Tác giả của bài Buối chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra và Bài ca Côn Sơn là ai
Tác giả của bài Buối chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra và Bài ca Côn Sơn là ai?
Hok tốt !~~
Trần Nhân Tông
trả lời :
Tác giả của bài Buối chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra là :
- Trần Nhân Tông sinh năm 1258, mất năm 1308, tên thật là Trần Khâm, con trưởng của Trần Thánh Tông
- Ông là một ông vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hòa, nhân ái, đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi vẻ vang
- Ông theo đạo Phật. Năm 1299, ông về tu ở chùa Yên tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) và trở thành vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử
^HT^
Tác giả của bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra là ai ?
A. Nguyễn Trãi
B. Trần Nhân Tông
C. Lí Thường Kiệt
D. Trần Quang Khải.
Hình ảnh thiên nhiên, con người trong hai bài thơ" buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông xa" và "bài ca Côn Sơn" có gì giống và khác nhau?
Hình ảnh thiên nhiên, con người trong hai bài thơ" buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông xa" và "bài ca Côn Sơn" có gì giống và khác nhau?
Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng đó?
- Bài thơ là một bức tranh thủy mặc với những nét vẽ gợi tả. Gợi lên một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ: Xóm thôn mờ trong sương khói, tiếng sáo của trẻ chăn trâu văng vẳng, từng đôi cò trắng đang xoè cánh đậu xuống đồng.
- Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.
Nêu ”điểm nhìn” của tác giả khi sáng tác bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
Giúp mình được không ạ, mình đăng cần gấp, cảm ơn ạ
Nhan đề bài thơ đã cho chúng ta thấy được điểm nhìn cũng như không gian và thối gian nhà thơ ngắm cảnh, thả hồn và gửi gắm tình cảm của mình đối với quê hương. Không gian là Thiên Trường, quê hương của nhà thơ. Thời gian là buổi chiều tối, thời khắc buồn nhớ, hoài vọng. Điểm nhìn là ngắm nhìn từ xa. Điểm nhìn, không gian và thời gian trong bài thơ có ý nghĩa sâu sắc. Điểm nhìn từ xa giúp tác giả có thể bao quát được toàn bộ những nét đặc sắc của cảnh vật thiên nhiên nơi đồng quê. Không gian trong bài thơ là Thiên Trường – quê hương của nhà thơ – không gian gợi sự gần gũi, thân thuộc và gắn bó. Còn thời gian chiều tà đã gợi nên sự yên ả, thanh bình, tĩnh lặng.
Quang cảnh giản dị , thanh bình của miền quê . Bức tranh thôn dã tô đậm nét sầu tư , ngọt ngào , sâu lắng ; đặc biệt hơn là đc cảm nhận từ tâm hồn của 1 thi nhân , tao nhã , bình dị . Bức trang ấy ngập tràn trong sự huyền bí của khói sương , cảnh đẹp đẽ , thanh bình của Làng quê trong buổi chiều tà . Điểm nhìn không xa , có thể thấy những chú bé cưỡi trên lưng trâu chơi đùa , thổi sáo . Xa hơn nữa , là cánh đồng lúa mênh mông , những chú cò trắng bay lượn trên không trung , cảnh vật yên bình , trong sáng của làng quê làm nổi bật tinh hoa , màu sắc của Quê hương , nơi bình yên vẫy gọi !
Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra, em có suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một dân quê ?
Tham khảo
- Nơi sinh sống của vua thường ở những nơi kinh thành xa hoa lộng lẫy, khác xa hoàn toàn với cảnh đồng quê thôn dã. Vị vua Trần Nhân Tông dù là một người có địa vị tối cao nhưng luôn gắn bó máu thịt với làng quê, luôn quan tâm và gần gũi với người dân ở thôn quê.
- Qua đó chúng ta thấy tác giả Trần Nhân Tông là một vị vua có tâm hồn gắn bó máu thịt với miền quê thôn dã, gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân, đây là điều mà không phải bất cứ ông vua nào cũng làm được.
tham khảo
❏ Nơi sinh sống của vua thường ở những nơi kinh thành xa hoa lộng lẫy, khác xa hoàn toàn với cảnh đồng quê thôn dã. Vị vua Trần Nhân Tông dù là một người có địa vị tốì cao nhưng luôn gắn bó máu thịt với làng quê, luôn quan tâm và gần gũi với người dân ở thôn quê.
❏ Qua đó chúng ta thấy tác giả Trần Nhân Tông là một vị vua có tâm hồn gắn bó máu thịt với miền quê thôn dã, gần gũi với đời sống sinh họat của người dân, đây là điều mà không phải bất cứ ông vua nào cũng làm được.
❏ Chính vì gần với nhân dân, hiểu và cảm thông với cuộc sống của họ, được nhân dân trên dưới một lòng ủng hộ mà nhà Trần đã tạo ra sức mạnh quật cường chiến thắng quân Mông – Nguyên.
Hãy nên tên tác giả của những tác phẩm sau: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Phò giá về kinh, Tiếng gà trưa, Cảnh khuya, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Bạn đến chơi nhà, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh – Lý Bạch
Phò giá về kinh - Trần Quang Khải
Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh
Cảnh khuya - Hồ Chí Minh
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Hạ Tri Chương
Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra – Trần Nhân Tông
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá – Đỗ Phủ