Nêu hiện tượng và viết PTPU khi đun hỗn hợp gồm benzen, brom, bột sắt
đun nóng hỗn hợp sắt và bột lưu huỳnh thu được sắt (II) sunfua hiện tượng vật lí hay hóa học
Khi có mặt bột sắt, benzen phản ứng với clo tương tự như phản ứng với brom. Hãy tính lượng clobenzen thu được khi cho 15,6 gam benzen tác dụng với clo dư khi có mặt bột Fe và đun nóng. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%.
Phương trình hoá học của phản ứng giữa benzen và clo
C 6 H 6 + Cl 2 → t ° C 6 H 5 Cl + HCl
Theo phương trình hoá học : số mol C 6 H 6 = số mol C 6 H 5 Cl
Vì hiệu suất 80% và clo dư nên số mol clobenzen thu được là :
n C 6 H 5 Cl = 15,6/78 x 80/100 = 0,16mol
=> m C 6 H 5 Cl = 0,16 x 112,5 = 18g
Nêu hiện tượng khi đưa đến dư bột Fe vào hỗn hợp dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2
Bột sắt tan, màu xanh của dung dịch nhạt dần rồi chuyển sang màu lục nhạt, có kết tủa màu bạc và đỏ gạch xuất hiện.
\(Fe+Cu\left(NO_3\right)_2\rightarrow Fe\left(NO_3\right)_2+Cu\\ Fe+2AgNO_3\rightarrow Fe\left(NO_3\right)_2+2Ag\)
Câu 6 nêu hiện tượng + phương trình
a) cho kali vào rược 95 độ
b) Ngâm quả trứng gà vào dd axit axetic
c) Đun nóng benzen với brom lỏng nguyên chất
d) cho 1 lít bột đồng (II) oxit vào dd axit axetic , đun nhẹ
a.Không tan dần và có khí thoát ra.
PTHH: 2K + 2C2H5OH → 2C2H5OK + H2
b.Vỏ trứng sủi bọt khí và vỏ tan dần
PTHH: CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + H2O +CO2↑
c.Thấy màu đỏ nâu của brom bị mất đi và có khí hidro bromua bay ra
PTHH: Br\(_2\) + C\(_6\)H\(_6\) → C\(_6\)H\(_5\)Br + HBr
d.PTHH: \(CuO+2CH_3COOH\) → \(H_2O+\left(CH_3COO\right)_2Cu\)a) Viết công thức cấu tạo của C2H2 và C2H6.
b) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt hai khí: metan (CH4) và etilen (C2H4). Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
c) Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong 2 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Đun nóng hỗn hợp benzen và brom (xúc tác bột sắt). Thí nghiệm 2: Cho vài giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng nước, lắc nhẹ, sau đó để yên.a
\(CH\equiv CH\) \(CH_3-CH_3\)
b
Dùng dd brom để làm mất màu etilen
\(CH_2=CH_2+Br_2\rightarrow CH_2Br-CH_2Br\)
c
TN1
Benzen có phản ứng với brom nguyên chất , phản ứng thế
\(C_6H_6+Br_2\rightarrow C_6H_5Br+HBr\)
TN2
Dầu không tan , nổi trên mặt nước
a) \(H-C\equiv C-H\) \(CH_3-CH_3\)
b) Dẫn 2 loại khí trên vào dung dịch brom.
- Khí nào làm nước brom bị mất màu là etilen.
\(CH_2=CH_2+Br-Br\text{ }\rightarrow\text{ }CH_2Br-CH_2Br\)
- Khí nào không làm mất màu dung dịch brom là metan.
c) - Thí nghiệm 1: Màu nâu đỏ của brom nhạt dần và có khí thoát ra do brom tác dụng với benzen theo phản ứng:
C6H6 (l) + Br2 (l) → C6H5Br (l) + HBr (k)
- Thí nghiệm 2: Chất lỏng phân thành 2 lớp: lớp trên là dầu ăn, lớp dưới là nước do dầu ăn không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
a) \(H-C\equiv C-H\) \(CH_3-CH_3\)
b) Dẫn 2 loại khí trên vào dd brom, khí nào làm mất màu dung dịch brom là etilen, không làm mất màu là khí metan.
PTHH : \(CH_2=CH_2+Br-Br\rightarrow Br-CH_2-CH_2-Br\)
c) - Thí nghiệm 1: Màu nâu đỏ của brom nhạt dần và có khí thoát ra do brom tác dụng với benzen theo phản ứng:
C6H6 (l) + Br2 (l) → C6H5Br (l) + HBr (k)
- Thí nghiệm 2: Chất lỏng phân thành 2 lớp: lớp trên là dầu ăn, lớp dưới là nước do dầu ăn không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
Hiện tượng xảy ra khi cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzen, lắc nhẹ hỗn hợp?
A. Brom lỏng bị mất màu.
B. Có khí thoát ra.
C. Xuất hiện kết tủa.
D. Brom lỏng không bị mất màu.
- Hiện tượng xảy ra: “Brom lỏng không bị mất màu” do thiếu xúc tác bột Fe.
- Chọn đáp án D.
Khi đun sôi hỗn hợp gồm C2H5Br và KOH trong C2H5OH thấy thoát ra một chất khí không màu. Dẫn khí này đi qua ống nghiệm đựng nước brom. Hiện tượng xảy ra là
A. xuất hiện kết tủa trắng
B. nước brom có màu đậm hơn
C. nước brom bị mất màu
D. không có hiện tượng gì xảy ra
Đáp án C
C2H5Br + KOH → C 2 H 5 O H , t o CH2 = CH2 + KBr + H2O
CH2 = CH2 sinh ra làm mất màu dung dịch brom.
CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br – CH2Br.
Đun hỗn hợp khí A gồm propan và xiclopropan đi vào dung dịch brom sẽ quan sát được hiện tượng nào sau
A. Màu của dung dịch nhạt dần, không có khí thoát ra.
B. Màu của dung dịch nhạt dần và có khí thoát ra
C. Màu của dung dịch mất hẳn, không còn khí thoát ra.
D. Màu của dung dịch không đổi.
Thực hiện các thí nhiệm sau:
(1) Đốt cháy bột sắt trong hơi brom.
(2) Đốt cháy hỗn hợp gồm Fe và S (không có không khí).
(3) Cho bột sắt vào dung dịch AgNO3.
(4) Cho bột sắt vào dung dịch HNO3 dư.
(5) Cho bột sắt vào dung dịch HCl loãng dư.
Số thí nghiệm thu được muối Fe3+ là
A. 5
B. 2
C. 3.
D. 4.