văn học trung đại có ảnh hưởng đến sáng tác văn học hiện đại không
Hãy tìm những ví dụ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương hoặc sáng tác của một tác giả hiện đại để thấy ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết.
Ảnh hưởng của văn học dân gian với văn học viết
- Tác giả sử dụng thành ngữ, tục ngữ của văn học dân gian trong lời văn, lời thơ: Bảy nổi ba chìm (Hồ Xuân Hương), bướm lả ong lơi (Truyện Kiều- Nguyễn Du)…
- Sử dụng thể thơ Lục bát của dân tộc
- Sử dụng, mượn cốt truyện dân gian. Ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương…
- Tác giả viết dưới sự gợi cảm hứng của văn học dân gian. Ví dụ: Con cò- Chế Lan Viên
Nêu ảnh hưởng của văn học trung đại đối với văn học hiện đại ?
So sánh thi pháp trung đại với thi pháp hiện đại?
Văn học viết Việt Nam gồm: văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại) và văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay (văn học hiện đại). Cần nắm được đặc điểm chung và đặc điểm riêng của văn học trung đại và văn học hiện đại theo các gợi ý sau:
a) Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển. b) Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài như thế nào? Nêu một số hiện tượng văn học tiêu biểu để chứng minh. c) Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại.a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo
- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian
+ Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...
- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)
- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...
- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.
+ Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.
+ Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.
- Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)
+ Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...
+ Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...
- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):
+ Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt
+ Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...
So sánh sự khác biệt giữa văn học Trung đại và hiện đại
Văn học trung đại hiện đại
- bối cảnh lịch sử
- văn tự
- lực lượng sáng tác
- Nd cốt lõi
- Thi pháp
i need it know, gấp lắm
Kể tên tất cả các tác phẩm văn học trung đại, văn học hiện đại ở học kì 1
-Sông núi nước Nam
-Phò giá về kinh
-Qua đèo ngang
-Bạn đến chơi nhà
-Bánh trôi nước
-Cảnh khuya
-còn có mấy bài khác nhưng trường mình không học
Chỉ ra nhứng điểm khác biệt giữa văn học hiện đại và văn học trung đại ? ( dùng tác phẩm văn học để chứng minh )
Em có thể tham khảo ở đây:
So sánh văn học trung đại và văn học hiện đại
tham khảo:
*Những điểm khác biệt nổi bật giữa văn học Trung Đại và văn học Hiện Đại:
- Văn học Trung Đại: Thường bị gói trong khuôn khổ, phép tắc nhất định. (quy luật vần chắc chặt chẽ, hịch, cáo, chiếu,…)
- Văn học Hiện Đại: Bộc lộ cái tôi cá nhân, thể hiện được nhiều góc khuất trong xã hội.
Lập bản so sánh văn học trung đại và văn học hiện đại theo mẫu sau
|
văn học trung đại | văn học hiện đại |
hoàn cảnh |
||
văn tự |
||
chịu ảnh hưởng |
||
thành tựu ( tác giả tiêu biểu và tác giải) |
a) Giống nhau:
– Nội dung: Cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả bao gồm 3 nội dung chủ đạo là giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước
b) Khác nhau:
• Văn học hiện đại:
– Nội dung: Văn học hiện đại có nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc hơn văn học trung đại, có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng. Nó không chỉ thu hút người đọc bởi cách viết đổi mới mà còn bởi nó bộc lộ được nhiều góc khuất của xã hội, của cuộc sống một cách chân thực nhất mà văn học trung đại không biểu hiện được
– Nghệ thuật:
+ Quan điểm nghệ thuật: Văn học hiện đại có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết
+ Thể loại: Đa dạng hơn văn học trung đại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút,,…giúp người viết tự do thể hiện tư tưởng tình cảm mà không sợ bị bó hẹp có thể viết ngắn hoặc dài, thay đổi nhiều phong cách viết khác nhau, có các hình ảnh hiện đại,…
• Văn học trung đại:
– Nội dung: Các tác phẩm của văn học trung đại luôn bị kèm kẹp trong một phạm vi nhất định, bị tiêu khiển bởi các lễ nghi, lễ giáo, xã hội phong kiến. Các tác phẩm đôi khi chỉ là một góc khuất rất nhỏ của cuộc sống, thứ mà đôi khi bị người ta cho là vô nghĩa trong xã hội phong kiến. Các tác phẩm văn học trung đại chủ yếu dùng để bày tỏ chí, tỏ lòng.
– Nghệ thuật:
+ Mang tính ước lệ, tượng trưng, có các điển tích cổ điển. Các tác phẩm văn học trung đại mang đậm phong cách cổ xưa, tuân theo cái truyền thống, sắp đặt sẵn, không có quan điểm cá nhân trong bài viết.
+ Mang tính chất quy phạm: Mang tính bó buộc, có quy luật vần chắc chặt chẽ (thơ), hịch, cáo, chiếu,…
+ Thể loại: Ngoài các thể loại được tuân theo quy luật chặt chẽ trên, văn học trung đại còn bao gồm nhiều thể loại truyền thống như: ca dao, tục ngữ,…
Tham khảo:
a) Văn học trung đại
– Sự ra đời và hình thành phát triển:
+ Từ thế kỉ X đến trước khi hình thành văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian
+ Đầu thế kỉ X đánh dấu sự ra đời của dòng văn học Việt Nam (văn học trung đại)
– Chủ đề chủ đạo của các tác phẩm văn học trung đại:
+ Từ thế kỉ X – XV: Nêu cao tinh thần yêu nước, sức mạnh dân tộc, ý chí độc lập và tinh thần tự chủ, tự cường
+ Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII: Tập trung phê phán, phản ánh xã hội
+ Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX: Tập trung phản ánh, phê phán xã hội và đề cao vai trò của con người.
+ Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX: Phản ánh, phê phán những thói hư dởm đời.
Ví dụ: Các tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà,…
b) Văn học hiện đại
– Thời gian tư tưởng chủ đạo: Văn học hiện đại kéo dài từ 1945 đến 1975 chia làm 3 giai đoạn:
+ 1945 – 1954: trong giai đoạn này tư tưởng chủ đạo hướng về cuộc kháng chiến chống pháp ( Làng- Kim Lân)
+ 1954 – 1964: Cách nhìn mới về một cuộc sống mới, hướng đến tương lai tươi sáng
+ 1964 – 1975: Những tác phẩm tiêu biểu như : Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long ⇒ Hướng đến những con người cao đẹp với những phẩm chất tốt đẹp trong xã hội.
+ Sau 1975: Nổi bật với tác phẩm bến quê – Nguyễn Minh Châu.
Ảnh hưởng của văn học cổ đại phương Tây đến Việt Nam?
Vào những năm đầu của thế kỉ XX, trong văn học Việt Nam, văn xuôi lãng mạn, văn xuôi hiện thực và phong trào Thơ mới chịu ảnh hưởng sâu sắc văn học phương Tây. Các nhà thơ mới và các nhà văn Tự lực văn đoàn là những người tiên phong đổi mới theo tư tưởng phương Tây trong nhận thức và phản ánh.
Văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có nội dung (tính chất) nào mà văn học trung đại chưa có?
A. Tinh thần yêu nước
B. Tính nhân đạo
C. Tính hiện thực
D. Sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân.