Những câu hỏi liên quan
LD
Xem chi tiết
SO
31 tháng 7 2020 lúc 21:15

dê, bố mẹ chuẩn bị lấp đầy một căn phòng bởi "những bài toán nâng cao hay" "văn mẫu chọn lọc" ...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
H24
16 tháng 2 2022 lúc 21:10

mình cần giải nhanh nhé

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ND
16 tháng 2 2022 lúc 21:12

bạn chơi liên quân à bạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ND
16 tháng 2 2022 lúc 21:14

đúng ko bạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LL
Xem chi tiết
TN
25 tháng 12 2017 lúc 19:52

 Mỗi chúng ta ai ai cũng đều có những sở thích của riêng mình và bản thân tôi cũng vậy, tôi luôn đam mê đọc sách, tôi thích rất nhiều thể loại sách, những cuốn sách để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất có lẽ là cuốn Đắc Nhân Tâm của tác giả Dale Carnegie.

Cuốn sách này mang lại cho tôi rất nhiều nhiều kiến thức hay trong cuộc sống, nó dạy tôi cách làm người, cách đối nhân xử thế và dạy tôi biết cách cư xử đúng mực với mọi người xung quanh. Con người có lẽ ai cũng có những cái yêu thích của riêng mình và tôi nghĩ rằng việc đọc sách mang lại cho tôi rất nhiều những kiến thức bổ ích. Nó giúp tôi phát triển thêm tư duy, học hỏi được nhiều bài học quý báu từ cuộc sống.

Sách vở đó là tài sản tinh thần của con người, chính vì vậy, mỗi tác giả đều cố gắng chắt lọc những cái cần thiết và quan trọng nhất mà mình tích lũy được để viết lên những cuốn sách để đời. Tài sản của mỗi con người là khác nhau và bản thân tôi nghĩ rằng tài sản mà tôi có được đó là việc tích lũy vốn tri thức mà ngày ngày tôi đang dần học hỏi và rèn luyện, đó là thứ tài sản quý báu, không phải dùng bằng tiền có thể mua được, tôi phải bỏ thời gian, công sức, tài sản của mình ra để học hỏi và có được nó, chính vì vậy tôi luôn trân trọng và phát huy nó mỗi ngày.

Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và thi hiểu đọc sách của người đọc cũng càng ngày càng giảm dần, chính vì thế sách vở ngày càng mất đi giá trị của nó. Công nghệ ngày càng hiện đại con người dường như quên đi nhiều thứ có giá trị của cuộc sống, họ luôn tích lũy cho mình vốn tri thức từ cuộc sống, nhưng dường như quên đi nhiều thứ, đang ra cần trân trọng và giữ gìn nó mỗi ngày. Chúng ta cần phải biết sống một cách có ý nghĩa, có như vậy khi ngoảnh lại, chúng ta mới không cảm thấy luyến tiếc vì những gì đã xảy ra với chính mình.

Đắc Nhân Tâm có lẽ là cuốn sách mà tôi thấy nó hữu ích nhất, trong những cuốn sách mà tôi đã từng đọc, nó không chỉ làm cho tôi hiểu được nghệ thuật thuyết phục con người, biết cách sống đúng đắn hơn cho cuộc sống này, mà còn cung cấp cho ta vốn tri thức lớn. Tác giả là người hiểu rộng, tài cao, chính vì thế, những câu từ mà ông viết lên cũng luôn giàu giá trị biểu tượng, con người cần phải học hỏi, trân trọng và giữ gìn những tài sản vô giá này, đó là tài sản quý báu mà chúng ta nên học hỏi, giữ gìn và phát huy được giá trị tuyệt vời của nó.

Bình luận (0)
Một trong những buổi trao tặng sách ở Thái Thụy, Thái Bình

Nhà giáo ưu tú Phạm Đức Phiệt, trưởng phòng GD&ĐT huyện Thái Thụy (Thái Bình) tâm sự: Huyện biển chúng tôi vừa đông dân, nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh Thái Bình (48 xã, thị trấn), mặt bằng kinh tế còn nhiều khó khăn. Dân vùng lúa có “của ăn, của để” là chuyện hiếm hoi. Dân vùng biển thì kinh tế thất thường, không ổn định. Điều kiện xã hội như thế, khó có khả năng bảo đảm cho con, em mình được học hành trong hoàn cảnh tốt nhất. Bảo đảm cho các cháu những điều kiện tối thiểu cũng đã là nỗ lực rất lớn của các bậc phụ huynh và sự chăm lo của cấp ủy, chính quyền các cấp.

Ở Thái Thụy là nơi khởi động sớm phong trào “quyên góp ủng hộ sách giáo khoa cũ” có tác dụng thiết thực và rất hiệu quả. Nhưng, sách tham khảo, sách văn học, sách truyện... cho học sinh là chuyện xa xỉ với các em. Có nhiều lý do, trong đó có giá sách cao, các em không có tiền để mua. Lỗ hổng kiến thức xã hội và kỹ năng sống trong học sinh vùng biển là rất lớn. Điều này, ngành Giáo dục Thái Thụy đã biết từ rất lâu, nhưng vì “lực bất, tòng tâm”, không có cách nào giúp các em được.

Từ đầu năm 2012, anh Phiệt và các cộng sự là cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT Thái Thụy đã triển khai ý tưởng: Xây dựng tủ sách trong các lớp học (tủ sách trong nhà trường đã có từ lâu, 100% trường tiểu học và THCS đều có tủ sách thư viện). Ý tưởng ấy nung nấu suốt cả năm 2012 đến tháng 3/2013 thì bắt đầu thực hiện. Lúc đó, tổ chức “Sách và những người bạn” thành viên của “Trung tâm hỗ trợ tri thức và phát triển cộng đồng”, đưa sách và tặng cho các trường thuộc ngành Giáo dục Thái Thụy. Từ tháng 4/2013, Phòng GD&ĐT chính thức chọn Trường THCS Thụy Liên làm điểm, huy động sự đóng góp của giáo viên, phụ huynh, các doanh nghiệp, con, em địa phương làm ăn xa quê... được 30 triệu đồng, dành toàn bộ số tiền trên mua sách, chia đều cho 12 lớp, bình quân mỗi lớp có 70 đầu sách gồm: Sách tham khảo, sách truyện, sách thiếu nhi, sách rèn luyện kỹ năng sống... Phòng GD&ĐT đóng toàn bộ tủ sách chuyển về cho tất cả các trường, lớp. Đến tháng 5/2013, có 100% các lớp, các trường ở Thái Thụy đều có tủ sách... Toàn huyện đã có trên 30.000 cuốn sách do các em đóng góp, trị giá 350 triệu đồng. Tất cả cán bộ, giáo viên đều trích 30.000 đồng, cao nhất tới 500 – 700.000 đồng, ủng hộ “tủ sách phụ huynh”. Riêng Trung tâm hỗ trợ và phát triển cộng đồng, đã ủng hộ 83 tủ sách, với gần 3.000 cuốn sách tham khảo và sách truyện (nằm trong lộ trình ủng hộ 214 “tủ sách phụ huynh”). Đến tháng 8/2013, trước thềm năm học mới 2013 - 2014, ngành Giáo dục Thái Thụy lại chọn trường tiểu học Thụy Phong làm điểm phát động trong các trường bậc tiểu học. Kế hoạch đặt ra là “tủ sách phụ huynh” ở các lớp tiểu học có trị giá 1,3 triệu đồng tiền sách và THCS là 2 triệu đồng.

Nhà giáo Phạm Đức Phiệt tiết lộ chủ trương sẽ phát động trong học sinh dành tiền mừng tuổi nhân dịp Tết Nguyên Đán năm nay, để mỗi em mua một quyển sách truyện, sách tham khảo... đọc xong thì ủng hộ vào “tủ sách phụ huynh” để tất cả các bạn được dùng chung.

Huyện nghèo, nhưng biết làm giàu tri thức sẽ không nghèo. “Tủ sách phụ huynh” – một sáng kiến nhỏ đem lại hiệu quả lớn đang trở thành phong trào  sôi nổi và hết sức nhân văn ở ngành Giáo dục huyện Thái Thụy.

Bình luận (0)
LL
Xem chi tiết
DT
13 tháng 1 2018 lúc 20:48

sao khong tu ma lam lay

Bình luận (0)
ND
13 tháng 1 2018 lúc 20:56

“Tiếng Việt 4” là cuốn sách giáo khoa mà em yêu thích nhất. Cái cảm giác thú vị khi em cầm nó trên đôi bàn tay nhỏ bé của mình trong giờ Tập đọc đầu tiên khi bước vào năm học mới đã làm em nhớ mãi.

Cuốn sách (Tập 1) dày 184 trang, cỡ 16x24 cm. Bìa màu vàng nhạt sáng bóng nổi bật tên sách Tiếng Việt 4 bằng dòng chữ màu đỏ tươi. Tranh minh họa gợi lên hình ảnh thân mật, say mê của sáu cô cậu học trò nhỏ ngồi quanh bàn theo dõi cô giáo chữa bài trên cuốn vở mở rộng.

Em đã bắt gặp chú Dế Mèn ngộ nghĩnh, hào hiệp và tốt bụng đáng yêu đang ân cần an ủi chị Nhà Trò bé bỏng, yếu đuối. Dế Mèn mắt trón xoe, trên đầu có hai dải tóc dài uốn cong. Chân chú như đi giày, đôi càng lởm chởm những răng cưa sắc nhọn. Chú đã làm cho mụ Nhện và lũ Nhện Gộc, Nhện Vách bạt vía kinh hồn.

Trang 51 là bài thơ ngụ ngôn “Gà TRống và Cáo”. Cảnh bà già kẻ cắp gặp nhau thật hóm hỉnh.

Em say mê ngắm nhìn không vhasn một số tranh ảnh minh hòa: danh họa Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trong bài “Vẽ trứng”, chú Tư và năm bạn nhỏ trong bài “Chiếc xe đạp của chú Tư”, Yết Kiêu yết kiến vua Trần Nhân Tông xin đi đánh giặc, v.v..

Nhiều tranh đẹp, nhiều bài thơ hay, nhiều mẫu chuyện vui và lạ: Nàng tiên Óc, Những hạt thóc giống, Trong quán ăn Ba – cá – bống, v.v... Những bài học về văn miêu tả đối với em rất hấp dẫn. Mỗi trang sách như mở ra trong tâm hồn em một thế giới bao la, đầy ước mơ và hi vọng. Ông Trạng thả diều mới đáng yêu làm sao! Em khẽ đọc bài thơ ”Nếu chúng mình có phép lạ”, chỉ đọc môt lần là em thuộc ngay:

“Nếu chúng mình có phép lạ,

Bắt hạt giống nảy mầm nhanh,

Chớp mắt thành cây đầy quả,

Tha hồ hái chén ngọt lành”.

Năm học lớp ba, em cứ lẹt đẹt mãi môn Tiếng Việt. Nâng cuốn sách “Tiếng Việt 4” lên đôi bàn tay, em ước ao sẽ trở thành một học sinh Tiểu học “văn hay chữ tốt”.

Bình luận (0)
H24
13 tháng 1 2018 lúc 20:58

 Mỗi chúng ta ai ai cũng đều có những sở thích của riêng mình và bản thân tôi cũng vậy, tôi luôn đam mê đọc sách, tôi thích rất nhiều thể loại sách, những cuốn sách để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất có lẽ là cuốn Đắc Nhân Tâm của tác giả Dale Carnegie.

Cuốn sách này mang lại cho tôi rất nhiều nhiều kiến thức hay trong cuộc sống, nó dạy tôi cách làm người, cách đối nhân xử thế và dạy tôi biết cách cư xử đúng mực với mọi người xung quanh. Con người có lẽ ai cũng có những cái yêu thích của riêng mình và tôi nghĩ rằng việc đọc sách mang lại cho tôi rất nhiều những kiến thức bổ ích. Nó giúp tôi phát triển thêm tư duy, học hỏi được nhiều bài học quý báu từ cuộc sống.

Sách vở đó là tài sản tinh thần của con người, chính vì vậy, mỗi tác giả đều cố gắng chắt lọc những cái cần thiết và quan trọng nhất mà mình tích lũy được để viết lên những cuốn sách để đời. Tài sản của mỗi con người là khác nhau và bản thân tôi nghĩ rằng tài sản mà tôi có được đó là việc tích lũy vốn tri thức mà ngày ngày tôi đang dần học hỏi và rèn luyện, đó là thứ tài sản quý báu, không phải dùng bằng tiền có thể mua được, tôi phải bỏ thời gian, công sức, tài sản của mình ra để học hỏi và có được nó, chính vì vậy tôi luôn trân trọng và phát huy nó mỗi ngày.

Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và thi hiểu đọc sách của người đọc cũng càng ngày càng giảm dần, chính vì thế sách vở ngày càng mất đi giá trị của nó. Công nghệ ngày càng hiện đại con người dường như quên đi nhiều thứ có giá trị của cuộc sống, họ luôn tích lũy cho mình vốn tri thức từ cuộc sống, nhưng dường như quên đi nhiều thứ, đang ra cần trân trọng và giữ gìn nó mỗi ngày. Chúng ta cần phải biết sống một cách có ý nghĩa, có như vậy khi ngoảnh lại, chúng ta mới không cảm thấy luyến tiếc vì những gì đã xảy ra với chính mình

Bình luận (0)
TK
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
DS
Xem chi tiết
H24
11 tháng 8 2018 lúc 21:26


                                                                 Bài làm

Hôm nay là ngày cô giáo trả bài kiểm tra toán 1 tiết, lòng tôi hồi hộp, lo lắng không biết mình được mấy điểm, có bị điểm kém hay không. Cô đi xuống lớp và phát bài, tôi nhìn xung quanh, có bạn thì vui vẻ nhưng cũng có bạn thì mặt buồn buồn, có vẻ như bị điểm kém. Cuối cùng cô cũng đã phát đến bài của tôi, tôi nhìn vào bài kiểm tra rồi sung sướng vì tôi đã được điểm 10. Cả lớp chỉ có vài bạn được 10 và được cô khen nên tôi thấy khá tự hào về mình. tTôi sẽ học tốt hơn nữa dể có thêm nhiều điểm 10 hơn nữa. 
Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
TV
20 tháng 8 2020 lúc 17:03

Tám câu thơ đầu diễn tả nỗi bồn chồn của người chinh phụ trong cảnh lẻ loi. Không gian hết sức vắng lặng, hiu hắt, chỉ có bước chân của người lẻ bóng thầm gieo trên hiên vắng. Người chinh phụ đứng ngồi không yên, hết rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại như chờ mong tin lành báo chồng trở về, nhưng tin tức về người chồng vẫn bặt vô âm tín. Nỗi thất vọng tràn trề. Ở ngoài hiên hay ở trong phòng, nàng vẫn lẻ loi, cô đơn hết sức. Mong con chim thước cất lên tiếng kêu, nhưng đến cả tiếng chim của sự mong mỏi cũng im vắng. Đêm khuya, một mình một bóng dưới ánh đèn, người chinh phụ khao khát sự đồng cảm, sẻ chia, nàng hi vọng ngọn đèn thấu hiểu và soi tỏ lòng mình. Nhưng đèn vô tri, vô cảm, đèn không thể an ủi, sẻ chia cùng người nỗi buồn đau cô lẻ. Chinh phụ ngâm thể hiện nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh lẻ loi, cô đơn. Bốn câu thơ tiếp theo diễn tả những gắng gượng của người chinh phụ để mong thoát khỏi vòng vây của cảm giác lẻ loi, cô đơn, nhưng không thoát nổi. Người chinh phụ gượng soi gương để trang điểm, nhưng nhìn thấy gương mặt mình, người chinh phụ lại không cầm nổi nước mắt. Đau đớn nhất là khi: Sắt cầm gượng gảy ngón đàn, Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng Đàn cầm, đàn sắt thường hoà âm với nhau ví như cảnh vợ chồng đoàn tụ, hoà thuận, ấm êm. Dây đàn uyên ương gợi lên biểu tượng lứa đôi gắn bó, hoà hợp như đôi chim uyên ương. Những biểu tượng ấy càng khơi sâu nỗi sầu cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ. Ba từ “gượng” diễn tả cảm giác vô duyên, trớ trêu, xót xa trước cảnh ngộ. Dây đàn “đứt” và “chùng” đều là dấu hiệu về điềm gở. Nỗi kinh hãi, ngại ngùng của người chinh phụ khi “gượng gảy ngón đàn” trở thành một mặc cảm về sự lẻ loi, cô đơn trọn kiếp của cô phụ. Tám câu thơ cuối thể hiện nỗi khao khát gửi tình thương nhớ sâu nặng của người chinh phụ đến chồng, nhưng trong nỗi khao khát ấy đã chứa sẵn mầm tuyệt vọng. Làn gió đông yếu ớt kia không đủ sức mang nỗi lòng thương nhớ “nghìn vàng” của nàng đến tận non Yên xa thẳm. Nỗi nhớ thương càng trở nên thăm thẳm, không thể cân đo đong đếm được. Nỗi niềm ấy chìm vào lạnh lẽo với hình ảnh sương gió, mưa, tiếng côn trùng. Tất cả đều sự gợi cô đơn, buồn nhớ.Chinh phụ ngâm thể hiện nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh lẻ loi, cô đơn. Đoạn trích có ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tuổi trẻ và phản kháng chiến tranh phi nghĩa.

Bình luận (0)
VB
Xem chi tiết
VB
22 tháng 2 2021 lúc 19:15

Helpppp

 

Bình luận (0)
GD
22 tháng 2 2021 lúc 19:16

Tôi thực sự cảm thấy có lỗi nhiều lắm Dế Choắt ạ. Chỉ vì tính ngông cuồng và thích thể hiện của mình mà tôi đã tự đánh mất đi một người bạn tốt trong cuộc đời của mình. Nghĩ lại những lời anh nói, tôi càng thấy thấm thía hơn. Có phải đã quá muộn để nhận ra những lỗi lầm ấy hay không. Đừng oán trách tôi nhé. Có lẽ, người đáng bị trừng phạt và nằm nơi đây chính là tôi chứ không phải một người tốt như anh. Tôi cảm thấy ân hận về hành động của mình nhiều lắm. Tôi quá ngu ngốc khi luôn cho mình là “bậc trên” của thiên hạ, cứ tưởng mình giỏi giang, mình ghê gớm lắm nào ngờ suy cho cùng tôi cũng chỉ “ếch ngồi đáy giếng” mà thôi. Tôi đã thực sự thấm, tôi sẽ sửa đổi tính cách của mình, không còn dám huênh hoang và kiêu ngạo nữa. Cái chết của anh đã làm tôi thức tỉnh tất cả.

Bình luận (1)