Những câu hỏi liên quan
QM
Xem chi tiết
MN
7 tháng 5 2021 lúc 8:20

1. Diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh.

Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26/ 4 đến 30/ 4): Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh".

- 5 giờ chiều 26/ 4, quân ta nổ súng mở đầu Chiến dịch Hồ Chí Minh.

- 10 giờ 45 ngày 30/ 4, xe tăng ta tiến thẳng vào Dinh Độc lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.

- 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc lập, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

2. Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ

- Đã kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.

- Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc: kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.

   
Bình luận (1)
MT
Xem chi tiết
IK
1 tháng 5 2022 lúc 21:40

REFER

Tại vì đây là chiến dịch lớn nhất trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 cũng như kháng chiến chống mỹ cứu nước
Với chiến dịch này quân và dân ta đã đập tan trung tâm đầu não của chính quyền và bộ đội sài gòn, tạo ra chiến thắng có tính quyết định để kết thúc cuộc tổng tiếng công xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền nam đưa cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước đi toàn thắng. Trên cơ sở này hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước ,thống nhất đất nước

Bình luận (0)
YK
Xem chi tiết
H24
4 tháng 5 2023 lúc 21:08

1. Nguyên nhân thắng lợi:

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Hậu phương miền Bắc luôn đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền

- Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau của ba dân tộc ở Đông Dương, sự đồng tình và giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa khác, nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc đấu tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã đem những bài học quý giá:

- Một là cả nước đánh Mỹ, đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng nhằm mục tiêu chủ yếu là giải phóng miền Nam.

- Hai là chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện

- Ba là lựa chọn phương thức chiến tranh thích hợp

- Bốn là ba tầng mặt trận thống nhất chống Mỹ: ở trong nước, giữa ba nước Đông Dương và trên thế giới.

- Năm là không ngừng nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.



 

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
PH
22 tháng 4 2017 lúc 7:32

Đáp án D

- Đáp án A loại vì Hiệp định Pari được kí kết khi Mĩ đã thất bại trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

- Đáp án B loại vì sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ thì nhân dân ta mới thực sự làm chủ đất nước.

- Đáp án C loại vì sau khi Hiệp định Pari đã được kí kết, chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định và tiếp tục các hoạt động quân sự ở miền Nam (tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, liên tiếp mở các cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm vùng giải phóng của ta). Đây thực chất là việc tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Níchxơn.

- Đáp án D lựa chọn vì theo nội dung Hiệp định Pari được kí kết năm 1973 Mĩ phải rút hết quân về nước, tương quan lực lượng lúc này thay đổi có lợi cho ta. Điều này đã đã tạo điều kiện thuận lợi để ta giải phóng hoàn toàn miền Nam

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DL
8 tháng 4 2022 lúc 21:52

tham khảo:

phân tích ý nghĩa:

- Quân dân miền Nam đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn bằng kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy với tiến công trên cả ba vùng chiến lược, bằng cả ba mũi chính trị, quân sự và binh vận.

- Năm 1962, quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh.

- Trên mặt trận chống phá “bình định”, ta và địch tranh giằng co giữa lập và phá “ấp chiến lược”. Đến giữa năm 1963, địch chỉ lập được non nửa số ấp dự kiến (khoảng 7500 ấp). Số ấp lập được đó bị ta phá đi, phá lại nhiều lần hoặc bị ta biến thành làng chiến đấu. Đến cuối năm 1964, đầu năm 1965, chỉ còn lại 1/3.

- Trên mặt trận quân sự, quân dân ta ở miền Nam giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2/1/1963. Sau trận Ấp Bắc, trên khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

- Phong trào đấu tranh chính trị nổ ra mạnh mẽ ở các đô thị, ngày 8/5/1963, hai vạn tăng ni, phật tử Huế biểu tình phản đối việc chính quyền Sài Gòn cấm treo cờ Phật. Ngô Đình Diệm ra lệnh đàn áp. Một làn sóng ủng hộ phong trào Phật tử Huế lan nhanh ra cả nước, mạnh nhất ở Sài Gòn. Ngày 11/6/1963, ngay trên đường phố Sài Gòn, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm.

- Phối hợp với đấu tranh chính trị của quần chúng, lực lượng quân giải phóng liên tiếp mở những chiến dịch tiến công quy mô lớn, tiêu biểu là chiến dịch Đông – Xuân 1964 – 1965 trên các chiến trường miền Nam và miền Trung.

Với những chiến thắng dồn dập, quân dân ta ở miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
9 tháng 5 2019 lúc 5:43

Đáp án A

- Sau năm 1954, đặc biệ là từ năm 1957 đến 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất do chính quyền Ngô Đình Diệm đã ban hành đạo luật đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, ra luật 10/59, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giệt hại,…

=> Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ – Diệm diễn ra gay gắt, yêu cầu cần phải có một biện pháp quyết liệt hơn để khắc phục khó khăn, đưa cách mạng miền Nam tiến lên.

- Trước tình hình đó, Nghị quyết 15 của Đảng đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm. Nghị quyết này như nắng hạ gặp mưa rào, “ý Đảng lòng dân hợp nhau” nên đã thổi bùng lên phong trào “Đồng khởi” diễn ra mạnh mẽ.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
14 tháng 6 2019 lúc 7:03

Đáp án A

- Sau năm 1954, đặc biệ là từ năm 1957 đến 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất do chính quyền Ngô Đình Diệm đã ban hành đạo luật đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, ra luật 10/59, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giệt hại,…

=> Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ – Diệm diễn ra gay gắt, yêu cầu cần phải có một biện pháp quyết liệt hơn để khắc phục khó khăn, đưa cách mạng miền Nam tiến lên.

- Trước tình hình đó, Nghị quyết 15 của Đảng đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm. Nghị quyết này như nắng hạ gặp mưa rào, “ý Đảng lòng dân hợp nhau” nên đã thổi bùng lên phong trào “Đồng khởi” diễn ra mạnh mẽ.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
1 tháng 2 2018 lúc 2:50

Đáp án D

Mục tiêu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam là hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước. Và mục tiêu ấy đã hoàn thành.

=> Ý nghĩa lớn nhất trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc - cả nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội

Bình luận (0)