Những câu hỏi liên quan
TP
Xem chi tiết
YN
12 tháng 5 2019 lúc 21:18

Tham khảo:

Hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì nhu cầu tìm hiểu tri thức nhân loại ngày được mở rộng. Con người phải biết nhiều thứ tiếng để trao đổi với nhau trên nhiều quốc gia. Kiến thức ngày càng rộng lớn, con người không thể chỉ biết một mà phải biết nhiều, không chỉ nắm tình hình trong nước mà còn cả thế giới, không chỉ biết cảnh vật ở quốc gia mình mà còn biết thêm những cảnh vật của nhiều nước trên thế giới.
Ngày nay, truyền thông được mở rộng, con người có thể ngồi một nơi mà biết và truy cập nhiều thông tin trên thế giới, nhưng không biết sử dụng thông tin thì cũng như không biết chữ. Việc học là để giúp ta chọn lọc thông tin, phân tích và sử dụng thông tin chính xác.
Nói đến tiêu chí đánh giá dân trí của một quốc gia thì chưa có tiêu chí nào rõ ràng và chính xác. Trước đây, người dân không biết chữ, biết đọc, biết viết thì tìm cách dạy cho họ biết đọc, biết viết. Còn bây giờ biết đọc, biết viết là chưa đủ mà còn phải biết chọn lọc thông tin, vận dụng thông tin vào cuộc sống, còn phải biết trao đổi với mọi người và còn phát triển ngôn ngữ của mình.
Các dân tộc sống chung với nhau trên cùng lãnh thổ để có cuộc sống tốt đẹp, hòa thuận thì không chỉ biết phong tục, tập quán của nhau, biết yêu thương nhau mà còn phải biết ngôn ngữ của nhau nữa. Do đó, học là để biết, học là để hiểu, học là để làm và học còn để chung sống hòa bình với nhau. Như vậy, chúng ta cần phải học thì con đường chúng ta đi ít gặp chông gai trắc trở hơn, nếu không học tầm nhìn của ta bị thiển cận, nhìn không xa, bàn không tới, đi không lâu và dễ gặp sai lầm. Như Bác Hồ đã dạy “Đi đường mà biết rõ đường, thì đi thoải mái và thấy như đường dài mà ngắn lại. Đi đường mà không biết trước những chặng phải đi qua, thì mò mẫm, không rõ xa gần, chỉ thấy đường dài thăm thẳm, đi chưa được mấy đã thấy mệt”.
Việc học sẽ giúp chúng ta tìm ra con đường đúng đắn và ngày càng mở rộng ra cho ta nhiều cơ hội mới.
Học nhiều nhưng không thừa, càng học rộng, hiểu biết càng nhiều và giúp chúng ta giải quyết công việc tốt hơn, càng trau dồi kiến thức, tâm chúng ta càng sáng hơn như câu “ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”. Việc học như viên ngọc phải rèn giũa thường xuyên và càng mở rộng phạm vi học tập, không chỉ học tri thức mà còn trau dồi đạo đức và phải thực hành. Học phải đi đôi với hành, Hồ Chí Minh là người luôn quan tâm đến việc học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn, nói đi đôi với làm “Lý luận mà không có thực tiễn thì trở thành lý luận suông, thực tiễn mà không có lý luận thì trở thành thực tiễn mù quáng”(2). Người có kinh nghiệm thì chưa đủ mà cần phải có lý luận đi kèm, người có lý luận thì phải đem ra thực hành, giữa học và hành phải luôn luôn đồng thuận với nhau. Nói mà không làm thì không giỏi, làm mà không có lý luận đi kèm thì sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, công việc sẽ không đi đến nơi. Lênin cũng có câu “Học, học nữa, học mãi” là việc học không bao giờ ngừng, học một rồi phải học lên hai, hai rồi lên ba, học đến suốt đời.
Việc học không phải lên lớp nghe giảng bài thì mới được gọi là học, mà việc học được tổ chức mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm, chúng ta có thể học khi ta đang làm, học trong khi đang vui chơi. Học không kén chọn ai, ai cũng có thể học, học nhiều hơn nữa. Việc học không có nghĩa là có người hướng dẫn mà người học có thể tự tổ chức việc học cho mình. Vai trò tự học rất quan trọng, người học mà không có tính tự học thì học không đến nơi, không giỏi, còn người học mà có tính tự học thì học nhiều hơn dự tính của mình.
Việc học không chỉ giúp chúng ta tìm cho mình một nghề mà còn giúp chúng ta nhận biết thế giới, phân tích và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Vì trong cuộc sống mỗi bước ta đi tới luôn có những khó khăn và thách thức, làm thế nào vượt qua nó, đó là do thái độ của ta nhìn nhận nó và giải quyết nó theo hướng khoa học, mà chính việc học vạch ra cho ta.
Vậy khi chúng ta càng học rộng con đường chúng ta đi càng dài, càng rộng, càng đi tới càng thu nhiều kết quả tốt. Do đó chúng ta cần vượt qua nhiều gian khó, thử thách dùng chiếc khóa học tập để mở ra cho mình nhiều cánh cửa, nhiều cơ hội và nhiều con đường rộng mở cho ta đi tới thành công. Sau này, dù ở cương vị nào, chúng ta nhìn nhận lại cuộc sống của mình và tự hào rằng “việc học là vô giá”.
Nhưng có mấy ai hiểu hết giá trị của việc học, do đó mà có nhiều người xem việc học như trò đùa, cưỡi ngựa xem hoa, thích hưởng thụ mà không lao động, nên có nhiều thanh thiếu niên lơ là việc học tập và nhất là lơ là tương lai của mình. Thực trạng hiện nay đang diễn ra vấn nạn, nhiều thanh thiếu niên lơ là việc học, học không nhiệt tình, xem việc học như là hàng hóa, học để lấy bằng đối phó không vì tay nghề vững chắc, nên các em bỏ qua việc học thậm chí còn xem thường người dạy mình.
Giá trị của việc học bị xem nhẹ, trước đây có câu “người ta lấy thúng đong lúa, có ai lấy thúng đong chữ bao giờ”, do kém hiểu biết nên họ xem trọng việc ruộng nương hơn học, còn bây giờ người ta coi trọng đồng tiền hơn việc học thực thụ.
Trước thực trạng đáng buồn như hiện nay, chúng ta cần làm gì để tất cả nhìn nhận lại việc học, quan tâm và đầu tư vào việc học. Có rất nhiều công trình từ thiện chung tay giúp đỡ các em nghèo khó học giỏi, những em vì hoàn cảnh mà bỏ học, nhưng chưa có tổ chức nào giúp đỡ các em có điều kiện mà lơ là việc học lôi kéo các em vào việc học để giáo dục các em thành người có ích cho xã hội. Chính gia đình là người bạn của các em, khuyến khích, động viên các em trở lại trường học và rèn luyện các em thành người hữu dụng mai sau. Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc học tập của các em.
Đây cũng là mong muốn của tất cả những giáo viên đến các bậc phụ huynh hãy quan tâm nhiều hơn đến việc học của các em và rèn luyện nhân cách cho các em. Cùng chung tay giáo dục các em ngày càng tốt hơn. Đúng với lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Hãy là bạn của các em để giúp đỡ các em nhiều hơn trong học tập, trong cuộc sống và trên con đường đi tới của đất nước.

Bình luận (0)
H24
12 tháng 5 2019 lúc 21:31
Mở bài :
- Giới thiệu chung về giáo dục.
- Nêu vấn đề cần nghị luận : Khẳng định vai trò của giáo dục chính là chìa khóa của tương lai. Thânbài: - Giải thích ý nghĩa của giáo dục :
+ Giáo dục với sự nghiệp giải phóng con người khỏi áp bức, bốc lột.
+ Giáo dục giúp con người thoát ra khỏi chốn tối tăm của sự mù chữ.
+ Giáo dục điều chỉnh gia tăng dân số, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế. + Giáo dục đào tạo thế hệ trẻ đủ đức lẫn tài để xây dựng nước nhà.
+ Giáo dục giúp đất nước phát triển và tiến bộ. + Giáo dục tiến bộ sẽ mở ra thế giới tương lai tươi sáng cho con người và xã hội. → Vì vậy mà giáo dục chính là chìa khóa của tương lai.
- Lời khuyên, lời nhắc nhở :
+ Mỗi học được học tập trong môi trường giáo dục tốt hãy tự rèn luyện,tu dưỡng tốt để trở thành người có ích cho xã hội và để xây dựng dất nước phát triển, tiến bộ.
Kết bài: +Khẳng định ý nghĩa của câu nói : đúng đắn, là lời khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trong sự phát triển của đất nước.
+ Khẳng định và tự hào về nền giáo dục của nước nhà.
Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
H24
11 tháng 9 2021 lúc 22:24

Tham khảo:

Xã hội ngày nay không ngừng phát triển và ngày càng hiện đại về cuộc sống vật chất và tinh thần. Các quốc gia trên thế giới đã gặt hái được rất nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đối ngoại… Nhưng ngoài những khía cạnh đó điều quan trọng nhất và ưu tiên hàng đầu chính là phát triển nền giáo dục quốc gia, bởi đây chính là nhân tố quyết định đến sự hưng thịnh, bền vững của một đất nước, thúc đẩy xã hội không ngừng tiến lên. Chính vì thế mà N.Mandela- vị anh hùng giải phóng dân tộc của Nam Phi đã có một câu nói khá nổi tiếng mà theo tôi đó chính là chân lý: "Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà con người có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới"

Nhìn vào câu danh ngôn này ta có thể nhận ra ý nghĩa giáo dục là vô cùng quan trọng bởi không có nó thì có lẽ xã hội loài người không thể nào có được sự phát triển vượt bậc như bây giờ. N.Mandela là một nhà cách mạng, nhưng ông đã sớm nhận ra rằng ở một đất nước như Nam Phi nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung khi mà nền giáo dục chưa tốt, ý thức dân tộc còn kém thì mọi cuộc cách mạng đều khó có thể thành công hoặc nếu như có thì cũng chỉ là thành công tạm bợ, nhất thời và không bền vững. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định rằng “một dân tộc dốt chính là một dân tộc yếu” mà nếu “ Dốt thì dại, dại thì hèn” khó có thể mà chống chọi lại một lực lượng đông đảo giặc ngoại xâm hung tàn, thủ đoạn. Cho nên chỉ có giáo dục mới làm thay đổi nhận thức của nhân dân, mới mang đến cho họ một cuộc sống mới và một thế giới mới.

Giáo dục có thể hiểu như là một công cụ mà các lớp người đi trước dùng để truyền đạt và gửi gắm những mong muốn và kỳ vọng vào những tầng lớp trẻ sau này là tương lai là sức mạnh của một quốc gia. Giáo dục trước hết góp phần hình thành nhân cách của con người làm cho chúng ta có thể nhận thức được thiện, ác, đúng, sai, biết sống có đạo đức và hành xử đúng đắn theo những chuẩn mực đạo lý của xã hội.Cho dù là ở đất nước nào đi nữa nền giáo dục luôn hướng con người sống đẹp và nhận thức được những gì bản thân cần phải làm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đất nước mình sinh ra. Giáo dục không chỉ gói gọn trong khuôn khổ nhà trường mà còn có xã hội chính là "trường đời" sẽ mang đến cho mỗi con người những bài học cuộc sống vô cùng quý giá. Như vậy mục đích quan trọng của nền giáo dục chính là hướng chúng ta học làm người, sống có ích, biết cống hiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Giáo dục bên cạnh tác động thay đổi được nhận thức, thì việc mang đến tri thức và sự hiểu biết cho con người chính là một vai trò to lớn có thể thay đổi được bộ mặt của xã hội. Thử hỏi nếu như không có giáo dục thì làm sao có những ngành khoa học và nghệ thuật phát triển như ngày nay, làm sao chúng ta được thừa hưởng những thành tựu phát minh vĩ đại làm thay đổi cả thế giới. Con người có nhận thức thì xã hội mới văn minh, con người có học vấn thì xã hội này mới phát triển và đổi mới. Nếu không có giáo dục thì làm sao chúng ta có được những giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, những nhà khoa học ngày đêm nghiên cứu, tìm tòi để phát minh ra những cái mới để phục vụ con người. Chúng ta thử tưởng tượng một xã hội không có giáo dục thì xã hội ấy sẽ đi về đâu? Chắc có lẽ xã hội ấy sẽ đắm chìm trong bóng đêm u tối, con người trong xã hội sẽ sống mãi trong lầm than cơ cực, đói nghèo, lạc hậu.

Ta hãy nhìn vào Nhật Bản một đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự tàn phá của chiến tranh thế giới, luôn hứng chịu những hậu quả tồi tệ bởi thảm họa động đất, sóng thần.. thế nhưng họ đã vươn lên phát triển mạnh mẽ nhờ những cải cách lớn về chính sách quản lý, coi con người chính là vốn quý nhất trong công cuộc phát triển đổi mới quốc gia. Chính phủ Nhật Bản rất coi trọng, quan tâm và đầu tư cho ngành giáo dục nước nhà, là một trong những nước có nền giáo dục phát triển nhất trên thế giới. Chính nền giáo dục hiệu quả đã giúp nước Nhật từ một nước chịu nhiều thiệt hại chiến tranh, thiên tai đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai trên thế giới khiến tất cả các quốc gia khác phải thán phục. Như vậy nếu giáo dục là một vũ khí lợi hại đã thay đổi được cả Nhật Bản, như vậy chẳng phải nếu được mọi quốc gia chú trọng phát triển chẳng phải nó sẽ thay đổi được cả thế giới hay sao?

Như vậy dù bất kỳ thời đại nào chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò to lớn của giáo dục, nó thật sự là là "vũ khí mạnh nhất mà con người có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới". Câu nói của N. Mandela chính là chân lý là kim chỉ nam cho mọi quốc gia đang trên đà xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị… phải biết lấy giáo dục làm nòng cốt để đào tạo nên những con người ưu tú biết cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Đối với mỗi sinh viên nhận thức được ý nghĩa câu danh ngôn này phải càng ra sức phấn đấu không ngừng học tập nghiên cứu trở thành những con người đủ đức đủ tài góp phần đưa đất nước phát triển vươn xa ra tầm thế giới.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
15 tháng 9 2023 lúc 17:18

Ý kiến “Cười là một hình thức chế ngự cái xấu” đã diễn tả chính xác về các hình thức của tiếng cười trong truyện hài kịch, truyện cười. Tiếng cười trong hài kịch thường phê phán những nhân vật hà tiện, tham lam, kiêu căng, khoe mẽ,… Nhân vật ông Giuốc-đanh trong “Trưởng giả học làm sang” là một nhân vật điển hình. Vì muốn trở thành quý tộc, ông đã tự biến mình thành kẻ ngu dốt hài hước bị mọi người xung quanh lợi dụng. Còn tiếng cười trong truyện cười nhằm chế giễu những thói hư tật xấu, những điều trái tự nhiên, trái thuần phong mỹ tục của con người. Nhân vật chủ cửa hàng trong Treo biển, hay nhân vật anh có áo mới trong truyện Lợn cưới áo mới là những nhân vật đáng bị phê phán, chế giễu. Tóm lại, tiếng cười không chỉ có vai trò giải trí mà còn có mục đích chế ngự cái xấu trong xã hội.

Bình luận (0)
Xem chi tiết
H24
26 tháng 4 2021 lúc 19:42

văn nghị luận giải thích là dùng các lí lẽ có sức thuyết phục làm cho người đọc ( nghe) hiều rõ những điều họ còn chưa biết hay thắc mắc về một điều nào đó trong đời sống ( tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,...). Giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, tư tưởng tình cảm của con người

Bố cục
- Mở bài :
+ Cần giới thiệu được vấn đề giải thích .
+ Nêu ý nghĩa của vấn đề .
- Thân bài:
+ Giải thích từng nội dung khía cạnh của vấn đề , bằng cách vận dụng lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu chính xác theo một trình tự hợp lí.
+ Nêu ra các luận điểm lí lẽ cần thiết.
- Kết bài:
+ Liên hệ với thực tế và rút ra được bài học cho bản thân.

 

Bình luận (0)
H24
26 tháng 4 2021 lúc 19:47

*văn nghị luận giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng đạo lí phẩm chất quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức trí tuệ bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người 

*cách làm bài văn lập luận giải thích: muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, Lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa

*bố cục của bài văn lập luận giải thích:

-mở bài: giới thiệu điều cần giải thích và nhận ra phương hướng giải thích

-thân bài: lần lượt trình bày các nội dung giải thích cần sử dụng các lập luận ăn giải thích phù hợp

-kết bài: nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người 

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết
MP
13 tháng 9 2023 lúc 20:19

Từ bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em học được cách đưa ra dẫn chứng phù hợp, luận điểm, luận cứ rõ ràng, mang tính xác thực khi viết bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người khác.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
ND
10 tháng 5 2018 lúc 8:30

Đề bài: Nghị luận xã hội về hiện tượng nghiện game của giới trẻ.

Bài làm

Trò chơi điện tử (game) vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh .

Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Intenet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử . Nhiều bạn ngồi hàng giờ , hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy ,quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi ,trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn…                                                         Nghị luận xã hội về chứng nghiện game ở giới trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó .Do bố mẹ không quan tâm , do buồn , do bạn bè rủ rê , do không tự chủ được bản thân …Song dù lý do nào đi nữa , ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại . Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị , người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại . Không chỉ có thế , ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập . Mải chơi , bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài , không làm bài tập , học tập sút kém dẫn đến chán học . Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình .Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực , chém giết , bắn phá , cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô , thủ đoạn . Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích , có khi còn làm thay đổi nhân cách con người . Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá , thủ đoạn , trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình , bạn bè …Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn .

Trò chơi điện tử tai hại như vậy , làm thế nào để ngăn chặn nó ?Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được.Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập ,rèn luyện ,tu dưỡng,không lãng phí thời gian,sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ ,thậm chí là có hại .Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí ,tiếp xúc với nó có chừng mực , biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại .Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích ,những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia .Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.

Ham chơi điện tử – Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được.Bởi vậy vì tương lai của chính mình,chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.

Bình luận (0)
NT
10 tháng 5 2018 lúc 8:26

Khi công nghệ thông tin phát triển, ra đời mạng điện tử, có những nhà sáng chế, lập trình viên đã sáng tạo ra những trò chơi điện tử với mục đích ban đầu là giúp người chơi thư giãn sau những phút giây căng thẳng của công việc. Tuy nhiên, khi các trò điện tử ngày càng phổ biến, đã diễn ra các hiện tượng nghiện game rộng khắp không chỉ ở một nước mà trên nhiều nước. Đặc biệt đối tượng học sinh là những người bị nghiện game nhiều nhất.

Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạp phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.

Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh nghiện game vô cùng phổ biến. Ta có thể bắt gặp những quán nét đầy những thanh thiếu niên còn đang mặc bộ đồng phục trắng ngồi trong các quán nét chơi hàng giờ liền, có nhiều người chơi qua ngày. Hay có thể thấy những clip trên mạng quay lại cảnh những quán net đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ cầm roi, quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Những quán điện tử xuất hiện tần số nhiều hơn, được trang bị nhiều máy tính công nghệ cao hơn, phục vụ cho “nhu cầu” của học sinh.

Hiện tượng nghiện game ngày càng phổ biến bởi nhiều lý do. Game ngày càng được sáng tạo đầy phong phú. Theo thị yếu của người chơi, những người tạo ra nó không ngừng sáng tạo những trò điện tử đầy màu sắc, đầy hấp dẫn. Trò chơi đa dạng nhiều thể loại : trí tuệ, hành động,… Tính đa dạng, mới mẻ của game thu hút, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh thích tìm hiểu điều mới. Học sinh ý thức còn kém trong việc quản lý thời gian chơi của mình, không thể ngừng chơi, không thể làm chủ bản thân mình. Học sinh cũng còn thiếu nhận thức về tính nguy hại của các trò điện tử. Hơn thế cha mẹ quản lý lỏng lẻo, buông thả con cái. Nhiều bậc phụ huynh mải mê với công việc mà quên mất quan tâm đến con khiến nhiều học sinh vì cô đơn mà tìm đến trò chơi điện tử.

Nghiện game giống như nghiện các loại ma tuý vậy, nó có rất nhiều tác hại khôn lường. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề của sức khoẻ, tâm lý học sinh. Học sinh dễ bị cận thị, loạn thị vì sử dụng máy tính tần số cao. Nghiện game cũng gây ảnh hưởng tới xương cột sống, đến não bộ,… Hơn vậy, nhiều học sinh vì nghiện game mà mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm,… Nghiện game còn tốn tiền bạc, thời gian. Chơi game tốn rất nhiều thời gian, và như thế học sinh lấy đâu thời gian để học và tham gia các hoạt động khác. Học sinh chưa thể kiếm ra tiền, số tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không thể đủ cho ham mê trò chơi được, điều này dẫn đến nói dối, lấy cắp tiền,… sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu mà một người học sinh không thể có. Đối với học sinh, nghiện game là con đường ngắn nhất dẫn tới học hành sa sút, điểm số kém dần, lượng kiến thức thiều hụt bởi đầu óc tâm trí để vào các trò chơi điện tử.

Đây là hiện tượng đáng báo động buộc chúng ta phải lên tiếng và đề ra những biện pháp ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh,phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện.

Xã hội ngày một phát triển, con người có nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game ngày một phổ biến như vậy? Điều này chúng ta thật cần quan tâm và loại bỏ.

Vấn đề nghiện game online hiện này vẫn đang trở nên bức thiết đặc biệt đối với các bạn học sinh khi suy nghĩ còn chưa chín chắn vẫn chưa nhận thức được tác hại và lợi ích của chơi game và cũng chưa biết cân bằng giữa giải trí và nghiện nên kéo theo rất nhiều hệ lụy khác nhau. Bên cạnh đó nghiện game trên điện thoại cũng trở nên đáng báo động. Thực tế việc chơi game bây giờ đa số đều tốn thời gian chứ ít mang tính chất giải trí vì người dùng sử dụng quá nhiều thời gian vào việc chơi game mà quên đi việc học tập hoặc lao động. Vì thế nếu có thể ban không nên chơi bất kỳ game nào mà hay lo học hành ra ngoài chơi các trò thể thao vận động sẽ tốt hơn

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NN
9 tháng 5 2019 lúc 21:10

“Cuộc sống có vô vàn những thứ quý giá như sức khỏe, thời gian bởi người ta thường nói ” có sức khỏe là có tất cả” và “thời gian là vàng”. Song có một thứ quý giá vô cùng mà ta không thể không kể đến đó là lòng tốt: “lòng tốt là của cải”.

Vậy lòng tốt là gì? lòng tốt là hành động, việc làm xuất phát từ tấm lòng nhằm giúp đỡ người khác. Nói “lòng tốt là của cải” là so sánh “lòng tốt” với “của cải” nó quý giá và càn thiết như mọi thứ vật chất khác.

Người có lòng tốt giúp đỡ người khác như tìm thấy niềm vui trong cuộc sống và người được giúp đỡ sẽ trở lên hân hoan, có niềm tin để vượt qua khó khăn, những trẻ em nghèo, những người nhiễm chất độc da cam sẽ yên tâm hơn với cuộc sống, nhờ có lòng tốt của người khác mà những người nghèo được đón Tết đầy đủ, vui vẻ hơn. Có thể nhờ có lòng tốt mà cuộc sống của con người với con người trở lên tốt đẹp hơn.

Người có lòng tốt luôn quan tâm, chia sẻ giúp đỡ những người khác, không nghĩ xấu, nói xấu ai, không đố kị, không tranh giành quyền lợi… Biểu hiện của lòng tốt trong cuộc sống rất đa dạng và phong phú, nhỏ nhất là việc dắt cụ già đi qua đường, nhặt được của rơi trả lại người mất… lớn hơn là giúp đỡ người khi gặp hoạn nạn…Tuy nhiên, trên thực tế con người không phải ai cũng tốt, cái ác vẫn tồn tại vì tham lam, đố kị, vì bổng lộc quyền hành nhiều khi cả những cái hão huyền mà người ta đối xử với nhau một cách tàn nhẫn, chúng ta cần lên án đấu tranh chống lại cái ác, đồng thời quý trọng người có lòng tốt.

Như vậy “lòng tốt là của cải”, nhưng lòng tốt không mua được bằng tiền, lòng tốt quý hơn của cải, của cải dùng mãi sẽ hết còn lòng tốt thì không bao giờ cạn. Lòng tốt là giá trị tinh thần vô giá không gì đánh đổi được nên ngay từ hôm nay chúng ta hãy nâng niu, nuôi dưỡng hạt mầm yêu thương để lòng tốt nẩy nở từ những việc làm nhỏ nhất.

Bình luận (0)