Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
DL
5 tháng 2 2023 lúc 11:10

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: "Giá trị của yêu thương con người".

Mẫu: Người ta thường nói: "Sức mạnh của con người ta nằm ở trái tim". Vì sao lại thế?. Hôm nay, chúng ta sẽ nói rõ hơn điều này ở "giá trị của yêu thương con người".

Thân đoạn:

- Giải thích:

+ Yêu thương con người là gì?

-> Đó là tình cảm yêu thương của mọi người dành cho nhau.

-> Là cảm xúc chân thành xuất phát từ tận đáy lòng của cộng đồng, xh dành cho mỗi người xung quanh.

=> Giá trị của yêu thương con người là:

+ Sức mạnh của tình yêu thương có thể cứu rỗi một sinh mạng, một tâm hồn hay thậm chí là cả cuộc đời con người.

+ Mang đến cho con người ta ngọn lửa ấm áp tình người.

+ ...

- Đặt câu hỏi, gợi vấn đề và luận điểm:

+ Lợi ích kèm với giá trị yêu thương con người là gì?

-> Xh thêm văn minh, phát triển.

-> Tập luyện cho suy nghĩ, tính cách yêu thương cho mọi người đặc biệt là mầm non tương lai của đất nước.

+ Luận điểm:

-> Ai cũng cần phải có sự yêu thương trong tấm lòng mình.

-> Không có tình yêu thương, chúng ta chỉ là một linh hồn lang thang cô độc trên cõi đời này.

-> Không ai có thể sống mà quá vô tâm, lạnh nhạt với mọi người xung quanh.

Dẫn chứng:

+ Xấu:

-> Phê phán giới trẻ hiện nay sống thờ ơ vô cảm, luôn muốn công kích người khác.

+ Tốt:

-> Ca ngợi những bạn trẻ làm tình nguyện viên phân phát đồ ăn giúp đỡ người nghèo từ tiền quyên góp của mọi người.

-> Ca ngợi những mạnh thường quân hỗ trợ cho những trại trẻ mồ côi chi phí sinh hoạt của các trẻ.

Kết đoạn:

- Liên hệ bản thân.

- Đánh giá vấn đề: Giá trị của yêu thương con người quý hơn bất kì viên kim cương nào trên đời. Bởi thế, chúng ta cần sống yêu thương, sống cho đi không cầu nhận lại trong khả năng của chúng ta.

 

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
22 tháng 11 2023 lúc 20:59

1. Chuẩn bị viết

- Đề tài cho bài nghị luận về một vấn đề xã hội rất phong phú, đa dạng. Có thể lựa chọn những vấn đề mang tính thời sự đang được nhiều người bàn luận; cũng có thể lựa chọn những vấn đề mình từng có quá trình suy ngẫm lâu dài. 

Đề tài lựa chọn: “Biến áp lực thành động lực”

2. Tìm ý, lập dàn ý 

a. Tìm ý: 

- Lí do chọn vấn đề: áp lực là một vấn nạn trong xã hội ngày nay, xuất hiện ở mọi lứa tuổi => việc tìm cách biến áp lực thành động lực có ý nghĩa vô cùng quan trọng

- Chứng minh: Tại sao cần biết cách biến áp lực thành động lực phấn đấu? 

- Đưa ra cách giải quyết và thuyết phục người khác đồng tình với mình

b. Lập dàn ý: 

Dàn ý tham khảo nghị luận: “Biến áp lực thành động lực phấn đấu”

* Giải thích:

- Áp lực: là những khó khăn, thử thách trong cuộc sống luôn đặt ra cho con người.

- Động lực phấn đấu là những nguồn năng lượng tích cực được tạo ra để con người có hành động để giải quyết khó khăn trở ngại.

=> Áp lực có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy con người phấn đấu, đi đến thành công

* Chứng minh:

- Nếu con người luôn tự ru ngủ mình, sống êm đềm thì con người sẽ dễ dàng hài lòng với những gì mình có, chùn bước trước những khó khăn. 

- Áp lực khiến con người phấn đấu không ngừng để hoàn thiện bản thân, trở nên mạnh mẽ, kiên trì

- Nhưng những áp lực là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống lại chính là liều thuốc để con người tự lập, trưởng thành.

- Giúp ta tập trung và thể hiện hết khả năng của mình, khám phá ra những giới hạn của bản thân

Dẫn chứng: Chủ tịch Hồ Chí Minh, những ca sĩ, nghệ sĩ, đội tuyển bóng đá Việt Nam, .... 

* Bình luận:

- Áp lực tạo động lực nhưng điều quan trọng là ý chí con người phải được trưởng thành và trở nên cứng rắn mỗi ngày. 

- Để biến áp lực thành động lực con người cần suy nghĩ tích cực, lạc quan và sáng tạo, tỉnh táo, từng bước đề ra biện pháp giải quyết khó khăn.

- Tuy nhiên, áp lực sẽ không trở thành động lực nếu chúng ta đối mặt với nó một cách cực đoan. Vì vậy, hãy suy nghĩ tích cực, hãy lắng nghe và sẻ chia áp lực của bản thân với những người xung quanh, bạn sẽ tìm ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống

* Liên hệ bản thân:

- Bản thân em khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, em đã từng trải qua những áp lực của kì thi, của điểm số, của những khó khăn trong học tập. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, hỗ trợ của bè bạn mà em đã vượt qua được, từng bước hoàn thiện bản thân mình.

Bình luận (0)
HM
22 tháng 11 2023 lúc 21:00

 Bài viết tham khảo:

     Bạn đã từng phải đối mặt với những áp lực cuộc sống chưa? Bạn có hoàn toàn hài lòng với bản thân? Đã bao giờ bạn có những suy nghĩ tiêu cực? Tôi biết rằng, trong chúng ta, không ai là hoàn hảo, chúng ta ngày ngày luôn phải nỗ lực không ngừng để hoàn thiện bản thân. Nhưng bạn biết không: đôi khi sự hoàn hảo đã nằm ở chính con người bạn, đôi khi áp lực không phải là một điều quá tồi tệ, và đôi khi, thất bại không bao giờ khiến ta gục ngã. Bạn biết tại sao không? Bạn sẽ biết được câu trả lời khi học được cách “Biến áp lực thành động lực”. 

     Vậy “áp lực” là gì mà nó lại khiến nhiều người trở nên bi quan như vậy? “Áp lực” là những khó khăn, thử thách trong cuộc sống luôn đặt ra cho con người. Và trái ngược với nó, “động lực” là những nguồn năng lượng tích cực được tạo ra để con người có hành động để giải quyết khó khăn trở ngại. Có thể nói rằng, áp lực có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy con người phấn đấu, đi đến thành công. 

     Bạn thử nghĩ mà xem, sẽ ra sao nếu con người luôn tự ru ngủ mình, sống êm đềm thì con người sẽ dễ dàng hài lòng với những gì mình có, chùn bước trước những khó khăn. Vì vậy, áp lực khiến con người phấn đấu không ngừng để hoàn thiện bản thân, trở nên mạnh mẽ, kiên trì. Nhưng những áp lực là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống lại chính là liều thuốc để con người tự lập, trưởng thành. Nó giúp ta tập trung và thể hiện hết khả năng của mình, khám phá ra những giới hạn của bản thân. Tấm gương từ chính trong câu chuyện: bản thân cậu bé, nếu được bố hỗ trợ và không đòi hỏi cậu bé phải hoàn lại số tiền là 12,5 đô la thì có lẽ cậu sẽ hình thành tính ỷ lại, trông chờ sự giúp đỡ từ cha mình. Nhưng cha cậu đã dạy con điều đúng đắn. Điều đó khiến cậu bé trưởng thành, biết sống độc lập và trở thành tổng thống của nước Mỹ. Cũng thật khâm phục biết bao trước tinh thần đá bóng quả cảm, luôn cháy hết mình của những chiến binh sao vàng đội tuyển quốc gia Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Dù phải chịu nhiều áp lực là những kì vọng của người hâm mộ, đội tuyển bóng đá Việt Nam vẫn luôn chiến đấu hết mình vì màu cờ sắc áo. Thật tự hào khi họ đã biết cách biến những áp lực ấy thành động lực và đem về cho Seagames 31 của chúng ta huy chương vàng danh giá. 

     Áp lực tạo động lực nhưng điều quan trọng là ý chí con người phải được trưởng thành và trở nên cứng rắn mỗi ngày. Vì vậy, bản thân mỗi chúng ta, hơn lúc nào hết, phải ý thức được và chủ động tự lập, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, hiểm nguy; không nản lòng trước thất bại chứ không nên chỉ trông chờ khi áp lực ập tới mới bắt đầu đối phó. Để biến áp lực thành động lực con người cần suy nghĩ tích cực, lạc quan và sáng tạo, tỉnh táo, từng bước đề ra biện pháp giải quyết khó khăn. Có thể đối mặt với nhiều loại áp lực khác nhau để trưởng thành và nâng cao trình độ. Để làm được điều đó, con người cần trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết ở nhiều lĩnh vực.

     Tuy nhiên, áp lực sẽ không trở thành động lực nếu chúng ta đối mặt với nó một cách cực đoan. Vì vậy, hãy suy nghĩ tích cực, hãy lắng nghe và sẻ chia áp lực của bản thân với những người xung quanh, bạn sẽ tìm ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống.

     Là một người trẻ, tôi ý thức hơn ai hết ý nghĩa của cuộc sống cũng như những áp lực mà mình cần vượt qua, vì vậy, tôi cần xác định cho bản thân con đường đi đúng đắn và cố gắng hết sức theo đuổi và tôi tin rằng “nỗ lực hết sức không hối hận, có chí nhất định sẽ thành công”. 

Bình luận (0)
LP
Xem chi tiết

TK#

Hịch tướng sĩ từ xưa đã được xem là một "thiên cổ hùng văn" bất hủ của dân tộc. Bài hịch là sự kết tinh sâu sắc của truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, là kết tinh của ý chí và sức mạnh quật cường của dân tộc qua mấy trăm năm lịch sử. Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện mạnh mẽ lòng yêu nước thiết tha và căm thù giặc sâu sắc của vị chủ tướng một lòng vì nước vì dân.

Thành công đầu tiên của Hịch tướng sĩ là chất giọng hùng hồn, thuyết phục hiếm có. Chất hùng văn của Hịch tướng sĩ được tạo nên từ nghệ thuật trữ tình hùng biện và tình cảm mãnh liệt, nồng cháy trong tim người anh hùng dân tộc. Đó là ngọn lửa của tình yêu nước thiết tha và ý chí quyết tâm chống giặc cứu nước. Tình cảm sục sôi và nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, ý chí quyết chiến quyết thắng giặc thù làm nên chất nhân văn cao đẹp của bài hịch.

Mở đầu bài hịch, vị chủ tướng nêu cao gương sáng các anh hùng nghĩa sĩ đã quên mình vì chúa (Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Thân Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh) hay anh dũng chống giặc hi sinh vì nước (Nguyễn Văn Lập, Xích Tu Tư). Đó là những tấm gương tiêu biểu, được lưu truyền trong nhân gian, không ai mà không biết nhưng dưới lời văn của Trần Quốc Tuấn lại được nâng cao lên nhiều lần, trở thành điều tâm niệm mà mỗi tướng sĩ nên có. Tình yêu nước theo vị chủ tường, trước hết là phải biết sống anh hùng và lập nên những chiến công hiển hách, lưu danh thiên cổ. Lời văn ngắn gọn, súc tích nhưng đã đánh động được nỗi lòng của các tướng sĩ, khiến họ biết tự nhìn lại mình.

Tình yêu nước của Trần Quốc Tuấn được bộc lộ rõ ràng hơn khi ông nói về sự ngang ngược và tội ác của quân giặc. Ông đã lột tả bản chất tham lam, hống hách, tàn bạo của đoàn quân xâm lược: Đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tề phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng. Thái độ của Trần Quốc Tuấn vừa tủi nhục, xót xa vừa căm giận, khinh bỉ, coi chúng như những loài cầm thú: cú diều, dê chó, hổ đói, lột rõ bản chất tham lam, tàn bạo của chúng.

Trần Quốc Tuấn đã thấu suốt dã tâm của giặc, nhận thức rõ hiểm họa của Tổ quốc, nguy cơ của sự bại vong. Lời lẽ chân tình, thống thiết, thấu tận nhân tâm khiến ta càng kính trọng hơn người anh hùng đã hết lòng vì nước quên mình. Bởi lo thế giặc mạnh, quân giặc hung bạo, bất nhân còn thế nước lại yếu, tướng sĩ vô tâm, cái nguy cơ mất nước hiện hữu trước mắt khiến cho vị chủ tướng "tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa", ngày đêm suy nghĩ cách phá giặc bảo vệ non sông. Trong khi, quân giặc đang giày xéo trên quê hương, muôn dân đang bị chúng cướp bóc, sát hại thảm thiết. Nỗi căm tức dâng lên tột cùng, uất nghẹn: "căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù". Vì đất nước "dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa", ông cũng vui lòng.

Với bút pháp khoa trương, tính chất ước lệ, giọng văn nghẹn ngào, thống thiết, hào sảng, phù hợp với ngôn ngữ hùng biện của thể hịch văn, bài hịch có sức ngân vang lớn. Đoạn văn đã thể hiện đậm nét trạng thái sục sôi, hận thù bỏng rát của một trái tim vĩ đại, chất chứa cảm xúc lớn với vận mệnh đất nước, sự tồn vong của dân tộc, số phận của nhân dân. Tất cả những trạng thái cảm xúc ấy đều được đẩy tới cực điểm. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam, lòng căm thù giặc và nỗi đau xót trước vận mệnh dân tộc lại được biểu hiện sâu sắc, mãnh liệt và xúc động lòng người đến thế.

 

Từ căm thù cháy bỏng đến hành động giết giặc cứu nước là tất yếu và phải được đặt lên hàng đầu, thà chết chứ không chịu khuất phục. Đó là khí phách của một dân tộc anh hùng. Hơn ai hết, Trần Quốc Tuấn hiểu rõ ràng ý chí quyết chiến quyết thắng, sẵn sàng xả thân vì nước của vị thống soái toàn quân là yếu tố rất quan trọng, nhưng chưa đủ làm nên chiến thắng, cần có một sức mạnh tổng hợp. Sức mạnh ấy phải được tạo nên từ sự đồng lòng nhất chí, từ ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù của cả dân tộc.

Trong khi tướng sĩ vẫn còn đang mải lo cho bản thân, ham mê lạc thú mà quên đi nhiệm vụ bảo vệ nước nhà. Ông đã rất đau xót và nghiêm khắc khi nhắc nhở tướng lĩnh của mình. Đầu tiên ông nhắc lại mối ân tình của mình với tướng sĩ: không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa. Ông còn nhắc lại mối giao hòa chủ tướng thắm thiết như phụ tử cùng sống chết trong mặc, cùng vui vẻ khi bình yên. Ông cũng nghiêm khắc chỉ trích lối sống thờ ơ, hèn nhục của tướng sĩ khi quân giặc giày xéo quê hương: thấy chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn..., không biết căm,...

Mỗi thú vui của tướng sĩ không có gì là xấu nhưng nó không hợp với thời cuộc. Đất nước đang trong nước sôi lửa bỏng, vận mệnh dân tộc đang lâm nguy, kẻ thù thiện chiến và hùng mạnh, mà tướng sĩ vẫn thờ ơ tức là tự đẩy mình vào diệt vong, muôn đời chịu nhục. Bằng lập luận chặt chẽ, lời lẽ sắc bén, sử dụng nghệ thuật đối lập, cấu trúc câu trùng điệp tạo khí thế hùng hồn, từng lời từng chữ như chảy ra từ trong tim tha thiết vô cùng, Trần Quốc Tuấn đã thức tỉnh toàn quân cầm gươm chống giặc. Đó không phải là một mệnh lệnh cứng nhắc mà là một lời tâm tình rưng rưng nước mắt. Tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đều được xuất phát từ trái tim nhân hậu, từ lòng yêu nước lớn lao.

Không những vạch rõ yếu kém của tướng sĩ, ông còn chỉ ra cái nguy cơ dẫn đến thảm kịch của đất nước, của gia đình, của cá nhân và cách để hóa giải cái nguy cơ ấy. Với bản lĩnh của một vị tướng kiệt xuất có tầm nhìn xa trông rộng và niềm tin tất thắng của dân tộc, ông hoàn toàn tin tưởng vào thắng lợi nếu mỗi binh sĩ đều hết lòng xả thân chống giặc cứu nước. Đó cũng là một lời hứa đinh ninh trước trời đất của vị chủ tướng để huy động toàn bộ sức mạnh dân tộc trong cuộc quyết chiến với kẻ thù xâm lược.

Hịch tướng sĩ của Trần Quốc tuấn đã phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của dân tộc ta. Hịch tướng sĩ là một áng văn nghị luận mẫu mực, bất hủ với kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc sảo, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng phong phú, sinh động và lời văn khi hùng hồn đanh thép, khi thống thiết chân thành có sức lôi cuốn và sức thuyết phục mạnh mẽ. Với bài hịch ngắn gọn, xúc tích, Trần Quốc Tuấn đã viết nên một bản hùng ca vang mãi đến muôn đời.

Bình luận (0)
TQ
Xem chi tiết
AN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
1 tháng 5 2022 lúc 15:08

   Tham khảo  

Xã hội bộn bề với bao nhiêu thứ khiến con người phải lo toan, quên mất đi những tình cảm tốt đẹp đáng trân trọng. Một trong những tình cảm tốt đẹp ấy là tình yêu thương giữa con người vậy con người. Vậy tình yêu thương là gì? Đó là sự đùm bọc san sẻ trong mọi khó khăn và lòng trắc ẩn của con người. Người có tình yêu thương là người luôn giúp đỡ người khác. Thật không khó để bắt gặp những người luôn sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau. Chúng ta có thể thấy qua chương trình "Cặp lá yêu thương" của đài truyền hình Việt Nam hay là tấm gương - ca sĩ Thủy Tiên. Chị đã quyên góp một số tiền lớn để giúp bà con Đồng bằng sông Cửu Long vượt qua hạn mặn. Cậu bé Sơn trong “Gió lạnh đầu mùa” vì thương bạn trẻ nghèo mà mang chiếc áo ấm của em gái mình cho bạn vượt qua những đợt gió tái tê. Thật vậy, lòng yêu thương là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Lòng yêu thương không chỉ đem đến hạnh phúc cho người khác mà còn giúp tâm hồn bạn nhẹ nhàng hơn, thư thái hơn. Chưa dừng lại ở đó, tình yêu, sự san sẻ, gắn bó với nhau khi gặp khó khăn còn chính là động lực to lớn giúp những "lá rách", mảnh đời bất hạnh vươn lên mạnh mẽ trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta phải thật sự tỉnh táo khi dành tình cảm, sự sẻ chia cho người khác. Vì bây giờ có rất nhiều kẻ chuyên đi lợi dụng tấm lòng tốt của người khác để chuộc lợi cho bản thân. Chính vì vậy, mỗi người hãy bồi dưỡng cho mình một tình yêu thương giữa con người với con người, và khi đã nhận sự giúp đỡ của người khác, hãy biết phấn đấu và nỗ lực để không phụ lại lòng tốt của họ.

  
Bình luận (4)
TN
1 tháng 5 2022 lúc 15:16

B2:Yêu thương con người là phẩm chất vô cùng tốt đẹp và cần thiết với mỗi người bởi:

-Người có lòng yêu thương con người sẽ cảm hóa đc cái xấu cái ác,sẽ xóa bỏ mọi hận thù

-Người có lòng yêu thương con người con người sẽ bắt nhịp cầu nhân ái,làm MQH giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn

-Yêu thương con người còn là truyền thống,đạo lý tốt đẹp từ ngàn đời xưa của dân tộc VN

-Yêu thương con người là cơ sở nền tảng xây dựng đạo đức nhân cách,là thước đo phẩm giá của mỗi người

B3:Trong cuộc sống ta bắt gặp rất nhiều người biết sống yêu thương con người với phương châm:Giấy rách phải giữ lấy lề,Lá lành đùm lá rách,...Thật đáng trân trọng và ca ngợi.Tuy nhiên vẫn còn ko ít kẻ ko biết sống yêu thương con người,lạnh lùng trước nỗi đau của đồng loại,thậm chí còn có những kẻ lợi dụng lòng tin của người khác để vụ lợi cá nhân.Thật đáng lên án và phê phán....

P/s:Anh chỉ có thể viết đến thế thôi,mong em thông cảm :v

Bình luận (1)
H24
Xem chi tiết
TA
5 tháng 3 2023 lúc 0:18

Tên kiểu văn bản

Mục đích và nội dung

Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

- Mục đích: Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học giúp chúng ta đọc hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm đó.

- Nội dung: Chúng ta cần phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học đó ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu đề bài Chúng ta cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó.

Nghị luận về một vấn đề xã hội

- Mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ về tư tưởng, quan điểm của bạn đối với một vấn đề.

- Nội dung: Người viết cần đưa ra được những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận cụ thể, logic để minh chứng và giải thích vấn đề xã hội đó.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
QL
21 tháng 12 2023 lúc 10:34

Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học:

- Mục đích: Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học giúp chúng ta đọc hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm đó. 

- Nội dung: Chúng ta cần phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học đó ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu đề bài Chúng ta cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó.

Nghị luận về một vấn đề xã hội:

- Mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ về tư tưởng, quan điểm của bạn đối với một vấn đề.

- Nội dung: Người viết cần đưa ra được những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận cụ thể, logic để minh chứng và giải thích vấn đề xã hội đó.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
31 tháng 1 2024 lúc 21:57

+ Về mục đích:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng, đạo lí cần đề cao trong xã hội. Ví dụ: Bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người”.

Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Từ truyện Chí Phèo, bàn về cách nhìn nhận, đánh giá về một con người.

 

- Khác nhau ở xuất phát điểm:

+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.

- Khác nhau ở cách lập luận:

+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…

Bình luận (0)