Những câu hỏi liên quan
KS
Xem chi tiết
PK
11 tháng 9 2019 lúc 20:43

Trong bài, hình ảnh của cậu bé Rô-be mồ côi nghèo khổ, đi bán diêm đã được tác giả gợi lên một cách chân thực, xúc động. Ở trong thời kì loạn lạc ấy, một tấm gương của lòng tự trọng, một tâm hồn cao thượng đâu dễ dàng tìm thấy, nhất là ở những ngời nghèo khổ như Rô-be. Dù nhận được sự tin tưởng của vị khách, song, cậu vẫn không nổi lòng tham. Vì tự đáy lòng, cậu không muốn bị người
khác coi thường, nghĩ mình là kẻ lừa đảo, lại càng không muốn người khác mất lòng tin ở mình. Dù bị xe chẹt, dù đang gần kề với tử thần, cậu vẫn không quên trả lại tiền thừa cho vị khách, vẫn sai cậu em đến trả bằng được vị khách kia. Là một cậu bé nghèo khổ, nhưng, chính lòng tự tôn, chính tâm hồn cao thượng của cậu bé đã chạm đến trái tim của các độc giả, đã làm biết bao người ngộ ra, lòng tự trọng vô cùng cần thiết và vô cùng cao quý

Mình tự viết nên không hay cho lắm, thông cảm hén

Học tốt❤

Bình luận (0)
LT
11 tháng 9 2019 lúc 21:06

Viết bằng Anh hay Việt?

Bình luận (0)
DH
11 tháng 9 2019 lúc 21:54

Đoạn kết của truyện thể hiện tâm trạng xúc động ko nói thành lời của người anh khi nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của cô em gái Kiều Phương. Lời độc thoại của người anh như một lời thú tội đau đớn khi nhận ra phần hạn chế của chính mình. Đồng thời người anh cũng thức tỉnh trước tình cảm trog sáng , chân thành , tài năng hội họa và tấm lòng bao dung của người em gái. Đoạn kết câu chuyện mở ra cho người đọc sự suy ngẫm riêng : lòng nhân hậu , sự độ lượng thật cao quý và có sức chinh phục rất lớn , nó cảm hóa đc phần nhỏ bé , xấu xa trog tâm hồn con người. Qua đoạn kết này ta có thể thấy đc người anh đã lớn hơn , trưởng thành hơn về suy nghĩ , người anh ko những ko đáng ghét mà còn đáng yêu đáng quý!

Bình luận (0)
KS
Xem chi tiết
TG
6 tháng 9 2019 lúc 21:20

Tham khảo:

Tay em đang cầm quyển sách " Tâm hồn cao Thượng", mắt không rời lấy một chữ, em không cầm đươc nước mắt khi đọc được những mẫu truyện trong sách.Hình như có cái gì đó vô hình kết nối giữa em với những nhn vật, những tấm lòng trong truyện.

Khi mở quyển sách ra, đọc lời giới thiệu của tác giả, em đã hăm hở muốn đọc ngay mà trong lòng hồi hộp tự hỏi: sẽ có những gì trong những câu chuyện nhỏ này? Trong những ngày đầu năm ,có rất nhiều những linh hồn bé nhỏ cắp sách tời trường.

Những mẫu chuyện của những em nhỏ đó, cũng được đưa vào sách với cả tấm lòng của tác giả.

Những gia đình người Ý sống san sát nhau bên những phố nhỏ. Họ là những người dân lao động cần cù và siêng năng . Những em bé trong truyện là con những người đó và chúng được di truyền từ những người bố ,người mẹ chúng những đức mà không phải ai cũng có được. Chúng sống trong một đại gia đình chính lớp học với người thầy giáo vừa cương quyết nhưng cũng vừa yêu thương học sinh hết lòng Những mẫu chuyện nhỏ về tuổi học sinh được đưa vào sách với ý nghĩa răng dạy chúng ta. Đa số những em nhỏ đó nghèo phải vừa làm vừa học nhưng chúng rất yêu thương và giúp đỡ nhau, trong lớp học cũng như trong gia đình. Tình yêu của chúng đã cho em một bài học là phải yêu thương bạn bè như chính mình.

Những người bố nguời mẹ khi thấy con hư hay nói một câu gì đó không phải là viết thư khuyên dạy, những lời khuyên dạy đó thấm vào đâu óc của chúng làm chúng trở nên tốt hơn, ngoan hơn.

Cũng như em, em cũng đã thấm thía ít nhiều qua những lời khuyên trong bức thư. Chúng rất yêu thương bố mẹ chúng và bố mẹ chúng cũng rất yêu thương chúng cho dù có sai lầm. Trong sách cũng có những em bé yêu nứơc vô cùng, cho dù phải chết cũng không bán nước, ghét nước. Tình yêu nước trong chúng vô cùng mãnh liệt hơn bao giờ hết chính là những lúc chúng đối đầu với tử thần.

Tình yêu nước đối với em trứơc hết là tình yêu thương trong gia đình, tình yêu bạn bè, xong đến tình yêu quê hương, đất nước. Chúng cùng hòa hợp với nhau trong một con người đầy ý chí và nghị lực. Đó là người dân lao động. Tiêu biểu là người dân Ý,họ đã để lại một bài học cho em là dù đi đâu, làm gì cũng luôn nghĩ về đất nước, nghĩ cho quê hương mình. Những người nông dân nghèo trong truyện sống trong những hòan cảnh, nghề nghiệp khác nhau nhưng họ luôn luôn muốn xây dựng đất nước mình giàu đẹp. Bởi vậy ai ai cũng học, lớn có , trẻ có đều tụ tập học đêm ở trường, đủ các lọai thợ khác nhau. Họ cũng muốn biết chữ, biết viết như con mình. Những tm hồn cao thượng ấy luôn hành động, làm và chỉ có làm là ý chí trong họ. Vì có một sợi dây vô hình đã nối kết mọi người trong mọi tầng lớp bằng những tấm lòng đó chính là tình yêu thương giúp đở lẫn nhau để cùng học tập và lao động tốt hơn.

Quyển sách đó đã làm cho em hiểu ra rằng chỉ tình yêu thương giữa con người với con người , mới làm cho mọi người hiểu nhau, sống hòa hợp với nhau, những con người lao động khác nhau đã hội tụ nên một sức mạnh, đó chính là sức mạnh tình thương. Khi đọc sách, em muốn trở thành một nhân vật trong truyện để cùng hội tụ nên sức mạnh ấy cùng với những tâm hồn vô cùng cao thượng trong truyện.

Bình luận (3)
LL
Xem chi tiết
LL
6 tháng 10 2016 lúc 21:31

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Đây là một truyền thuyết hay vào bậc nhất trong những truyền thuyết nói về truyền thống giữ nước của dân tộc ta.

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.

Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường: Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai… Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà tròn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình.

Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.

Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường.

Còn năm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hoá thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ.

Dân gian kể rằng: Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Dấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con.

Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy? Gióng lớn lên từ khi nào và lớn lên để làm gì? Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chi nằm ngửa, không nói, không cười. Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Việc cứu nước vô cùng to lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy. Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước.

Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thi họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước.

Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh… đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy, Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chi bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà.

Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường.

Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân Suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn.

Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.

Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.

Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.

Bình luận (0)
LL
6 tháng 10 2016 lúc 21:37

Truyền thuyết là những câu chuyện được lưu truyền bằng miệng của dân gian nhằm kể lại những hiện tượng kì lạ xảy ra trong dân gian có liên quan đến dấu tích lịch sử nào đó. Thánh Gióng là một câu chuyện li kì và hấp dẫn được dân gian kể lại. Cho đến nay hình ảnh Thánh Gióng vẫn là một biểu tượng đẹp trong lòng người đi sau.

Thánh Gióng là nhân vật chính trong câu chuyện đó. Vào thời Văn Lang, nước nam bị giặc Ân xâm lược, nhà vua tìm mọi cách để chống lại kẻ thù, tuy nhiên vẫn không hiệu quả. Bởi vậy vua đã ban lệnh xuống dưới tìm người có tài có thể đánh đuổi giặc Ân.

Trong thời điểm này thì ở một làng nọ có một đứa bé kì lạ sinh ra đã ba năm mà vẫn không nói, không cười, không biết làm gì hết. Song khi nghe tiếng rao của sứ giả, Thánh Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ “mẹ gọi sứ giả vào đây cho con”. Bất ngờ trước hành động của con nhưng bà mẹ cũng đã ra làm theo lời con gọi sứ giả vào. CHính sứ giả cũng bất ngờ vì khi thấy một đứa bé nói chuyện với mình. Bất ngờ hơn là yêu cầu của đứa bé đối với sứ giả.

Đây có thể coi là dấu mốc cho những thay đổi kì lạ của Thánh Gióng khiến cho mọi người kinh ngạc: cơm ăn bao nhiêu cũng không no, lớn nhanh như thổi, quần áo chật ních. Thánh Gióng đã vươn mình thành người thanh niên trai tráng.

Những ngày sau, nhà vua đã mang đến cho đứa bé những đồ mà đứa bé cần. Khi mặc lên người chiếc áo giáp, Thánh Gióng trở thành người lực lưỡng. Đi đến đâu, Thánh Gióng đều giết sạch kẻ thù, khi roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ tre ngà để đánh đuổi quân giặc. Chỉ trong một thời gian, đất nước ta đã sạch bóng kê thù.

Cuối cùng Thánh Gióng đã cưỡi ngựa phi đến đỉnh núi Sóc Sơn, hướng về quê mẹ, cưỡi ngựa bay về trời. Nhân dân tưởng nhớ công ơn nên đã lập đền Gióng để nhớ đến một người có công lao đánh đuổi giặc.

Như vậy câu chuyện với những tình tiết li kì như vậy và với kết thúc bất ngờ đã để lại trong lòng người xem nhiều suy nghĩ và nhiều trăn trở. Truyền thuyết chỉ là truyền miệng của mọi người nhưng đều dựa trên một căn cứ nào đó. Hình ảnh “Tháng Gióng” tượng trưng cho sức khỏe, cho ý chí và nghị lực của con người cần phải vượt lên số phận.

Người đời sau mỗi khi nhắc đến Thánh Gióng vẫn luôn tự hào vì những đức tính tốt đẹp. Tình yêu quê hương đất nước, quyết hi sinh thân mình để bảo vệ lấy bờ cõi của đất nước. Thánh Gióng đã trở thành một huyền thoại bất diệt cho những tấm lòng biết cống hiến cho đất nước.

Đối với những người trẻ thì Thánh Gióng là biểu tượng cho sức khỏe phi thường, cho sự vươn lên và nỗ lực. Đó là hình mẫu để chúng ta cần phải học tập, phải noi theo, rèn luyện để có thể cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước này. Hằng năm vẫn có Hội khỏe Phù Đổng diễn ra nhằm tìm ra những người có sức khỏe, có thể chất. Bởi có sức khỏe chúng ta mới có thể làm nên tất cả.

Như vậy truyện “Thánh Gióng” với những yếu tố li kì đã góp phần để lại trong lòng người đi sau những điều tốt đẹp về truyền thống mà cha ông ta đã dạy. Truyền thống yêu nước, truyền thống bảo vệ tổ quốc, truyền thống rèn luyện sức khỏe.

Bình luận (0)
NL
6 tháng 10 2016 lúc 21:45

Sau khi học truyện Thánh Gióng tôi đã nhận thấy rằng đây là câu chuyện được xây dựng từ trí tưởng tượng của người xưa nhằm giải thích những lịch sử , dấu vết còn sót lại , qua đó cũng nói lên ước mơ chiến thằng giặc ngoại xâm của dân tộc ta và ca ngợi , suy tôn công lao dựng nước của các Vua Hùng . Trong truyện này , ngay cả sự sinh ra của Gióng cũng kì lạ . Những người ảnh hùng lập được công lớn , phi thường đều như vậy , luôn kì diệu ngay cả ở sự ra đời . Gióng được sinh ra và lớn lên từ một gia đình nông dân quá đỗi bình thường , lớn lên bằng cơm gạo của nhân dân , thể hiện được ước mơ và lòng yêu nước của dân tộc ta . Chàng tráng sĩ đánh giặc cũng thật kì lạ , một bên là Gióng , còn bên kia là một đội quân hùng mạnh . Vậy mà Gióng vẫn thắng được chúng . Trong truyện Thánh Gióng , người dân đã biến Gióng thành một vị cứu tinh đại diện cho chính nghĩa , đại diện cho nhân dân đánh giặc . Đặc biệt là chi tiết Gióng bay về trời , những người xưa đã khiến Gióng bất tử hóa , một người tài giỏi , lập công lớn lao không khi nào màng tới quyền cao chức trọng và vật chất . Qua câu chuyện này , tôi cũng cảm nhận được ý nghĩa của câu chuyện mà những người xưa muốn nói lên , câu chuyện hoang đường , sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nhưng luôn để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc

Bình luận (0)
PP
Xem chi tiết
HN
27 tháng 11 2021 lúc 12:37

tham khảo

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp

   Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

       Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

       Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

Bình luận (0)
NP
27 tháng 11 2021 lúc 12:37

Tham khảo 

 

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp

   Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

       Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

       Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp

Bình luận (0)
SV
27 tháng 11 2021 lúc 12:37

Tham khảo:

Chùm ca dao về quê hương đất nước là 3 bài ca dao rất đỗi quen thuộc với chúng ta về cảnh đẹp Việt Nam. Những bài ca dao vừa nhẹ nhàng lại vừa truyền tải tình yêu quê hương đất nước qua việc ca ngợi những danh lam thắng cảnh ở khắp Việt Nam.

Bài ca dao số 1 là vẻ đẹp cổ kính của đất nước với hơn nghìn năm văn hiến:

                    “Gió đưa cành trúc la đà

                Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

                    Mịt mù khói tỏa ngàn sương

                Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

    Dân ca cổ và thậm chí nhiều nhà thơ đã miêu tả vẻ đẹp yên bình của hoàng thành Thăng Long. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ đủ để gợn sóng trên mặt Hồ Tây, trên bờ hồ liễu. Câu mở đầu cho thấy gió rất nhẹ, gió không thổi mà nhẹ nhàng lắc lư những cành tre rậm rạp sát mặt đất. Những cành tre được vuốt ve nhẹ nhàng bởi làn gió mùa thu trong vắt, mát mẻ, cùng với gió, những cành tre được lắc lư nhẹ nhàng để bay theo gió.

    Đây là một phương pháp quen thuộc để đi xa, trái và gần, di chuyển sang trái và phải. Ở xa, âm thanh trầm lặng của chuông Trần Vũ đã gây ra một bầu không khí nhộn nhịp. Tiếng gà kết thúc trong súp Thọ Xương xuất hiện. Tiếng chuông vang lên và con gà trống kêu lên. Âm thanh dường như tan chảy lên bầu trời và sương mù mùa thu. Trong sương mù, ánh sáng ban đêm mùa thu bao phủ khắp mọi nơi, tiếng chuông vang vọng và tiếng gà gáy làm cho mọi thứ trở nên mơ mộng và thơ mộng hơn.

                    “Đường lên xứ Lạng bao xa?

                Cách một trái núi với ba quãng đồng

                    Ai ơi, đứng lại mà trông:

                Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam cờ”

    Xứ lạng có xa lắm không, khi phải đi qua “một trái núi với ba quãng đồng”? Câu hỏi như thôi thúc những người con xứ Lạng về với quê hương mình. Dù xa dù gần, những địa danh của xứ Lạng như núi thành Lạng, sông Tam cờ vẫn cứ đứng đó chào những người khách lữ hành và đứng trông những người con xứ Lạng về thăm.

                    “Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá

                Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sinh

                    Lờ đờ bóng ngả trăng chênh

                Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non”

    Các địa danh ĐÔng Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình lần lượt hiện lên với vẻ đẹp mờ ảo và thơ mộng nơi xứ Huế. Ánh trăng và câu hò trên sông nước là đặc điểm không thể không nhắc đến khi nói về xứ Huế mộng mơ. Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa dân tộc đáng tự hào của người Việt nói chung và người Huế nói riêng. 

    Những câu hò dưới trăng đã được tác giả đưa vào bài ca dao cùng với những địa danh rất quen thuộc trong thơ văn Huế xưa. Đọc câu ca dao, ta tưởng chừng như đang đi dạo ở một khu xóm nhỏ xứ Huế , vừa huyền ảo vừa thơ. 

    Ba bài ca dao là ba chuyến đi khác nhau, đưa chúng ta đến những nẻo đường đẹp đẽ của đất nước. Dù được thể hiện dưới hình thức nào, vẻ đẹp của các miền đất nước vẫn là đề tài không bao giờ cũ đối với nghệ thuật Việt. 

 

    Ba bài ca dao như một lời thôi thúc chúng ta hãy khám phá đến nơi cùng trời cuối đất của Việt Nam để thêm hiểu và thêm yêu những nẻo đường xứ sở.

Bình luận (1)
NV
Xem chi tiết
em
24 tháng 11 2017 lúc 16:08

    Khi từng đàn chim én chao lượn trên bầu trời cùng với những bông hoa mai vàng nỡ rực là những khung cảnh báo hiệu mùa Xuân đang về. Mùa xuân mang tới cho chúng ta một không khí ấm áp, dịu hiền như người mẹ. Cái thời điểm kỳ diệu của mùa Xuân khiến tâm hồn người ta bừng lên sự sống mới. Mùa xuân như người hiền lành và dịu dàng mà Thượng Đế đã ban tặng cho mỗi con người. Đó là một món qùa xinh đẹp và nhỏ nhắn của chúng ta. Tô điểm cho cảnh đẹp mùa xuân là những loài hoa sặc sỡ. Nó đã tạo nên một dịp mới trong năm đó là Tết.

Xuân về, chim muôn cũng từ khắp nơi bay về hưởng cảnh sắc và hòa hợp với thiên nhiên ở mùa xuân, mùa hội tụ sau một thời kỳ trú đông dài. Mùa xuân đem tới sức sống mới cho vạn vật trong đó cũng có cả con người như chúng ta. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi len qua bao nhiêu chiếc lá nhỏ xinh xinh trên cành. Hơi xuân lướt nhẹ nhàng qua từng con phố và từng làng mạc, bay trên những con đường, hòa vào dòng người hối hả một cách chậm rãi để người người cảm nhận được mùa Xuân đang về. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi khiến muôn thú phải mệ mệt. Vạn vật như bừng tỉnh sau những đêm dài lạnh lẽo của Mùa Đông, hít từng hơi nhỏ thấm sâu vào đường gân thớ mạch, đánh thức những gì còn trong cơn "ngái ngủ". 

Mùa xuân đã làm cho vạn vật bừng tỉnh như sống dậy. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mãi, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ lên nhiều màu sắc của muôn hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi "sắc" của các loài hoa hoa, bông nào cũng mặc một màu áo khác nhau cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác trên mình một lớp chồi biếc xanh tươi mang đầy nhựa sống. 

Con người cũng không nằm ngoài lẽ tự nhiên ấy. Với tất cả dân tộc trên Trái đất, bất kể khác biệt về văn hóa, mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa gửi gắm những yêu thương của mọi người tới nhau. Xuân về cùng với cây quất hồng, đào thắm và những cánh én xôn xao, ta nghe tiếng khèn gọi bạn tình ở trên vùng núi cao, thấy những ánh mắt lúng liếng trao duyên ở các đám hội đồng bằng. Và đó đây là những đám rước người yêu thương về "nhà".

Bình luận (0)
LL
Xem chi tiết
OO
6 tháng 10 2016 lúc 12:40

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.

1) Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường: Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai… Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà tròn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình.

Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.

Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường.

Còn năm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hoá thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ.

Dân gian kể rằng: Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Dấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con.

Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy? Gióng lớn lên từ khi nào và lớn lên để làm gì? Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chi nằm ngửa, không nói, không cười. Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Việc cứu nước vô cùng to lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy. Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước.

Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thi họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước.

Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh… đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy, Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chi bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà.

Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường.

Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân Suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn.

Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.

Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.

Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó .

2) Đọc xong truyện "Thánh Gióng" chi tiết có ấn tượng sâu sắc trong lòng em. Đó là chi tiết "Gióng lớn nhanh như thổi , vươn vai thành tráng sĩ'' vì đây là chi tiết tưởng tượng kì ảo , thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân về hoà bình , ko có chiến tranh .Thánh Gióng cò mang trong mình một sức mạnh lớn lao :Đó là sức mạnh của toàn nhân dân người Việt cổ nên em thích chi tiết này .

Bình luận (0)
H24
6 tháng 10 2016 lúc 12:16

a/Truyền thuyết là những câu chuyện được lưu truyền bằng miệng của dân gian nhằm kể lại những hiện tượng kì lạ xảy ra trong dân gian có liên quan đến dấu tích lịch sử nào đó. Thánh Gióng là một câu chuyện li kì và hấp dẫn được dân gian kể lại. Cho đến nay hình ảnh Thánh Gióng vẫn là một biểu tượng đẹp trong lòng người đi sau.

Thánh Gióng là nhân vật chính trong câu chuyện đó. Vào thời Văn Lang, nước nam bị giặc Ân xâm lược, nhà vua tìm mọi cách để chống lại kẻ thù, tuy nhiên vẫn không hiệu quả. Bởi vậy vua đã ban lệnh xuống dưới tìm người có tài có thể đánh đuổi giặc Ân.

Trong thời điểm này thì ở một làng nọ có một đứa bé kì lạ sinh ra đã ba năm mà vẫn không nói, không cười, không biết làm gì hết. Song khi nghe tiếng rao của sứ giả, Thánh Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ “mẹ gọi sứ giả vào đây cho con”. Bất ngờ trước hành động của con nhưng bà mẹ cũng đã ra làm theo lời con gọi sứ giả vào. CHính sứ giả cũng bất ngờ vì khi thấy một đứa bé nói chuyện với mình. Bất ngờ hơn là yêu cầu của đứa bé đối với sứ giả.

Đây có thể coi là dấu mốc cho những thay đổi kì lạ của Thánh Gióng khiến cho mọi người kinh ngạc: cơm ăn bao nhiêu cũng không no, lớn nhanh như thổi, quần áo chật ních. Thánh Gióng đã vươn mình thành người thanh niên trai tráng.

Những ngày sau, nhà vua đã mang đến cho đứa bé những đồ mà đứa bé cần. Khi mặc lên người chiếc áo giáp, Thánh Gióng trở thành người lực lưỡng. Đi đến đâu, Thánh Gióng đều giết sạch kẻ thù, khi roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ tre ngà để đánh đuổi quân giặc. Chỉ trong một thời gian, đất nước ta đã sạch bóng kê thù.

Cuối cùng Thánh Gióng đã cưỡi ngựa phi đến đỉnh núi Sóc Sơn, hướng về quê mẹ, cưỡi ngựa bay về trời. Nhân dân tưởng nhớ công ơn nên đã lập đền Gióng để nhớ đến một người có công lao đánh đuổi giặc.

Như vậy câu chuyện với những tình tiết li kì như vậy và với kết thúc bất ngờ đã để lại trong lòng người xem nhiều suy nghĩ và nhiều trăn trở. Truyền thuyết chỉ là truyền miệng của mọi người nhưng đều dựa trên một căn cứ nào đó. Hình ảnh “Tháng Gióng” tượng trưng cho sức khỏe, cho ý chí và nghị lực của con người cần phải vượt lên số phận.

Người đời sau mỗi khi nhắc đến Thánh Gióng vẫn luôn tự hào vì những đức tính tốt đẹp. Tình yêu quê hương đất nước, quyết hi sinh thân mình để bảo vệ lấy bờ cõi của đất nước. Thánh Gióng đã trở thành một huyền thoại bất diệt cho những tấm lòng biết cống hiến cho đất nước.

Đối với những người trẻ thì Thánh Gióng là biểu tượng cho sức khỏe phi thường, cho sự vươn lên và nỗ lực. Đó là hình mẫu để chúng ta cần phải học tập, phải noi theo, rèn luyện để có thể cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước này. Hằng năm vẫn có Hội khỏe Phù Đổng diễn ra nhằm tìm ra những người có sức khỏe, có thể chất. Bởi có sức khỏe chúng ta mới có thể làm nên tất cả.

Như vậy truyện “Thánh Gióng” với những yếu tố li kì đã góp phần để lại trong lòng người đi sau những điều tốt đẹp về truyền thống mà cha ông ta đã dạy. Truyền thống yêu nước, truyền thống bảo vệ tổ quốc, truyền thống rèn 

b/Trong văn bản Thánh Gióng, e thích nhất chi tiết cậu bé 3 tuổi mà k biết nói cũng chẳng biết cười bỗng chốc trở thành 1 tráng sĩ mình đồng da sắt sau khi nghe tin nhà vua tìm người tài đánh giặc. Đây là hình ảnh tưởng tượng kì ảo, làm cho câu chuyện thêm phần sinh động đồng thời như đưa đọc giả lạc vào thế giới cổ tích đầy hứng thú. không những thế hình ảnh này còn có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. 1 con ng nhỏ bé phút chốc trở nên to lớn và vĩ đại tượng trưng cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta. Khi đất nước bình yên họ là những ng vui vẻ, chất phác, khi đất nc có giặc xâm lăng, họ vùng lên vs tất cả sức mạnh vốn có, k màng đến hiểm nguy.

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
MN
2 tháng 1 2022 lúc 20:50

Em tham khảo:

   Truyện cổ tích là kho tàng văn học dân gian quý báu và giàu có của nhân dân ta. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã thể hiện và đúc kết thật hay, thật sâu lắng những bài học quý giá từ những câu chuyện cổ trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình”. Bài thơ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ, tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Đó là bài học đạo đức về tư tưởng “ở hiền gặp hiền” được thể hiện qua các nhân vật cổ tích như Thạch Sanh, Sọ Dừa,… Điều đó khiến chúng ta thêm tin vào lẽ công bằng và sống một cuộc sống hướng thiện hơn. Từ những dòng thơ sâu lắng, đậm đà, truyện cổ còn mang giá trị tinh thần to lớn, giúp tác giả đi qua những chông gai của cuộc đời, tin vào lẽ sống và hoàn thiện mình hơn. Có thể thấy, “Chuyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình và có tư tưởng tích cực hơn trong cuộc đời.

Bình luận (0)
CB
Xem chi tiết
GG

vậy bn có ma nào trả lời ko vậy ???

Mà đã sang nói Tiểu Thư Họ Phạm

Bình luận (21)
LN
7 tháng 10 2017 lúc 22:22

Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam thì truyện cổ tích không thể thiếu những câu chuyện được truyền miệng về những cô, cậu bé từ nhỏ đã nổi tiếng là rất thông minh. Và nhân vật Em bé thông mình trong truyện cùng tên đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc về một em bé rất thông minh và tài giỏi. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi nhưng em không hề rụt rè, nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà em đã mạnh dạng, tự tin đối thoại với viên quan và cả nhà vua. Em bé đã giải được những câu đố khó khăn và không kém phần phi lý của viên quan, nhà vua và xứ thần nước láng giềng và em đều trả lời những câu hỏi ấy bằng những cách rất thông minh và nhanh trí mà người thường không nghĩ ra được. Câu đố gây ấn tượng mạnh nhất với em là câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi, vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng, nhờ câu trả lời của em bé mà đã giúp cho chúng ta thoát khỏi một cuộc chiến tranh. Qua câu chuyện trên, em thấy rằng, việc tôn vinh trí khôn là việc nên làm, nhưng việc cần tiếp tục làm là phải biết dùng trí khôn để phục vụ cuộc sống, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.

Bình luận (0)
LN
7 tháng 10 2017 lúc 22:23

Mình tự làm nên không hay cho lắm, xin lỗi nha ngaingung

Bình luận (0)
PT
Xem chi tiết