- Tình yêu là bất tử, chỉ có người yêu là thay đổi.
P/s:đừng trách tình y mà trách người pn y
Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt ở những người bắt đầu bước sang tuổi
A. Thanh niên.
B. Trưởng thành.
C. Kết hôn.
D. Lao động.
Đáp án :
Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt ở những người bắt đầu bước sang tuổi thanh niên.
Đáp án cần chọn là: A
Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có
A. quan niệm đúng đắn về tình yêu.
B. Quan niệm thức thời về tình yêu.
C. Quan điểm rõ ràng về tình yêu.
D. Cách phòng ngừa trong tình yêu.
Đối với tình yêu cá nhân, xã hội có trách nhiệm là?
A. Không có trách nhiệm vì tình yêu mang tính cá nhân.
B. Hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu.
C. Chi phối tình yêu cá nhân.
D. Ngăn cản tình yêu cá nhân.
con trai! ai là người ck tốt
Top 1. Xử Nữ:
Con trai cung Xử Nữ bất kể là làm người yêu hay lấy làm chồng đều rất tuyệt vời. Họ tỉ mỉ, cẩn trọng, luôn có thể nghĩ đến những việc mà bạn chẳng ngờ tới. Họ không nhất định là người đàn ông thông minh nhất, nhưng đầu óc phân tích của họ lại rất “đỉnh” đấy. Trong hôn nhân, Xử Nữ là một người chồng đầy tư cách, một khi họ đã bạn đời cho mình thì không dễ dàng từ bỏ. Họ có thể vì gia đình mà làm việc không ngừng nghỉ, không than vãn. Hơn nữa Xử Nữ là người rất giàu tài năng, rất có tương lai. Họ có khả năng dung hòa giữa công việc và tình yêu. Họ không dễ dàng yêu một người, nhưng một khi đã yêu, họ sẽ luôn mang một tình cảm, trách nhiệm mãnh liệt đến cuồng si. Chính vì những lí do này, Xử Nữ xứng đáng là người chồng tuyệt vời nhất.
Top 2. Nhân Mã:
Mọi người thường nói con trai Nhân Mã rất đào hoa, bởi vì họ luôn để lại ấn tượng là kẻ gặp ai yêu nấy, thay tình nhân như thay áo. Vì vậy các cô gái luôn cho rằng họ không đáng tin cậy. Kì thực cũng phải tự hỏi lại, có mấy chàng trai trước khi lấy vợ mà chỉ yêu một nàng? Điều quan trọng là họ đối xử với vợ của mình như thế nào. Con trai Nhân Mã một khi đã quyết định được ý chung nhân sẽ chỉ một lòng một dạ với người đó. Mặc dù họ ham chơi, thích tự do, nhưng cũng rất có trách nhiệm. Trong cuộc sống hôn nhân, Nhân Mã rất chăm chút cho gia đình, vợ con. Tuy vẫn mang tâm hồn của một đứa trẻ, nhưng họ rất biết cách làm việc, xử lý mọi thứ thuần thục, hợp lí. Người vợ của Nhân Mã cũng cần thật khéo léo, dùng lời dễ nghe khuyên bảo, cổ vũ chồng. Làm như thế, nam Nhân Mã sẽ trở nên chiều theo bạn vô điều kiện.
Top 3. Bảo Bình:
Nam Bảo Bình thường không dễ dàng yêu một ai đó, nhưng khi đã chọn, họ rất có trách nhiệm. Quả thực một người đàn ông có phải là một người chồng tốt hay không, chẳng phụ thuộc vào việc họ nhiều tiền, có địa vị, mà là việc đối xử với người mình yêu thương ra sao, bởi lẽ, bất cứ người nào cũng có lúc sự nghiệp thăng trầm mà. Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh nào, Bảo Bình cũng sẽ chăm chút, yêu thương gia đình bé nhỏ. Cậu ấy xứng đáng là những người chồng tốt đúng không teens!
Top 4. Ma Kết:
Nam Ma Kết thường cứng nhắc, có phần cổ hủ và không biết nói những câu lãng mạn, ngọt ngào. Tuy nhiên, đây thực chất lại là các ông chồng rất tốt. Đầu tiên, họ là những người đầy trách nhiệm, có chí tiến thủ để gây dựng kinh tế thật vững chắc cho gia đình. Tiếp theo, với khối lượng công việc lớn như vậy, họ đâu còn thời gian gặp gỡ ai nên các chàng này cũng thuộc top cực kì chung thủy! Ngoài ra, họ là người rất trọng tình, chu đáo, ân cần với người thân. Vì những lí do ấy, Ma Kết xứng đáng là một ông chồng tuyệt vời.
Thế còn con gái cung bọ cạp thì sao ???
Em trai tớ cung XỬ NỮ nè !!!!!
Tớ là SONG NGƯ
Có thể, ai đó sẽ cho rằng điều đó là ngu ngốc, là hèn, là vô nghĩa. Nhưng bởi vì đó là tình yêu, cho nên bằng cách nào đó mọi điều đều sẽ đúng. Có những tình yêu là vậy, người ta chỉ biết lặng lẽ nhìn đối phương bước ra khỏi cuộc đời mình, không níu kéo, không oán trách, không hờn giận. Dù có thể trong lòng là hàng ngàn bão tố, nhưng vì bình lặng cho nơi ấy, nên đành lòng buông tay
Có thể, ai đó sẽ cho rằng điều đó là ngu ngốc, là hèn, là vô nghĩa. Nhưng bởi vì đó là tình yêu, cho nên bằng cách nào đó mọi điều đều sẽ đúng. Có những tình yêu là vậy, người ta chỉ biết lặng lẽ nhìn đối phương bước ra khỏi cuộc đời mình, không níu kéo, không oán trách, không hờn giận. Dù có thể trong lòng là hàng ngàn bão tố, nhưng vì bình lặng cho nơi ấy, nên đành lòng buông tay
Giới thiệu câu chuyện :
Tình Yêu Tuổi Học Trò
Tình yêu là gì mà khiên người ta phải chờ đợi! Một hương vị ngọt ngào nhưng chứa đầy bao nước mắt. Một sự tuyệt vờ nhưng chan chứa đầy nỗi bất hạnh. Đã yêu thì phải chấp nhận mất hết tất cả, hi sinh nhiều thứ. Nhưng nó chỉ có thể lấy được thể xác chứ không thể lấy được trái tim người mình yêu. Không phải khi nào cũng có một tình yêu đẹp đẽ, không phải khi nào cũng chọn được những người tốt để yêu. Tình yêu đơn giản không cần thiết, nhưng người ta vẫn cố chấp để yêu. Khi nào một cái kết cũng là bất hạnh.
Từ một học sinh ngoan hiền giờ đã trở thành một sát nhân khát máu, từ trái tim đỏ đã chuyển thành màu đen. Từ sự trong sáng, hiền lành giờ đã chuyển thành âm mưu, toan tính. Tạm biệt Mai ngày xưa và đến với Mai của hiện tại. Tạm biệt người bạn mà tôi yêu quý, tạm biệt tình yêu mà tôi đang mong chờ, tạm biệt mọi thứ của tôi. Tình yêu ... giờ không phải tình yêu nữa mà là thù hận đã khiến tôi như này. Có lẽ khi trả thù xong, mọi chuyện sẽ kết thúc. Lại thêm một cái kết ...... đau khổ .
BẠN ĐƯA RA CÂU HỎI GÌ VẬY?RẢNH LẮM HẢ?
Lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người trên đất nước đó. Đối với dân tộc Viêt Nam, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả người dân như một lẽ dĩ nhiên bởi truyền thống yêu thương, giàu lòng nhân ái, đoàn kết và biết ơn. Lòng yêu nước của con người Việt Nam được thể hiện rõ qua những tấm gương của biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì độc lập tự do của đất nước. Không chỉ vậy, lòng yêu nước còn được thể hiện ở những cố gắng cống hiến tri thức, tiền bạc để dựng xây và phát triển đất nước ngày một giàu đẹp. Ý nghĩa của lòng yêu nước đối với công cuộc bảo vệ và dựng xây xã hội chủ nghĩa được minh chứng bằng những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm, bằng những thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục,… mà chúng ta đạt được từ xưa đến nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được giá trị của dân tộc và lòng yêu nước, bằng chứng là một bộ phận người dân vẫn tồn tại suy nghĩ phản động, ích kỉ, vô trách nhiệm, thậm chí còn tuyên truyền phản động, châm ngòi biểu tình nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước những hành vi đó, chúng ta cần có thái độ quyết liệt ngăn chặn, và có biện pháp khắc chế kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Câu 2 : (4.0) điểm
Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người, được biểu hiện phong phú trong các tác phẩm văn học.
Đó là tấm lòng yêu nước của vua Quang Trung qua lời dụ binh lính trước khi ra trận:
“Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng:
- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang mưu đồ lấy nước Nam đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!
Các quân lính đều nói: Xin vâng lệnh, không dám hai lòng!”
(Trích Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô gia văn phái, Ngữ văn 9, tập một)
Đó là tình yêu nước của anh thanh niên thể hiện trong công việc hàng ngày :
- Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa - Người con trai bất chợt quyết định - Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm. Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định với gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang ký, ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy vết cháy mà định nắng. Đây là máy vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá, hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.
(Trích Lặng lẽ Sa Pa , Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một)
Đó là tình yêu nước được thể hiện qua công việc dũng cảm của Phương Định - cô gái thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ :
Tôi, một quả bom trên đồi. Nho hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm Barie cũ.
Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Ðất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi lom khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Ðầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng...
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Ðất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.
Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.
Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong mềm. Tôi khoả đất rồi chạy lại chỗ nấp của mình...
(Trích Những ngôi sao xa xôi , Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập hai)
Đề 1: Em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về một trong ba nhân vật yêu nước ở trên. Từ đó liên hệ đến một tác phẩm khác hoặc thưc tế cuộc sống để làm nổi bật nội dung mà em lựa chọn.
Đề 2: Từ những gợi ý trên và trải nghiệm trong quá trình đọc văn , em hãy viết một bài văn với nhan đề : Mỗi tác phẩm giá trị mang theo một bài học về tình yêu nước
TK
Nói đến Nguyễn Thành Long, người ta lại nhắc đến một cây bút cần mẫn, nhiệt thành đi sâu vào thực tiễn, tìm kiếm chất liệu từ cuộc đời để phản ánh cuộc đời một cách chân thực. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả chuyến hành trình thực tế ấy tại Lào Cai. Truyện khắc họa nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng với biết bao phẩm chất cao đẹp về lý tưởng và lẽ sống đáng quý của con người.
Không xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm, nhưng người đọc biết đến anh thanh niên qua những lời chuyện trò của bác lái xe trên chuyến hành trình trở về thành phố từ đỉnh Yên Sơn. Hình ảnh ấy lại được khắc họa rõ ràng hơn trong cuộc gặp gỡ chốc lát giữa anh và mọi người khi xe dừng lại nghỉ ở giữa hành trình. Dù chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng anh thanh niên đã giúp mọi người có thêm những suy nghĩ mới mẻ: Trong cái lặng im của Sa Pa […] Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.
Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét với công việc đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất góp phần vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ chiến đấu và sản xuất cho đồng bào ta. Việc làm tuy mang lại nhiều ý nghĩa nhưng cũng dễ gây cảm giác buồn tẻ, đơn điệu lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Mỗi ngày cứ đều đặn bốn lần, bất kể nắng, gió hay mưa bão, anh đều phải thực hiện nhiệm vụ của mình và báo về trung tâm.
Công việc không khó nhưng gian khổ, “gian khổ nhất là lần ghi và báo lúc một giờ sáng. Rét, có cả mưa tuyết. Nửa đêm, chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão có vặn to đến mức nào cũng cảm thấy không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và cái im lặng bên ngoài chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”. Gian khổ trong công việc là vậy, gian khổ trong hoàn cảnh sống lại càng lớn hơn gấp bội.
Một mình quanh năm giữa “bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”, cô đơn lặng lẽ, không một bóng người. Có lúc lại “thèm người” đến độ lăn cây chặn giữa đường để có cơ hội gặp gỡ, chuyện trò cùng hành khách trên xe. Khó khăn, gian khổ là vậy, nhưng điều gì đã giúp anh vượt lên hoàn cảnh ấy? Phải chăng đó là ý thức công việc, là lòng yêu nghề khi thấy được công việc lặng thầm này mang lại lợi ích cho cuộc sống và cho mọi người.
Miệt mài với công việc, xem công việc là bạn nên không thấy cô đơn. Anh hiểu rằng công việc của mình mang lại lợi ích cho cuộc sống, giúp quân ta đánh thắng trận, giúp đồng bào ta sản xuất được mùa. Vì vậy, dù không có ai đôn đốc, thúc giục hay giám sát, anh vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Anh yêu công việc của mình, anh xem đó là niềm vui, là người bạn thân thuộc và kể về điều đó một cách say sưa, đầy tự hào. “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ nếu cất nó đi cháu buồn chết mất”, lời tâm sự của anh với bác họa sĩ cũng chính là lời bộc bạch chân thành cho lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm ở anh thanh niên.
Giá trị đích thực của con người chính là ở lý tưởng và lẽ sống của mình. Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa chính là người dung hòa được lý tưởng và lẽ sống ấy. Anh biết cách sắp xếp công việc hợp lý, biết tìm niềm vui trong cuộc sống, tổ chức cuộc sống ở trạm khí tượng ngăn nắp, đầy đủ và thú vị. Những vườn hoa thược dược đầy màu sắc, những chú gà mái cho quả trứng to tròn, những chú gà con tíu tít, những quyển sách chứa đựng biết bao điều thú vị. Cuộc sống buồn tẻ nhưng với cái nhìn lạc quan và sự chủ động của người con trai đầy lý tưởng đã làm cuộc sống ấy trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
Anh thanh niên là một người cởi mở, trân quý tình cảm của mọi người và dành rất nhiều tình cảm đến những người xung quanh mình. Anh gửi củ tam thất cho vợ của bác lái xe, gửi làn trứng cho bác họa sĩ, gửi tặng đóa hoa cho cô kỹ sư. Đằng sau những món quà giản đơn ấy là sự quan tâm chân thành và chu đáo từ một tâm hồn hồn hậu. Bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian” nhưng chính anh lại tâm sự với bác họa sĩ mình với công việc “là một đôi” chứ không phải một mình. Quả thật những người có lý tưởng đẹp sẽ có những suy nghĩ đẹp.
Công việc dù vất vả, dù mang lại nhiều lợi ích thế nhưng anh lại là người vô cùng giản dị, khiêm tốn. Anh cảm thấy mình là một người bình thường như biết bao người đang cống hiến tuổi trẻ cho đất nước, bởi thế, khi bác họa sĩ ngỏ ý định vẽ chân dung, anh từ chối và giới thiệu “những người khác đáng vẽ hơn”. Chỉ với một số chi tiết xuất hiện trong chốc lát nhưng chân dung, tinh thần của anh thanh niên hiện ra khá rõ nét với những nét đẹp về tình cảm, tâm hồn, cách sống, quan niệm sống và quan niệm về công việc.
Trong truyện ngắn này còn xuất hiện một số nhân vật khác đã góp phần làm rõ nét hơn nhân vật chính. Đó là bác lái xe, cầu nối khiến người đọc mong chờ gặp anh, là ông họa sĩ với cảm giác xúc động, bối rối “vì họ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết”. Chính nỗi xúc động và bao điều suy tư của ông họa sĩ đã làm cho chân dung anh thanh niên sáng đẹp hơn lên và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng. Đặc biệt nhất chính là cô kỹ sư trẻ soi chiếu vào cái đẹp của anh thanh niên để người đọc hiểu thêm về cuộc sống tuyệt đẹp của người thanh niên, về thế giới những con người như anh. Đây chính là thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng thành công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện mình.
Với tình huống truyện hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên từ điểm nhìn của bác họa sĩ, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã khắc họa thành công hình ảnh đẹp của người lao động bình thường. Anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao, anh không có tên, chỉ gọi một cách khái quát là thanh niên với cách gọi nói lên sức trẻ, lý tưởng, nhiệt huyết cùng mong muốn hiến dâng mọi thứ tuyệt vời cho đất nước.
“Chỉ có cuộc sống vì người khác mới đáng quý”. Câu nói ấy của A. Enstein khiến người ta suy nghĩ về lý tưởng và lẽ sống của con người trong thời đại ngày nay. Sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận đã phác họa hình ảnh anh thanh niên – người trai lý tưởng mang lẽ sống cao đẹp của cuộc sống thời đại lúc bấy giờ. Đó là những con người lặng thầm, làm những công việc lớn lao hiến dâng cho cuộc sống.