Những câu hỏi liên quan
YP
Xem chi tiết
CV
Xem chi tiết
MS
3 tháng 3 2018 lúc 15:08

a) NGUỒN GỐC QUAN HỌ BẮC NINH
+ Về mặt ngữ nghĩa: Từ "Quan họ" thường được tách thành hai từ rồi lý giải nghĩa đen về mặt từ nguyên của "quan" và của "họ". Điều này dẫn đến những kiến giải về "Quan họ" xuất phát từ "âm nhạc cung đình", hay gắn với sự tích một ông quan khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó và đã dừng bước để thưởng thức ("họ").
+ Về thực tế: Quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo dân mang yếu tố phồn thực.

Tuy vậy vẫn chưa có quan điểm nào được đa số các học giả chấp nhận.
b) CÁC LÀNG QUAN HỌ BẮC NINH
+ Thành phố Bắc Ninh có 31 làng: Cổ Mễ, Phúc Sơn, Thanh Sơn (phường Vũ Ninh); Viêm Xá (Diềm), Hữu Chấp (Chắp), Đẩu Hàn (Đô Hàn), Xuân Ái (Sói), Xuân Đồng (Đồng Mật), Xuân Viên (Vườn Xuân) (xã Hoà Long); Thượng Đồng (Lẫm), Đông Xá (Đặng), Thọ Ninh (Thụ), (xã Vạn An). Khúc Toại (Chọi), Trà Xuyên (Trà) (xã Khúc Xuyên); Châm Khê (Bùi), Điều Thôn (Đào Xá), Dương ổ (Đống Cao) (xã Phong Khê); Xuân Ổ (Ó), Khả Lễ (Sẻ), Hoà Đình (Nhồi), Bồ Sơn () (xã Võ Cường); Đỗ Xá (Đọ) (phường Ninh Xá); Niềm Xá (Niềm), Yên Mẫn (Yên Giữa), Thị Chung (Yên Chợ), Y Na (Nưa) (phường Kinh Bắc); Vệ An (Vệ) (phường Vệ An); Thị Cầu (phường Thị Cầu); Ném Đoài, Ném Sơn (Hồ Sơn), Ném Tiền (Niệm Tiền) (xã Khắc Niệm)
+ Huyện Việt Yên (Bắc Giang) có 19 làng: Trung Đồng, Vân Cốc (xã Vân Trung); Thổ Hà (xã Vân Hà); Mật Ninh, Đình Cả, Khả Lý Thượng (xã Quảng Minh); Núi Hiểu, Quang Biểu, Tam Tầng (xã Quang Châu); Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ, Nội Ninh (xã Ninh Sơn); Đông Long, Sen Hồ, Yên Ninh (Nếnh); Thần Chúc, Tiên Lát Thượng, Tiên Lát Hạ, (xã Tiên Sơn).
+ Tiên Du (Bắc Ninh) có 9 làng: Duệ Ðông, Lũng Giang, Lũng Sơn (thị trấn Lim); Ngang Nội, Vân Khám (xã Hiên Vân); Bái Uyên (Bưởi), Hoài Thị (Bựu Sim) Hoài Trung (Bựu Giữa) (xã Liên Bão); Hạ Giang, Đình Cả (Nội Duệ).
+ Huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) có 2 làng: Xuân Thành và Ngọ Xá (xã Châu Minh).
+ Huyện Yên Dũng (Bắc Giang) có 2 làng: Yên Hà và Yên Thịnh (xã Yên Lư).
+ Huyện Yên Phong (Bắc Ninh) có 2 làng: Đông Mơi (Đông Mai) (xã Trung Nghĩa) và Làng Đông Yên (Đông Khang) (xã Đông Phong).
+ Thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) có 2 làng: Tam Sơn (xã Tam Sơn) và Tiêu Sơn (xã Tương Giang).
c) VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH

Văn hoá quan họ còn là cách ứng xử thật khéo léo, tế nhị, kín đáo và mang đầy ý nghĩa như các làn điệu mời nước, mời trầu thật chân tình, nồng thắm mỗi khi có khách đến chơi nhà đôi tay nâng chén rượu đào, đổ đi thì tiếc, uống vào thì say". Quan họ uống chén rượu mừng xuân, mừng hội, vui bầu, vui bạn… rồi ca xướng cho tan canh mãn võ, cho tàn đêm rạng ngày, rồi các làn điệu chia tay giã bạn đầy quyến luyến trong câu hát "Người ơi người ở đừng về"tàn canh, giã hội rồi mà quan họ vẫn còn ngậm ngùi tiếc nhớ "Người về tôi vẫn ngậm ngùi, để thương, để nhớ cho tôi thế này... Người về tôi chẳng dám nài, áo trong người mặc, áo ngoài người để làm tin"… Và để rồi kết thúc bằng những lời hứa hẹn tha thiết "Đến hẹn lại lên"… trong mùa hội tới.

Quan họ là "ứng xử" của người dân Kinh Bắc, "mỗi khi khách đến chơi nhà", không chỉ "rót nước pha trà" mời khách, mà cùng với đó là những câu hát thắm đượm nghĩa tình: "Mỗi khi khách đến chơi nhà/ đốt than quạt nước pha trà mời người xơi/ trà này quý lắm người ơi/ Mỗi người một chén cho tôi vui lòng"...


d) TRANG PHỤC QUAN HỌ BẮC NINH

+ Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the, hoặc đối với người khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn màu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh...gọi là áo kép. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng diềm bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Thời trước, đàn ông còn nhiều người búi tó nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu. Sau này phần nhiều cắt tóc, rẽ đường ngôi nên chuyển sang dùng loại khăn xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện. Cùng với quần, áo, khăn xếp, dép,… các liền anh thường có thêm nón chóp với các dạng chóp lá thường hoặc chóp dứa, có quai lụa màu mỡ gà. Ngoài ra cũng thường thấy các liền anh dùng ô đen. Các phụ kiện khác là khăn tay, lược, những "xa xỉ phẩm" theo quan niệm thời xưa. Khăn tay bằng lụa hoặc bằng vải trắng rộng, gấp nếp và gài trong vành khăn, thắt lưng hoặc trong túi trong.
+ Trang phục liền chị thường được gọi là "áo mớ ba mớ bảy", nghĩa là liền chị có thể mặc ba áo dài lồng vào nhau (mớ ba) hoặc bảy áo dài lồng vào nhau (mớ bảy). Tuy nhiên trong thực tế, các liền chị thường mặc áo mớ ba. Về cơ bản trang phục bao gồm các thành phần: trong cùng là một chiếc yếm có màu rực rỡ thường làm bằng lụa truội nhuộm. Yếm thường có hai loại là yếm cổ xẻ (dùng cho trung niên) và yếm cổ viền (dùng cho thanh nữ). Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng, ngà. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng tương tự như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn. Áo dài năm thân của nữ, có cài khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước. Chất liệu để may áo đẹp nhất thời trước là the, lụa. Áo dài ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh gián trong khi áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau: màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hồ thuỷ, màu vàng chanh, màu vàng cốm v.v. Áo cánh mặc trong có thể thay bằng vải phin trắng, lụa mỡ gà.

Yếm thường nhuộm màu đỏ (xưa gọi là yếm thắm), vàng thư (hoa hiên), xanh da trời (thiên thanh), hồng nhạt (cánh sen), hồ thủy (xanh biển)... Giải yếm to buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng. Bao của các cô gái quan họ xưa thường sử dụng chất liệu sồi se, màu đen, có tua bện ở hai đầu bao, khổ rộng, có thể đựng túi tiền mỏng ở trong bao rồi thắt gọn ngang eo, luồn qua lưng áo dài, bó chặt lấy ba thân áo trước, thắt múi to để che phía trước bụng. Thắt lưng thường là loại bao nhỏ bằng chừng 1/3 bao, dùng để thắt chặt cạp váy vào eo. Cũng tương tự yếm, thắt lưng làm bằng lụa nhuộm các màu tươi sáng như màu hoa lựu, màu hoa đào, màu hoa hiên tươi, màu hồ thủy. Thắt lưng cũng buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao, múi giải yếm tạo nên những múi hoa màu sắc phía trước người con gái.

Liền chị mặc váy váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép với váy trong bằng lụa, vải màu, lương, the, đoạn; váy ngoài bằng the, lụa. Váy màu đen. Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy quây tròn lấy người như mặc quần mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ hình lưỡi chai xuống gần tới mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm tầm đôi con khoai phía gót chân.

Liền chị mang dép cong làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp thủ công; có một vòng tròn bằng da trên mặt dép để xỏ ngón chân thứ hai khiến khi đi lại, không rơi được dép. Mũi dép uốn cong và người thợ làm dép phải biết nện, thuộc cho mũi dép cứng, như một lá chắn nhỏ, che giấu đầu các ngón chân. Ngoài áo, quần, thắt lưng, dép, người liền chị còn chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao, và thắt lưng đeo dây xà tích.


e) LÀN ĐIỆU QUAN HỌ BẮC NINH

+ Nhận xét khái quát: Phong phú. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký âm. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Kho băng ghi âm hàng nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.

+ Một số làn điệu quan họ cổ: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, cái ả, Gió mát trăng thanh, Tứ quý.

o0o

Nguồn: Wikipedia

Bình luận (0)
NQ
Xem chi tiết
H24
14 tháng 9 2018 lúc 10:26

Buổi sáng mùa hè trong lành và mát mẻ, tôi đi bộ quanh làng và tiện thể tạt vào khu chợ, chợ quê tuy không đủ mặt hàng như siêu thị trên thành phố nhưng rất đông vui và nhộn nhịp, giữa biển người đang mua bán, tôi dặc biệt chú ý đến một cô bé có mái tóc đen và dài bán rau quả ở góc chợ. Tò mò, tôi lân la đến gần, cô bé này cũng chạc tuổi tôi nhưng gầy hơn, gương mặt trái xoan trông rất ưa nhìn. Khi chỉ cách cô ấy vài bước chân, tôi bỗng sững người lại, cô bé này rất giống cô bạn chơi chuyền, chơi chắt với tôi những năm xưa. Thủy! đúng là Thủy thật rồi! nụ cười kia và cách ăn nói đúng là Thủy, tôi không tin vào mắt mình nữa, tới khi Thủy quay mặt về phía tôi, hai chúng tôi mới chính thức nhận ra nhau.

Thủy dẫn tôi về nhà bà ngoại của bạn ấy, một ngôi nhà cấp bốn ọp ẹp và đã khá cũ, khác hẳn với căn nhà cao tầng mà cậu ấy sống vào những năm trước. tôi còn nhớ năm năm trước tôi còn khóc hết nước mắt vì biết Thủy phải về quê ngoại sống cùng với mẹ. Tôi chưa bao giờ dám mơ có một ngày chúng tôi lại gặp nhau như thế này. Thủy vẫn ngoan và hiền như xưa, bạn ấy kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện. Tôi biết Thủy đã phải đau đớn, chịu đựng rất nhiều khi xa anh trai của mình, Thành cũng thế, cả hai anh em cậu ấy đều mất một thời gian dài để tập cách tự lập một mình, nhắc về quá khứ, mắt Thủy nhìn đăm đăm vào một khoảng không vô định, ngân ngấn nước. Những năm tháng qua không có lúc nào Thủy không nhớ tới anh trai, tới bố,  tới những kỉ niệm ấu thơ cùng bạn bè. Tôi thương bạn lắm, trong khi những đứa trẻ khác được sống trong vòng tay ấm áp yêu thương của bố mẹ thì Thủy lại có một tuổi thơ ngập tràn nước mắt vì phải chịu sự chia cắt đau tới xé lòng, thế mà Thủy vẫn có nghị lực để vươn lên, để vừa học vừa kiếm tiền phụ giúp gia đình. Thủy kể, khi mới về đây Thủy phải đi bộ năm cây số tới trường đến chảy máu chân. Cuộc sống chật vật, lam lũ khiến đôi bàn tay của Thủy chai sạm và đầy những vết xước. Tôi chợt nghĩ tới Thành. Liệu cậu ấy sẽ cảm thây như thế nào khi thấy đứa em gái mình yêu thương hết mực phải lao động vất vả để kiếm sống, Giá như bố mẹ ậu ấy không chia tay thì năm xưa hai đứa trẻ vô tội ấy đâu phải rời xa nhau? Thủy  sẽ không phải khổ cực như thế này, Nghe câu chuyện của bạn cũ, sao tôi bỗng thấy hối hận khi quên lãng đi hạnh phúc mình đang được hưởng, thấy mình thật vô dụng khi không có được sự dũng cảm vượt lên khó khăn như Thủy, tôi càng cảm thấy phục cô bạn hơn.

Thủy giục tôi kể về Thành, về các bạn, về cuộc sống trên thành phố, về cô giáo… Ánh mắt cậu ấy háo hức, chăm chăm vào tôi chờ đợi. Cô giáo Tâm vẫn đẹp và trẻ như trước, vẫn ngaỳ ngày đến lớp với lũ học trò, thi thoảng rãnh rỗi tôi vẫn đến thăm cô, cô rất lo co Thủy, vẫn  ngày ngày nhớ tới em bé bất hạnh phải nghỉ học kiếm sống, cô vẫn thường nhắc nhở chúng tôi nếu có gặp Thủy thì nhớ báo cho chúng tôi biết. Những năm qua lớp chúng tôi vẫn đoàn kết  và gắn bó với nhau như cũ, có nhiều kỉ niệm đẹp và cũng có lúc buồn. Thủy khóc, những giọt nước mắt nhớ thầy cô, nhớ bạn và cũng vì tủi thân. Tội nghiệp Thủy, vì lỗi của người lớn mà bạn phải từ bỏ tuổi thơ, từ bỏ một tương lai sáng lạng. Thành nay đã học đại học, đã là một cậu sinh viên chững chạc và hiểu chuyện. Bây giờ mỗi khi tới nhà cậu ấy chơi, tôi vẫn thấy hai con búp bê cũ ngồi khoác tay nhau và mỉm cười hạnh phúc, Nghe đến đây Thủy bật khóc nức nở, tôi hiểu được phần nào nỗi mất mát của người bạn nhỏ, tôi biết nỗi nhớ da diết của Thủy với Thành, biết sư lo lắng tận tình của cô đối với anh trai yêu quý. Thủy cố kìm nén từng tiếng nấc trong vô vọng. Lòng tôi quặn lại tôi không biết cuộc sống thiếu bờ vai vững chắc của người cha sẽ biến tôi thành con người như thế nào? Vội vã lau đi những giọt nước mắt, Thủy gượng cười, giục tôi kể tiếp. Sau khi Thủy đi, anh Thành không quan tâm gì tới chuyện bài vở nữa, trong một thời gian dài, cuộc sống của Thành gắn liền với thế giới ảo, những buổi bên màn hình máy tính thâu đêm. Nhưng chẳng hiểu sao, Thành lại có niềm tin và dũng cảm thi vào đại học, Thủy mỉm cười hạnh phúc, tôi cũng đã từng nhìn thấy nụ cười mãn nguyện này trên gương mặt Thành, khi anh ấy ngắm hai con búp bê.

Hai anh em Thành và Thủy, hai đứa trẻ bất hạnh vô tình bị cuốn vào vòng xoáy của người lớn đã phải chịu biết bao khổ cực, tuy phải chia xa, phải chịu hoàn cảnh chia tay đau xé lòng nhưng tình cảm của anh em họ vẫn mãi bền chặt, tôi cũng khóc theo Thủy. Cố gắng an ủi bạn cố gắng vượt qua khó khăn, phải vững tin hướng về phía trước. Mong rằng may mắn sẽ mãi mỉm cười với cô bạn nhỏ của tôi. Mong hai anh em sẽ sớm gặp lại nhau, mong sao cả Thành và Thủy đều có một tương lai tốt đẹp đang chờ họ phía trước, Mong rằng trên thế giới sẽ không có những đứa trẻ phải chịu sự khổ đau của nỗi chia ly, mất mát. Trước khi về, tôi ngỏ lời muốn đưa Thủy lên thành phố, nhưng bạn từ chối vì phải phụ giúp gia đình kiếm sống, Thủy còn nhờ tôi gửi cho Thành chút quà quê, khóe mắt bạn lại long lanh những giọt nước mắt, lưu luyến mãi, tôi mới ra về được, Thủy còn dặn tôi nhiều điều gửi tới thầy cô, bạn bè. Thủy nắm chặt tay tôi như bắt tôi phải hứa, phải nhớ những lời nhắn nhủ ấy.

Chiếc xe khách đưa tôi về thành phố, về với cuộc sống bận rộn hàng ngày . Chuyến đi này khiến lòng tôi có thêm một khoảng lặng, tôi đã nhận được nhiều bài học quý giá sau chuyến đi này. Năm sau, tôi chắc chắn sẽ quay lại đây, nhưng không phải một mình nữa mà là với người mà Thủy luôn chờ đợi: Thành.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
SY
Xem chi tiết
AN
17 tháng 8 2018 lúc 14:48

bạn xem thử nhé.:

Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:

-   Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.

Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.

Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.

Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.

Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.

Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều  tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.

Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.

Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:

-    Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.

Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.

Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.

Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại với Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.

Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.

Bình luận (0)
H24
17 tháng 8 2018 lúc 14:50

Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:

- Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.

Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.

Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.

Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.

Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.

Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.

Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.

Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:

- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.

Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.

Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.

Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại vói Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.

Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.

Bình luận (0)
NA
17 tháng 8 2018 lúc 14:59

Vào thời ấy, giặc Minh đô hộ nước ta. Không ai là không biết những điều bạo ngược và những chính sách đô hộ tàn ác mà chúng đặt ra với nước ta làm cho thiên hạ mù mịt chướng khí, oán khí ngút trời. Đến nỗi mà ta ở dưới Long cung cũng không được yên, ta đã là một lão rùa trăm năm nay an ổn sống dưới Long cung nhưng bọn quân Minh ngày ngày bắt giết các đồng bào ấu lão của Long cung. Nhiều đến nỗi mà ta oán hận chúng không kém người dân Đại Ngu. Ta buộc phải bẩm chuyện với Đông Hải Long Vương lão quân. Đúng như ta đoán Long lão vương hừng hực tức giận, giận đến nỗi đứt mạch máu não, gần như hét vào lỗ tai ta: " Lão Rùa, thế sự trước nay ngươi cũng coi như hiểu biết ít nhiều. Vì vậy ta lệnh cho ngươi đến nhân gian một chuyến, giao thanh gươm này cho người hiền mà giúp nước. Nhớ là không được để cả thanh kiếm và chuôi kiếm xuất hiện cùng lúc nếu không họ sẽ biết là ta cố tình giúp sức."

Bình luận (0)
NG
Xem chi tiết

Trải qua biết bao biến cố, thăng trầm của thời gian Hà Nội vẫn mang trong mình những nét đẹp cổ thủ đô văn hiến. Và nhắc đến câu chuyện về Hà Nội, dấu ấn đầu tiên của đọng lại trong chúng ta có lẽ là hồ Gươm nơi còn lưu giữ câu chuyện về người anh hùng dân tộc Lê Lợi trả gươm rùa thần, trong lòng hồ Tả Vọng. Chuyện kể rằng:

Vào thế kỉ XV, dưới ách đô hộ của giặc Minh, nhân dân ta phải chịu muôn vàn khổ cực. Mọi người căm hận chúng đến tận xương tủy. Nghĩa quân Lam Sơn, lúc ấy đang trong buổi đầu phất cờ khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, bị thua trận nhiều. Long Quân biết chuyện quyết đinh cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để dẹp giặc.Hồi ấy, ở Thanh Hóa có người dân chài tên là Lê Thận. Một đêm nọ, đi đánh cá ở bờ sông vắng, sau hai lần quang chài Thận chỉ kéo được ột thanh sắt. Đến lần thứ 3, vẫn là thanh sắt đó Thận mới soi đèn xem kĩ, thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm bèn đem về nhà.

Về sau, Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn chàng hăng hái, gan dạ không hề sợ nguy hiểm. Một lần Lê Lợi đến thăm nhà Thận. Trong căn nhà tranh, bỗng dưng chủ tướng thấy có ánh sáng lạ tỏa ra từ một góc nhà, ông đến xem thì thấy đó là ánh sáng của lưỡi gươm trên đó có hai chữ Thuận Thiên. Nhưng lúc ấy tất cả mọi người vẫn không hề biết đó là gươm báu.

Một lần bị giặc đuổi, Lê Lợi cùng tướng sĩ phải rút chạy mỗi người một ngả. Khi đi ngang qua môt khu rừng Lê Lợi bỗng thấy trên ngọn cây đa có ánh sáng lạ. Ông trèo lên cây mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Lúc này, Lê Lợi nhớ đến lưỡi gươm có khắc chữ Thuận Thiên ở nhà Thận, ông dắt chuôi gươm bên mình. Khi trở về bèn lệnh cho Lê Thận mang lưỡi gươm đến và hỏi nguồn gốc thanh gươm. Lúc ấy, Thận mới từ tốn kể lại câu chuyện ba lần vớt được thanh gươm nơi bến sông vắng. Biết đây là ý trời, Lê Thận dâng thanh gươm cho chủ tướng, mà tâu rằng: “ Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.”

Sau khi mọi người biết đó là gươm thần, nghĩa quân Lê Lợi ngày một nhuệ khí . Quân ta ra trận nào, thắng trận ấy bách chiến bách thắng. Tiếng tăm của nghĩa quân ngày được vang xa, binh lực của quân ta cũng tăng lên gấp bội. Nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, chiếm được nhiều kho lương thực để nuôi nghĩa quân và phân phát cho nhân dân. Cứ như thế quân ta nhanh chóng quét sạch kẻ thù, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi của nước ta. Cuộc sống nhân dân bình yên, no ấm.

Đuổi được giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua. Trong một lần ngự uyển quanh hồ Tả Vọng, Long Vương đã sai Rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng của vua đi đến giữa hồ, vua thấy thanh gươm bên mình tự nhiên động đậy. Cùng lúc đó, hai bên mạn thuyền bỗng dưng có con sóng lớn, vua thấy thế bèn sai quân dừng thuyền lại. Rùa vàng liền tiếng đến phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói, vua hiểu ý, bèn lấy thanh gươm bên mình hướng về phía rùa vàng. Rùa vàng ngay lập tức há miệng đỡ lấy thanh gươm và từ từ chìm xuống nước.

Từ đó về sau hồ Tả Vọng có tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Tên gọi ấy gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vè vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng người anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ. Chúng ngang nhiên làm nhiều điều bạo ngược và xem dân ta như cỏ rác. Lòng dân vô cùng oán hận.

Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.

Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. sau khi quang lưới xuống bến thì kéo lên được một thanh sắt. Lê Thận quang thanh sắt ấy đi rồi đến chổ khác để thả lưới. Lần tứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắc vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sự nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tùng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở về với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngả chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào thắt lưng và liên tưởng đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.

Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.

Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

- Đây là Trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm này để báo đền tổ quốc.

Từ đó, Nghĩa quân Lam Sơm mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.

Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:

- Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua hiểu ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa Vàng há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh.

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quý báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

nhầm r mik sửa nhé bạn 

 Chi tiết Long Quân cho mượn gươm thần là một chi tiết kì ảo hấp dẫn và có ý nghĩa sâu sắc. Gươm thần là một vũ khí vô cùng quý giá. Khi đất nước có giặc, Long Quân cho Lê Lợi - thủ lĩnh nghĩa quân, đại diện cho chính nghĩa,cho nhân dân mượn gươm thần. Đó chính là thể hiện sự đồng tình và phù trợ của thần linh,của tiền nhân đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc. Khi đất nước thanh bình, Long Quân đòi lại gươm thần cùng là có ý nhắc Lê Lợi: khi đất nước lâm nguy thì dùng vũ khí đánh giặc còn khi non sông đã thái bình thì chăm dân trị nước, nếu dùng vũ khí cũng như sức mạnh của binh đao sẽ không được lòng dân. Đó là bài học không chỉ để nhắc Lê Lợi mà còn nhắc nhở tất cả các vua chúa mọi thời đại về cách sử dụng vũ khí. Hơn nữa, vũ khí của Long Quân để trợ giúp chính nghĩa nên chỉ trợ giúp khi cần.

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
H24
25 tháng 3 2022 lúc 17:11

Tham khảo

 

Người Việt ta luôn tự hào là "Đất nước ngàn năm văn hiến" với sự giao thoa của nhiều nền văn hoá. Dưới hàng nghìn năm Bắc thuộc cùng ách thống trị của thực dân Pháp, nền văn hoá của ta đã tiếp thu những giá trị văn hóa mới nhưng vẫn giữ lại được nét tinh hoa của dân tộc, để từ đó sáng tạo nên những loại hình nghệ thuật vô cùng đặc sắc, mang lại giá trị to lớn cho nền văn hoá Việt. Dân ca quan họ Bắc Ninh chính là một trong những loại hình nghệ thuật ấy, nó có sức lan tỏa mạnh mẽ lay động người nghe bằng những câu hát giao duyên dịu dàng mà đằm thắm ân tình xứ Bắc.

Dân ca quan họ là một làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng đồng bằng sông Hồng thuộc miền Bắc nước ta, được hình thành từ rất lâu đời ở vùng Kinh Bắc xưa, chủ yếu là thuộc hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh với con sông Cầu chảy ngang. Theo các nhà nghiên cứu khoa học Quan họ có từ thế kỷ thứ XVII, được bắt nguồn từ tục kết chạ giữa bà con lối xóm. Cái tên "Quan họ" có thể thể hiểu theo truyền thuyết có một ông quan trong lần qua xứ Kinh Bắc, vô tình nghe được và lấy làm say mê những câu hát ngọt ngào của các liền anh, liền chị, những người cùng có sở thích ca hát dòng nhạc này và người ta gọi là đó một"họ". Nhưng cách giải thích này cũng chỉ đúng ở một khía cạnh nào đó, ngoài ra còn rất nhiều cách lý giải khác liên quan đến nếp sinh hoạt văn hóa và chế độ thời bấy giờ.

Dân ca Quan họ là lối hát giao duyên giữa người nam và nữ, là hình thức trao đổi bày tỏ tâm tư, tình cảm giữa liền anh và liền chị.Họ dùng những câu hát ý nhị, giọng hát mượt mà sâu lắng để bộc lộ cảm xúc trong tâm hồn mình. Những làn điệu Quan họ truyền thống thường được hát vào mùa xuân hay mùa thu là những mùa tươi đẹp nhất trong năm, khi ấy câu hát Quan họ nhộn nhịp, tưng bừng làng trên, thôn dưới, làm thổn thức biết bao trái tim người yêu nghệ thuật. Thông thường quan họ phổ biến lối hát đối đáp giữa trai và gái, có thể cùng một làng hoặc khác làng, cái khó là ở chỗ cùng một giai điệu nhưng người hát phải tự tìm lời phù hợp để đối qua đối lại, tạo thêm phần hấp dẫn và không bị nhàm chán, ấy là điểm đặc sắc mà không phải ai cũng hát được. Các đôi nam nữ cất lên những câu hát dạt dào cảm xúc, lắng đọng tâm tình, đó có thể là những câu hát được lấy từ lời thơ, lời ca dao trong sáng, ý nhị.Quan họ là thể loại nhạc trữ tình nên cách hát và luyến láy được trau chuốt rất kỹ càng, gồm nhiều kỹ thuật sao cho âm điệu vừa vang, rền lại vừa nền, nảy, nghe như rót mật vào tai, vô cùng ngọt ngào tình cảm, như dòng chảy mượt mà của con sông Cầu - "dòng sông Quan họ". Hát quan họ có ba hình thức phổ biến nhất là hát canh, hát phục vụ lễ hội và hát thi đấu giành giải, mỗi một thể loại đều có nét đặc sắc và dấu ấn riêng.

 

Trang phục cũng là một điểm nổi bật trong nghệ thuật Dân ca Quan họ, các liền anh liền chị khoác lên mình những bộ quần áo rực rỡ sắc màu tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, quý phái của người con Kinh Bắc. Về phía nam, các liền anh khoác lên mình tấm áo dài mỏng thẫm màu, bên trong là áo trắng cùng quần lĩnh trắng, ống rộng, phẳng phiu, đầu đội khăn xếp, tay có thể cầm quạt hoặc cầm chiếc dù đen, càng tăng thêm vẻ đĩnh đạc, truyền thống đậm chất văn hóa vùng Kinh Bắc. Trang phục liền chị cầu kỳ và tỉ mỉ hơn các liền anh rất nhiều, các chị sẽ mặc những bộ áo mớ ba mớ bảy nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, vàng, xanh phối cùng với chiếc thắt lưng hoa đào, chít tóc bằng khăn mỏ quạ, đầu đội nón quai thao trắng, hoặc cầm ở tay, cho thêm phần duyên dáng, thướt tha. Những câu hát bay bổng, da diết, ngọt ngào kết hợp với trang phục đặc biệt như vậy đã làm tăng thêm vẻ đẹp cho những người hát giao duyên.

Quan họ là một loại hình văn hóa đặc sắc, vẫn còn được phát triển cho đến ngày nay, ở nó còn lưu giữ những vẻ đẹp truyền thống xa xưa, nhưng đến hiện tại đã được những người tiếp nối phát triển và sáng tạo ra những cái mới để quan không bị lạc hậu so với thời đại.Quan họ được xem là dòng nhạc dân ca trữ tình có nguồn giai điệu phong phú và đa dạng nhất ở Việt Nam, tính cho đến nay chúng ta còn lưu giữ được khoảng 300 bài quan họ có giai điệu khác nhau và được ghi chép thành các bản nhạc, ngoài ra còn có rất nhiều các giai điệu không được ký âm chính thức mà chỉ được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Các làn điệu quan họ truyền thống phải kể đến là: Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, La hời, Tình tang. Hát Quan họ bao giờ cũng có ba chặng, chặng mở đầu thuộc giọng lề lối, khi hát xong khoảng mười bài giọng lề lối người hát chuyển sang giọng sổng để tiếp vào chặng giữa, các bài ở chặng giữa là ở giọng vặt, chặng cuối là giọng giã bạn. Làn điệu quan họ là những tiếng hát thân tình, ngọt ngào mềm mại, người hát luôn trong trạng thái say mê, vui thú, chăm chút thổi hồn vào tình câu chữ khiến cho âm hưởng của toàn bài luôn vang vọng và thấm đẫm vào tâm hồn những người thưởng thức, khiến ta phải trầm trồ, thán phục trước sức hút của thứ dân ca truyền thống, và cũng khá kén người nghe này.

Vào ngày 30 tháng 9 năm 2009, dân ca Quan họ Bắc Ninh đã chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, đây là một điều đáng mừng, là nguồn động lực để dân ca Quan họ tiếp tục phát triển và ghi lại những dấu ấn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như một nét đẹp văn hóa đặc sắc của Việt Nam.Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, Quan họ không còn bị bó hẹp trong không gian làng, xã mà nó đang dần lan tỏa khắp mọi miền đất nước, trở thành nét văn hoá đặc sắc và là niềm tự hào của người dân Việt Nam.

Dân ca Quan họ Bắc Ninh quả là một tài sản vô giá của dân tộc, nó cần nuôi dưỡng bảo tồn, phát huy và lưu truyền cho thế hệ trẻ mai sau.Mỗi chúng ta người con đất Việt cần phải biết trân trọng và thêm yêu những giá trị truyền thống tốt đẹp, để chúng được trường tồn với thời gian, không bị đi vào quên lãng, giữa nhịp sống hiện đại xô bồ.

Bình luận (0)
NT
25 tháng 3 2022 lúc 17:17

Tham khảo:

 

Một trong những niềm tự hào của người Kinh Bắc là Hội Lim. Trong Hội Lim thứ "đặc sản" tuyệt vời nhất là những làn điệu quan họ. Những làn điệu dân ca quan họ trữ tình, mượt mà, da diết, ngọt ngào ấy được trình tấu bởi những liền anh, liền chị lịch lãm mà không kém phần duyên dáng. Cứ thế, dân ca quan họ đi vào lòng người và trở thành phần hồn, thành món ăn tinh thần của con người, thành nét văn hóa rất riêng của vùng đất kinh kì xưa.

Dân ca quan họ Bắc Ninh được hình thành khá lâu đời, do cộng đồng người Việt (Kinh) ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh. Bắc Giang hiện nay của Việt Nam sáng tạo ra. Các làng quan họ nằm hai bên bờ sông Cầu, cách thủ đô Hà Nội về phía bắc khoảng 30km. Dân ca quan họ là hát đối đáp nam, nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân, mùa thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luôn nhưng giọng hát của hai người phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ, ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc đệm kèm theo. Có bốn kỹ thuật hát đặc trưng: Vang, rền, nền, nảy. Hát quan họ có ba hình thức chính Hát canh, hát thi lấy giải, hát hội. Hát quan hệ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn giữa các bọn quan họ, tục "ngủ bọn". Mặc dù các phong tục này không, được thực hành nhiều như trước đây, cộng đồng cư dân các làng quan họ vẫn bảo tồn và truyền dạy nghệ thuật dân ca quan họ này.


 
Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục của các liền chị. Trong các lễ hội quan họ có cả những cuộc thi trang phục quan họ. Liền anh mặc áo dài năm thân, cô đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, hoặc đối với người khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn màu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh gọi là áo kép. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng điểm bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Thời trước, đàn ông còn nhiều người búi tó nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu. Sau này phần nhiều cắt tóc, rẽ đường ngôi nên chuyển sang dùng loại khăn xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện.

Trang phục liền chị thường được gọi là "áo mớ ba mớ bảy". Tuy nhiên trong thực tế các liền chị thường mặc áo mớ bảy. Về cơ bản trang phục bao gồm các thành phần: trong cùng là một chiếc yếm có màu rực rỡ thường làm bằng lụa nhuộm. Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng, ngà. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng tương tự như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn. Áo dài năm thân của nữ, có cả khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước. Chất liệu để may áo đẹp nhất thời trước là the, lụa. Áo dài ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh dán, áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hổ thuỷ, màu vàng chanh, màu vàng cốm. Áo cánh mặc trong có thể thay bằng vải phin trắng, lụa mồi gà. Yếm thường nhuộm màu đỏ (xưa gọi là yếm thắm), vàng thư (hoa hiên, xanh da trời (thiên thanh), hồng nhạt (cánh sen), hổ thủy (xanh biến). Giải yếm to buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng. Thắt lưng cũng buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao, múi giải yếm tạo nên những múi hoa màu sắc phía trước con gái. Liền chị mặc váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép với váy trong bằng lụa, vải màu, lương, the, đoạn; váy ngoài bằng the, lụa. Váy màu đen. Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy quây tròn lấy người như mặc quần mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ hình lưỡi chai xuống gần tới mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm phía gót chân. Dép cong làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp thủ công, mũi dép uốn cong như một lá chắn nhỏ, che dấu đầu các ngón chân. Ngoài áo, quần, thắt dép, người liền chị còn chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao, và thắt lưng tích.


 
Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng về thời điểm ra đời của Dân quan ca họ trong lịch sử. Có thể nghĩ rằng Dân ca quan họ phát triển đến đỉnh cao giữa thế kỉ XVIII, Chủ nhân của quan họ là những người nông dân Việt (Kinh), chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Mỗi làng quan họ đều có lễ hội riêng. Quan họ tồn tại song hành cùng lễ hội làng, nơi mà người dân thờ thành hoàng, nữ thần, một đôi trường hợp là tín ngưỡng phồn thực. Trong số các hội làng quan họ, hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) vào 13 tháng giêng âm lịch, là hội lớn nhất.

Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký âm. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Kho băng ghi lại hàng nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Các làn điệu quan họ cố bao gồm: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, Ca bời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Gió mát trăng thanh, Tứ quý.

Quan họ truyền thống chi tồn tại ở 49 làng quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc. Quan họ truyền thống là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Kinh Bắc, với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Điều này giải thích lý người dân Kinh Bắc thích thú "chơi Quan họ", không phải là "hát Quan họ". Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỷ ở các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ. "Chơi quan họ" truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thường thức (thưởng thức "cái tình" của bạn hát).


 
Nhiều bài quan họ truyền thống vẫn được các liền anh, liền chị "chơi quan hệ" ưa thích đến tận ngày nay như La rằng, Tình tang, Bạn kim lan, Cái ả, Cây gạo. Sinh hoạt văn hoá Quan họ của liền anh, liền chị xứ Kinh Bắc có nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Cuộc hát Quan họ được xem là Canh hát chính thống thường phải tuân thủ đủ trình tự các chặng: lề lối, giọng vặt và giã bạn. Trong ba chặng hát: Lề lối, Giọng vặt, Giã bạn - mỗi giai đoạn đểu có những biểu hiện khác biệt ở phần nội dung cũng như hình thức cấu trúc bài bản. Lề lối là bài Quan họ cổ, thường được hát ở nhịp độ chậm, bài bản có nhiều tiếng đi lời phụ. Người hát những bài Quan họ Lề lối phải biết kỹ thuật hát vang, nền, nảy, ngắt, rớt mới có thể thực hiện tốt và "đúng chất" Quan họ.

Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ", là hình thức biểu diễn (hát quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết xuân, lễ hội, hoạt động du lịch, nhà hàng,... Thực tế quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Quan họ mới luôn có khán thính người hát trao đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra ở nhiều nơi, đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên trên thế giới. Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa, cải biên các bài bản truyền thống. Hát quan họ với lời mới được nhiều người yêu thích tới mức tưởng nhầm là quan họ truyền thống như bài "Sông Cầu nước chảy lơ thơ" do Môn Khanh soạn lời mới từ làn điệu truyền thống "Nhất quế nhị lan".

Quan họ được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác phương thức truyền khẩu. Phương thức này là một yếu tố giúp cho Quan hệ trở thành một loại hình dân ca có số lượng lớn bài hát với giai điệu khác nhau. Tuy nhiên, cũng chính phương thức này đã làm cho các bài Quan họ lưu truyền trong dân gian bị biến đổi nhiều, thậm chí khác hẳn so với bản gốc nhiều giai điệu cổ đã mất hẳn. Mặc dù sự thay đổi này cũng làm cho Quan họ phát triển, nhưng ở trong bối cảnh văn hóa Phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, vấn đề bảo tồn nguyên trạng Quan họ trong từng giai đoạn phát triển là việc làm cấp thiết. Từ những năm 70 của Thế kỷ trước, Sở Văn hóa Hà Bắc đã tiến hành sưu tầm Quan họ. Hàng nghìn bài Quan họ, bao gồm các dị bản đã được ghi âm tại các làng quan họ, với giọng hát của hàng trăm nghệ nhân (Đến nay hầu hết đã ra đi). Khoảng 300 bài Quan họ hay nhất được Nhà xuất bản Âm nhạc in thành sách. Tuy nhiên, hàng nghìn bài Quan họ đã được ghi âm, do các cụ nghệ nhân (đã mất) hát, phải được bảo quản cực kỳ cẩn thận để có thể lưu giữ một cách dài lâu cho thế hệ mai sau. Quan họ đã được Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể long trọng công bố là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại.


 
Dù trải qua nhiều thăng trầm, ngày nay quan họ vẫn tồn tại và được nâng niu, giữ gìn. Trong tương lai, chắc hẳn quan họ tiếp tục đồng hành cùng con người, tạo nét riêng, nét đẹp văn hoá của xứ Kinh Bắc và cả dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
AP
Xem chi tiết