Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
6 tháng 2 2017 lúc 17:21

Vua Quang Trung đại phả quân Thanh

Nghe tin quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương các tướng sĩ bàn việc đem quân ra đánh. Các tướng sĩ đều xin vua dẹp giặc để yên lòng người và danh nghĩa rõ rệt.

Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân 1788, Bắc Bình Vương làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung.

Vua Quang Trung liền đó tự đem quân thủy bộ tiến ra Bắc. Đến Nghệ An lại 10 ngày tuyển thêm binh, cà thảy được 10 vạn và hơn 100 con voi.

Ngày 20 tháng Chạp ra tới núi Tam Điệp, Ngô Văn Sở ra mất tạ tội. Vua Quang Trung an ủi mọi người rồi truyền cho tướng sĩ ăn Tết Nguyên Đán để ngày 30 tháng Chạp thì cất quân, định ngày mùng 7 tháng Giêng Thăng Long mở tiệc ăn mừng.

Vua Quang Trung chia đại quân ra làm ô đạo:

- Hai đạo theo đường biển, vào sông Lục Đầu để tiếp ứng mặt hữu và chặn quân Thanh chạy về.

- Hai đạo đi đường núi để tiếp ứng mặt tả và đánh vào phía tây quân địch.

- Đạo trung quân do vua Quang Trung điều khiển tiến theo quan lộ thẳng Thăng Long.

Qua sông Giản Thủy (địa giới Ninh Bình và Hà Nam), quân vua Quang Trong phá tan tiến đến Phú Xuyên, bắt sông trọn đám quân do thám nhà Thanh đóng ở đó. không để một người nào chạy thoát được để báo tin với các đồn lân cận.

Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kì Dậu (1789), vua Quang Trung vây kín đồn Hà Hồi, rồi bắc loa gọi hàng. Quân Thanh sợ hãi xin hàng, cả quân lương, khí giới.

Mờ sáng ngày mồng 5, vua Quang Trung cho lệnh tiến đánh đồn Ngọc Hồi Quân Thanh bán súng ra như mưa. Vua Quang Trung sai lấy ván ghép lại thành mảnh to và quấn rơm cỏ ướt, cứ 20 người khiêng một mảnh, mang dao nhọn, lại có 20 người cầm khí giới núp theo sau. Đến trước cửa đồn, quân sĩ bỏ ván xuống rút dao xông vào chém. Quân đi sau cũng lăn xả vào đánh. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn. Quân ta thừa thế đánh tràn tới lấy được các đồn. Xác quân Thanh nằm ngổn ngang khắp giồng, các tướng Thanh như Hứa Thế Hanh đểu tử trận.

Trong lúc vua Quang Trung kịch chiến ở Ngọc Hồi, Đô đốc Long đem cánh tả quân đánh dồn Khương Thượng, gần gò Đống Đa. Sầm Nghi Đống chống không nổi, thắt cổ chết. Đô đốc Long tiến đánh Thăng Long.

Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín chạy qua sông để lên mạn Bắc. Quân sĩ tranh nhau qua cầu, cầu đổ, chết đuôi thây đầy sông. Đạo quân Vân Nam và Quý Châu đóng ở miền Sơn Tây vội vã chạy về.

Trưa hôm ấy, vua Quang Trung áo ngự bào đẫm đen thuốc súng, hiên ngang tiên vào Thăng Long giữa muôn tiêng hoan hô của quân sĩ và dân chúng.

 
Bình luận (0)
KA
Xem chi tiết
NI
11 tháng 9 2018 lúc 18:40

Năm 1285, quân Nguyên Mông ồ ạt sang xâm lấn nước ta lần thứ ba. Thế giặc rất mạnh nên triều đình lãnh đạo toàn quân và dân rút về cố thủ ở những nơi hiểm yếu, để mặc thành quách, làng mạc trống trải gây hoang mang cho địch và bảo toàn lực lượng. Trên đường rút quân, Hưng Đạo Vương lệnh cho các tướng chốt đóng tại những nơi hiểm yếu cản bước tiến của giặc để bảo vệ Thái Thượng Hoàng và Thượng Hoàng. Danh tướng Trần Bình Trọng chỉ huy quân Cấm Dực, trấn giữ bãi sông Thiên Mạc. Thế giặc rất mạnh, Trần Bình Trọng chẳng may sa vào tay giặc. Biết ông là tướng tài, giặc ra sức dụ dỗ ông, hứa sẽ phong cho ông làm vương đất Bắc. Trần Bình Trọng khẳng khái đáp:

-     Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là vương đất Bắc.

Biết không thể chiêu dụ ông, giặc trói ông ở bãi sông Thiên Mạc chờ nước triều dìm ông chết. Trần Bình Trọng hy sinh khi mới hai mươi sáu tuổi, tấm gương trung liệt của ông chói sáng nghìn thu.

Bình luận (0)
H24
17 tháng 9 2018 lúc 19:47

Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.

Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: “ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc”.

Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.

Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.

Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.

Bình luận (0)
TH
11 tháng 9 2018 lúc 18:51

Bài này lấy từ nguồn google, bạn kham thảo nhé.

Thánh Gióng

Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.

Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: “ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc”.

Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.

Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.

Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.

→ Ý nghĩa câu chuyện: Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay.

Bình luận (0)
SC
Xem chi tiết
DB
12 tháng 9 2021 lúc 21:00

Tham Khảo:

Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.

Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: "ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc".

Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.

Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.

Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.

Ý nghĩa câu chuyện:

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay.

 

Bình luận (4)
H24
12 tháng 9 2021 lúc 21:00

THAM KHẢO:

Ông cha ta vẫn thường dạy "Có chí thì nên". Những người có ý chí, vượt qua những gian khổ đều sẽ gặt hái được thành công. Ông Trạng trong câu chuyện "Ông Trạng thả diều" chính là một người như vậy. Câu chuyện như sau:

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được một cậu con trai. Cha mẹ cậu đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Được ít lâu, vì hoàn cảnh nghèo quá, chú đành phải bỏ học. Ban ngày, những khi chú đi chăn trâu, dù trời có mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối tối, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Khi học, chú cũng đèn sách như ai. Nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Dù chú bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Vài năm sau, nhà vua mở khoa thi. Chú bé thả diều lên kinh làm sĩ tử, chú đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

Ông Trạng Nguyễn Hiền mãi là một tấm gương sáng mà bao thiếu niên nước Nam ta cần học tập. Dù nghèo khó, thiếu thốn, chú vẫn học tài và trở thành Trạng nguyên. Tài năng của ông Trạng đã bay cao như chính những cánh diều mà ông đã thả lên vòm trời vậy.

Bình luận (0)
SC
12 tháng 9 2021 lúc 21:00

ko sao chép

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NT
19 tháng 9 2019 lúc 22:05

LÀM...

Năm 1825 ,quân mông nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ ba .Quân giặc rất  mạnh nên triều đình ra lệnh rút quân và dân về cố thủ ở những  nơi hiểm yếu ,để làng mạc trống trải ,tang hoang ,gây hoang mang cho địch và bảo toàn lực lượng nghĩa quân .Hưng Đạo chỉ huy các tướng đóng chốt ở nhưng nơi hiểm yếu để bảo vệ Thái Thựng Hoàng và Thượng Hoàng.Trần Bình Trọng được lệnh chỉ huy quân Cấm Dực ở bải sông Thiên Mạc.Thế giặc rất mạnh nên Trần Bình Trọng chẳng may sa vào tay giặc .Giặc dụ dỗ ông vì biết ông là tướng giỏi ,rất có ích và hứa phong ông làm vương đất Bắc .Trần Bình Trọng khảng khải trả lời:'Ta thà làm ma nước nam còn hơn làm vương đất bắc.'Giặc nghe vậy bực tức biết ko thể dụ được ông ,liền trói ông bên sông Thiên Mạc ,chờ thủy chiều lên dìm ông chết đuối .Trần Bình Trọng ra đi năm mới 26 tuổinhưng tấm gương yêu nước yêu dân của ông còn sáng chói nghìn thu.

mỏi tay...

Bình luận (0)
OB
19 tháng 9 2019 lúc 22:11

https://giaovienvan.com/hay-ke-mot-cau-chuyen-em-da-nghe-hay-da-doc-ve-mot-anh-hung-danh-nhan-cua-nuoc-ta-2.html

Bình luận (0)
OB
19 tháng 9 2019 lúc 22:11

bn tham khảo nhé

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
KC
6 tháng 12 2017 lúc 19:04

Nghĩa trang thôn Tiền Lưu cuối năm ngoái có thêm hai ngôi mộ mới. Thế là sau gần 40 năm từ đỉnh dốc Mã Pí Lèng thuộc huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, hai người con gái Tiền Lưu mới được "trở về" quê hương bản quán. Đó là cô Trần Thị Lụa và cô Thái Thị Na lên miền Tây mở đường những năm 60 của thế kỉ trước.

Hai cô vừa học xong lớp 7 cấp 2 (tương đương học sinh lớp 9 THCS) thì gia nhập đội quân đi xây dựng kinh tế miền núi. Mỗi gia đình chỉ còn giữ lại được tấm ảnh nhỏ của hai cô; tấm ảnh ngày nafp nay cũng đã ố vàng. Gia đình cụ Chính còn giữ được 2 lá thư chữ nhỏ như con kiến của cô Lựu từ Hoàng Su Phì gửi về, đó là vào cuối năm 1965. Cô kể chuyện đục đá, mở đường từ Đồng Văn đi Mèo Vạc, từ Mèo Vạc đi Mã Pí Lèng, suốt mấy tháng trời ăn toàn bánh bột ngô, phải chia nhau từng thìa muối, từng ca nước, phải treo mình lên vách đá, phải đu mình chênh vênh nơi mép vực Mã Pí Lèng nhìn dòng sông Nho Quế sau cổng trời để đục đá, nổ mìn mở đường. Mỗi cung đường là một chiến công. Đường mở đến đâu thông xe đến đấy. Quãng Đồng Văn – Mèo Vạc dài 24 cây số thế mà 8 đại đội thanh niên xung phong phải làm mất 18 tháng trời, 38 đội viên đã bỏ mình khi đục đá bắc cầu, trong đó có hai cô gái Tiền Lưu.

Không biết vì chiến tranh kéo dài hay đường lên Mèo Vạc quanh co dốc núi mà cuộc đời hai cô gái xấu số này bị quên lãng. Gia đình đã cố công tìm kiếm nhưng khác nào chuyện đáy bể mò kim.

Thế rồi năm 2004, anh Lục người Tiền Lưu, kĩ sư địa chất lên công tác ở Đồng Văn, đến xem tấm bia đá ghi công những chàng trai, cô gái đi mở đường 40 năm về trước ở chân dốc Mã Pí Lèng. Anh kể lại là đêm nằm mơ có hai cô gái mặc áo trắng cứ đến tốc chăn lên lay goi: "Chú nhớ đưa hai chị về đồng bể Tiền Hải với. Ở đây rừng núi lạnh lắm!...". Chuyện mộng mị đó cứ làm anh thao thức nhiều đêm. Và sau đó 3 ngày, anh đã tìm thấy mộ hai cô gái đồng hương.

Anh Lục đã gọi điện thoại về xã, về làng. Chỉ 5 ngày sau, đoàn cán bộ và gia quyến cô Lụa, cô Na đã lên tới Mèo Vạc gặp Phòng thương binh – xã hội huyện, đi viếng mộ hai cô gái quê nhà. Thủ tục di dời mộ hai cô đã được giải quyết chóng vánh, chu đáo. Huyện Mèo Vạc tặng mỗi cô một chiếc tiều gỗ pơ mu và 2 triệu đồng "gọi là chút quà tình nghĩa".

Lễ truy điệu hai cô gái Tiền Lưu được tổ chức trọng thể vào ngày 28/12/2004 tại xã nhà. Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tiền Phú viếng hai vòng hoa, gần 500 thầy trò đến dự lễ. Em chưa từng thấy và được dự một lễ truy điệu nào trọng thể như thế!

Hôm ấy, anh Lục kĩ sư địa chất và 2 cán bộ huyện Mèo Vạc có về dự lễ. Nhiều người cứ vậy quanh.

Bài tham khảo 2

Ông bà nội em sinh được bốn người con, ba người đi làm ăn xa, chỉ còn chú Út ở nhà với ông bà. Trước kia, nhà chỉ có ít ruộng nên thóc lúa không đủ ăn, mọi người phải làm thuê để kiếm sống. Chú Út sau khi học hết lớp 12 đã quyết định ở lại quê hương để tự khẳng định mình, ở xã bên có nghề chạm khắc gỗ nổi tiếng, chú đến xin làm ở đó. Chú chăm chỉ chịu khó nên được ông chủ tin yêu và truyền nghề. Sau mấy năm học tập và làm việc vất vả, chú đã thành thạo, được ông chủ cho phép về quê để tạo dựng cơ nghiệp. Chú cùng với mấy người bạn trong ấp lập một xưởng nhỏ chuyên sản xuất đồ gỗ thủ công mĩ nghệ.

Hôm về thăm ông bà nội, bước vào sân, em đã thấy những khúc gỗ đủ mọi kích cỡ đặt la liệt khắp nơi. Dưới mái che bằng bạt, chú Út đang say mê tạc bức tượng em bé cưỡi trâu thổi sáo. Lúc ấy, em thực sự bị cuốn hút vào công việc tỉ mỉ, khó khăn nhưng đầy thú vị. Chú út một tay cầm đục, một tay cầm chiếc dùi bằng gỗ, thận trọng gõ từng nhát một. Những miếng dăm gỗ nhỏ xíu rơi lả tả xuống đất. Chỉ một lát sau, hình thù cậu bé và con trâu đã hiện ra nhưng còn xù xì, đơn giản. Chú út lấy một con dao nhỏ thật sắc, gọt tỉa từng đường cong mềm mại. Mỗi động tác của chú đều toát lên sự cần mẫn, tài hoa lạ lùng.

Đến chiều, bức tượng nhỏ đã hoàn thành. Chú út lấy giấy nhám đánh cho nhẵn rồi thoa vẹc ni màu nâu bóng. Từng đường vân gỗ hiện lên thật đẹp. Chú Út nâng bức tượng ngang tầm mắt, ngắm nghía kĩ lưỡng và đôi môi chú nở nụ cười mãn nguyện. Chú bảo em muốn thành công trong mọi việc, phải có sự say mê và tính cần cù, chịu khó.

Nhìn bức tượng cậu bé đội chiếc nón lá đang thổi sáo, ngồi vắt vẻo trên lưng con trâu mộng có cặp sừng cong vút, đầu cúi xuống như đang thong dong gặm cỏ, em càng mến phục tài nghệ của chú em và những người thợ có bàn tay vàng như chú đang góp phần làm đẹp cuộc đời.

Hàng của chú phần lớn bán ở các cửa hàng mĩ nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đời sống gia đình ông bà em nhờ có chú mà ngày càng khá lên. Chú đang có ý định mở rộng sản xuất, dạy nghề cho thanh thiếu niên trong xóm. Nay mai lớn lên, em sẽ nhờ chú truyền nghề. Trước mắt, em phải chăm chỉ và cố học cho giỏi.

Bình luận (0)
HB
5 tháng 12 2017 lúc 18:15

Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện có tựa đề " Nâng niu từng hạt giống ". Nội dung câu chuyện như sau:


Viện nghiên cứu của ông Lương Định Của bất ngờ nhận được một món quà do một người bạn của ông ở nước ngoài gửi tặng. Đó là mười hạt giống lúa quí. Đang lúc trời rét đậm kéo dài, ông Của chia mười hạt giống ra làm hai. Một nửa gieo ở phòng thí nghiệm, còn một nửa ông đem về dùng nước ấm để ngâm, rồi gói vào khăn tay. Tối tối ông ủ vào trong người để nhờ nhiệt độ cơ thể giúp hạt giống nảy mầm. Quả nhiên sau đợt rét, chỉ có năm hạt giống ủ trong người là nảy mầm xanh tốt. Chính những hạt giống này ông đã tạo ra một giống lúa mới có năng suất cao và khả năng kháng bệnh tốt.

Ông là một nhà khoa học đã tạo ra được nhiều giống lúa quí cho nền nông nghiệp Việt Nam, đóng góp nhiều cho cuộc sông của người dân ngày một ấm no và hạnh phúc hơn.

:)

Bình luận (0)
KC
6 tháng 12 2017 lúc 19:06

Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện có tựa đề Nâng niu từng hạt giống. Nội dung câu chuyện như sau: Viện nghiên cứu của ông Lương Định Của bất ngờ nhận được một món quà do một người bạn của ông ở nước ngoài gửi tặng. Đó là mười hạt giống lúa quí. Đang lúc trời rét đậm kéo dài, ông Của chia mười hạt giống ra làm hai. Một nửa gieo ở phòng thí nghiệm, còn một nửa ông đem về dùng nước ấm để ngâm, rồi gói vào khăn tay. Tối tối ông ủ vào trong người để nhờ nhiệt độ cơ thể giúp hạt giống nảy mầm. Quả nhiên sau đợt rét, chỉ có năm hạt giống ủ trong người là nảy mầm xanh tốt. Chính những hạt giống này ông đã tạo ra một giống lúa mới có năng suất cao và khả năng kháng bệnh tốt. Ông là một nhà khoa học đã tạo ra được nhiều giống lúa quí cho nền nông nghiệp Việt Nam, đóng góp nhiều cho cuộc sông của người dân ngày một ấm no và hạnh phúc hơn.
 

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
DL
13 tháng 4 2022 lúc 21:11

Nguyên 1 câu chuyện em thêm mắm thêm muối vô nha ( suy nghĩ của e với mb kb á)

Vua Quang Trung đại phả quân Thanh

Nghe tin quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương các tướng sĩ bàn việc đem quân ra đánh. Các tướng sĩ đều xin vua dẹp giặc để yên lòng người và danh nghĩa rõ rệt.

Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân 1788, Bắc Bình Vương làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung.

Vua Quang Trung liền đó tự đem quân thủy bộ tiến ra Bắc. Đến Nghệ An lại 10 ngày tuyển thêm binh, cà thảy được 10 vạn và hơn 100 con voi.

Ngày 20 tháng Chạp ra tới núi Tam Điệp, Ngô Văn Sở ra mất tạ tội. Vua Quang Trung an ủi mọi người rồi truyền cho tướng sĩ ăn Tết Nguyên Đán để ngày 30 tháng Chạp thì cất quân, định ngày mùng 7 tháng Giêng Thăng Long mở tiệc ăn mừng.

Vua Quang Trung chia đại quân ra làm ô đạo:

- Hai đạo theo đường biển, vào sông Lục Đầu để tiếp ứng mặt hữu và chặn quân Thanh chạy về.

- Hai đạo đi đường núi để tiếp ứng mặt tả và đánh vào phía tây quân địch.

- Đạo trung quân do vua Quang Trung điều khiển tiến theo quan lộ thẳng Thăng Long.

Qua sông Giản Thủy (địa giới Ninh Bình và Hà Nam), quân vua Quang Trong phá tan tiến đến Phú Xuyên, bắt sông trọn đám quân do thám nhà Thanh đóng ở đó. không để một người nào chạy thoát được để báo tin với các đồn lân cận.

Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kì Dậu (1789), vua Quang Trung vây kín đồn Hà Hồi, rồi bắc loa gọi hàng. Quân Thanh sợ hãi xin hàng, cả quân lương, khí giới.

Mờ sáng ngày mồng 5, vua Quang Trung cho lệnh tiến đánh đồn Ngọc Hồi Quân Thanh bán súng ra như mưa. Vua Quang Trung sai lấy ván ghép lại thành mảnh to và quấn rơm cỏ ướt, cứ 20 người khiêng một mảnh, mang dao nhọn, lại có 20 người cầm khí giới núp theo sau. Đến trước cửa đồn, quân sĩ bỏ ván xuống rút dao xông vào chém. Quân đi sau cũng lăn xả vào đánh. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn. Quân ta thừa thế đánh tràn tới lấy được các đồn. Xác quân Thanh nằm ngổn ngang khắp giồng, các tướng Thanh như Hứa Thế Hanh đểu tử trận.

Trong lúc vua Quang Trung kịch chiến ở Ngọc Hồi, Đô đốc Long đem cánh tả quân đánh dồn Khương Thượng, gần gò Đống Đa. Sầm Nghi Đống chống không nổi, thắt cổ chết. Đô đốc Long tiến đánh Thăng Long.

Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín chạy qua sông để lên mạn Bắc. Quân sĩ tranh nhau qua cầu, cầu đổ, chết đuôi thây đầy sông. Đạo quân Vân Nam và Quý Châu đóng ở miền Sơn Tây vội vã chạy về.

Trưa hôm ấy, vua Quang Trung áo ngự bào đẫm đen thuốc súng, hiên ngang tiên vào Thăng Long giữa muôn tiêng hoan hô của quân sĩ và dân chúng.

Bình luận (3)
HB
Xem chi tiết
VG
13 tháng 4 2022 lúc 19:52

THAM KHẢO 

Tuần trước, trong giờ sinh hoạt lớp, cô em đã kể cho bọn em nghe rất nhiều những câu chuyện về những vị anh hùng và những danh nhân của nước ta. Nhưng trong số đó, em thích nhất là câu chuyện về Hai Bà Trưng.

Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng rất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm được 65 thành trì. Tô Định chống cự không lại trốn chạy về Tàu. Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập.

Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân của Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc. Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh.
Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc.

Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.

Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.

Bình luận (0)
TG
13 tháng 4 2022 lúc 19:54

undefined

Bình luận (2)
NP
14 tháng 9 2024 lúc 18:08

Xưa kia có hai anh em mồ côi cha mẹ, từ nhỏ đã sống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Cho đến khi người anh lấy vợ, có cuộc sống riêng, người anh không muốn sống cùng người em nữa nên gọi em đến và phân chia tài sản. Người anh tham lam nhận hết nhà cửa, ruộng vườn mà cha mẹ để lại, chỉ chia cho em một túp lều nhỏ cùng với cây khế trước sân. Người em hiền lành không hề kêu la oán trách, vui vẻ đồng ý với quyết định của người anh. Hằng ngày, người em chăm chỉ làm việc để lo cho cuộc sống của mình và không quên chăm sóc tưới nước cho cây khế. Chả mấy chốc, cây khế đến mùa đơm hoa kết trái. Cành nào cành nấy sai trĩu quả, quả to và chín trông vô cùng ngon mắt. Người em vô cùng vui sướng vì công sức của mình cũng được đến đáp, thầm nghĩ mang đi chợ bán chắc chắn sẽ đổi được nhiều gạo để dự trữ trong nhà. Không ngờ, một hôm vừa đi làm về, người em phát hiện trên cây có một con chim lớn đang ăn khế của mình. Số khế trên cây đã vơi đi đáng kể. Người em liền vừa xua đuổi vừa kêu "Chim ơi, nhà tôi chỉ có một cây khế này thôi, tôi định bán khế lấy tiền đong gạo. Chim ăn hết thì tôi sống bằng gì?". Lạ thay, con chim bỗng dừng ăn và nói lại rằng "Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang ra mà đựng." Người em vô cùng ngạc nhiên khi thấy chim biết nói tiếng người bèn không đuổi nó đi nữa mà để cho nó ăn. Mấy hôm sau, con chim lại đến ăn khế và nó vẫn nói như lần trước với người em. Thấy lạ, người em bèn vào nhà lấy những mảnh vải vụn may thành chiếc túi ba gang như lời chim dặn. Thấy người em chuẩn bị xong, chim bèn sà xuống mặt đất, đỡ người em lên lưng mình rồi cất cánh bay thẳng lên bầu trời. Chim bay mãi, đến một hòn đảo đầy vàng bạc châu báu thì dừng lại. Người em vô cùng sửng sốt và ngạc nhiên, thích thú lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi nhờ chim đưa về. Kể từ đó, cuộc sống của người em trở nên khấm khá và hạnh phúc hơn. Vợ chồng người anh thấy em bỗng nhiên giàu bèn sang nhà dò la hỏi chuyện. Biết chuyện, người anh bèn dỗ ngon ngọt đổi toàn bộ gia tài của mình để lấy cây khế. Đúng như lời người em nói, con chim lạ xuất hiện. Nhớ lại câu chuyện, người anh làm y hệt nhưng thay vì may túi 3 gang thì anh ta may hẳn túi 12 gang. Khi chim đưa anh ta đi lấy vàng, anh ta nhét đầy chiếc túi to và tham lam nhét cả vào người. Chim gắng gượng mãi mới cất được cánh. Gió to khiến cánh chim chao đảo, người anh cùng túi vàng rơi xuống biển sâu.Nhưng người anh ko rơi xuống biển sâu mà lại rơi xuống lưng của một con cá voi và con cá voi ấy đã bơi đến một ngôi làng nghèo khó . Còn bên này , người vợ của người anh thấy chồng mik mãi chưa về nên liền chạy sang nhà người em để tìm người anh và người em đã ngay lập tức thuê người để tìm người anh . hai năm sau người em mới thấy người anh ở ngôi làng nghèo khó đó. Trong hai năm này , người anh trông rất gầy tuy nhiên anh ta rất chăm chỉ , người anh đã ngộ ra mọi thứ trong hai năm này : Người anh đã biết mik rất tham lam; người anh đã biết chăm chỉ thì mới có đồ ăn ngon ;không thể mãi mãi dựa hơi vào đồng tiền của đời trước được ;số tiền chất như núi cũng có thể tiêu hết được. Khi về nhà, người anh đã chăm chỉ hơn và được cả làng công nhận.Người em thấy vậy liền đón người anh về nhà mik.Thế là gia đình bốn người đó đã sống hạnh phúc bên nhau.

 

Như chúng ta đã thấy ở câu chuyện trên ,người anh đã rất tham lam . Nhưng qua hai năm , người anh đã ngộ ra và chăm chỉ hơn .Vậy chúng ta học được bài học là ko nên tham lam.

Bình luận (0)
LN
Xem chi tiết
TT
11 tháng 11 2021 lúc 9:15

Em tham khảo :

Trong những người em từng gặp đến nay, người có lòng nhân hậu nhất là bà em. Bà có lòng thương người vô bờ bến.

Chuyện xảy ra trên đường bà đưa em đi học về. Bà đang chở em đi học về trên quãng đường dốc gồ ghề đầy đất đá. Bỗng bà thắng xe kêu kít. Thì ra có người đang có người nằm bất tỉnh giữa đường, không vật dụng Hay xe cộ bên cạnh. Đoạn đường này vắng vẻ, ít có xe cộ và không có nhà dân xung quanh. Dù có lay cỡ nào, người đàn ông ấy vẫn không tỉnh dậy. Cuối cùng, bà quyết định chở người đó đi bệnh viện xã cách đó mười cây số. Nhìn đoạn đường dốc lắm với cái nắng muốn bể đầu, em thấy thương bà làm sao. Càng thương bà hơn vì người đàn ông phía sau nặng nề. Em ngồi phía trước. Đến bệnh viện, mồ hôi nhễ nhại, bà nói chuyện với bác sĩ trong lúc thở dốc.

Sau đó, gia đình người bị nạn đã đến chăm sóc người đàn ông nọ. Bà cháu em lủi thủi ra về. Trên đường về, bà bảo: "Mai mốt, con lớn lên con cũng hãy nhớ lấy hôm nay mà yêu thương cứu giúp mọi người không cần toan tính con nhé! Con giúp người, người sẽ giúp ta thôi". Câu nói của bà cứ vang vọng mãi trong đầu óc em. Bà em đúng là có lòng nhân hậu. Em rất sung sướng và hạnh phúc khi có người bà tuyệt vời như thế.

Bình luận (0)
BB
26 tháng 2 2024 lúc 20:49
 

Thành phố Hồ Chi Minh lớn nhất và đông dân nhất nước. Hằng ngày, các con đường lúc nào cũng tấp nập người và xe cộ trông giống như những dòng sông cuồn cuộn tuôn chảy ra biển lớn. Giờ cao điểm, nhiều nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông. Vì thế nên việc đi lại khá vất vả, nhất là với người đi bộ. Ngày nào đi học, em cũng chứng kiến cảnh ấy ở ngã tư đường Nguyễn Tri Phương và đường 3 tháng 2 thuộc quận 10.

Trưa thứ sáu tuần trước, em về đến đây thì đèn đỏ bật lên. Mấy người đi bộ vội vã băng qua phần đường dành cho người đi bộ. Có một bà cụ già tay chống gậy, vẻ mặt lo lắng, chưa dám bước qua. Em đến bên cụ, nhẹ nhàng bảo: "Bà ơi, bà nắm lấy tay cháu, cháu sẽ dắt bà !". Bà cụ mừng rỡ: "Thế thì tốt quá! Cháu giúp bà nhé!". Em bình tĩnh đưa bà cụ sang đến vỉa hè trước cửa uỷ ban Quận 10. Bà cụ bảo rằng bà đến thăm đứa cháu nội bị ngã xe đạp, sai khớp chân phải nghỉ học ở nhà.

Em đi cùng bà một quãng thì chia tay và không quên dặn bà đi cẩn thận. Bà cười móm mém và xiết chặt tay em: "Bà cảm ơn cháu! Cháu ngoan lắm, biết thương người già yếu! Bà sợ qua đường lắm vì một lần đã bị cậu bé chạy xe đạp vượt đèn đỏ đụng phải. Gớm! Người ta bây giờ chạy xe cứ ào ào, gây ra bao nhiêu tai nạn. Vội gì mà vội khiếp thế cơ chứ? Hôm nay may mà bà gặp được cháu! Thôi, cháu đi nhé!".

Em nhìn theo mái tóc bạc và cái dáng còng còng, bước đi chậm chạp, run rẩy của bà cụ mà trong lòng trào lên tình cảm xót thương. Ôi, những người bà, người mẹ đáng kính, suốt đời chỉ biết lo cho con, cho cháu! Giúp bà cụ qua đường là một việc rất nhỏ nhưng em cũng thấy vui vui. Đúng như lời ông nội em thường nhắc nhở: "Thương người như thể thương thân, cháu ạ! Đạo lí của dân tộc Việt Nam mình là như thế đấy!".

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
13 tháng 10 2023 lúc 16:09

1.
Em đã đọc, đã nghe một số câu chuyện nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu như: Sự tích hồ Ba Bể, Người ăn xin,... 
2. 

1. Mở bài:

Tên truyện: Người ăn xin

Nhân vật: cậu bé và người ăn xi

2. Thân bài:

Cụ ăn xin co ro đưa bàn tay xin cậu giúp đỡ

Cậu bé muốn giúp cụ nhưng trong người không có gì cả

Cậu bé đành nắm lấy bàn tay xin lỗi cụ

Cụ già cảm ơn trong nỗi xúc động

3. Kết bài:

Chú bé và ông lão đều nhận được điều gì đó từ nhau.

Câu chuyện hết sức xúc động và có ý nghĩa giúp chúng ta thấy được tình yêu thương con người luôn quanh ta.

Bình luận (0)