Những câu hỏi liên quan
VH
Xem chi tiết
DL
21 tháng 8 2023 lúc 21:32

Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm liên quan đến đoạn văn.

Thân đoạn:

Ca ngợi, trình bày suy nghĩ của mình về tài năng của Vua Quang Trung:

- Ông là vị chủ tướng có tài quân sự kiện xuất, tạo dựng những chiến công vĩ đại. 

+ Tổ chức trận đánh rất sáng tạo và linh hoạt, luôn giữ mình ở vị thế chủ động. Điều đó đã làm quân Thanh thất bại.

- Ông còn là người lãnh đạo thông minh, quyết đoán và sáng suốt.

+ Luôn có mưu mẹo để chiến đấu với quân Thanh, điều đó khiến ai cũng phải khâm phục và nghưỡng mộ.

- Ông có sự tài giỏi trong việc dùng binh, có cách đánh giặc độc đáo 

--> Là một vị vua tài ba, có tài cầm quân và mưu lược rất chính xác.

Kết luận, nhận xét:

Khi đọc lại được việc vua Quang Trung đại phá quân thanh, đặc biệt là sử dụng mưu lược rất hay đã thể hiện ở đoạn văn. 

Qua đó, chúng ta có thể thấy được hình ảnh của người anh hùng áo vải là nhà quân sự tài ba, kiệt xuất. Hơn thế, ông còn là một vị tướng quân giàu lòng yêu nước mãnh liệt, dũng cảm, có ý thức bảo vệ độc lập dân tộc rất sâu sắc.

Mở rộng vấn đề: lòng yêu nước của mọi người nên noi gương theo vị anh hùng này.

Kết đoạn:

Tổng kết, khẳng định lại suy nghĩ của mình:

Vd tham khảo: Sự xây dựng hình tượng vua Quang Trung với vẻ đẹp dũng mãnh, tài trí, có tài có đức, đại diện cho hình ảnh dân tộc Việt Nam anh hùng, bất khuất.

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
MN
16 tháng 10 2021 lúc 10:00

Em tham khảo:

Gươm giáo của một thời đánh giặc bảo vệ non sông đã lùi vào dĩ vãng theo cách mà nó cần. Để rồi, để lại nơi đây, trong đời sống này là trách nhiệm, là ý thức để con người, mà đặc biệt là giới trẻ với trách nhiệm lớn lao trong hoàn cảnh mới của đất nước. Trách nhiệm - hai chữ ngắn gọn thôi mà nặng bao ưu tư trong từng hành động, việc làm, suy nghĩ. Tuổi trẻ như một đóa hoa ngát hương có thể làm gì đây để giãi bày lòng mình ,để cống hiến cho quê hương. Cây cầu nối đầu tiên ta có thể dựng xây mang tên học tập. Chìa khóa của mọi thành công là học tập, là khao khát vì ngày mai đẹp tươi của dân tộc Việt Nam. Trên hành trình học tập tri thức đó, tuổi trẻ cũng cần rộng lòng mình, nhân lên yêu thương vô hạn để giúp dân tộc Việt Nam ngày càn doàn kết, yêu thương nhau. Trên đôi vai ta là sứ mệnh phát triển đất nước. Đâu thể mãi là dân tộc AN Nam nhỏ bé bị ngoại quốc dồn ép, nạt nộ. Rồi ta sẽ lớn lên, sẽ trưởng thành để hai chữ Việt Nam thắp sáng và bay xa. Bạn ơi, dịch bệnh còn dài, khó khăn muôn ngả. Làm gì đây? Tại sao không cống hiến mình vào hoạt động tình nguyện hoặc chí ít cũng hãy là một người công dân biết tuân thủ yêu cầu, chỉ thị được đưa ra trong tình hình dịch bệnh. Trách nhiệm, vừa thiêng liêng mà vừa lớn lao biết bao nhiêu bạn ạ! 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
QS
Xem chi tiết
CT
7 tháng 7 2018 lúc 14:59

- Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết bằng chữ Hán theo lối tiểu thuyết chương hồi. Tác phẩm đã tái hiện giai đoạn lịch sử biến động của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Hồi thứ 14 của tác phẩm đã tái hiện sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Trong đoạn trích, tác giả đã miêu tả một cách chân thực, cảm động về người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ.
- Nguyễn Huệ là con người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
+ Nghe tin quân Thanh tiến vào Thăng Long, ông không hề nao núng. Lòng căm thù giặc sôi sục, ông định thân chinh cầm quân đi ngay, nhưng lòng yêu nước đã đưa ông đến quyết định đúng đắn. Ông đã biết lắng nghe lời mưu sĩ, chỉ trong một tháng, ông đã làm được nhiều việc lớn: lên ngôi Hoàng đế, ra lệnh ân xá làm yên lòng dân, đoàn kết mọi người góp thêm sức mạnh ra trận, tuyển quân lính, mở cuộc duyệt binh, ra lời phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch đánh giặc ...
+ Lời phủ dụ giống như một bài hịch ngắn, hào hùng, khích lệ tinh thần quân sĩ, khơi dậy niềm tự hào, ý chí quyết tâm xả thân vì Tổ quốc. Trong lời phủ dụ, ông đã khẳng định mỗi nước có chủ quyền riêng nhưng từ xưa đến nay, phong kiến phương Bắckhông nguôi dã tâm xâm lược nước ta. Ông muốn mọi người phát huy truyền thống đấu tranh của dân tộc ta, đập tan dã tâm xâm lược. Những lời lẽ ấy cho thấy trí tuệ sáng suốt, nhạy bén của người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ.
+ Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén thể hiện trong việc xét đoán và dùng người. Việc lui quân về Ninh Bình theo ý của Ngô Thì Nhậm là đúng.Khi đến Tam Điệp, Sở và Lân ra đón, nhà vua vẫn nói những lời để giữ kỉ cương, quân pháp: "Các ngươi đem thân thờ ta, ... thì quả đúng là như vậy." Đồng thời vần khẳng định chủ trương lui quân là hoàn toàn đúng đắn.
- Nguyễn Huệ là người anh hùng có ý chí quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng. Mới khởi binh đã định ngày chiến thắng, ngày mồng 7 hẹn quân ăn Tết ở Thăng Long. Nguyễn Huệ còn tính sắn kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng.
- Chân dung người anh hùng dân tộc được phác hoạ với tài dụng binh như thần. Nguyễn Huệ cho mở tiệc khao quân, chia quân thành 5 đạo. Ngày 25 tháng chạp xuất quân ở Phú Xuân (Huế), ngày 29 đã tới Nghệ An, vượt 350 km đường núi đèo chỉ trong 4 ngày. Ở đây, ông tuyển thêm quân lính, tổ chức đội ngũ, duyệt binh lớn. Ngày 30 tiếp tục lên đường ra Thăng Long, tất cả đều đi bộ. Ngày mùng 5 tết đến Thăng Long, vượt kế hoạch 2 ngày, hành quân liên tục nhưng cờ nào đội nấy vẫn chỉnh tề. Phải nói rằng tài cầm quân của Nguyễn Huệ thật tuyệt vời.
- Đặc biệt, hình ảnh được tô đậm nhất là hình ảnh người chỉ huy tài tình, oai phong lầm liệt của Quang Trung Nguyễn Huệ trong chiến trận. Đến gần Thăng Long cho bắt sống bọn do thám, không để cho quân Thanh biết tin. Đêm mùng 3, cho bao vây làng Hà Hồi, rồi bắc loa truyền gọi, quân lính dạ ran, tước khí giới của đồn. Ngày mùng 5 tiến đánh đồn Ngọc Hồi. Trong không khí khói toả mù trời, hình ảnh vua Quang Trung vần hiện lên oai phong lầm liệt. Quân thanh đại bại, tướng giặc là Sầm Nghi Đống tự tử ...
- Hình tượng người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ được khắc hoạ chân thực, sinh động qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, qua một giọng văn đầy phân chấn xen lẫn tự hào. Đó là một người anh hùng với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần, là người tổ chức, linh hồn của chiến công vĩ đại. Từ vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng áo vải, người đọc càng khâm phục hơn tài năng nghệ thuật cũng như trân trọng ngòi bút tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc của Ngô gia văn phái.

Bình luận (0)
TS
7 tháng 7 2018 lúc 15:47

Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc, thế tương quan giữa ta và địch. Trong lời phủ dụ quân sĩ ở Nghệ An:

+ Nguyễn Huệ đã khẳng định chủ quyền của dân tộc(“đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng”) và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của quân Thanh, nêu bật dã tâm của chúng(“bụng dạ ắt khác…cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải”)

+ Nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

+ Kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực, ra kỉ luật nghiêm.

=> Lời phủ dụ có thể xem như một bài hịch ngắn gọn mà ý tứ phong phú, sâu xa, nó tác động, kích thích lòng yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc.

- Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người: Thể hiện qua cách xử trí vừa có lí vừa có tình với các tướng sĩ tại Tam Điệp.Ông rất hiểu tướng sĩ, hiểu tường tận năng lực của bề tôi, khen chê đúng người đúng việc

- Mới khởi binh, chưa lấy được tấc đất nào, vậy mà Quang Trung đã tuyên bố chắc nịch “phương lược tiến đánh đã có sẵn”, “Chẳng qua mươi ngay có thể đuổi được người Thanh”.

- Biết trước kẻ thù “lớn gấp mười nước mình”, bị thua một trận “ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù” khiến việc binh đao không bao giờ dứt nên Nguyễn Huệ còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng để có thời gian “yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng”, làm cho nước giàu quân mạnh.

=>là người có ý chí sáng suốt,nhạy bén,quết thắng trước mọi thời cuộc

Bình luận (0)
MN
17 tháng 7 2018 lúc 22:15

- Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết bằng chữ Hán theo lối tiểu thuyết chương hồi. Tác phẩm đã tái hiện giai đoạn lịch sử biến động của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Hồi thứ 14 của tác phẩm đã tái hiện sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Trong đoạn trích, tác giả đã miêu tả một cách chân thực, cảm động về người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ.
- Nguyễn Huệ là con người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
+ Nghe tin quân Thanh tiến vào Thăng Long, ông không hề nao núng. Lòng căm thù giặc sôi sục, ông định thân chinh cầm quân đi ngay, nhưng lòng yêu nước đã đưa ông đến quyết định đúng đắn. Ông đã biết lắng nghe lời mưu sĩ, chỉ trong một tháng, ông đã làm được nhiều việc lớn: lên ngôi Hoàng đế, ra lệnh ân xá làm yên lòng dân, đoàn kết mọi người góp thêm sức mạnh ra trận, tuyển quân lính, mở cuộc duyệt binh, ra lời phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch đánh giặc ...
+ Nghe tin quân Thanh tiến vào Thăng Long, ông không hề nao núng. Lòng căm thù giặc sôi sục, ông định thân chinh cầm quân đi ngay, nhưng lòng yêu nước đã đưa ông đến quyết định đúng đắn. Ông đã biết lắng nghe lời mưu sĩ, chỉ trong một tháng, ông đã làm được nhiều việc lớn: lên ngôi Hoàng đế, ra lệnh ân xá làm yên lòng dân, đoàn kết mọi người góp thêm sức mạnh ra trận, tuyển quân lính, mở cuộc duyệt binh, ra lời phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch đánh giặc ...
+ Lời phủ dụ giống như một bài hịch ngắn, hào hùng, khích lệ tinh thần quân sĩ, khơi dậy niềm tự hào, ý chí quyết tâm xả thân vì Tổ quốc. Trong lời phủ dụ, ông đã khẳng định mỗi nước có chủ quyền riêng nhưng từ xưa đến nay, phong kiến phương Bắckhông nguôi dã tâm xâm lược nước ta. Ông muốn mọi người phát huy truyền thống đấu tranh của dân tộc ta, đập tan dã tâm xâm lược. Những lời lẽ ấy cho thấy trí tuệ sáng suốt, nhạy bén của người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ.
+ Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén thể hiện trong việc xét đoán và dùng người. Việc lui quân về Ninh Bình theo ý của Ngô Thì Nhậm là đúng.Khi đến Tam Điệp, Sở và Lân ra đón, nhà vua vẫn nói những lời để giữ kỉ cương, quân pháp: "Các ngươi đem thân thờ ta, ... thì quả đúng là như vậy." Đồng thời vần khẳng định chủ trương lui quân là hoàn toàn đúng đắn.
- Nguyễn Huệ là người anh hùng có ý chí quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng. Mới khởi binh đã định ngày chiến thắng, ngày mồng 7 hẹn quân ăn Tết ở Thăng Long. Nguyễn Huệ còn tính sắn kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng.
- Chân dung người anh hùng dân tộc được phác hoạ với tài dụng binh như thần. Nguyễn Huệ cho mở tiệc khao quân, chia quân thành 5 đạo. Ngày 25 tháng chạp xuất quân ở Phú Xuân (Huế), ngày 29 đã tới Nghệ An, vượt 350 km đường núi đèo chỉ trong 4 ngày. Ở đây, ông tuyển thêm quân lính, tổ chức đội ngũ, duyệt binh lớn. Ngày 30 tiếp tục lên đường ra Thăng Long, tất cả đều đi bộ. Ngày mùng 5 tết đến Thăng Long, vượt kế hoạch 2 ngày, hành quân liên tục nhưng cờ nào đội nấy vẫn chỉnh tề. Phải nói rằng tài cầm quân của Nguyễn Huệ thật tuyệt vời.
- Đặc biệt, hình ảnh được tô đậm nhất là hình ảnh người chỉ huy tài tình, oai phong lầm liệt của Quang Trung Nguyễn Huệ trong chiến trận. Đến gần Thăng Long cho bắt sống bọn do thám, không để cho quân Thanh biết tin. Đêm mùng 3, cho bao vây làng Hà Hồi, rồi bắc loa truyền gọi, quân lính dạ ran, tước khí giới của đồn. Ngày mùng 5 tiến đánh đồn Ngọc Hồi. Trong không khí khói toả mù trời, hình ảnh vua Quang Trung vần hiện lên oai phong lầm liệt. Quân thanh đại bại, tướng giặc là Sầm Nghi Đống tự tử ...

- Hình tượng người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ được khắc hoạ chân thực, sinh động qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, qua một giọng văn đầy phân chấn xen lẫn tự hào. Đó là một người anh hùng với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần, là người tổ chức, linh hồn của chiến công vĩ đại. Từ vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng áo vải, người đọc càng khâm phục hơn tài năng nghệ thuật cũng như trân trọng ngòi bút tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc của Ngô gia văn phái.
Bình luận (0)
VD
Xem chi tiết
CH
24 tháng 10 2023 lúc 13:00

 

Lời phủ dụ của Quang Trung đối với nghĩa quân Tây Sơn ở Nghệ An đã được làm rõ qua 12 câu dẫn trực tiếp và câu ghép nối: 

Quang Trung nói: "Anh em hãy lắng nghe lời của ta. Chúng ta đã chiến đấu từ lâu, đánh bại quân xâm lược, nhưng chúng ta cần phải cùng nhau tiếp tục đấu tranh để giành lại độc lập cho đất nước. Ta tin rằng nghĩa quân Tây Sơn ở Nghệ An sẽ không ngại khó khăn và sẽ đứng vững bên ta."

Quang Trung tiếp tục: "Chúng ta đã chứng minh được sức mạnh của mình trong những trận đánh trước đây. Hãy nhớ rằng chúng ta đang chiến đấu cho tự do và công bằng. Chúng ta không thể để cho quân xâm lược tiếp tục áp bức và cướp đoạt tài nguyên của dân tộc. Hãy cùng nhau đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn và đánh bại kẻ thù."

Quang Trung cũng nhấn mạnh: "Nghĩa quân Tây Sơn ở Nghệ An là một phần quan trọng của cuộc chiến này. Chúng ta cần phải hợp tác chặt chẽ, chia sẻ thông tin và kế hoạch chiến lược. Chỉ có bằng sự đoàn kết và sự tin tưởng vào nhau, chúng ta mới có thể đánh bại quân xâm lược và giành lại độc lập cho đất nước."

Cuối cùng, Quang Trung kết luận: "Hãy nhớ rằng chúng ta đang chiến đấu cho tương lai của con cháu chúng ta. Hãy là những người anh hùng, những người chiến sĩ không sợ gian khó. Hãy cùng nhau đi vào trận địa, với lòng dũng cảm và quyết tâm, để chúng ta có thể xây dựng một đất nước giàu mạnh và tự do."

Bình luận (0)
DH
Xem chi tiết
H24
11 tháng 10 2017 lúc 20:47

Lão Hạc là truyện ngắn phản ánh chân thực nhất cảnh đời cơ cực, nhiều cay đắng nhất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Có thể nói là xã hội này đầy rẫy những bất công, đẩy người nông dân vào bế tắc, tuyệt vọng, không lối thoát. Nam Cao đã xây dựng thành công hình ảnh Lão hạc với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nhưng cuối cùng số phận bi thảm. Cái chết của Lão Hạc cuối truyện luôn ám ảnh người đọc, bởi giá trị mà nó muốn nhắn gửi sâu xa như thế nào.

Không phải bỗng nhiên lão Hạc muốn tìm đến cái chết, bởi chẳng ai muốn chết cả. Chỉ khi túng quá, quẫn quá, và không còn con đường nào khác để đi thì cái chết là sự giải thoát nhẹ nhàng nhất. Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng được 5 đồng, thấy day dứt, thấy mình thật tệ bạc với nó quá. Lão tính đi tính lại, cuối cùng cũng tích được 30 đồng gửi ông Giáo, bao giờ con trai ông về thì nhờ ông Giáo gửi lại con trai.

suy-nghi-ve-cai-chet-cua-lao-hac

Suy nghĩ về cái chết của lão Hạc – văn lớp 8

Ngay từ đầu câu chuyện, Nam Cao đã giới thiệu hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cùng cực và cô độc của Lão Hạc. Con trai thì đi cao su biền biệt chưa thấy về, lão già yếu, chỉ sống với cậu Vàng và mảnh vườn nhỏ. Lão thương con trai và mong muốn nó quay trở về đây. Tấm lòng đó của Lão thực sự đáng trân trọng và cảm phục.

Tuy nhiên cuộc sống càng ngày càng thiếu thốn, bệnh tật triền miên, lão không muốn cậy nhờ ông giáo và không muốn làm phiền đến hàng xóm nên đã xin Binh Tư ít bả chó. Lão bảo lão xin bả chó để bẫy con chó đi lạc nhưng thực ra để giải thoát bản thân mình, cũng là để tiền lại cho con, không làm gánh nặng cho bất kì ai.

Cái chết của lão Hạc để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh. Lão chết, cái chết đó giàu giá trị nhân văn, cũng như phản ánh chân thực hiện trạng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đang rơi vào bế tắc như thế nào.

Vì bế tắc, vì nghèo đói, vì lòng tự trọng nên cái chết là sự lựa chọn cuối cùng, dù là bất đắc dĩ thì nó cũng có thể kết thúc trong êm đẹp. Xã hội Việt Nam bất giờ cái nghèo đói tràn lan, thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân đến bước đường cùng như thế này.

Vốn dĩ lão Hạc là người có lòng tự trọng rất cao, nên dù khó khăn thế nào, lão cũng không muốn cậy nhờ bất cứ ái. Chính lòng tự trọng “hác dịch” đó đã buộc lão phải nghĩ đến cái chết, dù thực tâm lão vẫn muốn sống và khát sống một cách mãnh liệt. Một sự đối lập đến chua xót như vậy.

Lão chết, cái chết bộc lộ cao nhất tình yêu thương con vô bờ bến. Ông không muốn làm gánh nặng cho con sau này, ông muốn giành dụm hết tiền cho con, mình không dùng đến đồng nào. Tình cảm ấy thật vĩ đại và vượt khỏi sức tưởng tượng của con người.

Cái chết của Lão Hạc vừa phản ánh sự bế tắc của thời đại, của con người; đồng thời giải phóng chính lão hạc khi muốn mang đến những điều tốt đẹp cho đứa con của mình.

Thật vậy, truyện ngắn “Lão Hạc” kết thúc với cái chết đầy bi kịch và bế tắc của lão đã khiến người đọc suy nghĩ rất nhiều về con người, tình người, về cái đói, cái nghèo và về lòng tự trọng.

Bình luận (0)
NT
11 tháng 10 2017 lúc 20:48

não hạc ản bả chó nên chết vì muốn đi chung lên bàn thờ,đi du lịch 5 châu 4 bể với ông bà tổ tiên,ăn chuối xanh,uống nước lã,ngắm gà khỏa thân ngậm hoa hồng

Bình luận (0)
H24
11 tháng 10 2017 lúc 20:49

Lão Hạc là truyện ngắn phản ánh chân thực nhất cảnh đời cơ cực, nhiều cay đắng nhất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Có thể nói là xã hội này đầy rẫy những bất công, đẩy người nông dân vào bế tắc, tuyệt vọng, không lối thoát. Nam Cao đã xây dựng thành công hình ảnh Lão hạc với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nhưng cuối cùng số phận bi thảm. Cái chết của Lão Hạc cuối truyện luôn ám ảnh người đọc, bởi giá trị mà nó muốn nhắn gửi sâu xa như thế nào.

Không phải bỗng nhiên lão Hạc muốn tìm đến cái chết, bởi chẳng ai muốn chết cả. Chỉ khi túng quá, quẫn quá, và không còn con đường nào khác để đi thì cái chết là sự giải thoát nhẹ nhàng nhất. Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng được 5 đồng, thấy day dứt, thấy mình thật tệ bạc với nó quá. Lão tính đi tính lại, cuối cùng cũng tích được 30 đồng gửi ông Giáo, bao giờ con trai ông về thì nhờ ông Giáo gửi lại con trai.

Ngay từ đầu câu chuyện, Nam Cao đã giới thiệu hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cùng cực và cô độc của Lão Hạc. Con trai thì đi cao su biền biệt chưa thấy về, lão già yếu, chỉ sống với cậu Vàng và mảnh vườn nhỏ. Lão thương con trai và mong muốn nó quay trở về đây. Tấm lòng đó của Lão thực sự đáng trân trọng và cảm phục.

Tuy nhiên cuộc sống càng ngày càng thiếu thốn, bệnh tật triền miên, lão không muốn cậy nhờ ông giáo và không muốn làm phiền đến hàng xóm nên đã xin Binh Tư ít bả chó. Lão bảo lão xin bả chó để bẫy con chó đi lạc nhưng thực ra để giải thoát bản thân mình, cũng là để tiền lại cho con, không làm gánh nặng cho bất kì ai.

Cái chết của lão Hạc để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh. Lão chết, cái chết đó giàu giá trị nhân văn, cũng như phản ánh chân thực hiện trạng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đang rơi vào bế tắc như thế nào.

Vì bế tắc, vì nghèo đói, vì lòng tự trọng nên cái chết là sự lựa chọn cuối cùng, dù là bất đắc dĩ thì nó cũng có thể kết thúc trong êm đẹp. Xã hội Việt Nam bất giờ cái nghèo đói tràn lan, thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân đến bước đường cùng như thế này.

Vốn dĩ lão Hạc là người có lòng tự trọng rất cao, nên dù khó khăn thế nào, lão cũng không muốn cậy nhờ bất cứ ái. Chính lòng tự trọng “hác dịch” đó đã buộc lão phải nghĩ đến cái chết, dù thực tâm lão vẫn muốn sống và khát sống một cách mãnh liệt. Một sự đối lập đến chua xót như vậy.

Lão chết, cái chết bộc lộ cao nhất tình yêu thương con vô bờ bến. Ông không muốn làm gánh nặng cho con sau này, ông muốn giành dụm hết tiền cho con, mình không dùng đến đồng nào. Tình cảm ấy thật vĩ đại và vượt khỏi sức tưởng tượng của con người.

Cái chết của Lão Hạc vừa phản ánh sự bế tắc của thời đại, của con người; đồng thời giải phóng chính lão hạc khi muốn mang đến những điều tốt đẹp cho đứa con của mình.

Thật vậy, truyện ngắn “Lão Hạc” kết thúc với cái chết đầy bi kịch và bế tắc của lão đã khiến người đọc suy nghĩ rất nhiều về con người, tình người, về cái đói, cái nghèo và về lòng tự trọng.


 

Bình luận (0)