Những câu hỏi liên quan
NP
Xem chi tiết
LD
7 tháng 4 2021 lúc 21:06

à thế à

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NP
7 tháng 4 2021 lúc 21:13

à thế làm sao mà à

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
N6
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
MN
10 tháng 6 2021 lúc 16:25

Em tham khảo nhé !

Nếu có dịp về với mảnh đất Hà Tĩnh, chắc hẳn ai cũng đã thưởng thức đặc sản truyền thống nơi đây, đó chính là kẹo “Cu Đơ” - loại kẹo mà ai nghe đến cũng phải “ồ” lên vì cái tên lạ và gợi nhiều tò mò này. Khi thưởng thức kẹo Cu Đơ, chắc chắn bạn sẽ được trải nghiệm hương vị độc đáo từ món kẹo giản dị mà vẫn nổi tiếng này. Đó chính là hương vị ngọt ngào từ mật mía, vị bùi bùi của bánh tráng, cộng với cái béo từ lạc và mùi thơm nồng của gừng. Tất cả những nguyên liệu làm nên kẹo Cu Đơ hòa quyện với nhau, tạo nên một hương vị đặc trưng mà chỉ loại kẹo này mới có.

Theo những người dân ở đây thì kẹo Cu Đơ xuất phát từ vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh. Mới đầu, người ta chỉ gọi là kẹo lạc cụ Hai, vì cụ là người đầu tiên làm ra loại kẹo này. Dân gian thường giải thích rằng chính người Pháp đã tạo nên tên gọi kẹo Cu Đơ, vì người Pháp đọc từ “cụ” là “cu”, từ “hai” (số 2) đọc là “đơ” (deux).

Theo nhà thơ, nguyên giảng viên Đại học Tổng hợp Huế Nguyễn Hồng Trân, người ta thường truyền cho nhau câu chuyện rằng từ thời Pháp thuộc, có một vị người Pháp đi qua Hà Tĩnh, những người dân ở đây đã mời ông uống một bát nước chè xanh nóng và ăn một miếng kẹo được bọc trong lá chuối khô. Ông Pháp đó cũng cầm miếng kẹo ăn ngon lành, vừa ăn vừa uống nước chè xanh, rồi thốt lên: “Délicieux” (ngon tuyệt vời). Sau đó ông dò hỏi về loại kẹo ngon kì lạ này, người dân đã chỉ cho ông nhà cụ Hai (làng Thịnh Xá, Hương Sơn) - nơi đã sản xuất ra loại kẹo này. Vị người Pháp tìm về nhà cụ Hai và mua hết thảy số kẹo mà cụ đang có để làm quà cho bạn bè và người thân. Ông ta bỏ vào hộp và đề là Gâteau de Cu DEUX (bánh CU ĐƠ) lên trên mỗi hộp và gửi tặng bạn bè ở Paris. Từ “de” trong tiếng Pháp dưới tên dòng tộc như là biểu hiện dòng dõi quý tộc. Từ đó lan truyền ra cái tên kẹo Cu Đơ ngộ ngộ, vui vui này.

Kẹo Cu Đơ ngon là kẹo mà khi ăn phải hội đủ các vị béo bùi của lạc, ngọt ngào của đường mía, hương vị thơm nồng cay cay của gừng tươi, pha một chút chua nhẹ của chanh cùng với bánh tráng được nướng đúng độ, tạo nên hỗn hợp bánh giòn tan và ngọt bùi.

Để làm ra miếng kẹo Cu Đơ vừa thơm vừa giòn thì không phải ai cũng có thể làm được. Trước tiên phải chọn mật mía nguyên chất, vàng óng. Rồi lạc phải là loại lạc nhỏ hạt, không bị lép hay mốc, không được để trầy hết vỏ lụa ngoài của lạc. Và cuối cùng là bánh tráng - khuôn làm bánh nhỏ hơn kiểu bánh thường, chuyên dành làm kẹo; bánh tráng có các mép quăn đều, lõm giữa, khi nướng không được để nứt, thủng, vỡ và phải chín đều. Tuy nhiên, điều quyết định chiếc kẹo Cu Đơ ngon chính là kỹ thuật nấu. Mật được đun thật sôi, cho một ít gừng thái nhỏ và lạc rang vào rồi khuấy đều để lạc không bị chìm xuống đáy nồi và bị cháy. Cứ khuấy đều tay đến khi nào ngửi thấy mùi thơm, người thợ làm kẹo sẽ dùng đũa lấy một ít mật nhỏ vào nước lạnh, nhìn thấy giọt mật rơi vào nước không bị bẹp và không tan loãng ra là đạt yêu cầu.

Nơi nổi tiếng làm kẹo Cu Đơ là phường Đại Nài, Hà Tĩnh. Phường này nằm ở gần Cầu Phủ nên được gọi là “Cu Đơ Cầu Phủ” và đã tạo thành thương hiệu riêng. Những hộ dân ở đây hầu như nhà nào cũng nấu kẹo nên người ta gọi phường này là “Làng Cu Đơ”.

Bạn Hà Giang quê ở Hà Tĩnh, hiện đang học tập và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, tự hào khi nói về kẹo Cu Đơ quê hương: “Mỗi lần có dịp về quê, bạn bè ở trong ni đều dặn nhất định phải mang kẹo Cu Đơ vào. Cho nên, lần nào về mình cũng mang đi vài túi kẹo để làm quà cho mọi người. Có rất nhiều chỗ bán kẹo Cu Đơ, nhưng đối với mình thì Cu Đơ Thư Viện của Cầu Phủ là ngon nhất, tuy giá có cao hơn những điểm khác, nhưng vẫn rất đông người mua.”

Bạn Thái Văn Chính, sinh viên năm 3, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng hào hứng kể: “Mình từ Hà Tĩnh ra Hà Nội học. Ngày đầu nhập học, mình mang theo kẹo Cu Đơ để làm quà quê. Lúc đầu, đám bạn còn ngại không muốn ăn, nhưng khi đã nếm thử thì đều tấm tắc khen ngon. Sau vài lần ăn kẹo Cu Đơ, các bạn mình đâm “nghiện” cái vị ngọt ngọt, bùi bùi lại thơm nữa. Nên khi mình về quê, việc mang Cu Đơ làm quà là điều không thể thiếu”.

Du khách khi đến Hà Tĩnh thường ghé qua các cửa hàng bán kẹo nổi tiếng để thưởng thức kẹo Cu Đơ và mua về làm quà cho người thân, bạn bè. Với những người con quê hương Hà Tĩnh, cứ mỗi lần đi xa lại mang theo vài bịch kẹo Cu Đơ để làm quà cho bạn bè hay để gửi cho những người con nơi xa xứ đang ngóng về quê mẹ. Bởi vì, người Hà Tĩnh xem kẹo Cu Đơ như là linh hồn của quê hương, vừa giản dị, chân phương, lại ngọt ngào tình quê. Nó gợi lại trong tâm hồn những người con xa xứ bao cảm xúc về mảnh đất khô cằn sỏi đá nhưng vô cùng ấm áp và bình dị này.

Bình luận (1)
BT
10 tháng 6 2021 lúc 16:34

tham khảo ạ!

 

Văn hoá văn nghệ dân gian Hà Tĩnh trong vùng văn hoá văn nghệ dân gian xứ Nghệ hay Nghệ Tĩnh, nói cách khác là giữa 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, chỉ cách nhau có con sông Lam và mới tách tỉnh 180 năm nay; vậy, có gì đồng nhất và có gì khác biệt.

Được vinh dự mời viết bài tham dự hội thảo khoa học với đề tài nói trên trong dịp kỉ niệm 180 năm (1831-2011) tỉnh Hà Tĩnh ra đời, tôi thấy khó viết quá. Bởi tôi đã khẳng định rằng: Trong cả một quá trình lịch sử, Nghệ An và Hà Tĩnh đã bao đời đổi thay, khi là một huyện, một quận, một châu, một trại, một thừa tuyên, một xứ, một trấn, một tỉnh… khi là hai lộ, hai trại, hai phủ, hai châu, hai tỉnh,… địa vực có khi rộng khi hẹp, khi tên này khi tên khác nhưng nó vẫn là một dải đất trải dài từ khe Nước Lạnh cho đến đèo Ngang với hơn 200 km bờ biển, với vùng đồng trung du rộng lớn, với miền núi mênh mông, giàu sản vật, chiếm hơn 2/3 toàn bộ diện tích… gắn bó với nhau về tất cả các mặt: địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hoá, phong tục tập quán, ngôn ngữ,… mà sông Lam núi Hồng là tượng trưng cho tinh thần gan góc hiên ngang, cho tinh thần hiếu học, trọng đạo lý làm người của những con người yêu nước, yêu quê hương đã bao đời khai khẩn, sinh sống, chiến đấu dũng cảm, lao động cần cù, luôn có sức sáng tạo mãnh liệt về mặt văn hoá, văn nghệ để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước, muốn làm cho quê hương xứ sở rạng rỡ về mặt tài hoa, mặt học vấn.

Nằm chung trong khối thống nhất của đất nước Việt Nam từ Nam chí Bắc, vùng Nghệ Tĩnh cũng như một số vùng khác trong cả nước, có một số nét đặc thù. Những nét đặc thù này không đè lên, không làm mờ đi những đặc điểm chung của cả nước mà chỉ làm phong phú thêm, đa dạng thêm, tô đậm thêm những đặc điểm, những nét thuộc về bản sắc của văn hoá dân tộc Việt Nam.

Xứ Nghệ không được tạo vật cưu đương, đồng bằng cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, đã từng là biên trấn, trấn địa, đất căn cứ, đất lập nước của nhiều đời,.. song về mặt văn hoá, văn nghệ dân gian lại rất phong phú, phong phú vào bậc nhất, so với tất cả cá cđịa phương khác trên toàn quốc. Đã bao đời rồi, cái gia tài vô giá ấy là ngọn nguồn nuôi dưỡng tinh thần, là cơ sở văn hoá, là trí tuệ và tài năng, là sức mạnh vật chất, là động lực phát triển của bà con xứ Nghệ.

Với văn nghệ dân gian, ở cái đất Hoan Diễn này có tất cả các loại hình từ ca dao, dân ca, câu đối, tục ngữ, thành ngữ, vè, truyện kể,… như văn nghệ dân gian toàn quốc. Có thể nói đó là một gia tài văn nghệ dân gian hoàn chỉnh.

Hoàn chỉnh không phải về thể loại, mà còn hoàn chỉnh về nội dung, về mức độ phản ánh các sinh hoạt xã hội, về đấu tranh chống ngoại xâm và các lực lượng hắc ám; về thể hiện nội tâm, tình cảm; về đạo lý và các mối quan hệ trong cuộc sống,… đó là nét chung nhất.

Nhưng giữa 2 tỉnh, Hà Tĩnh có những nét gì khác?

Thứ nhất là về mặt ngôn ngữ, trong hai tỉnh không phát âm sáu thanh như ngôn ngữ phổ thông mà thương chỉ có 5 thanh, thậm chí chỉ 4 thanh, 3 thanh. Song ở Hà Tĩnh, bức tranh thổ ngữ khá đa dạng. Tiếng nói của người Nghi Xuân tựa như tiếng người Nghi Lộc ở Nghệ An. Tiếng nói của người Can Lộc, Thanh Hà,… còn mang khá nhiều từ cổ, có người cho đó là ngôn ngữ Việt - Mường như Kẻ Trù, Chợ Lù (ở xã Phù Lưu cũ). Tiếng nói của người Đức Thọ thường có âm đôi như ôông/ông, sôống/sống,… và các từ khác như eng/anh; bọ/bố,.. vấn đề này đã được nhiều người đề cấp.

Thứ hai, trên địa bàn Hà Tĩnh không có hoặc có ít các dân tộc thiểu số, chỉ người Chứt ở Hương Khê, mà người Chứt cũng nằm trong ngữ hệ Việt - Mường, còn trên địa bàn Nghệ An có 5 dân tộc thiểu số chung sống. Đó là các dân tộc: Thái, Thổ, Khơ Mú, Ơ Đu, H’mông. Đông nhất là người Thái, Hà Tĩnh cũng có người Thái cư trú nhưng chỉ có 2 bản ở Sơn Lâm và Sơn Kim thuộc huyện Hương Sơn. Các dân tộc thiểu số nói trên, dù dân số ít nhiều, đều có một gia tài văn hoá, văn nghệ dân gian nhất định. Gia tài văn hoá văn nghệ dân gian của các dân tộc thiểu số ấy đã cùng với gia tài văn hoá văn nghệ dân gian của người Việt làm cho gia tài văn hoá văn nghệ dân gian Nghệ An phong phú hơn, nhiều sắc thái văn hoá hơn.

Thứ ba, hai thổ sản đặc biệt của xứ Nghệ là hát ví và hát giặm. Hát ví phổ biến ở cả Hà Tĩnh và Nghệ An, song đậm đà nhất là ở Nam Đàn và thượng Can Lộc, Hát giặm, nhất là hát giặm trai gái phần lớn thường chỉ lưu hành ở các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.

Nhưng trước hết, hát giặm là gì? Có người cho rằng giặm là giẫm chân và hát giặm là lối hát có đánh nhịp bằng chân. Lại có người cho rằng, tiếng giặm xuất phát từ tính phân đoạn trong một bài hát giặm. Còn có người cho rằng, giặm là giắm vào, điền vào như Giắm lúa. Ý kiến này căn cứ vào những câu lãy trong một bài hát giặm.

Cố giáo sư Nguyễn Đổng Chi cho rằng hát giặm có hai làn điệu là hát nói và hát ngâm, chủ yếu là hát nói. Hát nói của hát giặm tạo cho người nghe một cẩm giác đều đều, chắc gọn, nặng nề. Phương ngữ xứ Nghệ có câu:

Dại nhất là thổi tù và,

Thứ nhì hát giặm, thứ ba thả diều.

Mặc dù có vần, có âm, có điệu. Nó phản ảnh một loại dân ca ở trình độ còn thô sơ. Cách hát của giặm thường có ngâm mà không rung nghe đều đều mà mặt mũi không được tròn trĩnh xinh tươi cho lắm nên phương ngữ xứ Nghệ còn có câu: hát giặm đồng đôi, mạt to như cái nồi, còn ngồi hát giặm”, nghe nhiều thường nhàm chán. Giáo sư cho rằng: “Hát giặm phản ánh một thứ lao động nào đó tương đối mệt nhọc, đều đều như đi đường, giã gạo, leo núi,v.v… hoặc phải chăng nó ảnh hưởng của một công cuộc sinh hoạt hãy còn thô sơ, đơn điệu ở chỗ núi rừng”. Đúng là như vậy nhất là câu láy. Câu láy không phải là giắm vào như giắm lúa, hay điền vào như điền vài đoạn nan trong cái rổ bị rách. Theo chúng tôi, câu láy là tiếng vang lại (é cho) của tiếng nói nơi núi rừng. Khi chúng ta đi vào nơi núi rừng có nhiều vách đá thẳng tắp cheo leo; nói to một câu chúng ta thường nghe vọng lại tiếng nói của chính mình. Câu láy lại của câu cuối một đoạn hay một khúc của bài giặm có thể là tiếng vọng đó. Vùng phía nam Hà Tĩnh xưa kia núi rừng nhiều, mà hát giặm thường lưu hành mấy huyện phía Hà Tĩnh, như đã nói trên, cho nên có thể nói Hà Tĩnh là quê hương, là nơi xuất phát ban đầu của hát giặm. Tóm lại với địa hình của mình, Hà Tĩnh đã cung cấp cho gia tài dân ca xứ Nghệ, dân ca toàn quốc một loại hình hát giặm độc đáo mà sức sống của nó tồn tại mãi đến hôm nay.

Thứ tư, Hà Tĩnh có nhiều nhà thơ nhà văn làm sáng rực lâu dài văn học dân tộc như đại thi hào Nguyễn Du và truyện Kiều, Nguyễn Huy Tự với Hoa tiên truyện, Nguyễn Công Trứ tài hoa với những bài ca trù,… và bao danh sĩ khác nữa. Họ đều đi chơi hát ví nhất là hát ví phường vải. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn gọi họ là “Văn phái Hồng Sơn”. Giáo sư cho rằng: “Hát ví nói chung, hát phường vải nói riêng bằng văn lục bát không những có ảnh hưởng đến văn phái Hồng Sơn mà còn cho ta thấy sự phôi thai của áng văn kiệt tác là văn Kiều”. Ông Nguyễn Tất Thứ trên “Tiểu thuyết thứ bảy” số tháng 6 năm 1944, cũng đánh một tiếng chuông thứ hai để hoạ lại cái chính kiến của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Ông nói: “Theo tôi thì từ Hoa tiên truyện, Mai Đình mộng ký đến Đoạn Trường Tân Thanh, văn phái Hồng Sơn là một con bướm vàng rực rỡ đã được dạo qua làn hương phấn của chùm hoa phong dao”. Hai ông ấy đã nói đúng. Nhân dân với tài năng sáng tạo của mình đã sáng tạo nên ca dao, dân ca, hát ví phường vải về mặt ngôn ngữ đã xây dựng nền nghệ thuật về ngữ ngôn. Nhà văn nhà thơ tiếp thu nó một cách đầy đủ và tiêu hoá nó đến sáng tạo nên những lời ca, câu thơ bất hủ. Có thể nói nhân dân là tác giả ban đầu đã thầm lặng giúp đỡ những nhà thơ như Nguyễn Du về cả hai mặt ngôn ngữ nghệ thuật và cả tư tưởng tình cảm. Đương nhiên chúng ta không phủ nhận tài năng sáng tác của cá nhân nghệ sĩ, nghệ sĩ phải có tài năng sáng tác thật sự, phải có cá tính sáng tạo rõ ràng thì trong sáng tác nghệ thuật của mình mới có tác phẩm lớn được. Trường hợp Nguyễn Du và nhiều nhà văn cổ điển khác trong Văn phái Hồng Sơn đã được sự giúp đỡ thầm lặng và có phần trực tiếp nữa khá nhiều của nhân dân Hà Tĩnh qua hát giặm, hát ví như hát ví phường vải, hát ví phường nón, hát ví phường đan,… Đó là nét gắn bó hữu cơ và khá nổi trội của văn nghệ dân gian Hà Tĩnh với các nhà văn chuyên nghiệp. Ở Nghệ An chưa thấy rõ điều đó.

Thứ năm là thời gian và không gian văn hoá của một cuộc hát ví hay hát giặm cũng như thủ tục một cuộc hát ví, hát giặm ở Hà Tĩnh có vẻ cơ động hơn, linh hoạt hơn. Về thời gian và không gian văn hoá, không nhất thiết phải là ban đêm và trong nhà, trong sân với ngoài ngõ, ngoài đường và đủ ba chặng bảy bước. Xứ xem xuốn Hát giặm Nghệ Tĩnh của giáo sư Nguyễn Đổng Chi thì rõ, trai gái đi củi hay đi làm đồng về, nghỉ đâu đó thì địa điểm nghỉ ngơi ấy cũng là không gian văn hoá của một cuộc hát ví giặm như tại khe Giao, truông Bát,… chẳng hạn.

Tôi có thể giới thiệu vài ba nét dị biệt nữa giữa văn hoá văn nghệ dân gian Hà Tĩnh với văn hoá văn nghệ dân gian Nghệ An. Qua 9 tập trong “Kho tàng vè xứ Nghệ”, 4 tập trong “Kho tàng truyện kể xứ Nghệ”, 2 tập trong “Kho tàng ca dao xứ Nghệ” và một số tập sách khác viết về văn hoá, văn nghệ dân gian xứ Nghệ”, đó đây tôi đã đề cập ít nhiều. Giờ đây tôi không muốn viết lại, xin các bạn lượng thứ.

Bình luận (1)
HA
Xem chi tiết
TN
20 tháng 1 2017 lúc 20:12

Đền Lảnh Giang thuộc thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên bên bờ hữu ngạn sông Hồng, sát cạnh chân đê nối với các tỉnh Hà Tây, Hà Nội, Nam Định nên rất thuận tiện cho giao lưu bằng đường sông và đường bộ.

Đền Lảnh Giang thờ 3 vị tướng thời Hùng Duệ Vương. Căn cứ vào cuốn thần tích “Hùng triều nhất vị thuỷ thần xuất thế sự tích” (Sự tích ra đời của một vị thuỷ thần triều vua Hùng) cùng sắc phong câu đối,truyền thuyết của địa phương thì ba vị tướng này đều là con của Bát Hải Long Vương và nàng Quý. Khi giặc phương bắc kéo tới bao vây bờ cõi đánh chiếm nước ta, định cướp ngôi báu của Hùng Duệ Vương thì ba ông đã giúp vua Hùng đánh tan giặc giữ yên bờ cõi giang sơn.

Cùng với việc thờ ba vị tướng thời Hùng, đền Lảnh Giang còn thờ Tiên Dung công chúa con gái vua Hùng và thờ Chử Đồng Tử một trong bốn vị thần bất tử của dân tộc. Câu chuyện tình của hai người là một “Thiên tình sử” đẹp, được dân gian phủ lên chất huyền thoại lung linh.

Đền Lảnh Giang là một công trình kiến trúc quy mô mang đậm nét phong cách cổ truyền của dân tộc. Tổng thể kiến trúc gồm ba toà với 14 gian lớn nhỏ làm theo kiểu chữ Công. Hai bên có nhà khách, mặt bằng nội công ngoại quốc. Đặc biệt toà Trung đường làm theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái cong…

Bàn tay khéo léo của các nghệ nhân xưa đục, chạm, gọt, tỉa tạo nên các mảng trạm khắc với các đề tài tứ linh (Long, Ly ,Quy, Phượng) cổ kính trang nghiêm và thanh thoát sinh động.

Trong quần thể di tích đền Lảnh Giang còn có đền Cửa Sông (Đền cờ) cách đền Lảnh Giang độ 50m về phía đông. Đền Cửa Sông cũng là một công trình kiến trúc đồ sộ làm theo kiểu chồng diêm mái cong lợp ngói nam, mặt tiền giáp với sông hồng, cảnh quan thật thơ mộng, sóng nước dạt dào.

Không xa đền Lảnh Giang về phía tây qua đê là đền thờ vua Lê. Sắc phong còn lại ở đền cho biết, đây là ngôi đền thờ vua Lê Thái Tổ Cao Hoàng đế. Sở dĩ dân lập đền thờ, vì vua Lê đã về đây để kiểm tra các quan lại của địa phương việc thi hành các luật lệ của Triều đình. Tại khu vực đền vua Lê còn có các địa danh như: khu vườn vua, khu sân chơi, khu mâm sôi đắp rồng chầu phượng múa, khu dinh ngự…đã phần nào chứng minh sự kiện vi hành của vua.

Đến thăm quần thể di tích đền Lảnh Giang du khách sẽ có dịp dự lễ hội của đền. Lễ hội hàng năm mở cửa vào các ngày từ 18 đến 25 tháng 6 và tháng 8 hàng năm. Tục lệ xưa: Ngày 18 nhân dân địa phương tổ chức chồng kiệu, kéo cờ thần trước cửa đền, Những ngày sau là công việc chuẩn bị cho tế lễ. Ngày 21 làm lễ cáo kỵ, từ 22 – 24 là chính tế, ngày 25 lễ tạ, hạ cờ. Đồ tế thường là cỗ chay, lợn đen, rượu, hoa quả, bánh trái…

Cùng với tế lễ, địa phương còn tổ chức rước kiệu thánh xung quanh đền. Trong những ngày tế chính nhân dân các thôn xã lân cận Hoàn Dương, Đô quan, đền Yên Từ - nơi thờ Nguyệt Hoa công chúa đệ nhị cung tần vua Hùng thứ 18 (Hùng Duệ Vương) cũng đều chồng kiệu rước về đền Lảnh Giang bái vọng.

Phần hội được tổ chức phong phú đa dạng với các trò chơi truyền thống như múa rồng, múa lân, múa sư tử, võ thuật, đánh gậy, chọi gà, tổ tôm điếm, bắt vịt dưới nước, cùng các hoạt động văn nghệ như chiếu chèo sân đền…

Bên cạnh các trò chơi truyền thống, các hoạt động văn hoá thể thao diễn ra càng làm tăng thêm không khí tưng bừng của ngày hội như thi đấu cầu lông, bóng bàn, bóng truyền, bóng đá và các tối giao lưu văn nghệ giữa các thôn trong xã và giữa các xã trong huyện.

Lễ hội đền Lảnh Giang là dịp để nhân dân tưởng nhớ những người có công với dân với nước, đồng thời động viên mọi người phấn đấu yên tâm xây dựng gia đình, quê hương đất nước.

Từ lâu đền Lảnh Giang vẫn được coi là nơi linh thiêng. Khách đến đề Lảnh Giang không chỉ vào hai kỳ tháng 6 và tháng 8 mở lễ hội, mà những năm gần đây diễn ra hầu như quanh năm. Khách ở nhiều tỉnh thành phố như Hà Nội, Hải Phòng , thành phố Hồ Chí Minh …về đây để được đáp ứng nhiều nhu cầu: tín ngưỡng, tâm linh, tìm hiểu lịch sử, thưởng ngoạn cảnh đẹp…

Với vị trí địa lý thuận lợi, đền Lảnh Giang nằm kề ngay sông Hồng, trong một vùng có nhiều di tích và dấu ấn lịch sử, cảnh quan thơ mộng trên bến dưới thuyền, đối diện bên kia sông Hông là phố Hiến (Hưng Yên) nổi tiếng một thời “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì phố Hiến”, đền Lảnh Giang đã và đang tạo sức hút đối với du khách xa gần.

CHÙA BÀ ĐANH- NÚI NGỌC

Vị trí: Chùa Bà Đanh - núi Ngọc thuộc thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đặc điểm: Chùa thờ Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ) nổi tiếng linh thiêng.Ngôi chùa cách thị xã Phủ Lý 10km, nằm ở phía hữu ngạn sông Ðáy. Khu danh thắng này có diện tích khoảng 10ha, với phong cảnh trời mây sông nước hữu tình, ở xa làng xóm nên tĩnh mịch. Ngôi chùa hướng chính nam nhìn ra dòng sông Đáy nên thơ. Tương truyền chùa có từ thế kỷ thứ 7, ban đầu nơi đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705), đền được xây dựng lại to đẹp khang trang hơn. Người dân thấy phong cảnh đẹp, đền linh thiêng nên chuyển ngôi đền ở vị trí thường bị ngập lụt và rước tượng Phật về phối thờ, từ đó gọi là chùa Bà Đanh. Một trong số báu vật ở đây là bức tượng Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ) tư thế ngồi trên ngai, toàn bộ đặt trên một gốc cây to; nhiều di vật khác được lưu giữ mang phong cách thời Lý - Trần.Sau khi thắp hương ở chùa, du khách đi tiếp lên đỉnh núi Ngọc, qua khu vườn cây trái xum xuê, trong đó có cây si già ngàn năm tuổi.Với cảnh quan trời mây sông nước hữu tình, lại có chùa Bà Đanh rất linh thiêng, điểm du lịch này ngày càng thu hút đông đảo khách thập phương đến lễ Phật và vãn cảnh.

Từ thị xã Phủ Lý qua cầu Hồng Phú, theo quốc lộ 21, đến cây số 11, rẽ trái 500m là tới hang. Trước cửa hang, có hai quả núi thấp đứng đối nhau tạo nên một cửa đá đồ sộ chắn ngang trước cửa hang. Mặt bằng trước hai quả núi này rất rộng, đây là một điểm dừng chân lý tưởng để ngắm toàn cảnh khu vực núi non và hang Luồn. Đây là khu vực được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi cao, ở giữa thung lũng này nổi lên một dãy núi thấp, dãy núi này có hang Luồn. Miệng hang Luồn chính là mặt trước của dãy núi nhìn ra cửa đá.Trước mặt hang là một bãi đất rộng có một con kênh lớn chứa nhiều nước. Về mùa mưa, đây là một bến thuyền. Mùa cạn có thể vừa đi thuyền, vừa đi bộ xuống cửa hang. Nguồn nước ở đây từ các khe núi cao đổ xuống, tỏa vào các kênh, các mạch ngầm rồi dẫn ra sông Đáy. Chính vì vậy, nước rất trong và sạch, có thể nhìn thấu đáy. Về mùa mưa, nước dâng lên sát trần hang nhưng cũng chỉ chốc lát là rút hết, chỉ giữ lại một lượng nước vừa đủ để vào hang.

Miệng hang Luồn có hình vòm vách núi, chỗ nhô ra, chỗ lõm vào, chỗ thì chạy thẳng xuống lòng hang, vách thì uốn cong. Đặc biệt có vô số các nhũ đá hình thù muôn vẻ, cái từ trần hang rủ xuống, cái từ vách đá chồi ra kéo dài suốt chiều dài cửa hang. Chiều dài hang Luồn khoảng 400m, chiều rộng của hang vừa đủ cho một đoàn khách đi thuyền ngắm các vách núi với các nhũ đá kỳ lạ và nghe tiếng nước rỏ tí tách. Trong ánh sáng mờ ảo du khách sẽ cảm thấy bập bềnh, rồi du thuyền sẽ đưa du khách tới một không gian mở ra choáng ngợp khi gặp ao Dong.

Ao Dong rộng khoảng 300 mẫu, nước trong vắt có thể nhìn thấy từng con cá bơi, thấy cả thảm thực vật, đặc biệt là các loài rong núi, ngay cả ở mực nước sâu tới 3m. Ao Dong được tạo nên bởi các dãy núi cao, với rừng cây bên sườn núi. Động vật ở đây khá đa dạng, cỏ trắng, sơn dương rất nhiều tạo thêm sự sinh động hấp dẫn cho cảnh quan. Các ngọn núi in bóng xuống làn nước trong vắt của ao Dong tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.

Hang Luồn, ao Dong với sự kết hợp hài hòa của núi non cây cỏ, trời xanh, nước biếc, quần thể động thực vật hoang dã phong phú là điểm du lịch sinh thái có giá trị của tỉnh Hà Nam.

Ngũ Động Sơn thuộc xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng.Từ thị xã Phủ Lý, đi ngược thuyền sông Đáy 8km là đến động, hoặc từ Phủ Lý qua cầu Hồng Phú, theo quốc lộ 21, đến cây số 8 là tới cửa động.

Ngũ Động Sơn là năm hang nối liền nhau tạo thành một dãy động liên hoàn có chiều dài hơn 100m trong một lòng quả núi. Núi này có tên là núi Cuốn Sơn (Quyển Sơn) vì liên quan tới truyền thuyết về lá cờ của Lý Thường Kiệt bay lên núi và cuốn lại trên núi.

Núi còn có tên là Cấm Sơn vì núi này rất thiêng, không ai dám động vào một cây cỏ, cành khô trên núi, trên núi tương truyền có cỏ thi để chữa bệnh nên núi còn gọi là Thi Sơn. Hang Ngũ Động nằm trong lòng núi Cấm thuộc địa phận xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng.

Trong các động có rất nhiều thạch nhũ hình thù khác nhau, kiểu dáng xuất hiện, màu sắc, da nhũ, độ xốp, độ bóng của các hình nhũ cũng rất khác nhau. Có cái mọc chồi từ vách động, khe động, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái nhô lên từ mặt nền. Có những nhũ đá ẩn sâu vào bóng tối, khi có ánh đuốc rọi vào, do hơi nước phản chiếu, ánh lửa ngời lên như châu ngọc. Có những phiến thạch nhũ bên trong rỗng, có nhiều hang hốc ăn thông với nhau, khi đánh vào nghe như tiếng đàn, tiếng trống, tiếng chiêng. Nếu bề dày của phiến đá lớn, chúng sẽ phát ra những âm thanh trầm, còn nếu bề dày của những phiến đá mỏng hơn thì chúng sẽ phát ra những âm thanh trong trẻo ngân nga.

Trên các bức vách của động thiên nhiên kỳ thú đã vẽ nên nhiều cảnh tượng đẹp, gợi những tưởng tượng sinh động về cuộc sống con người và cuộc sống xung quanh. Động 4 có một lối nhỏ ra một cái giếng có độ sâu vừa phải, nước trong vắt, có thể nhìn thấy cá đang bơi. Đây có thể là nơi tiêu nước của toàn động trong quá trình lòng núi bị bào mòn và rất có thể đáy giếng có đường ăn thông ra sông Đáy ở phía dưới chân núi Cấm. Lối vào động thứ 5 có những thạch nhũ tạo thành 3 cái cửa tự nhiên cách biệt nhau bởi những cột đá, mỗi cửa có thạch nhũ rủ xuống như những chiếc rèm cửa, có cửa có hình thạch nhũ như đôi voi đang chầu.

Núi Cấm, do không ai chặt cây cối nên đã giữ được một thảm thực vật phong phú, có nhiều cây to, nhiều cây dây leo phủ kín đồi. Trên đỉnh núi còn có một bàn cờ thiên tạo bằng đá. Từ đây có thể phóng tầm mắt ra xa để bao quát toàn bộ vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của vùng nước non này.

Quần thể di tích thắng cảnh Bát cảnh sơn nằm ở xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam.

Từ thị xã Phủ Lý, theo quốc lộ 22 đi 13km là đến quần thể danh thắng Bát cảnh sơn (hoặc có thể đi từ Đồng Văn theo quốc lộ 60).

Xã Tượng Lĩnh được thiên nhiên ưu đãi với địa hình tự nhiên có nhiều tiềm năng phong phú. Dãy Bát cảnh sơn đứng bên tả ngạn sông Đáy, dựa lưng vào vòng cung Nam Công (Kim Bảng – Hà Nam và Tuyết Sơn, Hương Tích – Hà Tây), tạo thành thế núi hình sông kỳ thú. Xét theo tổng thể ở phạm vi rộng thì Bát cảnh sơn là một cụm du lịch của quần thể Hương Sơn bởi hai thắng cảnh này rất gần gũi, tiếp giáp với nhau liền mạch trong dãy núi đá vôi Hà Nam – Hà Tây. Theo vị trí địa lý hành chính. Bát cảnh sơn là "tiểu thắng cảnh", là cửa ngõ Hương Sơn, nằm trong xã Tượng Linh, nơi ngã ba của 3 huyện Kim Bảng (Hà Nam), Mỹ Đức, Ứng Hoà (Hà Tây).

Từ lâu, dãy Bát cảnh sơn (dãy núi có 8 cánh) được coi là một thắng cảnh của trấn Sơn Nam. Theo Lịch triều hiến chương loại chí (phần Dư địa chí) của Phan Huy Chú thì vào thế kỷ thứ XVI, Nghị tổ Trịnh Doanh qua đây chiêm ngưỡng đã ví Bát cảnh sơn với Tiêu Tương bên Trung Quốc và cho lập hành cung để đi về thưởng ngoạn. Xưa kia, ở Bát cảnh sơn có 8 ngôi chùa và một ngôi miếu thờ thổ đại thần linh được bài trí xây dựng theo thuyết bát quái ngũ hành. Có thể do tám ngôi chùa mà vùng núi này được đặt tên là Bát cảnh sơn? Ngày nay, mặc dù một vài cảnh quan đã bị hủy hoại vì chiến tranh nhưng hàng năm khách vãn cảnh chùa Hương và khách du lịch thập phương vẫn về thăm với một số lượng khá đông.

Bình luận (1)
TP
21 tháng 1 2017 lúc 12:25

Bạn đã từng nghe đến địa danh " Vịnh Hạ long trên núi"? đó chính là hồ Hòa Bình, được hình thành từ việc đắp đập ngăn sông, chinh phục thiên nhiên. Sông Đà hung dữ nay đã trở thành hồ nhân tạo hiền hòa, lớn nhất Đông dương và là khu du lịch hấp dẫn. Hồ có diện tích rộng lớn (230 km), núi non trùng điệp, mây trắng bồng bềnh và hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, hai bên bờ ẩn hiện những bản dân tộc còn nguyên bản sắc đã tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Du khách có thể nghỉ lại trên thuyền để ngắm trăng trên một vùng sông nước mênh mông, hay trên các nhà sàn để nghe hát dân ca, thưởng thức rượu cần, các món đặc sản dân tộc và nhảy múa cùng các chàng trai, cô gái miền sơn cước.
Với kế hoạch xây dựng hồ Hoà bình trở thành khu du lịch Quốc gia gồm nhiều loại hình du lịch phong phú: du thuyền, bơi mảng, câu cá, leo núi, thám hiểm hang động, đi bộ thăm các làng dân tộc… chắc chắn nơi đây sẽ là điểm đến lý tưởng của du khách.


SUỐI KHOÁNG KIM BÔI
Cách thành phố Hòa bình 30 km, vượt qua dốc Cun để đến Kim bôi, du khách vừa có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Hòa bình, lại vừa thỏa thuê ngắm nhìn phong cảnh núi rừng thơ mộng trong suốt cuộc hành trình.
Khu du lịch nước khoáng nóng Kim bôi được xây dựng trên dòng suối nóng ngầm phun lên từ lòng đất, nhiệt độ 34 độ c và mang nhiều khoáng chất nên rất tốt cho sức khỏe con người. Tại đây, du khách vừa được uống nước khoáng trực tiếp từ suối vừa được tắm trong những bể tắm hiện đại dành cho cá nhân, gia đình, tập thể. Nhiều người đến đó kết hợp vừa đi du lịch vừa dưỡng sinh hay chữa bệnh.

KHU DU LỊCH SINH THÁI V-RESORT
Rời Hà Nội chưa đầy 40 km, từ ngã ba Bãi Lạng ( Lạng sơn) men theo con đường bao phủ một bên là núi rừng trùng điệp, một bên là những con suối đẹp như tranh, khu Du lịch sinh thái V-Resort nằm đắm mình trong thiên nhiên còn đầy vẻ nguyên sơ của rừng nói Hoà Bình. Những trang trại rau trái mang đến cho bạn một không gian thanh bình bậc nhất Việt Nam với những biệt thự, nhà sàn dân tộc độc đáo, nhà tranh đồng quê ẩn giữa bạt ngàn hoa ly. Các khu nhà của V-Resort được trang trí theo phong cách dân tộc với chất liệu chủ đạo là mây tre đan thể hiện sự tinh tế, hoà quyện vào thiên nhiên.
Tại đây, để thư giãn bạn có thể câu cá, đạp xe, leo núi, chơi golf, chơi tennis hay vùng vẫy tại bể tắm nước khoáng nóng tự nhiên dâng từ lòng đất. Khi màn đêm buông xuống, bên ánh lửa trại, bạn lắng nghe những câu chuyện của người xưa và ngắm nhìn các cô gái dân tộc ca hát, nhảy múa quanh ánh lửa bập bùng và thưởng thức những món ăn tươi ngon của Việt Nam được các đầu bếp nổi tiếng chế biến từ thực phẩm được nuôi trồng tại trang trại hay hay tận hưởng các dịch vụ quốc tế cao cấp
KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC THĂNG THIÊN
Từ thành phố Hà nội ngược lên Tây bắc, qua thị trấn Lương sơn, vượt qua dốc Kẽm là tới khu Du lịch Sinh thái Thác Thăng Thiên. Khu du lịch mới được đưa vào khai thác từ cuối năm 2007, được biết đến bởi cảnh quan thơ mộng, không gian yên bình và ấm cúng. Du khách có thể leo núi để khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của những dòng thác chảy suốt ngày đêm, hay tản bộ bên những dòng suối trong veo, nước chảy róc rách cùng với tiếng chim rừng gọi bạn, tiếng lá cây rì rào để tạm quên đi những âm thanh ồn ào của phố phường.

Bình luận (0)
TG
Xem chi tiết
H24
22 tháng 9 2023 lúc 19:47

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người…

Em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê yên bình. Đối với em, quê hương không chỉ là sự gắn bó máu thịt mà còn là niềm tự hào mỗi lần nhắc đến.

Nét đặc trưng của quê em là những lũy tre xanh rì rào trong gió. Lấp ló sau rặng tre là những ngôi nhà mái ngói đỏ xinh. Xung quanh mỗi nhà đều có rất nhiều cây cối, vì thế không khí lúc nào cũng trong lành, thoáng đãng. Trong làng là những con đường dài thẳng tắp. Xa xa, những cánh đồng lúa mênh mông như những tấm thảm lụa mềm mại. Trên khắp triền đê, từng đàn trâu, đàn bò thong thả gặm cỏ. Chiều chiều, lũ trẻ con lại mang diều ra thả, những cánh diều liệng bay trên bầu trời trong xanh. Mọi thứ đều êm ả, thanh bình như vậy đó.

Điều khiến em tự hào nhất ở quê mình đó chính là những ngôi chùa cổ kính nhuốm màu thời gian. Cứ tháng tư âm lịch, lễ hội lại được diễn ra. Đây cũng là dịp mọi người chờ đợi nhất trong năm. Trên khắp các dòng sông, đến mùa lễ hội lại rộn ràng những chiếc thuyền rồng. Trên thuyền là những anh hai, chị hai với chiếc nón quai thao hát những câu hát giao duyên mượt mà, đằm thắm.

Cuộc sống đổi thay từng ngày, nhưng con người quê em vẫn sống với nhau chan chứa tình cảm chân thành. Mọi người trong từng thôn xóm đều đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Ngay cả trên những cánh đồng cũng chẳng bao giờ vắng đi tiếng nói, tiếng cười của người lao động. Những tiếng gọi nhau í ới, ríu rít trong nắng hoàng hôn đã quá đỗi quen thuộc với người dân quê. Tất cả đã tạo nên một bức tranh đồng quê giản dị mà ấm áp tình người.

Em rất yêu quê hương. Mỗi ngày trôi qua đều để lại trong em những kỉ niệm đẹp đẽ về cuộc sống và con người nơi đây. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để góp một phần nhỏ xây dựng quê hương mình giàu đẹp hơn.

Bình luận (0)
NH
22 tháng 9 2023 lúc 19:48

bạn này copy mạng

Bình luận (0)
H24
22 tháng 9 2023 lúc 19:49

uh , copy mạng cho nhanh;)

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
TH
9 tháng 11 2016 lúc 19:53

oe lytutrong thachhaht

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
QC
Xem chi tiết
H24
2 tháng 3 2021 lúc 20:40

Gợi ý:

- Xác định được các giá trị của Xô viết Nghệ -Tĩnh: truyền thống đấu tranh bất khuất, xây dựng chính quyền cách mạng của dân, do dân, vì dân, tinh thần đoàn kết….

- Các hành động: Tích cực học tập, rèn luyện, phát huy truyền thống quê hương Xô viết…

Bình luận (0)