nêu diên biến của cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871
giúp mik với ạ mik đag cần gấp
Mấy bạn ơi , giải giúp mik câu này với:
Hãy nêu tính chất của cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871.
mik đag cần gấp nha
Trong những năm 1850 — 1870. Ở Pháp, cách mạng công nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng : sản xuất công nghiệp tăng nhanh so với thời gian trước, đội ngũ công nhân ngày càng đông và tập trung hơn. Sự tăng cường độ và thời gian lao động đối với công nhân (ngày làm việc kéo dài 13—14 giờ) và cuộc sống khó khăn do hậu quả của khủng hoảng kinh tế những năm 1860 — 1867 đã làm gay gắt thêm những mâu thuẫn giai cấp vốn có trong lòng xã hội tư bản, tạo điều kiện cho các cuộc đấu tranh mới của công nhân.
Trước tình hình đó, chính phủ Đế chế II do Na-pô-lê-ông III đứng đầu quyết định gây chiến với Phổ nhằm khắc phục nguy cơ khủng hoảng trong nước, về phía Phổ, cũng muốn tiến hành chiến tranh để hoàn thành thống nhất nước Đức, đàn áp phong trào dân chủ trong nước.
Ngày 19-7-1870, chiến tranh Pháp — Phổ bùng nổ. Ngày 2-9-1870, toàn bộ đội quân Pháp và Na-pô-lê-ông III phải đầu hàng. Ngày 4-9-1870, nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ Đế chế , đòi thiết lập chế độ cộng hoà và tổ chức kháng chiến chống quân Phổ. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập mang tên Chính phủ Vệ quốc. Khi quân Phổ tiến về Pa-ri và bao vây thành phố, “Chính phủ Vệ quốc” đã trở thành “Chính phủ phản quốc”, quyết định đầu hàng và xin đình chiến, mở cửa cho quân Phổ tiến vào nước Pháp. Nhưng nhân dân Pa-ri đã tổ chức thành các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang và xây dựng phòng tuyến bảo vệ thủ đô.
3 giờ sáng ngày 18-3-1871, Chính phủ cho quân đánh chiếm đồi Mông-mác, nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân. Quần chúng nhân dân đã kịp thời kéo đến hỗ trợ Quốc dân quân, bao vây quân chính phủ.
Trưa 18-3, theo lệnh của uỷ ban trung ương Quốc dân quân, các tiểu đoàn tiến vào trung tâm thủ đô, chiếm được các cơ quan chính phủ, nhà ga, sở cảnh sát và toà Thị chính. Quân chính phủ phải rút chạy về Véc-xai để củng cố lực lượng. Quốc dân quân làm chủ thành phố.
Ngày 18-3-1871, lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ. Uỷ ban trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới, trở thành chính phủ lâm thời.
Tính chất cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871: Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên
Tích nếu bạn thấy nó đúng nha
Tại sao 2 cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Qúy khoáng lại là 2 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu?
Mong m.n giúp mik với ạ ngày mai mik kt rồi
Tham khảo:
Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)
- Tháng 10 - 1407, một người yêu nước là Trần Triệu Cơ đưa con của vua Trần là Trần Ngỗi lên làm minh chủ, ở Yên Mô (Ninh Bình), Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế.
- Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất ở Hoá Châu (Thừa Thiên Huê) và Nguyễn Cảnh Chân - trước làm quan ở Thăng Hoa (Quảng Nam) hưởng ứng. Tháng 12 -1408, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bên Bô Cô (Nam Định). Từ đó, thanh thế nghĩa quân vang dậy, nhiều người từ các nơi kéo về theo nghĩa quân.
- Sau chiến thắng Bô Cô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, cuộc khởi nghĩa tan rã dần.
___Sau khi Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân bị Trần Ngôi giết chết, con trai của hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng ở các vùng từ Thanh Hoá vào đến Hoá Châu.
Giữa năm 1411, quân Minh được tăng viện binh, mở cuộc tấn công vào Thanh Hoá, nghĩa quân rút vào Thuận Hoá.
Tháng 8 - 1413, quân Minh đánh vào Thuận Hoá, nghĩa quân tan rã dần. Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt. Cuộc khởi nghĩa thất bại.
tham khảo
Nguyên nhân :
- Sau chiến thắng Bô Cô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, cuộc khởi nghĩa tan rã dần.
- Giữa năm 1411, quân Minh được tăng viện binh, mở cuộc tấn công vào Thanh Hoá, nghĩa quân rút vào Thuận Hoá.
- Tháng 8 - 1413, quân Minh đánh vào Thuận Hoá, nghĩa quân tan rã dần. Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt. Cuộc khởi nghĩa thất bại.
Hãy nêu nguyên nhân, diên biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xipay.
* Nguyên nhân:
→ Nguyên nhân sâu xa : chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chính sách "chia để trị", tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
→ Duyên cớ : binh lính Xi-pay bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam nhiều người lính có tư tưởng chống đối.
* Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Xi-pay :
→ Ngày 10 - 5 - 1857, hàng vạn lính Xi-pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh.
→ Cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân,nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ân Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được một số thành phố lớn.
→ Cuộc khởi nghĩa duy trì khoảng 2 năm (1857 - 1859) thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu.
* Ý nghĩa :
→ Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.
→ Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập.
Nêu những chiến thắng tiêu biểu qua các thời kỳ nhà Lý , nhà Trần ,nhà Lê sơ. Thời gian , Lãnh đạo và Ý nghĩa
Giúp Mik với ạ, Mik đag cần gấp
Thời Lý :Chiến thắng tiêu biểu
Thời gian1075-1077
Lãnh đạoCuộc kháng chiến chỗng quân xâm lược Tống
Ý nghĩaLý Thường Kiệt
-Nhờ tinh thần đoàn kết với quyết tâm chiến đấu chống ngoại xâm.
-Nhờ sự chuẩn bị 1 cách chu đáo của ta về mọi mặt
-Nhờ sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt
Thời Trần :Chiến thắng tiêu biểu
Thời gianLần thứ nhất : 1258Lần thứ 2 : 1285Lần thứ 3 : 1287 - 1288
Lãnh đạoBa lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
Ý nghĩaTrần Quốc Tuấn
A, Đối với đất nước
- Đập tan hoan toan ý chí xâm lược và tham vọng của nhà Nguyên, bảo vệ độc lập toan vẹn lanh thổ của đất nước
- Góp phần xây đắp lên truyền thống quân sự Việt Nam
- Để lại bài học lịch sử quý giá : đoàn kết dân tộc và lấp dân làm gốc
-Ngăn chặn cuộc xâm lăng của những kẻ mạnh sau này
- Để lại bài học quý giá cho đời sau
B, Đối với thế giới
- Ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên với Nhật Bản và các nước khác
- Làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt
Thời Lý :
Chiến thắng tiêu biểu
Thời gian
Lãnh đạo
Ý nghĩa
Cuộc kháng chiến chỗng quân xâm lược Tống
1075-1077
Lý Thường Kiệt
-Nhờ tinh thần đoàn kết với quyết tâm chiến đấu chống ngoại xâm.
-Nhờ sự chuẩn bị 1 cách chu đáo của ta về mọi mặt
-Nhờ sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt
Thời Trần :
Chiến thắng tiêu biểu
Thời gian
Lãnh đạo
Ý nghĩa
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
Lần thứ nhất : 1258
Lần thứ 2 : 1285
Lần thứ 3 : 1287 - 1288
Trần Quốc Tuấn
A, Đối với đất nước
- Đập tan hoan toan ý chí xâm lược và tham vọng của nhà Nguyên, bảo vệ độc lập toan vẹn lanh thổ của đất nước
- Góp phần xây đắp lên truyền thống quân sự Việt Nam
- Để lại bài học lịch sử quý giá : đoàn kết dân tộc và lấp dân làm gốc
-Ngăn chặn cuộc xâm lăng của những kẻ mạnh sau này
- Để lại bài học quý giá cho đời sau
B, Đối với thế giới
- Ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên với Nhật Bản và các nước khác
- Làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt
Em hãy nêu khái quát (ý nghĩa, diễn biến, kết quả) các cuộc khởi nghĩa chống phong kiến phương Bắc?
MN HÃY GIÚP MIK VỚI. AI NHANH MIK TICK CHO!!! HUHU!!!
nhớ tick nha
Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc:
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).
- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).
- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).
- Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).
- Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 - 794).
- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).
- Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 - 931) của Dương Đình Nghệ.
- Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.
* Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa trên là:
- Những cuộc kháng chiến tiêu biểu này đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc.
- Thể hiện quyết tâm giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc.
Ai giải giúp em với Nêu tính chất và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871
Tính chất: Khởi nghĩa ngày 18-3-1871 là một cuộc cách mạng vô sản.
Ý nghĩa: Lần đầu tiên trên thế giới, giai cấp vô sản đã đứng lên lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thành lập chính quyền cách mạng của mình.
1) Nêu tên các công trình kiến trúc nổi tiếng thời cổ đại của các nước: Ai Cập ; Lưỡng Hà ; Hy Lạp ; La Mã ; Trung Quốc
2) Trình bày nguyên nhân diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
giúp mik với thứ 3 mik kiểm tra giữa kỳ môn lịch sử =(((
1. Ai Cập: kim tự tháp.
Lưỡng Hà: vườn treo Ba - bi - lon.
Hy Lạp: đền Pác - tê - nông.
Trung Quốc: Vạn Lý Trường Thành.
Tham khảo:
2. Nguyên nhân trực tiếp
Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.
Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.
Nguyên nhân gián tiếp
Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ.
Diễn biến:
Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên
Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.
Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên
Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.
Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc:
Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.
Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội).
Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.
Ý nghĩa:
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.
Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.
Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường.
m.n giúp mik cái này vs :))
1.Giới thiệu về triệu quang phục
2. Nêu nguyên nhân cuộc khởi nghĩa
3. Diễn biến cuộc khởi nghĩa
4. Kết quả cuộc khởi nghĩa
Diễn biến :Triệu Quang Phục quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên). Dạ Trạch là một vùng đồng lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm. Ở giữa có một bãi đất cao khô ráo, có thể ở được. Đường vào bài rất kín đáo, khó khăn, chỉ có thể dùng thuyền nhỏ, chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước, theo mấy con lạch nhỏ mới tới được. Theo sử cũ, Triệu Quang Phục đã bí mật đem quân đóng trên bãi nổi. Ban ngày, nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng như không có người. Đêm đến, nghĩa quân chèo thuyền ra đánh úp trại giặc, cướp vũ khí, lương thực, Về sau, nhân dân thường gọi ông là Dạ Trạch Vượng. Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả. Tình thế giằng co kéo dài. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm được Long Biên.
Kết quả:Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
khởi nghĩa của Triệu Quang Phục
Nguyên nhân:
-Do cuộc khởi nghĩa Lý Bí thất bại dưới ách đô hộ của quân Lương(Tháng 5/545 ).
Diễn biến:
-Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.(Gọi ông là Dạ Trạch Vương).
-Sáng ẩn nấp, tối tiến công.
-Năm 550 nhà Lương có loạn, Triệu Quang Phục chớp thời cơ phản công và giành thắng lợi.
Kết quả.:
Trận chiến giành thắng lợi.
Ý nghĩa:
Ý chí đấu tranh ko ngại khuất phục, lược muốn hòa bình cho dân tộc.
Diễn biến :Triệu Quang Phục quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên). Dạ Trạch là một vùng đồng lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm. Ở giữa có một bãi đất cao khô ráo, có thể ở được. Đường vào bài rất kín đáo, khó khăn, chỉ có thể dùng thuyền nhỏ, chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước, theo mấy con lạch nhỏ mới tới được. Theo sử cũ, Triệu Quang Phục đã bí mật đem quân đóng trên bãi nổi. Ban ngày, nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng như không có người. Đêm đến, nghĩa quân chèo thuyền ra đánh úp trại giặc, cướp vũ khí, lương thực, Về sau, nhân dân thường gọi ông là Dạ Trạch Vượng. Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả. Tình thế giằng co kéo dài. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm được Long Biên.
Kết quả:Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Mn ơi cho mik hỏi câu này vs!
Theo em, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc thể hiện điều gì?
Mn giúp mik nhanh vs nha! Mik đag cần gấp ><
Mơn mn trc!
Thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc.
Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất, đoàn kết, quyết tâm giành lại độc lập chủ quyền của Tổ quốc