Hãy viết 1 văn bản Đề nghị và 1 văn bản Báo cáo
Từ tình huống cụ thể đó, hãy viết một văn bản đề nghị và một văn bản báo cáo (chuẩn bị ở nhà để trình bày trước lớp).
Tự viết một văn bản đề nghị và một văn bản báo cáo theo tình huống đã lựa chọn.
Mục đích viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau?
Điểm khác nhau về mục đích viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
- Văn bản đề nghị: nhằm để đạt một yêu cầu, một nguyện vọng, xin được cấp trên xem xét, giải quyết.
- Văn bản báo cáo: nhằm trình bày những việc đã làm và chưa làm được của một cá nhân hay một tập thể cho cấp trên biết.
Từ tình huống cụ thể hãy viết một văn bản đề nghị hoặc báo cáo.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 2017
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Kính gửi: Ủy ban nhân dân phường (xã, quận, huyện...) M.
Chúng tôi gồm các gia đình trong khu tập thể (khu phố, xóm, thôn...) N. Xin kiến nghị với UBND một việc như sau:
Khu tập thể (khu phố, xóm, thôn...) N đã đi vào hoạt đồng được gần 20 năm. Do thời gian xây dựng đã lâu nên hiện nay đường ống nước của khu tập thể bị xuống cấp, có hiện tượng rò rỉ và thoát nước chậm, đặc biệt là vào thời gian sinh hoạt buổi tối. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân trong khu dân cư. Vì vậy, chúng tôi viết giấy này đề nghị chính quyền địa phương có biện pháp giải quyết kịp thời để đảm bảo cuộc sống cho người dân.
Thay mặt các gia đình
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nội dung văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau?
Điểm khác nhau về nội dung văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
- Văn bản đề nghị: nêu những dự tính, những nguyện vọng của cá nhân hay tập thể cần được cấp trên xem xét. Đó là những điều chưa thực hiện, là những định hướng ở tương lai.
- Văn bản báo cáo: nêu những sự kiện, sự việc đã xảy ra, có diễn biến, có kết quả làm được hoặc chưa làm được cho cấp trên biết. Đó là những điều đã qua, xảy ra trong quá khứ.
Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống nhau và khác nhau?
Điểm giống nhau và khác nhau về hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
- Giống nhau: trình bày trang trọng, rõ ràng, sáng sủa theo số mục quy định sẵn.
- Khác nhau:
+ Văn bản đề nghị phải có mục chủ yếu: ai đề nghị, đề nghị ai, đề nghị điều gì.
+ Văn bản báo cáo phải có mục chủ yếu: báo cáo của ai, báo cáo với ai, báo cáo về việc gì, kết quả như thế nào.
a) Hãy đọc hai văn bản báo cáo trên và xem các mục trong văn bản được trình bày theo thứ tự nào. Cả hai văn bản có những điểm gì giống và khác nhau?
Những phần nào là quan trọng, cần chú ý trong cả hai văn bản báo cáo?
(Gợi ý: Muốn xác định được cần trả lời một số câu hỏi: Báo cáo với ai? Ai báo cáo? Báo cáo về vấn đề gì? Báo cáo để làm gì?)
b) Từ văn bản trên, hãy rút ra cách làm một văn bản báo cáo.
a. Các mục trong cả hai văn bản báo cáo được trình bày theo thứ tự:
+ (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ
+ (2) Địa điểm, ngày tháng làm báo cáo
+ (3) Tên văn bản: Báo cáo về nội dung gì
+ (4) Nơi nhận báo cáo
+ (5) Người (tổ chức) báo cáo
+ (6) Nêu sự việc, lí do và kết quả đã làm được
+ (7) Chữ kí và họ tên người báo cáo
- Hai văn bản báo cáo trên giống nhau về cách trình bày các mục và khác nhau ở nội dung cụ thể.
- Những mục quan trọng, cần chú ý trong hai câu văn bản báo cáo trên là: (3), (4), (5), (6).
b. Cách làm một báo cáo là tuân thủ theo 7 mục như câu a, và cần lưu ý:
- Trình bày cần trang trọng, rõ ràng và sáng sủa.
- Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục (5), (4), (3), (6).
Lập bảng so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt về yêu cầu trong cách viết giữa hai kiểu văn bản:
- Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học.
- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
- Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học.
Nội dung | Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học | Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học |
Giống nhau | - Đều có mục đích thuyết phục và đưa ra lập luận để chứng minh quan điểm của tác giả. - Đều sử dụng các phương tiện văn học, lí lẽ và bằng chứng để chứng minh quan điểm. - Cần sử dụng cách suy nghĩ logic và cấu trúc rõ ràng để thuyết phục người đọc. | |
Khác nhau | - Thuyết phục người đọc đồng ý với quan điểm của tác giả về vấn đề xã hội. - Đưa ra lập luận về vấn đề có liên quan đến tác phẩm văn học và vấn đề xã hội. - Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để bày tỏ thái độ. | - Thuyết phục người đọc đồng ý với giá trị của tác phẩm. - Đưa ra lập luận về giá trị văn học và cách tác giả sử dụng các phương tiện văn học. - Sử dụng các phân tích cụ thể để chỉ ra giá trị tác phẩm. |
- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Nội dung | Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội | Thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận |
Giống nhau | - Đều đề cập đến vấn đề cụ thể. - Có tính khách quan, ngôn ngữ trang trọng. - Yêu cầu sử dụng các thông tin xác thực, đáng tin cậy. | |
Khác nhau | - Yêu cầu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, dữ liệu thống kê,... - Sử dụng lời văn khoa học, trang trọng. - Tập trung để đưa ra kết quả nghiên cứu. | - Không cần sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, các dữ liệu thống kê,... - Không bắt buộc sử dụng lời văn trang trọng, cấu trúc khoa học,... |
a) Khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?
b) Mỗi văn bản nhằm mục đích gì?
c) Ba văn bản ấy có gì giống nhau và khác nhau? Hình thức trình bày của ba văn bản này có gì khác với các văn bản truyện và thơ mà em đã học?
d) Em còn thấy loại văn bản nào tương tự như ba văn bản trên không?
a, Khi muốn truyền đạt một vấn đề nào đó cho cấp dưới, cho mọi người nhằm phổ biến nội dung thì người ta dùng văn bản hành chính.
b, Mỗi văn bản có mục đích riêng:
- Mục đích thông báo nhằm phổ biến một nội dung
- Mục đích đề nghị nhằm đề xuất một nội dung, yêu cầu
- Mục đích của báo cáo là để thông tin trình bày cho cấp trên biết
c, Ba loại văn bản này có sự giống nhau ở cách thức trình bày, cụ thể là về hình thức với các mục đích và trình tự giống nhau.
d, Những loại văn bản tương tự: biên bản, hợp đồng, giấy chứng nhận, đơn từ, điện chúc mừng, hỏi thăm…
soạn : dấu chấm lưng ,phẩy(tài liệu - 82,83 ) + văn bản đề nghị (TL84),văn bản báo cáo(TL-100)