Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
7 tháng 4 2018 lúc 3:31

- Hình tượng vua Quang Trung đã được miêu tả với đầy đủ những phẩm chất của một vị anh hùng, mang vẻ đẹp oai phong lẫm liệt. Tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê mà vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca như vậy là vì họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh, tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Có thể thấy, tác phẩm đi theo quan niệm văn sử bất phân - một nét đặc thù của văn học trung đại Việt Nam. Nhờ vậy, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực cao, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Đây cũng là điểm đặc sắc của thể loại tiểu thuyết lịch sử.

Bình luận (0)
DC
Xem chi tiết
NM
21 tháng 9 2016 lúc 20:05

Tác giả tôn trọng hiện thực lịch sử và ý thức dân tộc. mình cx k bt là đúng k nữa nha hihi

Bình luận (2)
NH
7 tháng 10 2018 lúc 19:48

Tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê mà vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca như vậy là vì họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh. Nhờ vậy, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực cao, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Đây cũng là điểm đặc sắc của thể loại tiểu thuyết lịch sử.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
5 tháng 2 2019 lúc 7:41

Nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo

dựng hình ảnh nhân vật chính Nguyễn Huệ

Các tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca, họ đứng trên tinh thần dân tộc phản ánh. Nhờ điều đó, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử

Đây là đặc điểm đặc sắc của thể loại truyền thuyết lịch sử.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
23 tháng 9 2017 lúc 8:38

Nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo

dựng hình ảnh nhân vật chính Nguyễn Huệ

Các tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca, họ đứng trên tinh thần dân tộc phản ánh. Nhờ điều đó, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử

Đây là đặc điểm đặc sắc của thể loại truyền thuyết lịch sử.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
21 tháng 3 2017 lúc 6:21

Tuy cùng miêu tả cuộc tháo chạy, các chi tiết đều là tả thực nhưng âm hưởng khác nhau:

●   Đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh có nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”, “tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau…”, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa tâm trạng hả hê, sung sướng trước sự thảm bại của lũ cướp nước.

●   Đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống có nhịp điệu chậm rãi hơn, tác giả miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc thết đãi thịnh tình “giết gà, làm cơm” của kẻ bề tôi… âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót.

Có sự khác biệt trên là do các tác giả là những cựu thần của nhà Lê, trước sự sụp đổ của một vương triều mình từng phụng thờ nay đã sụp đổ, dù biết đây là kết cục không thể tránh khỏi nhưng cũng không tránh khỏi sự mủi lòng, thương cảm.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
16 tháng 7 2017 lúc 5:47

Hình tượng Quang Trung- Nguyễn Huệ được xây dựng chân thực, sinh động với hành động trí tuệ, tài điều binh khiển tướng, mưu lược của vị anh hùng dân tộc

- Hành động mạnh mẽ, dứt khoát:

    + Nhận được tin báo quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, liền họp tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay

    + Lên ngôi hoàng đế, đốc xuất đại binh ra Bắc dẹp giặc

    + Trưng cầu ý kiến của người hiền tài (hỏi Nguyễn Thiếp)

    + Tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, ra phủ dụ, chỉ ra kế hoạch đánh giặc

- Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình

    + Chỉ ra tình thế, quyết định tiến quân tiêu diệt giặc

    + Lời lẽ chặt chẽ, sắc bén, kích thích được tinh thần tự tôn dân tộc của tướng sĩ

    + Vạch kế hoạch đánh giặc, sử dụng chiến lược, chiến thuật hợp lí, độc đáo (cách hành quân thần tốc, cách chống lại súng giặc…)

    + Biết dùng người dùng sở trường, ở đoản, đối đãi công bằng

- Ý chí độc lập, tầm nhìn xa trông rộng: mạnh bạo, tự tin trong kế sách đánh giặc

- Hình tượng vua Quang Trung được miêu tả với đầy đủ phẩm chất của vị anh hùng, mang vẻ đẹp oai phong lẫm liệt

Tác giả Ngô gia trung thành với nhà Lê, nhưng vẫn ca ngợi vua Quang Trung bởi tinh thần dân tộc, sự tài tình, tấm lòng yêu nước của Nguyễn Huệ

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
22 tháng 12 2018 lúc 11:29

Khi các tác giả Ngô Thì, các tác giả chủ ý viết lại lịch sử, không phải sự sáng tạo văn học. Tâm lý này xuất phát từ việc người trung đại xem tiểu thuyết là thứ thấp kém, không có ý nghĩa với việc tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

    - Nhưng Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm văn chương đích thực, chính điều này làm nên sự trường tồn của tác phẩm.

    - Sự kết hợp giữa sáng tạo, gia công kết hợp giữa ngòi bút chân thực , nghiêm ngặt với bút pháp viết linh hoạt đã giúp người viết tái hiện một thời kì lịch sử dữ dội TK XVIII:

       + Sự kiện lịch sử được ghi chép cụ thể, chính xác với các mốc thời gian, địa điểm, không gian rõ ràng, tạo sự tin cậy cho người đọc.

       + Nhóm tác giả không chỉ dựa trên sự kiện đơn thuần mà còn chỉ ra bản chất của hiện thực, vẫn giữ nguyên lịch sử nhưng lại xây dựng hình tượng chân dung con người đại diện cho cả hai phía.

       + Lời văn miêu tả có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giọng kể khách quan, đơn sắc của người viết sử với giọng kể đầy xúc cảm của người sáng tạo văn học.

Bình luận (1)
DN
Xem chi tiết
ND
30 tháng 12 2017 lúc 3:42

– Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, Hà Nội.

– Hai tác giả chính:

 • Ngô Thì Chí (1753-1788), em ruột Ngô Thì Nhậm, làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống, tuyệt đối trung thành với nhà Lê, từng chạy theo Lê Chiêu Tống khi Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh. Dâng “Trung hưng sách” bàn kế khôi phục nhà Lê. Sau đó, được Lê Chiêu Thống cử đi Lạng Sơn chiêu tập những kẻ lưu vong lập nghĩa binh chống lại Tây Sơn. Trên đường đi, ông bị bệnh mất tại Bắc Ninh. Nhiều tài liệu nói, ông viết 7 hồi đầu của tác phẩm

 • Ngô Thì Du (1772-1840) anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí, học giỏi nhưng không đỗ đạt. Dưới triều Tây Sơn, ông sống ẩn ở Hà Nam. Thời nhà Nguyễn ông làm quan đến năm 1827 thì về nghỉ. Ông là tác giả của 7 hồi tiếp theo.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
17 tháng 5 2017 lúc 9:13

Ngô gia văn phái là cựu thần nhà Lê vẫn trung thành với nhà Lê, không mấy cảm tình với Tây Sơn thậm chí xem Tây Sơn như giặc mà các tác giả vẫn viết về Quang Trung và những chiến công của đoàn quân áo vải một cách cảm tình hào hứng như vậy bởi vì:

- Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn là sự thật lịch sử mà các tác giả đã được chứng kiến tận mắt, là những trí thức có lương tâm, những người có tâm huyết và tài năng nên các ông không thể không tôn trọng lịch sử.

- Mặt khác, các tác giả cũng được chứng kiến tận mắt sự thối nát, kém cỏi, hèn mạt của nhà Lê cùng sự độc ác, hống hách, ngang ngược của giặc Thanh nên các ông không thể không thở dài ngao ngán, cảm thấy nhục nhã, ý thức dân tộc không thể không được dâng cao.

- Tất cả những điều đó đã đem đến những trang ghi chép chân thực mà xúc động, tự hào như vậy.

 

Bình luận (0)