Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
DN
10 tháng 8 2021 lúc 11:22

Đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng rất nhiều nước. Trong khi đó, ở Việt Nam, chúng ta vẫn tự hào khi đã kiểm soát được khá tốt dịch bệnh. Để có được điều đó, bên cạnh sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, còn phải kể đến ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. Đó là sự chấp hành nghiêm túc các quy định phòng chống dịch bệnh như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, giữ khoảng cách tối thiểu là hai mét, thường xuyên rửa tay sát khuẩn… Đặc biệt nhất phải kể đến đội ngũ y bác sĩ với tinh thần trách nhiệm luôn sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu, trực tiếp công tác tại các bệnh viễn chữa trị cho bệnh nhân mắc Covid-19. Ngay cả những bác sĩ đã về hưu, hay sinh viên y khoa còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng luôn sẵn sàng góp sức mình vào “trận chiến” của đất nước. Hay như hình ảnh những chiến sĩ bộ đội đã nhường nơi ở của mình cho những người dân đang thực hiện cách ly, những chiến sĩ bộ đội biên phòng đang ngày đêm trông coi khu vực biên giới… Thật tự hào khi mọi người dân, từ người lớn đến trẻ nhỏ đều một lòng quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có một bộ phận không nhỏ thiếu đi tinh thần trách nhiệm. Thật đáng buồn về trường hợp của cô gái trốn cách ly vẫn ngang nhiên quay video đăng lên mạng để khoe khoang việc làm của mình, những người chỉ vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng dẫn người nhập cảnh trái phép vào nước ta… để lại nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng. Những hành vi này đều đáng lên án, vì nó có thể phá hoại công sức của cả một tập thể. Chính vì vậy, mỗi người dân Việt Nam hãy luôn ý thức được trách nhiệm của cá nhân trong công cuộc phòng chống dịch bệnh.

 
Bình luận (0)
TM
Xem chi tiết
DA
1 tháng 5 2020 lúc 19:08

   Từ xưa đến nay, con người Việt Nam luôn có tinh thần đoàn kết trong mọi công việc. Đây là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta. Phẩm chất này đã được ông cha ta đúc kết thành câu ca dao: "Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để dạy bảo con cháu về phẩm chất tốt đẹp này.

    Quả thật vậy, “một cây” thì không thể làm nên núi non nhưng “ba cây” - tượng trưng cho nhiều cây thì có thể hình thành nên không chỉ là ngọn núi thấp mà còn là núi cao. Từ “một cây” đến “ba cây” số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi “ba cây chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết cùng chung sức cùng làm việc. Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắc nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.

    Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta đã được chứng minh bằng sự phát triển của nó qua quá trình dựng và giữ nước của ông cha ta. Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Từ thời Bà Trưng, Bà Triệu… cho đến Nguyễn Huệ, Đinh Tiên Hoàng những vị anh hùng kiên cường bất khuất này có được chiến thắng không chỉ nhờ vào chiến lược hay mà chiến thắng của họ có được còn nhờ vào sự ủng hộ, tinh thần đoàn kết quyết tâm chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn về quyền lãnh thổ của đất nước bằng sự chung sức, chung lòng. Tinh thần ấy ngày càng được nâng cao khi nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Bằng những vũ khí thô sơ nhưng một nước nhỏ bé lại có thể chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh với những trang bị vũ khí hiện đại tất cả đều nhờ vào tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Những chiến thắng trong lịch sử đã một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao: ”Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” của ông cha ta. Dù việc khó đến mấy thì khi có tinh thần đoàn kết ta cũng dễ dàng thực hiện được.

    Tinh thần đoàn kết là rất cần có và trong một tập thể thì vai trò của tinh thần đoàn kết càng trở nên quan trọng hơn nữa vì nếu mọi người cùng nhau xây dựng một tập thể đoàn kết thì mối quan hệ giữa mọi người càng trở nên tốt đẹp hơn. Thể hiện tinh thần đoàn kết còn là biểu hiện của người có văn hóa, tri thức. Vậy mà trong tập thể vẫn còn có "Trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Họ luôn tìm cách chia bè phái gây mất đoàn kết, từ đó hình thành nên những mâu thuẫn, hiềm khích không đáng có. Thái độ và hành động đó cần được phê phán.

    Đoàn kết là một đức tính cần thiết trong việc xây dựng và hình thành tính cách con người. Bản thân em để xây dựng tinh thần đoàn kết em sẽ cùng các bạn trong lớp, trường thắt chặt tình đoàn kết để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp. Em sẽ vận động các bạn trong một lớp cùng chơi với nhau chứ không chia ra chơi theo nhóm để rồi người này nói không tốt về người kia gây ra hiểu lầm. Không chỉ thế, em còn tạo mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè thế giới về con người Việt Nam thân thiện nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết.

    Tinh thần đoàn kết luôn là một truyền thống quý báu của dân tộc được mọi người coi trọng và đề cao. Ngày nay, tinh thần đoàn kết cũng là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của mỗi người. Thực hiện tốt tinh thần đoàn kết là ta còn làm tốt điều thứ ba trong năm điều Bác Hồ dạy.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
DL
8 tháng 5 2022 lúc 11:50

Dưới áng văn của Trần Quốc Tuấn từ bài Hịch Tướng sĩ ta đã biết được sức mạnh tinh thần đoàn kết là vô cùng quý giá và đẹp đẽ.  Người xưa có câu : " đoàn kết là sức mạnh ", đúng thật như thế . Sự đoàn kết có thể dẹp đi mọi chuyện khó khăn trên đời, trong cuộc sống. Sức mạnh tinh thần ấy như một cơn sóng mạnh mẽ lấn chìm đi những lũ bán nước, cướp nước.Nó đã được thể hiện rất rõ qua bài Hịch của vị tướng lĩnh ấy.Đó là sức mạnh của một tập thể, là sự cố gắng của tất cả mọi người hoàn thành một việc làm gì đó. Đó là một tinh thần đẹp đẽ , là một truyền thống quý báu của ông cha ta thời xưa.Nhờ có nó mà các anh hùng dân tộc đã chiến thắng được lũ giặc , đã có thể đưa đất nước ta trở thành một đất nước độc lập , tự do và dân chủ.Với ngày nay , nhờ có nó mà nước ta đã ngày càng một đi lên phát triển hơn so với các bạn bè nước láng giềng.Cũng nhờ có nó,mà một tập thể trong một cộng động có thể hoành thành tốt công việc.Và cũng nhờ có nó mà giá trị con người ta được nâng cao lên, tinh thần và tính cách con người ta được thay đổi mới, hiện đại và tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
VN
8 tháng 5 2022 lúc 13:31

Tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đều được xuất phát từ lòng nhân hậu từ lòng yêu nước. Với quân sĩ dưới quyền, Trần Quốc Tuấn luôn đối xử như với con mình, với những người quen: "Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười". Đó là mối ân tình giữa chủ và tướng nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với lẽ vui tôi cũng như tình cốt nhục. Chính tình yêu thương tướng sĩ chân thành tha thiết mà Trần Quốc Tuấn đã phê phán những biểu hiện sai, đồng thời chỉ ra cho tướng sĩ những hành động đúng nên theo, nên làm. Những hành động này đều xuất phát từ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đó là sự băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho đất nước: không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục; chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,... Nguy cơ thất bại rất lớn khi có giặc Mông Thái tràn sang: "cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu; việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bây giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!". Chính lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm: "Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào giữa đông củi là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" "làm run sợ, huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên".

Bình luận (0)
TV
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LN
3 tháng 3 2022 lúc 11:02

Từ xa xưa,dịch bệnh không phải là điều hiếm gặp và nó đã từng xuất hiện trong lịch sử con người. Ta có thể kể tên những đại dịch khiến cả thế giới đều e ngại như bệnh dịch hạch, Ebola, SARS, .. và đến cuối năm 2019, ta một lần nữa chứng kiến đại dịch của thế giới: Covid-19. Đó là một loại virus được xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, gây là bệnh viêm đường hô hấp cấp ở con người. Đại dịch lây lan một cách nhanh chóng, tính đến đầu tháng 4/2020, Covid-19 đã xuất hiện ở 206 quốc gia, hơn 1 triệu người nhiễm bệnh, gần 60.000 ca tử vong. Thật đáng mừng rằng, Việt Nam ta đã thực hiện vô cùng tốt trong công tác phòng chống dịch, mọi thứ đều được thực hiện theo quy định, kiểm soát tình hình dịch bệnh trong cả nước được nâng lên mức cao nhất. Vậy trách nhiệm của mỗi công dân khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp là gì? Đầu tiên, ta cần phải tự ý thức được trách nhiệm góp phần chung tay vào phòng chống dịch bệnh. Khi thấy bản thân có những dấu hiệu như sốt, ho, khó thở,… hay có tiếp xúc gần với các ca lây nhiễm được công bố thì phải lập tức thông báo tới cơ sở y tế để kiểm tra, và tiến hành cách ly an toàn. Mỗi người đều phải trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay khô mỗi khi ra đường, rửa thường xuyên với dung dịch khử trùng mỗi khi tiếp xúc mới bề mặt cứng ở ngoài. Không nên tụ tập đông người, vứt khẩu trang đúng nơi quy định. Đặc biệt, chúng ta cần tuyên truyền, chia sẻ những thông tin chính thống từ Chính phủ, Bộ Y tế cho người thân, bạn bè để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Tất nhiên, vẫn còn tồn đọng những cá nhân thiếu ý thức, ích kỷ và không tôn trọng sức khỏe của bản thân cũng như của cả cộng đồng, việc này nhất định phải lên án, phê bình. Nếu mỗi công dân đều chung tay, đồng lòng, quyết tâm thì việc chiến thắng đại dịch Covid-19 là điều chắc chắn!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
AT
Xem chi tiết
H24
24 tháng 3 2022 lúc 9:46

tham khảo:

Có người nói rằng nếu tất cả mọi người cùng hướng về một hướng, cùng tiến về phía trước, thì thành công sẽ tự đến. Một khi chúng ta đoàn kết lại sẽ tạo nên sức mạnh lớn lao. Bởi thế, tinh thần đoàn kết là yếu tố rất quan trọng trong mọi công việc và trong cuộc sống. Đoàn kết có nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn thực hiện. Biết đoàn kết, giúp ta hòa thuận, hợp tác với mọi người, tạo ra sức mạnh vượt qua khó khăn. Cuộc sống luôn đặt ra cho con người nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Con người không thể một mình mà có thể vượt qua tất cả. Bởi thế, phải biết đoàn kết lại. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh lớn đưa con người đến thành công. Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. Người có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ người khác thương được mọi người yêu quý. Chỉ khi đứng giữa tập thể, con người mới có cơ hội thể hiện và khẳng định bản thân. Sức mạnh của mỗi cá nhân tạo nên sức mạnh tập thể. Và ngược lại, sức mạnh tập thể bảo vệ và phát huy sức mạnh mỗi cá nhân. Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau còn là truyền thống quý báu cần phải gìn giữ. Nhờ biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau, dân tộc ta đã vượt qua biết bao gian nan, thử thách, chiến thắng biết bao kẻ thù hùng mạnh để giữ vững đất nước, xây dựng cuộc sống yên bình, trù phú và tươi đẹp như thế này. Để tiến bộ và thành công trong học tập và lao động, con người cần phải luôn rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ. Bởi chỉ khi gắn mình với tập thể, với cộng đồng, con người mới được bảo vệ, che chở và nhận được sự giúp đỡ của người khác. Đồng thời, tập thể và cộng đồng là nơi để con người thể hiện và khẳng định các giá trị của mình. “Nơi nào có đoàn kết, nơi đó có chiến thắng” (Publilius Syrus). Không có ai trong chúng ta mạnh bằng tất cả chúng ta hợp sức lại. Bởi vậy, để thành công trong cuộc sống, chúng ta phải rèn luyện và thực hành tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau.

Bình luận (0)
H24
24 tháng 3 2022 lúc 9:51
 The Eiffel Tower
The Eiffel Tower is located in Paris, France. It was constructed between 1887 and 1889 as anentrance way to the 1889 World’s Fair and to celebrate the 100thanniversary of the French Revolution. The Tower was opened to visitors on May 6th, 1889.
Gustave Eiffel’s design was chosen from among 107 designs that were submitted to the World’s Fair design competition. However, many Parisians, especially artists, did not like his design and protested the tower’s construction. They thought it would be an eyesore, but once it was built, most Parisians soon loved the tower.
The tower is made of iron and weighs over 10,000 tons. It is 324 meters tall, including an antenna at its top, and has a staircase with 1,665 steps. There are also elevators to take visitors to the top platform where there is a panoramic view of Paris. The original elevators, now computerized, are still in use. Over 60 tons of paint are applied to the tower every seven years to keep it from rusting.
The Eiffel Tower has become a symbol of Paris. It is the most recognized monument in Europe mainly because many people think it is an architectural masterpiece. Over 250 million people have visited it since May of 1889.70.66. How long did it take to build The Eiffel Tower?(1 Point)A. around 2 years B. around 6 years C. 100 yearsD. 60 years71.67. Who designed The Eiffel Tower? (1 Point)A. the Parisians B. the French RevolutionC. Gustave EiffelD. the World’s Fair72.68. Why do they repaint The Eiffel Tower frequently?(1 Point)A. to keep it from rustingB. to make it more beautifulC. to attract visitorsD. to display it in the World’s Fair design competition73.69. How many people have visited The Eiffel Tower until now?(1 Point)A. about 10.000 peopleB. about 324 million peopleC. more than 250 million peopleD. about 189 million people74.70. What is the major reason for The Eiffel Tower to be a well-known tourist attraction in Europe?(1 Point)A. Because of its history.B. Because it is computerized.C. Because it has architectural beauty.D. Because it is repainted frequently.
Bình luận (0)
AT
Xem chi tiết
AT
24 tháng 3 2022 lúc 20:09

Giúp Tui đi !!

 

Bình luận (0)
LS
Xem chi tiết
H24
27 tháng 4 2021 lúc 17:01

Bạn dựa dàn ý mà làm nhé:

Mở bài

- Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.


Tinh thần đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của người Việt Nam, trải qua bao thế hệ, lịch sử. Tinh thần ấy cho đến nay vẫn luôn được kế thừa và phát huy trong xã hội. Và, trong trận đại dịch COVID-19 vừa qua, tiunh thần ấy lại được thăp sáng, trở thành phong trào vô cùng rộng lớn, mạnh mẽ.

Thân bài

- Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc


Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tình thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”…

- Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.

+ Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.

 

+ Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia.


+ Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. Chúng ta có thể nhìn thấy truyền thống dân tộc ấy được phát huy trong tình hình chống “giặc” COVID-19.


- Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể.


Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về sức khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một nước nằm trong vùng ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã có những cách xử lý tuyệt vời, làm thế giới thán phục. Có thể nói, chính nhờ sức mạnh của tinh thần đoàn kết đã giúp đát nước ta bước đầu chiến thắng trên mặt trận chống virus SARS-CoV2.


+ Ngay từ lúc dịch bệnh bùng phát, giữa bối cảnh nhiều quốc gia hoang mang lo lắng, chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm, thể hiện trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của Thủ tướng chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỉ lại phía sau, trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19”.


+ Các hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.


+ Cây ATM phát gạo miễn phí. Các thành phố lớn, quy tụ đông đảo những người lao động nhập cư tỏng đại dịch bị thất nghiệp đã được các bạn trẻ, mạnh thường quân quan tâm, hỗ trợ. Trong thời gian cách lý, nhiều nhóm thiện nguyện đã tổ chức địa điểm phát đồ ăn, nước uống. Hay ở Sài Gòn, những tiệm kinh doanh ăn uống tự nguyện dống của, tập trung phục vụ nấu cơm chay ngày 2 bữa, phát cho dân nghèo…

 

+ Sự hi sinh của các bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19.


+ Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.


+ Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,... khắp các tỉnh thành.


- Phê phán những hành động xấu


Bên cạnh những việc làm tốt đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết đó, có không ít trường hợp ích kỉ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi cá nhân.


+ Nâng mức giá khẩu trang, dung dịch rửa tay lên cao để kiếm chác lợi nhuận.


+ Tệ hại hơn nữa là kinh doanh khẩu trang giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.


+ Tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận…


- Phát huy tinh thần đoàn kết

Qua những hành động tốt đẹp, ý nghĩa đó giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy.

Kết bài

- Khẳng định, đúc kết lại vấn đề.

Bình luận (0)