Những câu hỏi liên quan
PY
Xem chi tiết
TD
8 tháng 5 2019 lúc 10:19

Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình đưọc bay cao, bay xa. Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người.

Trong cuộc sống hằng ngày mỗi người chọn cho mình những cách thể hiện khác nhau hình thành lên những cách sống khác nhau: sống đẹp, sống có ích và lối sống ích kỷ, buông thả thậm chí chìm trong vòng tội lỗi. Như vậy "sống đẹp" là một lối sống tích cực mà mỗi người cần phải hướng tới. Nhưng sống thế nào mới là lối "sống đẹp" còn là điều băn khoăn của rất nhiều người.

"Đẹp" không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. "Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha ... Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người. Một sáng đến trường bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ quỹ “vì người nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp.

Sống đẹp là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong lịch sử của dân tộc có biết bao tấm gương về sống đẹp: Trần Hưng Đạo, Trưng Nhị, Trưng Trắc, Trần Quốc Toản, chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Nguyễn Văn Trỗi,… vĩ đại hơn cả là Bác Hồ kính yêu. Họ là những người sống hết mình vì dân tộc vì cách mạng, vì nền độc lập, tự do của đất nước. Họ đã giành cả cuộc đời mình cho Tổ quốc. Họ là những anh hùng đã có công giữ nước, là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập, noi theo.

Bên cạnh đó cũng không hiếm những người có lối sông tiêu cực, đi ngược với luân lí và đạo đức. Đó là những tên bán nước, buôn người, những người đầu độc chính dân tộc mình bằng thuốc phiện, rượu cồn. Chính họ đã vấy bẩn bộ mặt xã hội, làm cho không ít dân ta trở nên nhu nhược, bần hèn. Đó là những tấm gương xấu đáng bị lên án và bài trừ. Thật vậy, để sông đẹp không phải là điều đơn giản. Ai cũng biết sống đẹp là như thế nào, nhưng không phải ai cũng biết sống thế nào cho đẹp. Bởi lẽ, cuộc sống hiện tại quá hỗn tạp, có nhiều luồng tư tưởng khác nhau, hoặc đồng điệu hoặc trái ngược nhau. Có những người sống thiên về vật chất mà vô tình đánh mất đi vẻ đẹp của tâm hồn. Trong khi sống đẹp đòi hỏi chúng ta phải thực sự tỉnh táo, biết nhận thức, biết yêu thương, biết giữ mình khỏi những cám dỗ của xã hội.

Sống đẹp không phải là chuyện một ngày, một bữa. Chúng ta không thể trở thành người sống đẹp chỉ trong một ngày, một giờ. Cần phải nhận thức đúng và rèn luyện thường xuyên. Lâu ngày sẽ trở thành thói quen, lối sống của ta sẽ dần được cải thiện. Sống đẹp không khó; chi khó khi ta lười biếng, e ngại hoặc chưa đủ quyết tâm, dễ dàng bỏ cuộc, buông xuôi, mặc cho dòng đời xô đẩy. Cuộc đời bạn phải do bạn quyết định. Có sống đẹp hay không cũng do ở nơi bạn. Đừng ngồi lì mãi thế! Cũng đừng mãi mê muội chạy theo những thứ phù phiếm mà đánh mất đi bản chất của mình! Đừng sống phí tuổi thanh xuân cho những trò vui vô bổ, những thói ăn chơi trụy lạc! Mà bạn hãy trao dổi kiến thức, sinh hoạt, vui chơi lành mạnh, tham gia các hoạt động xã hội như giúp đỡ người nghèo, các em bé mồ côi, các cụ già ốm đau, không nơi nương tựa.

Sẽ sống đẹp nếu con người có mục tiêu, có lý tưởng hợp lý, vừa sức và hài hòa giữa các giá trị. Giá trị vật chất, giá trị nhân văn, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mỹ... phải thực sự hài hòa trong quan hệ tương tác sẽ làm cho mỗi người sống đẹp hơn. Thật sự bất hợp lý và thiếu toàn diện nếu như con người thiếu động cơ sống hay thiếu động cơ đích thực và chân chính. Sống đẹp mãi là động lực để mỗi người phấn đấu nếu như mỗi người biết cống hiến, biết hy sinh và có bản lĩnh sống!

Hãy mở rộng lòng mình, đem yêu thương sưởi ấm cho những trái tim ướt lạnh trước sóng gió của cuộc đời. Hãy biết cho đi để được nhận lại: tình yêu thương, niềm tin và hy vọng. Sống đẹp là lối sống mà ai ai cũng muốn có được. Sống phải biết học tập và rèn luyện đúng cách thì lối sống ấy mới tồn tại và phát triển. Không ai sống đẹp ngay từ lúc lọt lòng. Bởi vậy, học tập và rèn luyện đúng cách là con đường duy nhất đưa ta đến với một lối sống văn minh, một lối sống đẹp. Bạn còn chờ gì nữa ?

Hãy bắt đầu từ hôm nay, và ngay bây giờ ! Bạn thực sự muốn mình là một ngưòi "Sống đẹp".

Tôi từng đọc một bài thơ nghe qua tưởng chỉ là thơ vui nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc:

"Khi anh sinh ra
Mọi người đều cười
Riêng anh thì khóc tu tu
Hãy sống sao để khi chết đi
Mọi người đều khóc
Còn môi anh thì nở nụ cười"

Bạn và tôi, hãy tự chiêm nghiệm cho mình lối sống đẹp để khi ở cuối con đường, chúng ta đều mỉm cười mãn nguyện !

Bình luận (0)
IF
8 tháng 5 2019 lúc 10:43

Cuộc sống luôn có những quy tắc và chuẩn mực của nó. Và con người sống cũng đều tuân theo nó. Những lối sống, phong cách sống luôn là điều mà mọi người quan tâm. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, có rất nhiều những nền văn hóa khác nhau du nhập vào Việt Nam. Những nền văn hóa ấy cũng kéo theo những suy nghĩ, lối sống mới. Người Việt dễ dàng hòa nhập với chúng đặc biệt là giới trẻ. Điều đó cũng không hề xấu. Biết hội nhập là tốt, biết học hỏi những điều mới là hay. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra chính là người trẻ, sống mới nhưng vẫn phải đẹp. Tuổi trẻ phải sống đẹp. 

Để nói về vấn đề này, đầu tiên ta phải hiểu sống đẹp là gì, là như thế nào. Chắc chắn, sống đẹp là sống tốt rồi. Bởi đã "đẹp" đương nhiên phải là hợp lý. "Sống đẹp" là sống phù hợp với đạo lý, với những chuẩn mực của xã hội. Sống biết yêu thương, biết sẻ chia. Sống có hoài bão và ước mơ. Sống cho đúng với lương tâm con người, đúng với những lí tưởng cao cả đúng đắn mà mình hướng tới. Sống đẹp là sống với một tâm hồn đẹp. Vậy thế nào là đạo lý, là chuẩn mực xã hôi, là lí tưởng cao cả? Những điều đó có thể là những đạo lý của con người Việt từ xưa đến nay như yêu nước thương nòi, khiêm tốn, kiên trì, giản dị, giàu lòng nhân ái; có thể là lí tưởng xây dựng xã hội chủ nghĩa, những mục tiêu hiện đại hóa đất nước… Biết yêu thương là biết đồng cảm, sẻ chia chân thành với những người thân, những người xung quanh mình, những mảnh đời éo le hơn nếu có thể. Sống có hoài bão, ước mơ. Với những đam mê và ước mơ của mình có trách nhiệm và hành động để đạt được chúng. Không ai có thể sống tốt nếu không có những ước mơ dẫn đường. Ước mơ chính là kim chỉ nam giúp ta chọn con đường để đi tới. Nhiều người bạn của tôi sống mà không có bất cứ một ước mơ nào, họ không biết mình thích gì, cứ đi mà không biết cái đích mình đến là đâu. Chính vì vậy mà họ lãng phí thời gian và tiền bạc của mình vào những trò tiêu khiển không điểm dừng. Rồi dần dần, họ sống buông thả lúc nào không hay, đến khi quay đầu lại cũng đã quá muộn. Những trường hợp như tôi kể trên rất nhiều. Bạn không tin chỉ cần vài thao tác nhỏ trên mạng cũng có thể thấy hàng loạt những lời kêu ca về họ. Sống đẹp không chỉ được thể hiện ở phong cách sống mà còn ở cách ăn nói, đối nhân xử thế, cách mà ta nhìn nhận cuộc đời. Trước hết là lời ăn tiếng nói. Tiếng nói không chỉ mang nét đặc trưng của vùng miền nơi bạn sinh sống mà còn thể hiện trình độ của bạn. Bởi người khôn khéo và có học thức không bao giờ sử dụng những lời tục tĩu, lăng mạ như mấy bà bán cá ngoài chợ được. Ngôn ngữ sử dụng đều được lựa chọn sao cho phù hợp nhất nhưng vẫn có khả năng diễn đạt thái độ và tâm ý của người nói. Những lời nói phải được sử dụng sao cho phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đôi bên. Chẳng hạn giao tiếp với sếp thì dùng một lối nói, về nhà nói chuyện với ba mẹ một lối nói…. Việc giao tiếp với người xung quanh là một cơ hội để cho họ biết được tâm hồn cũng như tính cách của mình. Và việc bạn sống đẹp hay không cũng được đánh giá qua những lời nói ấy. Cách đối nhân xử thế cũng là mặt biểu hiện hết sức quan trọng. Yếu tố này thể hiện rõ nhất phong cách sống của bạn. Bạn đối xử với bề trên như thế nào, với bạn bè anh em như thế nào,với những người xung quanh, với kẻ thù, những người ganh ghét bạn như thế nào đều thể hiện rõ. Bạn hào nhã với họ, bạn không chấp nhặt phản bội, đâm sau lưng hoặc tìm cách hãm hại họ đó là sống đẹp. Bạn bao dung với những người làm tổn thương bạn đó là sống đẹp. Bạn biết đồng cảm với những người bất hạnh hơn mình cũng là sống đẹp. Bạn sống với một tâm thế lạc quan yêu đời đó cũng là sống đẹp.

Phần nào hiểu qua sống đẹp là gì, câu hỏi đặt ra cho chúng ta lại là:"Tại sao tuổi trẻ lại phải sống đẹp?". Thì tôi có thể giải thích đầu tiên tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt của xã hội. Tuổi trẻ với vai trò dựng xây đất nước, nằm trong độ tuổi lao động, là động lực phát triển đất nước. Sứ mệnh của tuổi trẻ là dựng xây và bảo vệ Tổ Quốc. Nếu không sống đẹp, đất nước ấy sẽ chẳng thể phồn vinh, mà còn có nguy cơ rơi vào bạo loạn. Bởi đối lập với sống đẹp là ích kỉ, là độc ác tham lam, luôn mang trong mình dã tâm không tốt đẹp. Những lối sống ấy sẽ ăn mòn lương tri con người, làm cho xã hội ngày càng xuống ấp trầm trọng về mặt đạo đức xã hội, khiến xã hội không thể phát triển vững bền. Sống đẹp sẽ giúp cho con người có một nhân sinh quan đúng đắn, là tiền đề để xã hội phát triển theo chiều hướng tích cực. Là một người trong hàng ngũ tuổi trẻ, bạn hãy hăm hở, đam mê học hỏi để dựng xây nước nhà, rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi, tạo cho mình một lối sống đep, đúng đắn. Khi đó không những cuộc sống mỉm cười với bạn mà chính bạn cũng cảm thấy mình thanh thản và xứng đáng. Đừng đắm chìm mãi trong những trò tiêu khiển, đừng ngủ quên trong huyễn hoặc hão huyền. Hãy đứng lên và hành động để tiến về phía trước. Vì tương lai là do chính bạn tạo ra chứ không phải ai khác. Tấm gương sống đẹp nổi bật nhất chính là Bác Hồ vĩ đại của chúng ta. Với nhiệt huyết tuổi  trẻ của Người, Người đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm ra con đường cứa nước, tìm ra lối đi đúng đắn để giải phón cho dân tộc. Bởi vậy mà ngày nay, phong trào học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh luôn là phong trào sôi nổi của tuổi trẻ, những thanh niên, đoàn viên, đảng viên. Phong trào này không những thúc đẩy sự phát triển trong lối sống của đại bộ phận giới trẻ mà còn hình thành những tấm gương sống đẹp mới cho xã hội. 

Sống đẹp là một vấn đề chưa bao giờ là thôi cần thiết. Và tuổi trẻ phải sống đẹp là một điều tất yếu và quan trọng. Không một lĩnh vực nào mà tuổi trẻ bị khuất phục. Bởi vậy hãy rèn luyện cho mình một lối sống đẹp đúng nghĩa để không phí hoài tuổi xuân của chính bản thân mình. Vì "tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại" (Xuân Diệu) nên đừng để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa. Hãy thức tỉnh và hành động ngay hôm nay để làm giàu cho chính bản thân cũng như chuẩn bị cho một tương lai tươi sáng.

Chúc bạn học tốt nhé! Tk cho mk đi!

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
DH
8 tháng 8 2023 lúc 21:58

Bài 1: Ý nghĩa của nhan đề "Gió lạnh đầu mùa" là sự lạnh lẽo của thời tiết nhưng vẫn còn một chút ấm áp còn sót lại đó là sự ấm áp của tình người 

Bài 2: 

1. Mở đoạn: Khẳn định tầm quan trọng của lối sống đẹp

2. Thân đoạn: 

- Lối sống đẹp là lối sống văn minh và phù hợp với thời đại, hoàn cảnh. Và với việc duy trì lối sống đẹp chúng ta sẽ giữ dược trạng thái tinh thần thoải mái nhất. 

Ý nghĩa của việc sống đẹp: 

+ Học được cách yêu thương và đối xử tốt với mọi người xung quanh

+ Giữ được trạng thái tâm hồn thoải mái nhất, suy nghĩ lạc quan hơn 

+ Sống đẹp được mọi người yêu quý, kính trọng

+ Góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp 

=> Bài học nhận thức: chúng ta cần hình thành lối sống đẹp mỗi ngày 

- Liên hệ bản thân...

3. Kết đoạn: Em làm gì để sống đẹp

Bình luận (0)
TM
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
TH
20 tháng 4 2018 lúc 18:24

Ai đó đã nói: “Ở đời, đừng mượn hơi ai mà thở”, một câu nói ngắn gọn mà hàm súc đã nêu lên được thói quen xấu vốn đang là vấn đề nhức nhối trong giới trẻ Việt Nam hiện nay – thói quen ỷ lại. Và thông qua bức ảnh được nêu trên ta lại có cái nhìn rõ nét hơn về tật xấu ấy.

Bức ảnh miêu tả vô cùng rõ nét hình ảnh ngời mẹ đang chật vật đẩy xe dưới mưa tầm tã, nước ngập ngang chân. Điều đáng nói chính là trên chiếc xe ấy có con trai, một thanh niên trẻ tuổi đang ngồi và được bọc kỹ càng dưới cái áo mưa thân không dính một hạt nước.

Một bức ảnh mẹ đón con đi học về tưởng chừng bình thường nhưng thực chất đang tố cáo sự tiêu cực trong nhân phẩm của bạn trẻ trong tấm ảnh nói riêng và giới trẻ nói chung: Sự dựa dẫm, thiếu tính tự lập.

 Bài văn về sự dựa dẫm của nữ sinh lớp 11 khiến người lớn phải suy nghĩ

Bài văn của Bảo Ngân.

Ỷ lại, một thói quen thường gặp hay cụ thể hơn là những bạn trẻ Việt. Ỷ lại, tức sống bám, sống dựa vào người khác, thiếu đi tính độc lập, tự chủ cần có của một người.

Nếu bạn cảm thấy quen với việc có người luôn sẵn lòng giải quyết mọi vấn đề cho mình, thấy khó chịu khi thiếu sự chăm lo từng ly từng tí của người thân hay thích thú trước những cái được bày sẵn trước mắt, điều đó có nghĩa là bạn đã mắc bệnh sống dựa, sống bám.

Hay nói một cách tổng quát, ỷ lại là sống nhờ vả vào người khác, cảm thấy khó khăn, luôn né tránh việc “tự lực cánh sinh”.

Có một sự khác biệt ở thế hệ trẻ Việt Nam và thế hệ trẻ của các nước bạn, đó là khi ở tuổi 18, họ đã phải chuyển ra ngoài sống tự lập thì ở nước ta, thanh niên 23-24 tuổi vẫn ngồi ở nhà ngửa tay xin tiền bố mẹ là chuyện thường.

Không khó để bắt gặp những cảnh tượng bố mẹ đưa con đi học, đến giờ về lại đón, mặc cho con mình đã là học sinh cấp ba hay sinh viên đại học.

Ở nhà lại xuất hiện hình ảnh mẹ dọn dẹp phòng ốc cho con cái, giặt giũ, phơi phóng. Bố thì luôn miệng nhắc con học bài và đáp lại là đứa con “bảo bố” con đang bận chơi, hưởng thụ.

 Bài văn về sự dựa dẫm của nữ sinh lớp 11 khiến người lớn phải suy nghĩ

Cô giáo Nguyễn Thị Lâm cùng học trò.

Lại nói đến ở trên trường, giáo viên đọc, học sinh chép, Toán thì làm theo bài mẫu, Văn thì không có dàn ý – mười bài giống như một, không có sáng tạo, không một chút tư duy…

Tất cả những điều trên chính là bức tranh toàn cảnh về những mầm non tương lai của đất nước mà bức tranh trên chỉ là một mảnh ghép nhỏ.

Vậy còn đâu một tương lai của một dân tộc khi con người không thể tự lập, tự lo cho chính bản thân mình? Sự ỷ lại tạo ra lớp thanh niên lười nhác, thiếu kinh nghiệm, kỹ năng sống, luôn rụt rè, nhút nhát.

Không những thế ỷ lại còn bào mòn cả trí thông minh, sáng tạo của những cá nhân vốn tràn đầy nhiệt huyết, sự mới mẻ của tuổi trẻ.

Vậy nguyên nhân của thói xấu ấy là ở đâu? Kỳ lạ thay nói lại xuất phát từ tình thương, niềm hy vọng. Cha mẹ quá yêu con, xót con nên “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, không dám cho con tiếp xúc với đời, sợ con vấp ngã mà bao bọc con thật kỹ dưới đôi cánh của mình.

Nhưng một sai lầm mà bậc phụ huynh không nhận ra đó là họ đã vô tình ngăn cản sự trưởng thành, phát triển của con mình khiến chúng trở nên nhút nhát, hướng nội, hình thành tâm lý trông đợi ở người khác.

Sau này khi ra đời chúng sẽ không tránh được sự bỡ ngỡ, hoảng sợ trước cuộc sống quá sức bấp bênh do chúng tựa như cây dương xỉ sống bám cây cổ thụ. Một khi cổ thụ già yếu như cha mẹ có lúc không trụ vững nữa thì dương xỉ cũng khó mà tồn tại.

Lại nói đến ở trường do chạy theo thành tích, điểm cao mà vô tình tạo ra phương pháp “học vẹt”, “học tủ”. Đây chính là sự giết chết tri thức, tạo ra vỏ ngoài hào nhoáng nhưng bên trong mục ruỗng. Đây cũng là một trong những lý do mà hiệu quả làm việc nhóm của người Việt luôn thấp.

Người này ỷ lại người kia, người kia dựa kẻ nọ tạo ra phản ứng dây chuyền để tất cả đều sụp đổ. Cũng không thể hoàn toàn do bố mẹ và thầy cô mà còn ở chính những con người trẻ tuổi lười nhác, luôn lợi dụng sự quan tâm của mọi người để trốn tránh trách nhiệm, thiếu tinh thần cầu tiến, thiếu đam mê và ước mơ.

Đó là tất cả những gì đang kìm hãm sự tiến bộ của thế hệ trẻ Việt hiện tại. Một minh chứng cụ thể là thay vì đứng xuống phụ mẹ để xe có thể đi nhanh hơn thì cậu thanh niên cao lớn lại để mẹ ốm yếu đẩy xe còn mình thì ung dung ngồi sau.

Điều này vừa khiến bản thân mình bị người khác chê cười, xem thường vừa thể hiện một nhân cách dựa dẫm “bám váy mẹ”. Trong khi ở cái tuổi đó đáng lẽ phải chở mẹ đi chứ không phải ngồi co ro trú mưa như thế.

Để cải thiện liệu có còn kịp! Không có gì là không thể nhưng cần có quyết tâm. Trước hết là ở chính các bạn trẻ, phải có tính tự giác, tự phụ giúp cha mẹ, tự làm việc của chính mình.

Thoát ra khỏi cuộc sống khuôn mẫu, sự áp đặt để thoát ra khỏi cuộc sống ăn bám, nhàm chán, tạo cho bản thân một hình tượng tự lập “Đầu đội trời, chân đạp đất”.

Về cha mẹ thì nên nới vòng tay để con mình có thể thỏa sức vươn đôi cánh ra ngoài, để chúng bước đi, tự đứng lên khi ngã, dạy cho chúng kỹ năng sống, đẩy chúng ra đời, tự sống, tự sinh tồn.

Nhà trường thì nên bỏ việc giải đáp mọi thắc mắc của học sinh, thay vào đó nên để học sinh tự tìm hiểu, khám phá, khơi dậy trong trong chúng sự tò mò, đam mê để tự thấy hứng thú và có động lực để làm tốt.

Theo phương châm: Không có người giúp thì sẽ chẳng có kẻ nhờ, khi chúng thiếu cần, chúng ta có thể cho họ mượn cần để tự câu một con cá.

Thay đổi phương pháp giáo dục là biện pháp tốt nhất để thay đổi các thói quen ỷ lại trước khi chúng cắm rễ vào giới trẻ. Đây là công cuộc cần sự hỗ trợ của tất cả mọi người, của toàn xã hội vì một tương lai tươi đẹp của toàn đất nước.

Tóm lại, thói xấu ăn bám vào gia đình, thầy cô là vấn nạn cấp thiết được xử lý ở nước ta. Nên cha mẹ đừng vì tình cảm của mình mà lỡ tay làm hại con cái. Đừng vì thành tích ảo mà phá vỡ trí tưởng tượng của mầm non đất nước. Và quan trọng nhất, đừng vì biếng nhác mà làm hỏng tương lai.

Vì giúp Tổ quốc vươn lên, theo kịp các nước bạn, mỗi người dân cần có trách nhiệm đẩy lùi thói ỷ lại, phòng ngừa việc sống bám, đừng là cây dương xỉ mà hãy là một gốc cổ thụ.

Bình luận (0)
IS
27 tháng 2 2020 lúc 21:16

Ai đó đã nói: “Ở đời, đừng mượn hơi ai mà thở”, một câu nói ngắn gọn mà hàm súc đã nêu lên được thói quen xấu vốn đang là vấn đề nhức nhối
trong giới trẻ Việt Nam hiện nay – thói quen ỷ lại. Và thông qua bức ảnh được nêu trên ta lại có cái nhìn rõ nét hơn về tật xấu ấy.
Bức ảnh miêu tả vô cùng rõ nét hình ảnh ngời mẹ đang chật vật đẩy xe dưới mưa tầm tã, nước ngập ngang chân. Điều đáng nói chính là trên chiếc
xe ấy có con trai, một thanh niên trẻ tuổi đang ngồi và được bọc kỹ càng dưới cái áo mưa thân không dính một hạt nước.
Một bức ảnh mẹ đón con đi học về tưởng chừng bình thường nhưng thực chất đang tố cáo sự tiêu cực trong nhân phẩm của bạn trẻ trong tấm ảnh
nói riêng và giới trẻ nói chung: Sự dựa dẫm, thiếu tính tự lập.
Bài văn của Bảo Ngân.
Ỷ lại, một thói quen thường gặp hay cụ thể hơn là những bạn trẻ Việt. Ỷ lại, tức sống bám, sống dựa vào người khác, thiếu đi tính độc lập, tự chủ cần
có của một người.
Nếu bạn cảm thấy quen với việc có người luôn sẵn lòng giải quyết mọi vấn đề cho mình, thấy khó chịu khi thiếu sự chăm lo từng ly từng tí của
người thân hay thích thú trước những cái được bày sẵn trước mắt, điều đó có nghĩa là bạn đã mắc bệnh sống dựa, sống bám.
Hay nói một cách tổng quát, ỷ lại là sống nhờ vả vào người khác, cảm thấy khó khăn, luôn né tránh việc “tự lực cánh sinh”.
Có một sự khác biệt ở thế hệ trẻ Việt Nam và thế hệ trẻ của các nước bạn, đó là khi ở tuổi 18, họ đã phải chuyển ra ngoài sống tự lập thì ở nước ta,
thanh niên 23-24 tuổi vẫn ngồi ở nhà ngửa tay xin tiền bố mẹ là chuyện thường.
Không khó để bắt gặp những cảnh tượng bố mẹ đưa con đi học, đến giờ về lại đón, mặc cho con mình đã là học sinh cấp ba hay sinh viên đại học.
Ở nhà lại xuất hiện hình ảnh mẹ dọn dẹp phòng ốc cho con cái, giặt giũ, phơi phóng. Bố thì luôn miệng nhắc con học bài và đáp lại là đứa con “bảo
bố” con đang bận chơi, hưởng thụ.
Cô giáo Nguyễn Thị Lâm cùng học trò.
Lại nói đến ở trên trường, giáo viên đọc, học sinh chép, Toán thì làm theo bài mẫu, Văn thì không có dàn ý – mười bài giống như một, không có
sáng tạo, không một chút tư duy…
Tất cả những điều trên chính là bức tranh toàn cảnh về những mầm non tương lai của đất nước mà bức tranh trên chỉ là một mảnh ghép nhỏ.
Vậy còn đâu một tương lai của một dân tộc khi con người không thể tự lập, tự lo cho chính bản thân mình? Sự ỷ lại tạo ra lớp thanh niên lười nhác,
thiếu kinh nghiệm, kỹ năng sống, luôn rụt rè, nhút nhát.
Không những thế ỷ lại còn bào mòn cả trí thông minh, sáng tạo của những cá nhân vốn tràn đầy nhiệt huyết, sự mới mẻ của tuổi trẻ.
Vậy nguyên nhân của thói xấu ấy là ở đâu? Kỳ lạ thay nói lại xuất phát từ tình thương, niềm hy vọng. Cha mẹ quá yêu con, xót con nên “nâng như
nâng trứng, hứng như hứng hoa”, không dám cho con tiếp xúc với đời, sợ con vấp ngã mà bao bọc con thật kỹ dưới đôi cánh của mình.
Nhưng một sai lầm mà bậc phụ huynh không nhận ra đó là họ đã vô tình ngăn cản sự trưởng thành, phát triển của con mình khiến chúng trở nên
nhút nhát, hướng nội, hình thành tâm lý trông đợi ở người khác.
Sau này khi ra đời chúng sẽ không tránh được sự bỡ ngỡ, hoảng sợ trước cuộc sống quá sức bấp bênh do chúng tựa như cây dương xỉ sống bám
cây cổ thụ. Một khi cổ thụ già yếu như cha mẹ có lúc không trụ vững nữa thì dương xỉ cũng khó mà tồn tại.
Lại nói đến ở trường do chạy theo thành tích, điểm cao mà vô tình tạo ra phương pháp “học vẹt”, “học tủ”. Đây chính là sự giết chết tri thức, tạo ra
vỏ ngoài hào nhoáng nhưng bên trong mục ruỗng. Đây cũng là một trong những lý do mà hiệu quả làm việc nhóm của người Việt luôn thấp.
Người này ỷ lại người kia, người kia dựa kẻ nọ tạo ra phản ứng dây chuyền để tất cả đều sụp đổ. Cũng không thể hoàn toàn do bố mẹ và thầy cô
mà còn ở chính những con người trẻ tuổi lười nhác, luôn lợi dụng sự quan tâm của mọi người để trốn tránh trách nhiệm, thiếu tinh thần cầu tiến,
thiếu đam mê và ước mơ.
Đó là tất cả những gì đang kìm hãm sự tiến bộ của thế hệ trẻ Việt hiện tại. Một minh chứng cụ thể là thay vì đứng xuống phụ mẹ để xe có thể đi
nhanh hơn thì cậu thanh niên cao lớn lại để mẹ ốm yếu đẩy xe còn mình thì ung dung ngồi sau.
Điều này vừa khiến bản thân mình bị người khác chê cười, xem thường vừa thể hiện một nhân cách dựa dẫm “bám váy mẹ”. Trong khi ở cái tuổi đó
đáng lẽ phải chở mẹ đi chứ không phải ngồi co ro trú mưa như thế.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
CV
Xem chi tiết
MN
26 tháng 4 2019 lúc 20:56

Tham khảo:

Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, vì vậy mà sự cống hiến của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng. Cống hiến là sự hy sinh của bản thân, không màng đến lợi ích cá nhân mà làm việc hết mình vì người khác, vì một tập thể, một cộng đồng. Ta có thể bắt gặp sự cống hiến của thế hệ trẻ ở mọi nơi. Trong thời kỳ kháng chiến, những thế hệ trẻ ấy đã xung phong đi đầu, cống hiến hết mình cho Tổ quốc, bỏ lại cả tuổi thanh xuân, những ước mơ hoài bão cống hiến một phần sức lực nhỏ bé để làm nên chiến thắng cho dân tộc. Không chỉ trong kháng chiến mà khi đã trở về với cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc, họ cũng luôn âm thầm cống hiến cho đất nước. Có thể thấy sự cống hiến của thế hệ trẻ là vô cùng đa dạng. Những học sinh đang ngày đêm miệt mài, say mê học tập để mang lại cho đất nước những tấm huy chương quý giá cũng là một sự cống hiến lớn lao đối với đất nước. Những thanh, thiếu niên ngày ngày tìm tòi, học hỏi, khám phá, sáng tạo những thành tựu mới cũng là một sự cống hiến sâu sắc,… Tất cả những sự cống hiến ấy thật cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc. Việc làm ấy không chỉ giúp thế hệ trẻ có những hiểu biết sâu rộng, làm nền tảng để bước vào tương lai, thể hiện một phong cách sống cao đẹp mà còn giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định mình trước toàn thế giới. Chính vì những lợi ích to lớn như vậy mà thế hệ trẻ phải biết cách gìn giữ và phát huy hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để giúp đất nước ngày càng phát triển. Song, bên cạnh việc thế hệ trẻ biết cống hiến cho đất nước thì một số bạn trẻ khác lại chỉ biết mưu cầu lợi ích riêng, không biết cống hiến, ta phải lên án những hành động ích kỷ đó và bài trừ nó để xã hội được phát triển tốt hơn. Việc cống hiến của thế hệ trẻ đối với đất nước là vô cùng quan trọng và là một hành động cao đẹp. Là học sinh, những thế hệ trẻ của đất nước, tôi cũng như các bạn hãy góp một phần nhỏ bé của mình để cống hiến cho quê hương Việt Nam ngày càng giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc năm Châu như Bác Hồ luôn mong ước.

Bình luận (0)
CV
26 tháng 4 2019 lúc 20:48

Thảo Phương, Trần Thị Hà My, Nguyen, Huỳnh lê thảo vy, Hoàng Minh Nguyệt, Quang Nhân, Tường Vy, Lê Ngọc Ánh , Cute phô mai que, Lê Thị Mỹ Duyên, Trần Thọ Đạt, Phùng Tuệ Minh, Linh Phương, Nguyễn Trần Thành Đạt, Mai Nguyễn, Đỗ Hương Giang, Nguyễn Phương Thảo, trần thị diệu linh, Nguyễn Thị Hồng Nhung,..

Bình luận (0)
HV
26 tháng 4 2019 lúc 20:50

Peter Marshall - Giáo của Thượng nghị viện Mỹ từng nói: “Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến”. Cống hiến là đóng góp công sức, đóng góp những thứ từ bình thường đến quý giá cho sự nghiệp chung của mọi người, của đất nước. Suy rộng hơn, cống hiến chính là góp phần xây dựng thế giới ngày một văn minh, tân tiến hơn. Người biết cống hiến được tôn trọng và kính nể rất nhiều. Bởi khi ta biết cống hiến, chính là lúc ta biết đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Biết hi sinh lợi ích của mình vì cộng đồng. Để làm được điều này, ta cần phải mở rộng tầm nhìn của mình đối với thế giới, tránh xa những nông cạn, vị kỉ, nhỏ nhen. Việc cống hiến còn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và tâm hồn mình hơn, như biết bao dung hơn, trở thành người quảng đại hơn, yêu thương con người nhiều hơn. “Cống hiến”- hai chữ với hai thanh sắc- khiến ta liên tưởng đến điều gì lớn lao, xa xăm, ta nghĩ chỉ những người xuất chúng mới có khả năng cống hiến cho nhân loại. Như những sáng tạo, những phát minh, tìm kiếm khoa học được đánh giá cao của Mark Zuckerberg - ông chủ của trang mạng xã hội lớn nhất thế giới - Facebook; Marie Curie với phát hiện vĩ đại cho nền công nghiệp phóng xạ - Uranium. Nhưng chữ “cống hiến” cũng rất đời thường. Đó là sự chăm chỉ lao động cùa người nông dân, là sự miệt mài với công việc của người trí thức, là sự hăng say trong học tập của lớp trẻ. Phải chăng đó là hình ảnh giản dị của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long, là các anh lính biên phòng hay hải đảo xa xôi đang ngày đêm canh giữ bình yên cho đất nước. Và cao hơn cả cống hiến, chính là đức hy sinh. Hãy nhớ về những vị anh hùng hữu danh, vô danh, họ đã hy sinh cả mạng sống để cho đất nước được yên tiếng súng, được độc lập tự do. Từ đó, nhắc nhở bản thân mỗi chúng ta phải biết sống vì mọi người, sống vì đất nước, dân tộc và “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
DH
24 tháng 6 2023 lúc 11:19

1. Giới thiệu vấn đề: Khẳng định vai trò của lối sống tự lập 

2. Thân bài: 

a. Giải thích

- Giải thích: Tự lập là tự giác làm những việc của bản thân mình mà không đợi ai nhắc nhở, chê trách, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào gia đình hay người khác.

- Bàn luận: 

+ Sống tự lập giúp bản thân hoàn thiện và trưởng thành hơn

+ Biết cách tự đứng lên bằng đôi chân của mình không chờ đợi sự giúp đỡ của người khác ( không ai có thể che chở ta khỏi giông tố mãi mãi, chúng ta phải tự mình học cách đón nhận nó ) 

+ Rèn luyện nhiều thói quen tốt: gọn gàng, tự biết chăm sóc cho bản thân...

Dẫn chứng: Thần đồng Đỗ Nhật Nam được mẹ dạy cho cách tự lập từ bé 

- Khẳng định vấn đề: Tự lập một lối sống đẹp của con người, nhất là với các bạn trẻ. Với việc tự lập từ sớm thì khi đương đầu mới biển lớn cuộc đời, chúng ta mới vững tay lái và phát huy được hết những khả năng của bản thân. 

-  Tự lập không có nghĩa là chủ nghĩa cá nhân ích kỉ, xa rời mọi người mà ngược lại cần xây dựng tinh thần tập thể. 

=> Liên hệ bản thân

 

 
Bình luận (0)
TP
23 tháng 6 2023 lúc 19:42

con ga co truoc hay qua trung co truoc

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
BK
Xem chi tiết
DH
4 tháng 8 2023 lúc 18:52

1. Mở bài: Khẳng định giá trị của lối sống chậm trong guồng quay cuộc sống phức tạp ngày hôm nay 

2. Thân bài: 

- Lối sống chậm: là cách sống không chạy theo sự vội vã thay đổi của cuộc sống ( thiên về việc tận hưởng ngắm nhìn những vẻ đẹp của cuộc sống 

- Suy nghĩ về lối sống chậm: 

+ Sống chậm để nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn. 

+ Sống chậm để học cách cân bằng cảm xúc sau khi vượt qua những khó khăn

+ Sống chậm để sống sâu hơn để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người trong cuộc sống. 

=> Bài học nhận thức: Mỗi chúng ta đều cần những phút giây để sống chậm lại, một lần nữa nhìn nhận lại bản thân, tự hoàn thiện từ bên trong đồng thời là học cách yêu thương chính mình và những người xung quanh. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên quá đắm chìm trong lối sống chậm vì có thể nó sẽ khiến chúng ta lạc hậu với sự biến thiên của xã hội và bị đào thải dần dần theo quy luật tự nhiên. 

=> Liên hệ bản thân

Bình luận (0)