Tả một dòng sông đẹp của quê hương qua quan sát và cảm nhận của em
Bài tập:
Câu 1:
Dòng sông quê hương luôn là kí ức đẹp nhất trong mỗi người.Bằng hiểu bết của mình hãy tả lại dòng sông quê hương em.
Câu 2:
Những chi tiết liên quan đến màu xanh của vùng sông nước Cà mau đem đến cho em cảm nhận gì?Hãy trình bày bằng một đoạn văn.
Câu 3:
Em hãy tả lại quang cảnh sân trường vào giờ ra chơi.
Tham khảo:
Câu 1:
ên đã thể hiện được những cảnh vật gần gũi và có giá trị ý nghĩa nhất đối với cuộc sống của mỗi chúng ta, những hình ảnh giá trị đó là đưa cho em có cảm giác gần gũi và có giá trị nhiều nhất dành cho con người, những hình ảnh đó để lại cho chúng ta những cảm xúc rất đặc biệt và có nhiều ý nghĩa nhất, những hình ảnh mang lại những giá trị cho cuộc sống và ý nghĩa của mỗi người đó là cảm nhận được thi vị của cuộc sống và mỗi chúng ta đều có thể cảm nhận được tình cảm đó qua cách chúng ta sống và những tình cảm có giá trị dành cho quê hương.
Quê hương là nơi gắn bó và đã nuôi dưỡng chúng ta từ khi sinh ra và nó dang rộng vòng tay đón chúng ta vào lòng, những hình ảnh gần gũi và quen thuộc của quê hương đã thể hiện được mạnh mẽ điều đó và mang lại cho con người những ý nghĩa sâu sắc và có ý nghĩa nhất, tình cảm đó thể hiện được những niềm tin và giá trị lớn lao của mỗi người, quê hương của mỗi chúng ta đều có những hình ảnh quen thuộc và có giá trị mạnh mẽ nhất nó không chỉ làm cho cuộc sống của chúng ta được mở mang nhiều hơn mà giúp chúng ta sống tình cảm và có ý nghĩa cho cuộc sống của mình, những giá trị sống có giá trị và nó thực sự tạo nên những ý nghĩa sâu sắc khi cuộc đời của chúng ta đã trải qua và được thưởng thức những hương vị của cuộc sống đem tặng.
Dòng sông quê hương chính là biểu tượng dòng sông tâm hồn, ngoài biểu tượng đó là hình ảnh do tạo hóa tạo nên thì nó cũng mang vẻ đẹp rất lớn và vô cùng sâu sắc dành cho mỗi người giá trị của nó không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp bên ngoài mà còn có giá trị rất lớn lao cho cuộc sống của những người dân, nó đem lại nước tưới cho nông nghiệp, cung cấp nước cho mùa màng bội thu, giá trị của nó thật đáng cho chúng ta trân trọng và hiểu biết về ý nghĩa và hạnh phúc do nó đem lại. Những giá trị to lớn mà nó đem lại làm cho chúng ta được hạnh phúc và bớt đi những nhọc nhằn suy nghĩ của người nông dân Việt Nam.
Hình ảnh dòng sông quê hương luôn thấm đẫm trong tâm hồn của em, bởi nó là dòng sông của những hình ảnh gần gũi với lứa tuổi trẻ thơ của em, mà nó còn đem lại những giá trị to lớn và mạnh mẽ cho mỗi người và đặc biệt là những người dân lao động, nó làm cho mùa màng bội thu bởi đây là nguồn cung cấp nước rất quan trọng của rất nhiều vùng.
Câu 2:
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống. Cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác như được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
Câu 3:
Tùng, tùng, tùng..., một hồi trống ngắn vang lên báo hiệu đã đến giờ ra chơi sau tiết hai. Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ. Sân trường đang vắng vẻ, lặng lẽ, phút chốc đã rộn rã tiếng nói tiếng cười của mấy trăm học sinh đang tung tăng chạy nhảy.
Một hồi trống dài thôi thúc, báo hiệu tiết mục thể dục giữa giờ bắt đầu. Chúng em nhanh nhẹn xếp thành hàng đúng theo vị trí quen thuộc, mỗi người cách nhau một sải tay. Theo tiếng trống, từng động tác được thực hiện nhịp nhàng đều đặn. Những cánh tay mềm mại quay trái, quay phải. Bao gương mặt hồn nhiên tươi rói dưới ánh nắng mai.
"Khoẻ, khoẻ!". Tiếng hô đồng thanh vang động cả sân trường làm cho mấy chú chim sâu, chim sẻ sợ hãi bay vút lên cao.
Tiếp sau đó là giờ chơi của chúng em. Mỗi nhóm tìm đến một góc sân để chơi những trò quen thuộc như: Nhảy dây, đuổi bắt, kéo co... Dưới gốc cây bàng già, bốn bạn nữ Thu, Ngọc, Lan, Hương đang chụm đầu vào nhau, không biết kể chuyện gì mà cùng cười rúc rích. Cách đó không xa, tốp nam lớp 6C đá cầu. Trái cầu làm bằng những vòng cao su tròn nhiều màu, ở giữa cắm mấy chiếc lông ngỗng trắng, vun vút bay đi bay lại. Tiếng bàn tán nổi lên, xen lẫn tiếng cười nói thật là vui nhộn, ồn ào nhất là đám kéo co. Mỗi bên có tới hàng chục người, người này ôm ngang lưng người khác. Đứng đầu hai bên là Nam và Đức, hai bạn đều to khoẻ ngang nhau. Sau tiếng hô dõng dạc của trọng tài Hoàng, hai bên cong lưng, xoãi chân, bậm môi, ra sức kéo. Một hồi lâu vẫn chưa phân thắng bại. Bất chợt, Nam buông tay làm cho các bạn té ngửa, nằm chồng lên nhau ngổn ngang dưới đất. Những tràng vỗ tay, reo hò vang động.
Giờ chơi trôi qua nhanh chóng. Tiếng trống báo giờ vào học đã điểm. Chúng em nhanh chóng trở về lớp, gương mặt ai nấy đều toát lên vẻ vui tươi, rạng rỡ thật đáng yêu. Thời gian ra chơi tuy ngắn nhưng đã đem lại cho chúng em sự thoải mái về mặt thể chất và tinh thần để chúng em tiếp tục học tập được tốt hơn.
Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp và thanh bình ( cánh đồng lúa, con đường làng, dòng sông hiền hòa, ... Em hãy tả một cảnh thiên nhiên đẹp của quê hương mà em thích.
-Tham khảo-
Cánh đồng lúa là nơi mà em yêu thích nhất. Vào những ngày nghỉ, em thường ra thăm ruộng lúa, hít thở bầu không khí thơm lừng ở đó. Ruộng lúa quê em luôn xinh tươi trong mắt em, nhưng nó đẹp nhất chắc chính là vào những ngày mà lúa đã chín vàng.
Đó là những ngày mùa hè nóng bức, nắng đa già, chuyển màu vàng cam, gay gắt, chói lóa đến mức khó mà nhìn thẳng lên vòm mây trên kia. Phía dưới, cả cảnh đồng lúa rộng mênh mông cũng đã chín vàng, nhưng là màu vàng dịu, mát mắt và nồng nàn. Những cây lúa nay đã cao lớn và đầy đặn, chín vàng từ dưới gốc. Chúng chen chúc nhau trong từng thửa ruộng đến vô tình mà che cả lối đi. Nếu muốn di chuyển thì phải lấy tay gạt lúa. Thế nên, nhìn từ trên cao, cả cánh đồng như một thảm lụa đang được phơi giữa trời. Những hạt lúa mặc áo vàng, thân hình tròn đầy, bụ bẫm, hồn nhiên lúc lắc trên cây lúa, chờ ngày được đón về kho rộng. Vì gánh nhiều hạt lúa, thân lúa nào cũng cong trĩu xuống, giống cái lưỡi liềm. Cũng tại thân lúa cong xuống, nên thuở ruộng lại càng trở nên chật chội. Mỗi khi có gió thổi qua, những bông lúa lại đung đưa, chụm đầu vào nhau, tạo nên âm thanh xì xào như chúng đang bàn tán sôi nổi về điều gì đó vậy. Theo hương gió, là mùi thơm nồng nàn của lúa chín, thôi thúc người ta sớm rước chúng về nhà.
Dọc các thửa ruộng, thường được bắt gặp những cô chú nông dân ra thăm lúa. Họ xem xét, trò chuyện để hẹn ngày thu hoạch. Trên các cành cây, những chú chim sẻ ríu rít chờ đợi những bông lúa được hái xuống để có một chầu no nê. Đằng xa phía chân trời, mấy cánh cò trắng muốt bảng lảng lướt qua rồi mất hút phía cuối biển vàng.
Khung cảnh cánh đồng lúa chín thực sự là khung cảnh vô cùng xinh đẹp. Đó không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên, mà còn là vẻ đẹp của thành quả lao động. Nó đem đến niềm vui và hạnh phúc cho người nông dân.
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của quê hương, đất nước được gợi tả qua bài thơ “Bức tranh quê” của tác giả Thu Hà.
PHẦN III : TẬP LÀM VĂN 1. Hãy miêu tả một cảnh đẹp mà em đã có dịp quan sát ( Cảnh bình minh, cảnh biển, cảnh sông Hồng quê hương, ... )
Biển là món quà kỳ diệu mà tạo hóa đã ban tặng cho con người, là nơi ôm ấp bao hoài bão ước mơ của con người dân biển, là nơi mang lại cho nơi đó một sự phù phú, êm dịu và man mác nơi trái tim mỗi người mỗi khi đứng trước biển.
Biển đẹp lắm, mỗi một thời gian trong ngày biển lại khoác lên mình một chiếc áo lộng lẫy khác nhau, mang một vẻ đẹp và một tâm hồn mới. Buổi chiều khi nắng trải dài buông những tia nắng cuối ngày yếu ớt xuống cảnh vật xung quanh biển lại nhẹ nhàng hòa mình vào nhịp sống vào cảnh vật cuối ngày. Vào mỗi thời điểm biển lại mang đến cho con người cảm giác thư thái, những cảm xúc mới mẻ về cuộc sống tạo nên những sắc màu mới lạ cho con người.
Ánh nắng dịu nhẹ lan xuống như đùa giỡn với từng con sóng nhấp nhô trên biển, mang theo cảm xúc tiếc nuối, yêu mến thiên nhiên, cảnh vật nhạt nhòa. Ngoài khơi từng con thuyền đã cùng nhau cập bến để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Gió thổi cánh buồm phơi phới như đang hòa cùng gió hát vang bài ca của biển. Đâu đó ánh lên nụ cười giòn vang của những người dân chài lưới với những khoang cá đầy.
Biển lúc này không còn màu xanh lam ngọc bích nữa mà thay vào đó là một chiếc áo kim cương lấp lánh. Trong mắt tôi biển thật đẹp và tôi như một sinh vật nhỏ bé đang chờ biển nhẹ nhàng ôm ấp trong vòng tay dịu hiền. Biển thật đẹp dù là bình minh hay khi hoàng hôn buông xuống, biển thật hiền hòa dịu êm. Nếu yêu biển hãy đến bên biển để được ngắm nhìn, được chìm đắm trong vẻ đẹp hoang sơ mà rất dịu hiền êm ả.
Tham khảo:
Từ lâu khi nhắc đến Đà Nẵng là người ta không quên tặng cho thành phố này cái tên - thành phố biển. Đà Nẵng - quê hương yêu dấu của tôi đã nhận được sự ưu ái của thiên nhiên bởi có rất nhiều cảnh đẹp, đặc biệt là có biển hoang sơ và quyến rũ hệt như một bức tranh đẹp mà người họa sĩ đã kỳ công vẽ lên.
Biển Mỹ Khê là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Khác với những bãi biển khác, biển ở đây có những đợt sóng xô thật nhỏ chứ không hề mãnh liệt, ồn ào. Nước biển ở đây tưởng như có ai đó vô tình đánh đổ lọ mực xanh xuống nước. Biển xanh và sạch hơn rất nhiều, nước không hề bị ô nhiễm và có độ mặn an toàn là 60%. Đến với biển Đà Nẵng quê tôi, bạn như sẽ thấy được có rất nhiều bãi tắm ở bán Đảo Sơn Trà. Những bãi biển ở đây lại có rất nhiều san hô cũng như một nguồn động thực vật thật phong phú.
Bãi tắm có độ dốc lớn làm cho tôi thêm hào hứng hơn. Những dải cát dài trắng mịn như nhung. Chẳng còn gì tuyệt vời hơn là được bước chân dưới cát, nhìn từ xa đã thấy được sóng biển ôn hòa. Không những vậy, nước biển trong xanh ấm áp quanh năm yên ả bên hàng dừa giống hệt chiếc lược khổng lồ đang thơ mộng bao quanh biển và vô tình chải vào mây xanh nữa.
Biển thường đẹp và yên bình vào buổi sáng sớm đó chính là buổi bình minh. Nó dường như vô cùng bình dị cũng như thật thân thương biết bao nhiêu. Biển sớm mai khi ánh nắng mặt trời nhô lên thì toàn cảnh biển giống như một bức tranh tuyệt đẹp và ánh nắng như dát vàng trên biển.
Bình minh như biến thành một tấm gương khổng lồ tuyệt đẹp, tấm gương này cũng đã khéo léo phản chiếu những sinh hoạt rất đời thường của những người dân chài lưới nơi đây. Cũng cùng với vẻ đẹp bình minh trên bãi biển Đà Nẵng thì khi hoàng hôn buông xuống bao phủ thì em cũng thấy được bãi biển Mỹ Khê khoác lên mình một tấm áo mới mang màu sắc trầm lặng, bãi biển giờ đây như cũng đã tĩnh mịch hơn, tạo nên một khung cảnh vô cùng diễm lệ cho bất cứ ai khi đến đây.
Du khách khi đến với biển Đà Nẵng chắc chắn còn muốn đến thăm lần nữa, và khi muốn về lại lưu luyến mãi không thôi. Điều đó khiến em cảm thấy vô cùng tự hào về quê hương của mình.
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) tả vẻ đẹp của dòng sông dựa vào ý thơ sau:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre.
(Tế Hanh, Nhớ con sông quê hương)
Tuổi thơ ai cũng được đắm mình với lời du ngọt ngào của mẹ, được vui chơi trong thế giới cổ tích đầy mầu sắc của bà, được thả hồn vào tiếng sao vi vu, câu hò trong veo ven sông và dòng sông quê nơi ấp ủ bao kỷ niệm êm đềm.
Dòng sông rộng mênh mông, uẩn khúc như một chú trăn xanh lớn cuồn cuộn đỏ ra biển cả. Nước sông xanh.mát lành.gợn sóng lăn tăn. Buổi sớm mai,ông mắt trời chiếu những tia nắng hồng yếu ớt xuống mặt sông. Mặt nước óng ánh,lấp lánh tưởng như dòng sông mặc chiếc áo lụa đào. Trưa xuống,ánh nắng trở lên chói chang, gay gắt. Dòng sông như đổ lửa, dòng lửa cuồn cuộn chảy ấp vào những rặng tre ven bờ. Chiều chiều mặt sông xanh biếc,gợn sóng lăn tăn. Lũ trẻ chúng tôi nhảy xuống tắm, đùa nghịch, vùng vẫy. Khi màn đêm buông xuống,chúng tôi chèo thuyền ra giữa sông ngắm trăng. Ánh trăng lung linh soi sáng xuống dòng sông. Sóng lăn tăn đập vaò mạn thuyền như ru chúng tôi ngủ.
Sông luôn là nỗi nhớ niềm thương của những người xa quê. Con sông yêu thương con sông thân thiện biết bao. Dù sau này có đi đâu, tôi luôn nhớ về quê, nhớ về dòng sông tuổi thơ nơi in dấu bao kỷ niệm.
Ký ức ùa về mãnh liệt trong một không gian lấp lánh ánh sáng và mở ra bao kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào thương mến. Bài thơ đánh động tâm tư của bao người con miền Nam, khi nhớ về những dòng sông miền Trung hầu như quanh năm xanh biếc. Màu xanh biếc còn là nỗi nhớ ánh xạ trong tâm hồn nhà thơ. Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người
Ký ức ùa về mãnh liệt trong một không gian lấp lánh ánh sáng và mở ra bao kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào thương mến. Bài thơ đánh động tâm tư của bao người con miền Nam, khi nhớ về những dòng sông miền Trung hầu như quanh năm xanh biếc. Màu xanh biếc còn là nỗi nhớ ánh xạ trong tâm hồn nhà thơ. Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người
qua VB sông nước cà mau em hãy miêu tả cảm nhận của em về quê hương mình
Trải khắp mọi nẻo đường trên đất nước Việt Nam, có 54 tỉnh thành. Với mỗi nơi, ta lại cảm nhận được một nét đẹp trong sinh hoạt đời sống và con người của mỗi vùng miền. Ví như, người Hà Nội thanh tao, lịch lãm, lời nói đĩnh đạc đúng mực, hay vùng đất miền trung quanh năm mưa lũ nhưng con người nơi đây lại luôn chăm chỉ, bền bỉ và giỏi giang hơn so với bất cứ vùng đất nào, và miền Nam thì lại là thiên đường nhiệt đới. Đâu đâu cũng có những nét đẹp riêng. Và hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau cảm nhận vẻ đẹp của phía cuối cùng của Tổ quốc- mũi Cà Mau qua tác phẩm Sông nước Cà Mau ( trích Đất rừng phương Nam)- tác giả Đoàn Giỏi nhé.
Cà Mau- vùng đất cuối cùng của tổ quốc là một vùng đất bằng phẳng với rất nhiều kênh rạch và những khu rừng ngập mặn trải dài, bao trùm cả một vùng rộng lớn. Tác giả Đoàn Giỏi đã miêu tả cả nơi đây như có sự hòa quyện, giao thoa giữa những màu xanh: màu xanh lục của cỏ cây, hoa lá, của những cánh rừng ngập mặn, màu xanh trong của làn nước dưới mỗi mạn thuyền hòa lẫn cùng màu thiên thanh của cả vùng trời rộng lớn. Ngày đêm, những cơn gió mang theo âm thanh của đất trời, của núi rừng khiến cho lòng người cảm thấy như được gần gũi với thiên nhiên hơn bao giờ hết. Ở kênh rạch Cà Mau có rất nhiều những con kệnh có những cái tên khác nhau, mỗi cái tên lại có một sự tích, một đặc điểm của riêng nó. Nhưng điểm chung giữa chúng chính là những cái tên ấy vô cùng gần gũi với những người con Cà Mau.
Nổi bật ở nơi đây chính là dòng sông Năm Căn. Tác giả miêu tả dòng sông với hình ảnh rộng lớn và hùng vĩ. Ngày ngày, nước ở con sông lại đổ về biển ầm ầm như thác, mang trong mình biết bao những tài nguyên, những đàn cá lớn hàng đàn giữa những đầu sóng trắng. Thế mới biết, thiên nhiên nơi đây vẫn còn hoang sơ và trong lành tới mức nào. Bao quanh phía ngoài của dòng sông chính là rừng đước với bạt ngàn biết bao những cây đước dựng đứng như thành trì bảo vệ cả dòng sông. Từng hàng, từng hàng nối tiếp nhau như bảo bọc, như thách thức. Đây chính là vẻ đẹp hoang sơ của dòng sông và khu rừng mà hiếm nơi đâu có thể có được. Bằng con mắt tinh tế và sống động, nhà văn đã sử dụng cả thị giác và thính giác của mình để nhìn ngắm và lắng nghe sự sống trong những cánh rừng đước trải dài kia. Ông đã sử dụng rất nhiều những động từ như “ thoát qua”,” đổ ra”,”xuôi giữa dòng” mà chúng ta đã có được cái nhìn tổng quát về phong cảnh ở nơi đây. Đi qua kênh rạch nơi đây cũng không phải là việc đơn giản, có những chỗ dòng nước chỉ nhẹ nhàng trôi, nhưng cũng có những nơi phải khó khăn và vất vả lắm mới có thể đi qua được. Ta cũng cảm thấy như những con kênh rạch này cũng giống như hỉnh ảnh khái quát trong cuộc đời của mỗi người, có những khi chúng ta được dễ dàng làm những điều mình muốn nhưng cũng có những lúc mọi thứ trở nên khó khăn, vất vả. Không chỉ miêu tả cảnh vật mà tác giả còn tập trugn nhìn vào những hoạt động của con người. Đó chính là khu chợ Năm Căn và hình ảnh con người Cà Mau được tập trugn miêu tả sinh động. “ chợ nằm sát sông, ồn ào, đông vui, tập nập”, với biết bao hoạt động của con người qua những chi tiết liệt kê như “ những chiếc thuyền đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng. . . ”. Điều đó đã đủ để cho chúng ta thấy được cuộc sống của những con người nơi đây trù phú và giàu có như thế nào. Ai tới đây cũng có thể mua được tát cả mọi thứ mà có thể không cần phải đi ra khỏi thuyền của mình, bởi những chiếc ghe nhỏ lúc nào cũng len lỏi được vào những góc nhỏ nhất để buôn bán: nào hoa quả, nào vải, nào hoa,. . . giúp cho không khí của chợ Năm Căn càng thêm phần tươi mới, rực rỡ.
Cả đoạn văn là mootk bức tranh thiên nhiên hoang sơ nhưng cũng rất phong phú, sinh động giúp cho chúng ta càng hiểu rõ hơn về mũi Cà Mau của tổ quốc chúng ta, cho chúng ta càng thêm yêu thêm quý từng tấc đất Viêt Nam.
Cảnh sắc của Việt Nam quê hương ta vô cùng tươi đẹp, đó là vẻ đẹp của non sông gấm vóc, ở mỗi thành phố, mỗi tỉnh thành lại có những vẻ đẹp đa dạng khác nhau, mang đặc trưng của vùng quê ấy. Là vùng đất nằm ở vị trí cuối cùng của mảnh đất hình chữ S, vùng sông nước Cà Mau không chỉ là một vùng địa lí của đất nước mà nó còn là một cảnh quan tươi sắc thu hút nhiều ngòi bút của thi nhân viết về nơi đây. Tiêu biểu lên trong số đó chính là tác phẩm “Sông nước Cà Mau” của nhà văn Đoàn Giỏi. Đây là tác phẩm viết về cảnh tượng tươi đẹp và hùng vĩ của sông nước Cà Mau, đồng thời cũng thể hiện được tình cảm của tác giả Đoàn Giỏi dành cho nơi đây.
“Sông nước Cà Mau” nằm ở chương mười tám của tập truyện “Đất rừng phương Nam”của nhà văn Đoàn Giỏi. Trước hết nhà văn đã thể hiện được một ấn tượng khái quát của mình về vùng sông nước cà Mau, đó là càng đổ dần về hướng Cà Mau thì khung cảnh xung quanh được điểm tô bởi màu xanh của sắc lá, đó là những tán lá xanh ven bờ sông tạo ra một bức tranh hài hòa về màu sắc với màu nước sông cũng như màu sắc của bầu trời. Những sắc xanh của tán lá còn gợi cho người đọc liên tưởng đến sự sống tươi đẹp vùng sông nước. Ta có thể nhận thấy vị trí mà nhà văn Đoàn Giỏi quan sát đó chính là trên dòng sông, có lẽ nhà thơ đang thưởng ngoạn cảnh đẹp trên một con thuyền.
Bởi chỉ có ở vị trí giữa của dòng sông thì nhà văn mới có thể đón nhận trọn vẹn cảnh sắc xung quanh như vậy. Sau khi phác họa những nét khái quát về khung cảnh xung quanh thì nhà văn đi vào miêu tả những địa danh cụ thể của Cà Mau, cụ thể ở đây chính là dòng Năm Căn rộng lớn, mênh mông mà cũng không kém phần hùng vĩ, mang lại cho con người cảm giác choáng ngợp về tầm mắt. Các chi tiết thể hiện được sự hùng vĩ, mênh mông của dòng sông và rừng đó chính là “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, “con sông rộng hơn một ngàn thước”, “Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên ngụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”.
Sau đó con thuyền của nhà văn đến chợ nổi Năm Căn, đây là nơi các thuyền chở đầy những loại hoa quả, hàng hóa để trao đổi, buôn bán. Đây cũng là một đặc trưng tiêu biểu của người dân vùng sông nước Nam Bộ. Sông Năm Căn được miêu tả với một không gian rộng lớn, con sông này rộng đến “hàng ngàn thước”, nước ở con sông này cũng dòi dào, đặc biệt nước ở các con kênh, con rạch khác đổ vào ầm ầm như thác nước. Trong văn bản “Sông nước Cà Mau” thì sự đông vui, nhộn nhịp của chợ nổi Năm Căn thể hiện thông qua những chi tiết rất sống động, chân thực.
Đó chính là sự tấp nập, nhộn nhịp của những “túp lều lá đơn sơ”, của những “căn nhà gạch hai tầng”, “những đống gỗ cao như núi”, “những cột đáy”, “thuyền chài”, “thuyền lưới”…Sự độc đáo chỉ có ở chợ nổi vùng sông nước, đó chính là chợ họp luôn trên sông, những con thuyền chở đầy ăm ắp những loại hàng hóa, những người chủ thuyền chỉ cần đỡ sát thuyền lại với nhau là có thể trao đổi, mua bán hàng hóa từ tiêu dùng đến ẩm thực. Hơn nữa, Năm Căn còn là nơi tập trung những người bán vải, bán rượu đến từ nhiều nơi khác nhau, có nhiều giọng nói cũng như trang phục khác nhau làm nên nét độc đáo của những khu chợ nổi này.
Không những rộng lớn, hùng vĩ là nơi bắt nguồn của nhiều con kênh,con rạch khác mà sông Năm Căn còn rất đa dạng và phông phú bởi nguồn thủy sản dồi dào “cá bơi hàng đàn” hình ảnh những con cá này thể hiện được sự giàu có hải sản của các con sông nhưng đồng thời nó cũng thể hiện được vẻ đẹp thơ mộng, êm ả của chốn sông nước mênh mông, bát ngát này. Đó cũng chính là sự hòa hợp giữa thiên nhiên đất trời, các loại sinh vật, cảnh vật xung quanh cũng như hoạt động sống, hoạt động lao động của con người vùng sông nước.
Không chỉ miêu tả sông nước mà nhà văn Đoàn Giỏi còn đi vào miêu tả những cánh rừng dựng lên cao ngất như những “dãy trường thành vô tận”, đó là những khu rừng nguyên sinh vừa mang nét hoang sơ vừa mang nét huyền bí thu hút người xem, người nhìn. Ta có thể thấy ở đây nhà văn đã vô cùng tinh tế trong cảm nhận cũng như trong miêu tả lại cảnh sắc của vùng sông nước Cà Mau, theo hành trình xuôi dòng Năm Căn, nhà văn đã miêu tả tuần tự những cảnh sắc cũng như sự vật mà mình cảm nhận được nên ta thấy ở trong những trang văn này cảm xúc rất đỗi chân thực của nhà thơ.
Như vậy, tác phẩm “Sông nước Cà Mau”của nhà văn Đoàn Giỏi đã gởi ra cho người đọc một bức tranh toàn cảnh về vùng sông nước Cà Mau, thông qua bức tranh ấy độc giả có thể cảm nhận được một cách trọn vẹn không gian hùng vĩ, cảnh sắc thiên nhiên cũng như không gian náo nức, nhộn nhịp nơi chợ nổi. Cách tái hiện của nhà văn vô cùng độc đáo, xuôi theo cuộc hành trình cũng như xuôi theo mạch cảm xúc trữ tình của nhà văn.
Cảnh sắc của Việt Nam quê hương ta vô cùng tươi đẹp, đó là vẻ đẹp của non sông gấm vóc, ở mỗi thành phố, mỗi tỉnh thành lại có những vẻ đẹp đa dạng khác nhau, mang đặc trưng của vùng quê ấy. Là vùng đất nằm ở vị trí cuối cùng của mảnh đất hình chữ S, vùng sông nước Cà Mau không chỉ là một vùng địa lí của đất nước mà nó còn là một cảnh quan tươi sắc thu hút nhiều ngòi bút của thi nhân viết về nơi đây. Tiêu biểu lên trong số đó chính là tác phẩm “Sông nước Cà Mau” của nhà văn Đoàn Giỏi. Đây là tác phẩm viết về cảnh tượng tươi đẹp và hùng vĩ của sông nước Cà Mau, đồng thời cũng thể hiện được tình cảm của tác giả Đoàn Giỏi dành cho nơi đây.
“Sông nước Cà Mau” nằm ở chương mười tám của tập truyện “Đất rừng phương Nam”của nhà văn Đoàn Giỏi. Trước hết nhà văn đã thể hiện được một ấn tượng khái quát của mình về vùng sông nước cà Mau, đó là càng đổ dần về hướng Cà Mau thì khung cảnh xung quanh được điểm tô bởi màu xanh của sắc lá, đó là những tán lá xanh ven bờ sông tạo ra một bức tranh hài hòa về màu sắc với màu nước sông cũng như màu sắc của bầu trời. Những sắc xanh của tán lá còn gợi cho người đọc liên tưởng đến sự sống tươi đẹp vùng sông nước. Ta có thể nhận thấy vị trí mà nhà văn Đoàn Giỏi quan sát đó chính là trên dòng sông, có lẽ nhà thơ đang thưởng ngoạn cảnh đẹp trên một con thuyền.
Bởi chỉ có ở vị trí giữa của dòng sông thì nhà văn mới có thể đón nhận trọn vẹn cảnh sắc xung quanh như vậy. Sau khi phác họa những nét khái quát về khung cảnh xung quanh thì nhà văn đi vào miêu tả những địa danh cụ thể của Cà Mau, cụ thể ở đây chính là dòng Năm Căn rộng lớn, mênh mông mà cũng không kém phần hùng vĩ, mang lại cho con người cảm giác choáng ngợp về tầm mắt. Các chi tiết thể hiện được sự hùng vĩ, mênh mông của dòng sông và rừng đó chính là “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, “con sông rộng hơn một ngàn thước”, “Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên ngụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”.
Sau đó con thuyền của nhà văn đến chợ nổi Năm Căn, đây là nơi các thuyền chở đầy những loại hoa quả, hàng hóa để trao đổi, buôn bán. Đây cũng là một đặc trưng tiêu biểu của người dân vùng sông nước Nam Bộ. Sông Năm Căn được miêu tả với một không gian rộng lớn, con sông này rộng đến “hàng ngàn thước”, nước ở con sông này cũng dòi dào, đặc biệt nước ở các con kênh, con rạch khác đổ vào ầm ầm như thác nước. Trong văn bản “Sông nước Cà Mau” thì sự đông vui, nhộn nhịp của chợ nổi Năm Căn thể hiện thông qua những chi tiết rất sống động, chân thực.
Tả một cảnh đẹp ở quê hương em (dòng sông)
Con sông Hồng chảy qua quê hương em, giữa các bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em. Em và con sông đã trở nên thân thiết. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em.
Những buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao. Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò, tiếng hát vạng lên. Trên sông tấp nập những đoàn thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ, trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương đêm như những hạt ngọc bé xíu long lanh, cỏ còn đẫm ướt sương mai mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Bình minh chan hòa trên mặt sông.
Buổi trưa, trẻ em rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa. Gác em té nước vào nhau cười như nắc nẻ. Chúng lặn hụp khéo léo như những con cá heo. Sông ôm chúng vào lòng, ôm lấy những đứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm ấy. Sông dịu dàng với chúng như một bà mẹ đối với đàn con. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt đàn cháu ra sông tắm rửa. Những bà mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ. Những chiều hè hay những buổi tối sáng trăng, em và các bạn bơi thuyền lênh đênh trên mặt sông câu cá, cất vó hoặc nằm trên sạp thuyền ca hát, ngâm thơ cho nhau nghe. Buổi tối dưới trăng, em và chúng bạn bơi thuyền ra giữa sông, buông chèo rồi mặc cho nó trôi lênh đênh. Sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền như hát cho chúng em nghe, ru cho chúng em ngủ.
Gió mát, trăng sáng, trời nước mênh mông, chúng em thiếp đi lúc nào không biết. Thuyền lênh đênh trên sông nước, trôi dạt vào bờ dâu, bãi cỏ. Sáng dậy, mọi người đều ngơ ngác, không hiểu mình lạc vào đâu và bắt đầu chèo thuyền ngược lại về nhà. Dòng sông Hồng êm ả chảy xuôi. Mọi người đều say sưa ngắm nhìn mặt sông một cách thích thú. Hai bên sông là những thảm cỏ xanh rờn. Chỗ kia là một chiếc tàu địch bị bắn cháy hồi Pháp thuộc, dấu tích còn để lại đến ngày nay. Mọi người vừa chèo vừa ngắm cảnh, chẳng mấy chốc thuyền đã về đến bến.
Dòng sông Hồng này đã để lại trong em những kỉ niệm êm đềm. Nhớ ngày nào em mới lên ba, mẹ dắt ra sông tắm. Em sợ và hét lên, mếu máo khóc. Hồi em học lớp Một, em đã để lại ở con sông này một kỉ niệm khó quên. Hồi đó, em chưa biết bơi, các bạn rủ ra sông tắm, Chúng em đùa nghịch ở ngay cạnh bờ chứ không dám ra xa. Chiếc nón “tốt đỏ” mà mẹ mua cho sáng nay chưa có quai, em đội lủng liểng trên đầu bị gió thổi trôi ra giữa sông. Em hốt hoảng vội nhào ra nắm lấy nhưng không kịp nữa rồi. Nón trôi ra xa lắm không thế nào lấv lại được. Tiếc quá, em nhào ra, hẫng chân, chới với giữa sông. Lũ bạn em đều không ai biết bơi kêu cứu toáng lên.
Vừa lúc ấy, thầy giáo em đi qua, thấy chỏm tóc em bập bềnh trên mặt nước, bèn nhảy xuống vớt em lên. Thầy nắm chỏm tóc kéo vào đến chỗ cạn rồi bế thốc em chạy lên bờ. Thầy dốc người em lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Mãi một lúc sau, em mới tỉnh (nghe các bạn kể lại). Thầy bế em về nhà. Về đến nhà, bố mẹ em đưa em đến trạm xá. Hái ngay sau em về và lại cùng các bạn ra sông tắm như ngày nào. Dòng sông mát lạnh vỗ về em như là xin lỗi em thì phải. Dòng sông ơi! Sông không có lỗi gì đâu. Chính ta mới là người có lỗi đấy, sông ạ!
Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước, dòng sông đẹp dịu dàng khi những ngày nắng dịu, sông trắng xóa những đợt mưa rào mùa hạ, sông đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về. Con sông Hồng quê hương tôi là thế đấy.
Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.
Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.
"Quê hương" – hai tiếng nghe sao thân thương chi lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.
Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: "ừ, chào sông nhé!". Vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, đế xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!
Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cung vội vã trở về "nhà" bơi thật nhanh làm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dấu của em.
Thế đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh "dòng sông bạc" lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm.
Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, em hãy mô tả vẻ đẹp thiên nhiên của Cố đô Huế qua hình ảnh sông Hương, núi Ngự.
Tham khảo:
- Sông Hương:
+ Sông Hương chảy qua thành phố Huế.
+ Nước sông Hương có màu xanh ngọc, chảy lững lờ qua thành phố, qua các làng mạc yên bình, các di tích lịch sử cổ kính kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hai bên bờ sông tạo nên vẻ đẹp huyền bí mà thơ mộng.
+ Nối hai bờ sông Hương có nhiều cây cầu nhưng nổi tiếng nhất là cầu Trường Tiền.
- Núi Ngự:
+ Núi Ngư (hoặc núi Ngự Bình) nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 4 km về phía nam.
+ Trước đây, núi Ngự được coi như hệ thống thành luỹ tự nhiên đồ sộ, kiên cố, bảo vệ Kinh thành Huế.
+ Ngày nay, núi Ngự vẫn rợp bóng thông xanh ngát. Từ trên đỉnh núi, có thể nhìn ngắm sông nước, cung điện, chùa chiền, lăng tẩm và vẻ đẹp thơ mộng của Cố đô Huế.
Giới thiệu cảnh đẹp quê hương
- Nêu nhận xét của em khi quan sát các bức tranh trên.
- Hãy giới thiệu về cảnh đẹp quê hương em.
Hình 1:
Bức tranh vẽ cảnh núi đá rất cao, hùng vĩ. Phía dưới là những cây to cùng những ngồi nhà bên sườn núi trông rất đẹp và thơ mộng.
Hình 2:
Bức tranh hài hòa với màu xanh của biển và bầu trời, bãi cát vàng mênh mông cùng chiếc thuyền đang căng mình đón gió.
Hình 3:
Bức tranh vẽ cảnh sông nước miền Tây êm đềm, nên thơ với những rặng dừa, cây cầu bắc qua dòng sông.
Hình 4:
Bức tranh về làng quê bình dị, êm ả với đồng lúa chín vàng, những cành cò bay thẳng cánh trên nền trời xanh cùng hình ảnh chú trâu – người bạn thân thiết của nông dân.
Hình 5:
Bức tranh vẽ cảnh sống ở đô thị tấp nập với đông đúc xe cộ qua lại cùng những ngôi nhà cao tầng khang trang, đẹp đẽ.
Hình 6:
Bức tranh vẽ hải đảo Trường Sa với cột mốc biển đảo cũng chú lính hải quân đang cầm súng đứng canh gác. Đây là một biểu tượng tự hào của đất nước Việt Nam.
- Mỗi học sinh sẽ tự giới thiệu về những cảnh đẹp của quê hương mình.
Ví dụ: Quê hương tớ ở Hà Nội, nơi có rất nhiều cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử rất đỗi tự hào như Lăng Chủ tịch Hồ Chì Minh, Văn Miếu – Quốc Tử Giám,...
quê hương là 1 tiếng ve
lời ru của mẹ trưa hè à ơi
dòng sông con nước đầy vơi
quê hương là 1 góc trười tuổi thơ
viết đoạn văn từ 8-10 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của quê hương được gợi ra từ đoạn thơ trên