuốt ve, âu yếm con thơ chính là những bù đắp vô giá cho cậu bé Hồng suốt thời gian thiếu vắng bóng hình mẹ. Từng lời, từng chữ được Nguyên Hồng viết về người mẹ thật dạt dào ân tình, mang cả sự trân trọng và kính yêu, niềm tin thiêng liêng dành cho mẹ. Tác giả như đi vào đời sống của nhân vật để kể một cách đầy chân thực mà tình cảm đến vậy, đó là một tâm hồn thiết tha và thành kính gửi đến những người phụ nữ chịu nhiều hy sinh, mất mát, đau khổ.

Không chỉ viết về người phụ nữ, đoạn trích còn chứa chan những tình cảm dành cho trẻ thơ. Hình ảnh cậu bé Hồng thật đáng thương mà cũng đầy lòng tự trọng, đầy tin yêu mẹ luôn hiện hữu trong từng trang của tác phẩm. Dường như với số phận nhiều đau thương từ nhỏ nên hơn ai hết, Nguyên Hồng hiểu được những mất mát, nỗi đau mà cậu bé tội nghiệp phải gánh chịu. Đó là nỗi cô đơn đáng thương khi mồ côi cha và sống thiếu sự chở che của mẹ, bên cạnh lại toàn những người thân hẹp hòi ích kỷ, lạnh nhạt. Cậu bé ấy không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn thiếu thốn cả tinh thần. Nguyên Hồng trân trọng những tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng của người con dành cho mẹ, một tình thương sâu sắc vô bờ, mãnh liệt khôn tả. Cậu bé nhớ mẹ và khát khao được gặp em, hình ảnh mẹ luôn trong tâm trí cậu, nỗi nhớ da diết đến nao lòng. Khi bà cô hỏi về việc Hồng có muốn vào Thanh Hóa gặp mẹ thì hình ảnh mẹ lại trỗi dậy trong em, em không thể nào nguôi nỗi nhớ ấy. Dẫu bao lời cay độc của bà cô thốt ra, dẫu hoàn cảnh, thời gian và khoảng cách có làm em xa mẹ thì mẹ vẫn mãi luôn sống trong tim em, một mực tin tưởng vào tình yêu thương mẹ dành cho mình mà không hề bị lay động. Niềm tin ấy thật mãnh liệt. Mặc cho bao người chê trách mẹ, tìm cách vùi dập mẹ thì em vẫn luôn bên mẹ, luôn mong muốn được bảo vệ mẹ. Cậu bé ấy căm thù tất cả những hủ tục lạc hậu đã đày đọa mẹ, khiến mẹ em phải sống cảnh tha phương cầu thực, phải chạy vạy mưu sinh, khiến hai mẹ con không được sống gần nhau. Hồng khát khao gặp lại mẹ vô bờ, thoáng nhìn chiếc xe cùng gương mặt mẹ em đã cố đuổi theo để gần mẹ. Hạnh phúc lớn lao khi được tựa vào lòng mẹ, được thấy mẹ vẫn tươi tắn và xinh đẹp, được mẹ chở che trong sự yêu thương, em thấy bình an và nhẹ nhõm. Cũng như bao đứa trẻ khác, tình thương cha mẹ thật thiêng liêng và rất cần thiết, đó chính là điểm tựa vô cùng lớn cho hành trang vào đời của mỗi người.

Có biết bao bài thơ, bài văn viết về phụ nữ và trẻ em nhưng không phải ai cũng để lại cho người đọc những dư vị khó quên như những trang văn của Nguyên Hồng. "Những ngày thơ ấu" thực sự đã trở thành một món ăn tinh thần cho những người yêu văn học, là bài học về trách nhiệm của những người làm cha làm mẹ với con cái và sự thành kính yêu thương những người con dành cho cha mẹ mình. "Trong lòng mẹ" thực sự là một bản tình ca đẹp đẽ và thiêng liêng vô ngàn về tình mẫu tử thiêng liêng.

Bình luận (0)
H24
27 tháng 12 2020 lúc 20:32

Nguyên Hồng là một tác giả văn học tiêu biểu, văn ông thấm đẫm những dòng cảm xúc dạt dào và chất chứa những tình cảm lớn lao và cao đẹp. Ông viết không quá nhiều về phụ nữ và trẻ em nhưng những trang văn ông viết về họ đều chứa chan niềm thương cảm, dường như quả mỗi nhân vật khắc họa, ông đều thấu hiểu được những tâm tư, tình cảm của từng nhân vật, có đau đớn, tủi cực, có sung sướng, hạnh phúc, tất cả đều được hiển hiện vô cùng chân thực. Đoạn trích "Trong lòng mẹ" trong hồi kí "Những ngày thơ ấu" là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho thấy được Nguyên Hồng là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".

Trong đoạn trích, hình ảnh những người phụ nữ được thể hiện rõ nét. Đó là một bà cô độc ác, tàn nhẫn với những toan tính, ích kỉ. Mụ gieo vào lòng cậu bé những nỗi bất an và khổ đau đến tội nghiệp để chia cắt tình cảm mẹ con Hồng. Mụ chưa hề để tâm đến đứa cháu đáng thương phải xa mẹ từ nhỏ, sự nhỏ nhoi, ích kỷ, hẹp hòi của mụ, tình máu mủ không khiến mụ bao dung mà trái lại vô cùng tàn nhẫn. Những lời lẽ lạnh lùng, kích động từ mụ thốt ra như con dao sắc cứa vào tim đứa trẻ. Nguyên Hồng đã miêu tả tinh vi từng hành động, lời nói và cả nét cười rất kịch trong nhân vật bà cô. Sự giả dối, độc ác ấy mãi chẳng thể thắng thế trước lòng lương thiện và một trái tim tin yêu.

Không chỉ hiểu rõ những âm mưu tàn độc của nhân vật phản diện, Nguyên Hồng còn là người thấu hiểu với những nỗi đau khổ, mất mát của người phụ nữ, đó là mẹ Hồng. Một người đàn bà nghèo có cuộc sống hôn nhân không tình yêu. Chồng chết người phụ nữ ấy phải đi tha hương cầu thực tạm xa đứa con thơ bé bỏng. Có nỗi đau nào hơn nỗi đau không được gần con, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, người phụ nữ ấy đành chấp nhận, buôn bán ngược xuôi, cuộc sống khốn khó khiến mẹ Hồng ngày càng tiều tụy. Nguyên Hồng còn thấu hiểu được cả những nỗi đau tinh thần khi mà bao hủ tục lạc hậu đã đày đọa người mẹ trở nên khốn khổ, phải chấp lấy người đàn ông không yêu mình.

Mẹ bé Hồng là người mẹ chứa chan tình yêu thương dành cho con, vòng tay yêu thương ôm trọn cậu bé vào lòng cùng ánh mắt dịu hiền thiết tha nhìn em khiến ta không khỏi nghẹn ngào, thương cảm. Niềm hạnh phúc vô bờ khi gặp lại đứa con thân yêu sâu bao tháng ngày xa cách khiến người mẹ nghẹn ngào không nói nên lời, nhưng chỉ qua bấy nhiêu cử chỉ và hành động ấy thôi cũng khiến ta không khỏi cảm phục trước tấm lòng của người mẹ, trước tình mẫu tử thiêng liêng ấy. Những cử chỉ vuốt ve, âu yếm con thơ chính là những bù đắp vô giá cho cậu bé Hồng suốt thời gian thiếu vắng bóng hình mẹ. Từng lời, từng chữ được Nguyên Hồng viết về người mẹ thật dạt dào ân tình, mang cả sự trân trọng và kính yêu, niềm tin thiêng liêng dành cho mẹ. Tác giả như đi vào đời sống của nhân vật để kể một cách đầy chân thực mà tình cảm đến vậy, đó là một tâm hồn thiết tha và thành kính gửi đến những người phụ nữ chịu nhiều hy sinh, mất mát, đau khổ.

Có biết bao bài thơ, bài văn viết về phụ nữ và trẻ em nhưng không phải ai cũng để lại cho người đọc những dư vị khó quên như những trang văn của Nguyên Hồng. "Những ngày thơ ấu" thực sự đã trở thành một món ăn tinh thần cho những người yêu văn học, là bài học về trách nhiệm của những người làm cha làm mẹ với con cái và sự thành kính yêu thương những người con dành cho cha mẹ mình. "Trong lòng mẹ" thực sự là một bản tình ca đẹp đẽ và thiêng liêng vô ngàn về tình mẫu tử thiêng liêng.

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
ND
26 tháng 10 2019 lúc 21:06

Nguyên Hồng là một tác giả văn học tiêu biểu, văn ông thấm đẫm những dòng cảm xúc dạt dào và chất chứa những tình cảm lớn lao và cao đẹp. Ông viết không quá nhiều về phụ nữ và trẻ em nhưng những trang văn ông viết về họ đều chứa chan niềm thương cảm, dường như quả mỗi nhân vật khắc họa, ông đều thấu hiểu được những tâm tư, tình cảm của từng nhân vật, có đau đớn, tủi cực, có sung sướng, hạnh phúc, tất cả đều được hiển hiện vô cùng chân thực. Đoạn trích "Trong lòng mẹ" trong hồi kí "Những ngày thơ ấu" là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho thấy được Nguyên Hồng là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".

Trong đoạn trích, hình ảnh những người phụ nữ được thể hiện rõ nét. Đó là một bà cô độc ác, tàn nhẫn với những toan tính, ích kỉ. Mụ gieo vào lòng cậu bé những nỗi bất an và khổ đau đến tội nghiệp để chia cắt tình cảm mẹ con Hồng. Mụ chưa hề để tâm đến đứa cháu đáng thương phải xa mẹ từ nhỏ, sự nhỏ nhoi, ích kỷ, hẹp hòi của mụ, tình máu mủ không khiến mụ bao dung mà trái lại vô cùng tàn nhẫn. Những lời lẽ lạnh lùng, kích động từ mụ thốt ra như con dao sắc cứa vào tim đứa trẻ. Nguyên Hồng đã miêu tả tinh vi từng hành động, lời nói và cả nét cười rất kịch trong nhân vật bà cô. Sự giả dối, độc ác ấy mãi chẳng thể thắng thế trước lòng lương thiện và một trái tim tin yêu.

Không chỉ hiểu rõ những âm mưu tàn độc của nhân vật phản diện, Nguyên Hồng còn là người thấu hiểu với những nỗi đau khổ, mất mát của người phụ nữ, đó là mẹ Hồng. Một người đàn bà nghèo có cuộc sống hôn nhân không tình yêu. Chồng chết người phụ nữ ấy phải đi tha hương cầu thực tạm xa đứa con thơ bé bỏng. Có nỗi đau nào hơn nỗi đau không được gần con, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, người phụ nữ ấy đành chấp nhận, buôn bán ngược xuôi, cuộc sống khốn khó khiến mẹ Hồng ngày càng tiều tụy. Nguyên Hồng còn thấu hiểu được cả những nỗi đau tinh thần khi mà bao hủ tục lạc hậu đã đày đọa người mẹ trở nên khốn khổ, phải chấp lấy người đàn ông không yêu mình.

Mẹ bé Hồng là người mẹ chứa chan tình yêu thương dành cho con, vòng tay yêu thương ôm trọn cậu bé vào lòng cùng ánh mắt dịu hiền thiết tha nhìn em khiến ta không khỏi nghẹn ngào, thương cảm. Niềm hạnh phúc vô bờ khi gặp lại đứa con thân yêu sâu bao tháng ngày xa cách khiến người mẹ nghẹn ngào không nói nên lời, nhưng chỉ qua bấy nhiêu cử chỉ và hành động ấy thôi cũng khiến ta không khỏi cảm phục trước tấm lòng của người mẹ, trước tình mẫu tử thiêng liêng ấy. Những cử chỉ vuốt ve, âu yếm con thơ chính là những bù đắp vô giá cho cậu bé Hồng suốt thời gian thiếu vắng bóng hình mẹ. Từng lời, từng chữ được Nguyên Hồng viết về người mẹ thật dạt dào ân tình, mang cả sự trân trọng và kính yêu, niềm tin thiêng liêng dành cho mẹ. Tác giả như đi vào đời sống của nhân vật để kể một cách đầy chân thực mà tình cảm đến vậy, đó là một tâm hồn thiết tha và thành kính gửi đến những người phụ nữ chịu nhiều hy sinh, mất mát, đau khổ.

Không chỉ viết về người phụ nữ, đoạn trích còn chứa chan những tình cảm dành cho trẻ thơ. Hình ảnh cậu bé Hồng thật đáng thương mà cũng đầy lòng tự trọng, đầy tin yêu mẹ luôn hiện hữu trong từng trang của tác phẩm. Dường như với số phận nhiều đau thương từ nhỏ nên hơn ai hết, Nguyên Hồng hiểu được những mất mát, nỗi đau mà cậu bé tội nghiệp phải gánh chịu. Đó là nỗi cô đơn đáng thương khi mồ côi cha và sống thiếu sự chở che của mẹ, bên cạnh lại toàn những người thân hẹp hòi ích kỷ, lạnh nhạt. Cậu bé ấy không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn thiếu thốn cả tinh thần. Nguyên Hồng trân trọng những tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng của người con dành cho mẹ, một tình thương sâu sắc vô bờ, mãnh liệt khôn tả. Cậu bé nhớ mẹ và khát khao được gặp em, hình ảnh mẹ luôn trong tâm trí cậu, nỗi nhớ da diết đến nao lòng. Khi bà cô hỏi về việc Hồng có muốn vào Thanh Hóa gặp mẹ thì hình ảnh mẹ lại trỗi dậy trong em, em không thể nào nguôi nỗi nhớ ấy. Dẫu bao lời cay độc của bà cô thốt ra, dẫu hoàn cảnh, thời gian và khoảng cách có làm em xa mẹ thì mẹ vẫn mãi luôn sống trong tim em, một mực tin tưởng vào tình yêu thương mẹ dành cho mình mà không hề bị lay động. Niềm tin ấy thật mãnh liệt. Mặc cho bao người chê trách mẹ, tìm cách vùi dập mẹ thì em vẫn luôn bên mẹ, luôn mong muốn được bảo vệ mẹ. Cậu bé ấy căm thù tất cả những hủ tục lạc hậu đã đày đọa mẹ, khiến mẹ em phải sống cảnh tha phương cầu thực, phải chạy vạy mưu sinh, khiến hai mẹ con không được sống gần nhau. Hồng khát khao gặp lại mẹ vô bờ, thoáng nhìn chiếc xe cùng gương mặt mẹ em đã cố đuổi theo để gần mẹ. Hạnh phúc lớn lao khi được tựa vào lòng mẹ, được thấy mẹ vẫn tươi tắn và xinh đẹp, được mẹ chở che trong sự yêu thương, em thấy bình an và nhẹ nhõm. Cũng như bao đứa trẻ khác, tình thương cha mẹ thật thiêng liêng và rất cần thiết, đó chính là điểm tựa vô cùng lớn cho hành trang vào đời của mỗi người.

Có biết bao bài thơ, bài văn viết về phụ nữ và trẻ em nhưng không phải ai cũng để lại cho người đọc những dư vị khó quên như những trang văn của Nguyên Hồng. "Những ngày thơ ấu" thực sự đã trở thành một món ăn tinh thần cho những người yêu văn học, là bài học về trách nhiệm của những người làm cha làm mẹ với con cái và sự thành kính yêu thương những người con dành cho cha mẹ mình. "Trong lòng mẹ" thực sự là một bản tình ca đẹp đẽ và thiêng liêng vô ngàn về tình mẫu tử thiêng liêng.

Trên đây là bài văn mẫu Chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em qua đoạn trích Trong lòng mẹ, để tìm hiểu về phong cách sáng tác cũng như tấm lòng của nhà văn Nguyên Hồng với những số phận bất hạnh, các em có thể tham khảo thêm:  Giá trị nhân đạo trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, chứng minh nhận định: Hồi kí của Nguyên Hồng không phải là những trang ghi chép một cách giản đơn, Phân tích người mẹ trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.

#Trang

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DR
Xem chi tiết
KH
5 tháng 10 2016 lúc 12:29

Bài làm :

Nhắc đến nhà văn Nam Cao , người đọc chua chát bởi cái đói deo dắt của người nông dân được ông đưa vào tác phẩm . Còn Nguyên Hồng, cũng trên cái nền hiện thực tăm tối ấy , nhà văn đã hướng tình cảm của  mình vào hai thân phận mỏng manh là người phụ nữ và trẻ em . Chính vì thế , ông được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng .

Bình luận (0)
TL
5 tháng 10 2016 lúc 12:30

Nguyên Hồng là một nhà văn có rất nhiều những sáng tác dành cho phụ nữ và trẻ em. Có lẽ lí do chính là bởi vì ông sinh ra và lớn lên trong mồ côi nên ông luôn dành một góc trong lòng của mình cho số phận của những người khốn khổ nhất trong xã hội cũ. Mặt khác, những tác phẩm ông viết về phụ nữ và trẻ em luôn được ông dùng chính những tâm tư và tình cảm của mình để viết về họ với những cảm nhận vô cùng sâu sắc. Trong những tác phẩm của ông như Những ngày thơ ấu, Hai nhà nghỉ, Bỉ vỏ,… thì em thích nhất là đoạn trích Trong lòng mẹ trích Những ngày thơ ấu. Qua đây, chúng ta khẳng định được Nguyên Hồng chính là nhà văn của phụ nữ và trẻ em

Bình luận (0)
ND
5 tháng 10 2016 lúc 13:12

Nguyên Hồng có những tác phẩm văn học chuyên viết về thiếu nhi và viết về phụ nữ, Chủ tài ông đề cập thường có tính mạch lạc, trong sáng, bắt nguồn từ tuổi thơ bất hạnh, kém may mắn mà ông đã từng trải qua.

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
PT
22 tháng 6 2021 lúc 17:36

Tham khảo

Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng vì nhà văn viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng. Đó là những con người được nhà văn thấu hiểu và trân trọng. Ông đã thể hiện khá chân thực và sinh động tâm trạng của chú bé Hồng trong nhiều tình huống cụ thể. Đặc biết là nỗi niềm của chú bé này khi ở xa mẹ, luôn nhớ thương mẹ lại phải luôn nghe lời bà cô xúc xiểm nói xấu mẹ. Nhà văn đã miêu tả tinh tế những xúc cảm hồn nhiên bay bổng của chú bé khi đựơc ngồi trong lòng mẹ. Do đó nói ông là nha văn của phụ nữ và nhi đồng là hết sức xứng đáng.

Bé Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân không hạnh phúc, cha mất sớm, mẹ vì cùng túng phải đi tha phương cầu thực. Hồng sống trong sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của bà cô. Dù xa mẹ nhưng cậu luôn nhớ và yêu thương mẹ, khao khát có ngày được gặp lại mẹ. Tình yêu thương đó được thể hiện trong cuộc đối thoại với bà cô và khi bất ngờ được gặp lại mẹ.

 

Trong tác phẩm gồm hai nhân vật: bà cô, bé Hồng. Qua ngôn ngữ, cử chỉ và tâm trạng của mỗi nhân vật ta thấy được những nét tính cách tiêu biểu, cảm xúc của các nhân vật.

Trước hết bà cô là một người thâm hiểm, độc ác. Trước tình cảnh của Hồng, bà ta “Cười hỏi: Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?”. Là cười hỏi chứ không phải vì lo lắng, quan tâm mà hỏi, bà ta là kẻ bên ngoài ngọt ngào, yêu thương mà bên trong thực chất là kẻ độc ác, thâm hiểm. Không chỉ vậy từng hành động, lời nói của bà ta còn mang ý xúc phạm đến mẹ bé Hồng, đặc biệt hai chữ “em bé” kéo dài thể hiện rõ sự độc ác, tính toán của bà ta. Trước sự kháng cự yếu ớt của bé Hồng, bà cô tiếp tục cười rồi kể chuyện mẹ Hồng gầy gò, ốm yếu, chật vật với cuộc sống ra sao. Những lời lẽ thâm độc này nhằm làm bé Hồng tổn thương, khiến Hồng oán hận mẹ. Bé Hồng càng đau đớn bao nhiêu thì bà cô càng sung sướng thỏa mãn bấy nhiêu. Bà ta là kẻ độc ác, tàn nhẫn, thích thú khi nhìn người khác đau khổ. Với hình thức đối thoại theo trình tự tăng tiến, người đọc ngày càng thấy rõ sự độc ác của bà cô. Khi nỗi đau của bé Hồng bị đẩy lên cùng cực, bà cô mới “ngậm ngùi”: “Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ”, sự ngậm ngùi lại càng cho thấy rõ hơn bản chất chơ trẽn, xảo trá của mụ. Bà cô là kẻ độc ác, thâm hiểm, đại diện cho những định kiến hẹp hòi, tàn nhẫn với người phụ nữ trong xã hội cũ.

Bé Hồng là nhân vật chính của đoạn trích, thể hiện tình yêu thương mẹ mãnh liệt. Trước hết là trong cuộc đối thoại với bà cô. Khi nghe bà cô hỏi, là một đứa bé nhạy cảm Hồng nhận ra ngay ý cay độc sau giọng nói và nét mặt “rất kịch” của bà cô. Cậu thầm nghĩ về mẹ và không đáp lại lời bà cô, trong lòng cậu vẫn có một niềm tin mãnh liệt chắc chắn thế nào mẹ cũng về, cậu trả lời bà cô mà lòng thắt lại, khóe mắt đã bắt đầu cay cay. Rồi liên tiếp bị những lời lẽ bà cô dồn ép, nước mắt cậu chảy ròng ròng, vì thương mẹ, cũng vì đau đớn khi mẹ đã giấu mình sinh em bé. Hai chữ “em bé” như bóp nghẹt trái tim nhỏ bé, non nớt của cậu. Bé Hồng cười dài trong tiếng khóc. Giận dữ vì những hủ tục đã đầy đọa mẹ mình và ước chúng là những vật hữu hình như đầu mẫu gỗ, hay cục thủy tinh mà nhai, mà cắn cho nát vụn mới thôi. Cậu bé đau đớn, xót xa trước những lời gièm pha, xúc xiểm với người mẹ bất hạnh của bà cô. Hồng là một người mang trái tim nhân hậu, có niềm tin và tình yêu thương mẹ sâu sắc.

 

Tình yêu đó được thể hiện rõ hơn khi Hồng bất ngờ gặp lại mẹ. Bỗng thấy bóng dáng quen thuộc, cậu vội vàng chạy theo: gọi bối rối, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại. Hàng loạt động từ đã cho thấy khao khát gặp mẹ mãnh liệt của Hồng. Khi biết đó chính là mẹ, cậu bé òa khóc nức nở. Đây là những giọt nước mắt bị dồn nén bấy lâu nay, là những giọt nước mắt hạnh phúc chứ không phải những giọt nước mắt phẫn uất, đau đớn tủi hổ: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Cậu nằm trong lòng mẹ và cảm nhận hơi ấm từ mẹ sang mình.

Hình ảnh mẹ trong cảm nhận của Hồng thật gần gũi, thân quen lại vừa có gì đó mới mẻ, lạ lẫm: “vạt áo nâu”, “gương mặt tươi sáng với đôi mắt trong” vẫn thật ấm áp, quen thuộc. Nhưng từ hơi quần áo đến hơi thở của mẹ đều “thơm tho lạ thường”. Những cảm giác của tình mẫu tử bao lâu nay mất đi thì bỗng lại mơn man khắp da thịt: “để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Lúc này chỉ còn tình mẹ con, tình mẫu tử thiêng liêng tồn tại còn bao nhiêu lời nói, ý nghĩ cay độc của bà cô đều tan biến hết thảy.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình qua việc xây dựng tình huống, ngôn ngữ và cử chỉ của nhân vật. Nghệ thuật tăng tiến độc đáo, sự độc ác của bà cô ngày càng tăng lên thì cùng với đó tình yêu thương, sự bảo vệ của bé Hồng với mẹ cũng ngày một nhiều hơn. Những hình ảnh so sánh độc đáo, thể hiện được cung bậc cảm xúc, tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng. Câu chuyện đậm chất trữ tình được thể hiện rõ qua tình huống, nội dung và ngôn ngữ kể chuyện giàu cảm xúc, đầy chất thơ.

Chỉ với một phần trích ngắn ngủi nhưng cũng đủ để người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc mà bé Hồng dành cho mẹ. Không chỉ vậy tác phẩm còn thể hiện niềm cảm thông, lên án những hủ tục phong kiến đã đẩy người phụ nữ vào con đường bất hạnh, cùng cực.

 

Bình luận (0)
MN
22 tháng 6 2021 lúc 19:53

Tham khảo nha em:

Qua những sáng tác đậm chất nhân văn của nhà văn Nguyên Hồng, có thể khẳng định ông là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Nguyên Hồng viết khá nhiều về phụ nữ và nhi đồng. Những kiểu nhân vật này xuất hiện nhiều trong tác phẩm của ông. Có thể kể đến nhân vật Tám Bính trong "Bỉ vỏ", Huệ Chi trong "Cửa biển", bé Hồng trong "Những ngày thơ ấu",... Với những nhân vật ấy, nhà văn luôn dành cho họ những tình cảm chan chứa thương yêu và sự nâng niu trân trọng. Ông diễn tả thấm thía những nỗi cơ cực, tủi nhục mà họ phải chịu đựng trong cuộc sống của mình. Tám Bính từ một cô gái quê chất phác, xinh đẹp vì bị lừa lọc nên trôi dạt đến chôn phố phường xô bồ, đầy cạm bẫy. Cuối cùng, cô sống vùi trong tội lỗi, chính tay góp phần giết chết đứa con thân yêu của mình. Hay nhân vật bé Hồng trong "Những ngày thơ ấu". Mẹ chú bị họ nội ghẻ lạnh, xa lánh mà phải tha phương cầu thực; chú sống thiếu tình thương của cha của mẹ. Chẳng những vậy còn thường xuyên bị nghe những lời dèm pha độc ác của họ hàng. Nhưng trên tất cả, Nguyên Hồng vẫn khám phá để ngợi ca và trân trọng những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn các nhân vật yêu quý của mình. Từ trong thâm sâu tâm hồn, Tám Bính là người phụ nữ lương thiện, yêu thương con tha thiết. Huệ Chi là cô gái trong trắng, thánh thiện tôn thờ Chúa và yêu kính mẹ. Chú bé Hồng là cậu bé ngoan ngoãn, có lòng yêu mẹ cháy bỏng,... Chính bởi tấm lòng nhân ái dành cho những kiếp người khổ đau trong xã hội cũ mà những trang văn Nguyên Hồng sẽ còn sống trong lòng nhiều thế hệ độc giả yêu văn.

Bình luận (0)
NP
Xem chi tiết
TP
13 tháng 11 2018 lúc 13:00

2)Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.

Bình luận (0)

BẠN THAM KHẢO NHÉ:

khi ta đc ra xã hội để lập 1 cuộc sống mới .Khi ta dc đến trường để học hành và ngoài tình cảm gia đình ra ,tình bạn là thứ ta đang cần 

giang sơn non nước ta luôn cần 1 người bạn đồng hành gian nan như bác hồ dùng 2 bàn tay trắng để giải quyết vấn đề tình bạn rất quan trọng nếu ko có bạn bè ai sẽ chia sẻ cảm thông cho ta khi ta buồn chứ ai cười đùa cùng ta khi ta muốn nở 1 nụ cười tình bạn là thế ai chả cần 1 tình bạn tình bạn là thứ dễ kiếm thôi.Nhưng quan trọng ở chỗ bạn mình có tốt hay ko có phải là người lợi dụng hay ko

Nói chung tình bạn là thứ quý giá ko có tình bạn sẽ rất buồn thứ ta cần ngoài tình cảm gia đình thứ cần thứ 2 là tình bạn vậy mà có những trường hợp có người chỉ chơi với bạn khi bạn giàu còn bạn khó khăn là bỏ rơi những ng đấy cần lên án và phê phán 

ta nên là 1 người bạn tốt

HẾT RỒI NHA BẠN CHO MIK 1 LIKE NHA 

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
5 tháng 12 2017 lúc 17:24

- Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:

   + Nhân vật trong các sáng tác chính của ông là phụ nữ và trẻ em: hồi kí Những ngày thơ ấu, tiểu thuyết Bỉ vỏ, Khi đứa con ra đời, Hai nhà nghỉ…

   + thấu hiểu, đồng cảm với những thân phận nhỏ bé bị o ép trong xã hội cũ.

   + Nhìn thấy được phẩm chất tốt đẹp cao quý của người phụ nữ, sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ.

- Trong đoạn trích những ngày thơ ấu:

   + Nhân vật bà cô đại diện những hủ tục phong kiến còn tồn tại

   + Nhân vật mẹ Hồng: hiện sinh hình ảnh người phụ nữ tảo tần, chịu nhiều vất vả, điều tiếng tủi nhục

   + Nhân vật bé Hồng: sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm, mất mát trong gia đình.

Bình luận (0)
DA
Xem chi tiết