Cho e hỏi e muốn phân tích thơ thì e nên ghi thơ ra ở đoạn nào là phù hợp ạ
Phân tích bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" bằng đoạn văn khoảng 15 câu trong đó có sử dụng một thán từ và một câu ghép(gạch chân và ghi chú thích)
(Mn giúp e nhanh vs đko ạ,e đg kt.E cảm ơn ạ)
Phan Châu Trinh (1872-1926) là chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong ba thập niên đầu thế kỉ XX. Ông còn để lại nhiều thơ văn thấm đượm tinh thần dân chủ và chứa chan tình yêu nước. Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" đã thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, mang tính hàm nghĩa
sâu sắc:
"Làm trai đứng giữa đất cỏn Lỏn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con".
Nhan đề bài thơ là "Đập đá ở Côn Lôn”, nói về cảnh lao động khổ sai của nhà thơ và các chiến sĩ yêu nước bị thực dân Pháp đày đọa tại nhà tù Côn Đảo. Năm 1908, sau vụ chống sưu thuế nổ ra ở Trung Kì, Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân bắt giam và đày ra Côn Đảo với cái án khổ sai chung thân.
1. Bốn câu đầu vừa tả thực cảnh đập đá, vừa biểu lộ một tâm thế, một ý chí. Chí nam nhi, chí làm trai coi việc "đứng giữa đất Côn Lôn", bị tù đày khổ sai là một thách thức nặng nề nhưng chẳng hề nao núng, vản "lừng lẫy làm cho lở núi non". Hai từ "đứng giữa" biểu thị một tư thế hiên ngang, một tâm thế bất khuất trước uy vũ quân thù. Câu thơ thứ hai, nhất là cụm từ "làm cho lở núi non" thể hiện chí khí kiên cường trước cảnh ngộ bị quân thù đày đọa.
Các vị ngữ: "đánh tan" và "đập bể" vừa tả thực sức mạnh đập đá "năm bảy đống" và "mấy trăm hòn", đồng thời ngụ ý một quyết tâm, một ý chí căm thù phá tan chốn ngục tù, lật đổ ách thống trị thực dân tàn bạo. Phép đối, cách dùng số từ, hàm súc, đa nghĩa làm nên giá trị nghệ thuật ở phần thực bài thơ:
"Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn"
2. Hai câu 5, 6 đối nhau rất chỉnh. Lấy thời gian bị cầm tù (thúng ngày) đối với gian truân thử thách (mưa nắng) lấy thân dày dạn phong trần (thân sành sỏi) đối với tinh thần cứng cỏi trung kiên (dạ sắt son). Tất cả đã làm hiện lên hình ảnh một chiến sĩ cách mạng có tâm hồn và khí phách cao đẹp. "Thân sành sỏi" và "dạ sắt son" là hai hình ảnh ẩn dụ nói lên một cách hàm súc và hình tượng phấm chất cách mạng của nhà thơ:
"Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son"
Các từ ngữ: "bao quản" và "chi sờn" biểu thị một thái độ sẵn sàng chấp nhận, một quyết tâm dám thách thức với bạo lực quân thù. Tinh thần ấy, ta bắt gặp nhiều trong "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh hơn 30 năm sau:
"Kiên trì và nhẫn nại,
Không chịu lùi một phân;
Vật chất tuy đau khổ,
Không nao núng ti-nh thần"
(Bốn tháng rồi)
3. Hai câu kết thể hiện bản lĩnh phi thường của những người có chí lớn, mưu đổ đại sự (vá trời) mà khổng thành (lỡ bước). Đó là những anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang, coi chuyện tù đày, gian nan chỉ là "việc con con" không đáng kể, không đáng nói. Câu kết toát lên một phong thái ung dung tự tại, rất ngạo nghễ của nhà chiến sĩ:
"Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con."
"Đập đá ở Côn Lôn" tiêu biểu cho thơ ca viết trong nhà tù thực dân của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX. Bài thơ có giọng điệu đĩnh đạc, hào hùng.
Ngôn ngữ hàm súc, vừa bình dị vừa cổ kính trang trọng. Người xưa thường lấy thơ để dãi bày cái tâm, để nói lên cái chí. Sẵn sàng xả thân để cứu nước, sắt son thủy chung với dân tộc, bất khuất hiên ngang trước cảnh tù đày, đó là cái tâm, cái chí của Phan Châu Trinh thể hiện trong bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" này. Cúi tâm, cái chí của nhà cách mạng tiền bối Phan Châu Trinh là bài học lớn cho chúng ta ngưỡng mộ và noi theo.
mn ơi cho e hỏi là mk nên làm ntn để cải thiện điểm số cx như lập ra tkb phù hợp ạ???
(cái môn học e chọn đại á, đừng để ý:>)
Có thể bạn trl câu hỏi nhiều trên này
Vd như mik, lúc trước ngu lí đầu thai kíp sau ko hết mà trl nhiều bài Lí trên đêy roài tự nhiên thành giỏi nàh:D
tùy vào bạn thôi
nếu bạn cố gắng học thì kq sẽ tốt hơn hiện tại đó
mỗi người có một cách học khác nhau mà
B2:
a) Chép chính xác những câu thơ thể hiện nỗi nhớ của Thúy Kiều dành cho cha mẹ kho cô bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
b) Viết đoạn văn khoảng 10-12 phân tích đoạn thơ vừa chép để thấy đc Thúy Kiều là 1 người con rất hiếu thảo
Giúp e với ạ!!!! E cảm ơn
cho e hỏi mấy ac lớp 9 là văn 8 giữa kì 2 thì nó những dạng như nào ạ mà có bắt buộc phải học bài thơ k ạ còn tlv thì nó ra dạng gì thế ạaa. Mog ac repp huhu
Phân tích khổ 6 của bài thơ Bếp lửa thì sử dụng câu gián tiếp như nào ạ ? Mng giúp e với huhuh
Từ những kỉ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà. Mở đầu khổ sáu của bài thơ “bếp lửa”, tác giả viết:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”
Ở đây, từ láy “lận đận” được đảo lên trước cùng hình ảnh ẩn dụ “biết mấy nắng mưa” gợi cả chiều dài cuộc đời đầy khó nhọc, vất vả của bà. Tuy mấy chục năm đã trôi qua nhưng cho đến tận bây giờ, bà vẫn giữa thói quen dậy sớm để nhóm bếp. Hơn nữa, ông viết tiếp:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
Ở bốn câu trên, ông dùng biện pháp điệp ngữ “nhóm” để khẳng định, nhấn mạnh giá trị lớn lao của những việc bà làm và “nhóm” là từ nhiều nghĩa. Từ “nhóm” trong hình ảnh “nhóm bếp lửa” và “nhóm nồi xôi” là nghĩa gốc, nó có nghĩa là làm cho, giữ cho ngọn lửa bén và cháy lên. Còn từ “nhóm” trong hình ảnh “nhóm niềm yêu thương” và “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” là nghĩa chuyển (ẩn dụ), nó cho thấy niềm vui, niềm tin, tình yêu thương mà người bà đã nhen nhóm trong lòng người cháu. Qua đó, tác giả thể hiện bà là người tần tảo, giàu đức hi sinh và bà chính là đại diện cho người phụ nữ Việt Nam. Người cháu không chỉ suy ngẫm về cuộc đời bà mà còn suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa là hình ảnh cụ thể, quen thuộc mà bà nhen mỗi sớm, bếp lửa biểu tượng cho người bà, cho người phụ nữ Việt Nam, bếp lửa trở thành biểu tượng của tình yêu thương, của sức sống, niềm tin và kỉ niệm thời thơ ấu. Hơn nữa, bếp lửa còn là hình ảnh quê hương đất nước trong lòng những đứa con xa xứ luôn hướng về cội nguồn. Chính vì vậy người cháu thốt lên: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”. Nghệ thuật đảo ngữ “kì lạ và thiêng liêng” và câu cảm thán được dùng để thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng, bất ngờ của người cháu khi khám phá ra được điều kì lạ và giá trị thiêng liêng của hình ảnh bếp lửa. Để cho thấy những suy ngẫm về cuộc đời bà và bếp lửa của người cháu, thi sĩ đã sử dụng từ láy, nghệ thuật ẩn dụ, điệp ngữ, đảo ngữ và câu cảm thán.
Để sản xuất insulin trên quy mô công nhiệp người ta chuyển gen mã hóa insulin ở người vào vi khuẩn E. coli bằng cách phiên mã ngược mARN của gen người thành ADN rồi mới tạo ADN tái tổ hợp và chuyển vào E. coli.
1. ADN của người tồn tại trong nhân nên không thể hoạt động được trong tế bào vi khuẩn.
2. Gen của người không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn.
3. Sẽ không tạo ra được sản phẩm mong muốn vì cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E. coli không phù hợp với ADN tái tổ hợp mang gen người.
4. Sẽ không tạo ra được sản phẩm như mong muốn và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E. coli không phù hợp với hệ gen người
Số đáp án đúng trong các giải thích sau về cơ sở khoa học của việc làm trên là
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Chọn đáp án C.
Chỉ có 4 đúng.
Gen của E.coli có cấu trúc không phân mảnh, còn gen của người có cấu trúc phân mảnh nên phải có cơ chế hoàn thiện mARN. Tuy nhiên ở sinh vật nhân sơ không có cơ chế hoàn thiện mARN như ở sinh vật nhân thực nên nếu sử dụng trực tiếp ADN trong hệ gen của người rồi chuyển vào E.coli, mARN tạo ra không được hoàn thiện nên sẽ không tạo ra sản phẩm như mong muốn.
Để sản xuất insulin trên quy mô công nhiệp người ta chuyển gen mã hóa insulin ở người vào vi khuẩn E. coli bằng cách phiên mã ngược mARN của gen người thành ADN rồi mới tạo ADN tái tổ hợp và chuyển vào E. coli.
1. ADN của người tồn tại trong nhân nên không thể hoạt động được trong tế bào vi khuẩn.
2. Gen của người không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn.
3. Sẽ không tạo ra được sản phẩm mong muốn vì cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E. coli không phù hợp với ADN tái tổ hợp mang gen người.
4. Sẽ không tạo ra được sản phẩm như mong muốn và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E. coli không phù hợp với hệ gen người
Số đáp án đúng trong các giải thích sau về cơ sở khoa học của việc làm trên là:
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Chọn đáp án C.
Chỉ có 4 đúng.
Gen của E.coli có cấu trúc không phân mảnh, còn gen của người có cấu trúc phân mảnh nên phải có cơ chế hoàn thiện mARN. Tuy nhiên ở sinh vật nhân sơ không có cơ chế hoàn thiện mARN như ở sinh vật nhân thực nên nếu sử dụng trực tiếp ADN trong hệ gen của người rồi chuyển vào E.coli, mARN tạo ra không được hoàn thiện nên sẽ không tạo ra sản phẩm như mong muốn.
Để sản xuất insulin trên quy mô công nhiệp người ta chuyển gen mã hóa insulin ở người vào vi khuẩn E. coli bằng cách phiên mã ngược mARN của gen người thành ADN rồi mới tạo ADN tái tổ hợp và chuyển vào E. coli.
1. ADN của người tồn tại trong nhân nên không thể hoạt động được trong tế bào vi khuẩn.
2. Gen của người không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn.
3. Sẽ không tạo ra được sản phẩm mong muốn vì cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E. coli không phù hợp với ADN tái tổ hợp mang gen người.
4. Sẽ không tạo ra được sản phẩm như mong muốn vì cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E. coli không phù hợp với hệ gen người.
Số đáp án đúng trong các giải thích sau về cơ sở khoa học của việc làm trên là:
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Các đáp án đúng về giải thích cơ sở khoa học của việc làm trên: 4
Gen người là gen phân mảnh, mang các đoạn intron và exon, khi phiên mã xong còn có giai đoạn cắt nối exon rồi dịch mã mới tạo ra sản phẩm thực hiện chức năng. Trong khi đó ở e. Coli thì không có sự phân biệt này, nếu đem nguyên ADN chứa gen người đó vào hệ gen E. Coli để phiên mã thì sẽ tạo ra proten không hoạt động chức năng ( cả đoạn intron cũng được dịch mã)
Do đó, người ta phải lấy đoạn mARN trưởng thành đã cắt bỏ intron, rồi phiên mã ngược tạo ADN, sau đó cho vào hệ gen vi khuẩn thì nó mới có thể phiên mã tạo sản phẩm thực hiện chức năng mà mình cần
Đáp án C
Để sản xuất insulin trên qui mô công nhiệp người ta chuyển gen mã hóa insulin ở người vào vi khuẩn E. coli bằng cách phiên mã ngược mARN của gen người thành ADN rồi mới tạo ADN tái tổ hợp và chuyển vào E. coli. Số giải thích đúng về cơ sở khoa học của việc làm trên là:
1. ADN của người tồn tại trong nhân nên không thể hoạt động được trong tế bào vi khuẩn.
2. Gen của người không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn.
3. Sẽ không tạo ra được sản phẩm mong muốn vì cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E. coli không phù hợp với ADN tái tổ hợp mang gen người.
4. Sẽ không tạo ra được sản phẩm như mong muốn vì cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E. coli không phù hợp với hệ gen người.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Đáp án:
Gen của E.coli có cấu trúc không phân mảnh, còn gen của người có cấu trúc phân mảnh nên phải có cơ chế hoàn thiện mARN. Tuy nhiên ở sinh vật nhân sơ không có cơ chế hoàn thiện mARN như ở sinh vật nhân tực nên nếu sử dụng ADN của người rồi cấy vào E.coli, mARN tạo ra không được hoàn thiện nên sẽ không tạo ra sản phẩm như mong muốn.
Giải thích đúng là 4
Đáp án cần chọn là: D