nhận biết nhóm vsv sử dụng trong muối chua ,làm sữa chua ,sx rượu ,sx giấm ,lên men đường
câu 1
a.Dựa vào đặc điểm nào của vsv mà con ng ứng dụng nuôi vsv để tạo chế phẩm cho mk
b.CN sx sữa chua, là ứng dụng nuôi loài vsv nào để thực hiện quá trình gì
c.CN sx rượu là ứng dụng nuôi loài vsv nào để thực hiện quá trình gì
Quá trình lên men được ứng dụng trong bao nhiêu hoạt động sau đây?
(1) Sản xuất bia, rượu;
(2) Làm sữa chua;
(3) Muối dưa;
(4) Sản xuất dấm.
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Có 3 hoạt động, đó là (1), (2) và (3).
Hoạt động trên thì sản xuất dấm không phải là ứng dụng của quá trình lên men mà là quá trình oxi hóa rượu.
¦ Đáp án A.
Trong gia đình có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện những quá trình nào sau đây?
(1) Làm tương
(2) Muối dưa
(3) Muối cà
(4) Làm nước mắm
(5) Làm giấm
(6) Làm rượu
(7) Làm sữa chua
A. (1), (2), (3)
B. (4), (5), (6), (7)
C. (2), (3), (7)
D. (1), (3), (2), (7)
a, Nhận xét về trạng thái, mùi vị của sữa chua sau khi lên men, giải thích sự biến đổi của sữa chua sau khi lên men.
b, Vì sao khi làm dưa chua nên phơi héo rau, cần cho thêm đường, đổ nước ngập mặt rau và phải dùng vật nặng nén chặt?
Tham khảo
a.
- Nhận xét về trạng thái, mùi vị của sữa chua sau khi lên men:
+ Màu sắc sữa chuyển từ màu trắng sang trắng ngà.
+ Trạng thái từ lỏng sang đông tụ (đặc sệt lại).
- Giải thích những biến đổi trong thí nghiệm làm sữa chua: Vi khuẩn lactic đã biến đường trong sữa chua thành acid lactic, đồng thời các protein phức tạp đã chuyển thành các protein đơn giản dễ tiêu; sản phẩm acid và lượng nhiệt dược sinh ra là nguyên nhân làm sữa đông tụ. Vì thế sữa chua có vị ngọt của sữa giảm hơn so với nguyên liệu sữa ban đầu, vị chua tăng lên và ở dạng đông tụ.
b.
- Khi làm dưa chua nên phơi héo rau vì: Khi phơi nắng, giúp làm giảm lượng nước trong dưa, làm dưa muối giòn hơn và ít bị khú. Đồng thời, việc phơi nắng cũng giúp phân giải các chất gây hại tồn dư trong dưa, bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng sau này.
- Khi muối dưa cần cho thêm đường vì: Thêm 1 - 2 thìa đường để cung cấp thêm thức ăn cho vi khuẩn lactic nhất là đối với loại rau, quả dùng để muối dưa có hàm lượng đường thấp dưới 5%.
- Khi muối dưa người ta thường đổ ngập nước và nén chặt rau, quả để tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn lactic phát triển đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối.
Hãy cho biết yếu tố nào đã ảnh hưởng đến tốc độ của các phản ứng sau
1. Để hầm thức ăn nhanh chín, người ta sử dùng nồi áp suất
2. Để làm sữa chua, rượu,... người ta sử dụng các loại men thích hợp
Các yếu tố đã ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:
1, áp suất và nhiệt độ
2, chất xúc tác
Hãy quan sát và mô tả lại một quá trình ứng dụng vi sinh vật trong đời sống ở địa phương (muối chua rau, củ, quả; làm giấm; nấu rượu; làm tương,..)
Quy trình muối chua rau, củ, quả:
- Bước 1. Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch nguyên liệu, sơ chế (cắt rau cải thành đoạn ngắn; gọt vỏ củ, quả và cắt thành lát mỏng, ngắn).
- Bước 2. Lên men: Cho nguyên liệu đã xử lí vào vại, hũ sành hoặc lọ thủy tinh, đổ ngập dung dịch nước muối 5 – 6 % (đun sôi, để ấm), nén chặt, đậy kín và đặt ở nơi ấm có nhiệt độ khoảng 28 – 30 oC.
- Bước 3. Thu nhận và bảo quản: Sau khoảng thời gian 2 – 3 ngày, kiểm tra sản phẩm (ăn có vị chua, giòn, có mùi thơm, rau có màu vàng đặc trưng), loại bớt nước và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Lưu ý:
+ Tiệt trùng tất cả dụng cụ làm dưa chua bằng nước sôi trong khoảng thời gian 2 – 3 phút.
+ Có thể phơi héo nguyên liệu để làm giảm lượng nước, dưa chua sẽ giòn hơn.
+ Cần nén chặt để dưa cải không nổi lên mặt nước nhằm đảm bảo quá trình lên men kị khí. Có thể tăng lượng muối hợp lí để hạn chế quá trình lên men, tăng thời gian bảo quản ở nhiệt độ thường.
Trong số những quá trình kể dưới đây, hãy cho biết đâu là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích: Để rượu nhạt (rượu có tỉ lệ nhỏ chất rượu etylic tan trong nước) lâu ngày ngoài không khí, rượu nhạt lên men và chuyển thành giấm chua.
Hiện tượng hóa học vì rượu đã chuyển thành giấm ăn.
Tại sao khi tiến hành làm sữa chua tại nhà không nên sử dụng nguyên liệu là sữa chua có đường?
em trl lại ạ
Vì đường bổ sung vào sữa chua là để giữ cho vk lactic tiếp tục phát triển.
Nếu sử dụng sữa cho có đường để làm thì vk sẽ sử dụng hết đường ở sữa chua sau đó mới tiến hành phân giải đường trong sữa.
→ Điều này làm kéo dàu thời gian pha tiềm phát, dẫn đến các vsv có hại phát triển gây hỏng sữa
vì nếu sử dụng nguyên liệu là sữa chua có đường khi tiến hành làm sữa chua tại nhà đường sẽ làm cho sữa chua không lên men đc
vì vị chua của sửa chua kết hợp với vị ngọt của sữa đã phù hợp, nếu tiến hành làm sữa chua tại nhà sử dụng nguyên liệu là sữa chua có đường thì hương vị sẽ mất ngon.
Để bảo quản sữa chua người ta cho vào tủ lạnh, khi đó vi khuẩnlactic vẫn tiến hành lên men làm giảm độ PH của sữa. Một mẫu sữa chua tự làm có độ giảm PH cho bởi công thức G ( t ) = 7 ln ( t 2 + 1 ) - 19 ( t ⩾ 0 ) (đơn vị %) (t đơn vị là ngày). Khi độ giảm PH quá 30% thì sữa chu mất nhiều tác dụng. Hỏi sữa chua trên được bảo quản tối đa trong bao lâu?
A. 25 ngày
B. 33 ngày
C. 35 ngày
D. 38 ngày