Những câu hỏi liên quan
LD
Xem chi tiết
TL
9 tháng 10 2016 lúc 9:02
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam.Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến ta phải suy nghĩ…Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động.  Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường…Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Hay việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc. Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu? Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường.Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Một số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều…Vậy nhưng không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều. Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí. Điều này đã để lại hậu quả gì? Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như “làng ung thư” Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều… Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ? Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã…Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển… Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên , chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Bình luận (0)
TP
9 tháng 10 2016 lúc 9:11

Tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống của chúng ta là như thế đó, nhưng chính con người chúng ta lại hủy hoại môi trường của chúng ta, hủy hoại cuộc sống của chúng ta. Thật đáng trách những ai thiếu ý thực bảo vệ môi trường.

Từ xưa đến nay, cuộc sống hàng ngày của con người chúng ta luôn gắn bó và chịu tác động rất lớn của môi trường sống chung quanh. Vì vậy mà chúng ta phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sống. Quan tâm đến việc bảo vệ môi trường là quan tâm đến chính cuộc sống của mỗi con người chúng ta và cho cả xã hội.

Trước tiên, ta phải hiểu cho thật đúng, cho thật toàn diện về hai từ: “môi trường". Môi trường được chia ra làm hai loại là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên đó là không khí hàng ngày chúng ta hít thở, là nguồn nước, là lương thực, thực phẩm mà chúng ta dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Môi trường tự nhiên tác động trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta hàng ngày. Sống trong một không gian khoáng đãng, không khí trong lành; được uống những dòng nước sạch không bị ô nhiễm, ăn những thức ăn tự nhiên, không bị nhiễm hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, hàn the,… thì sức khỏe của chúng ta sẽ rất tốt, ít đau ốm, ít mắc phải những bệnh nan y và đặc biệt là tuổi thọ của chúng ta sẽ được kéo dài. Và ngược lại, sống trong một môi trường quá ô nhiễm, ăn uống những lương thực, thực phẩm bị nhiễm chất độc thì sức khỏe của chúng ta sẽ không tốt, chúng ta sẽ mắc nhiều bệnh tật, nhất là những bệnh nan y như ung thư, chúng ta không thể sống lâu được.

Tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống của chúng ta là như thế đó, nhưng chính con người chúng ta lại hủy hoại môi trường của chúng ta, hủy hoại cuộc sống của chúng ta. Thật đáng trách những ai thiếu ý thực bảo vệ môi trường. Nạn chặt phá rừng bừa bãi đã dẫn đến lũ lụt ngày càng kinh hoàng, núi lở, đất chuồi, cướp đi biết bao sinh mạng của con người. Nạn các nhà máy thải nước thải chưa qua xử lí trực tiếp xuống những dòng sông, những kênh hồ đã làm nên những dòng sông chết, những kênh rạch chết. Còn đâu dòng nước trong xanh, từng đàn cá lội như ngày xưa nữa, đất đai ven những con sông nay không còn trồng trọt được. Chúng ta cần lên án, cần đòi hỏi luật pháp trừng trị thích đáng những kẻ chỉ vì cái lợi nhỏ cho cá nhân, gia đình mà đang tâm dùng những hóa chất độc hại cho vào thức ăn, gieo rắc bệnh tật và chết chóc cho hao nhiêu người khác.

Bên cạnh môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cũng tác động không nhỏ lên đời sống con người. Nếu sống trong môi trường xã hội lành mạnh, công nằng, trong sáng thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Và ngược lại nếu sống trong một môi trường xấu xa, đầy rẫy những cái ác, cái xấu thì cuộc sống của chúng ta, nhất là tuổi trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, dễ bị sa ngã, đánh mất cuộc đời mình.

Tóm lại, môi trường hiện nay là một vấn đề lớn, được cả thế giới quan tâm. Mỗi con người chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường, luôn giữ cho môi trường tự nhiên và môi trường xã hội luôn được trong sạch, vì bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta vậy.


 

Bình luận (0)
LP
9 tháng 10 2016 lúc 10:15

Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là vẫn đề đáng báo động. Đây là một hiện tượng xấu, nhiều tác hại, cần nhanh chóng khắc phục.
Trước hết, ta cần hiểu môi trường là gì? Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,… Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,…

Thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra rất nghiêm trọng.Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác. Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,… Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện
Từ cách hiểu trên ta thấy ô nhiễm môi trường có nhiều tác hại. Có rất nhiều ví dụ về ô nhiễm môi trường trong những năm gần đây. Theo ước tính của những nhà khí tượng thủy văn, hằng năm trên Biển Đông có tới 9 đến 10 cơn bão hoạt động và 3 đến 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa ở ven biển miền Trung đang diễn ra ngày càng nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân. Nghiêm trọng nhất chính là việc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long của nước ta sẽ có thể chìm ngập dưới mực nước biển trong thời gian sắp tới, một vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ, một vựa lúalớn nhất của nước ta có thể mất đi nếu như ngay từ bây giờ chúng ta không có biện pháp kịp thời để khắc phục. Và còn biết bao những ảnh hưởng khôn lường mà biến đổi khí hậu gây ra đối với người dân Việt Nam.
Qua các ví dụ trên ta thấy, ô nhiễm môi trường gây ra những tác hại lớn về con người.
Đối với sức khỏe con người: không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị. Đối với hệ sinh thái : lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất.Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính là do ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường. Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm trọng.Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,…Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế… Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường… Việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hỏi của người dân. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, …chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm ngơ.
Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng nên cần có những biện pháp để ngăn chặn. Bản thân con người phải ý thức được những tác hại to lớn khi môi trường ô nhiễm. Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm. Nhà trường phối hợp với các ban ngành thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Trong thời gian gần đây, chúng ta thường được nghe nói đến phong trào “Giờ Trái Đất” .Đó cũng là một trong những hoạt động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường. Và chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người,
Tóm lại, ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là một vấn nạn gây hậu quả nghiêm trọng cần lên án và loại bỏ. Hãy bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
MN
8 tháng 1 2021 lúc 20:46
1. Mở bài

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến ta phải suy nghĩ…

2. Thân bài

a) Giải thích

– Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường sống tự nhiên của con người như đất, nước, không khí bị nhiễm bẩn tới mức có thể gây độc hại đối với sức khoẻ, tinh thần… của con người, xã hội.

b) Bàn luận

(1) Biểu hiện

– Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề: đất, nước, không khí…

+ Mặt đất đầy rác thải khó phân huỷ

+ Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chảy tự do vào nguồn nước sạch ở các sông, hồ, ao, đầm.

+ Không khí bị ô nhiễm bởi khói bụi, tiếng ồn từ các khu công nghiệp.

(2) Hậu quả

– Tài nguyên thiên nhiên như nước sạch ngày càng khan hiếm, cạn kiệt.

– Chất lượng cuộc sống của con người nói chung bị giảm sút: tinh thần hoang mang, lo âu, đặc biệt sức khoẻ của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có những nơi cả làng nhà nào cũng có người mắc bệnh hoặc chết vì ung thư.

– Từng gia đình phải tốn nhiều tiền để chạy chữa bệnh tật. Nhà nước cũng phải chi nhiều tiền cho việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

(3) Nguyên nhân

– Chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc giải quyết những vấn đề phát sinh về xã hội, môi trường…

– Nguyên nhân chính: do ý thức kém của con người: chặt phá rừng, vứt rác thải, xả nước thải bừa bãi, săn bắt thú quý hiếm, tiến hành các hoạt động khai thác các tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ mà không chú ý đến các giải pháp bảo vệ môi trường… đã làm cho môi trường ngày một bị tàn phá nặng nề, bị ô nhiễm đến mức báo động.

(4) Giải pháp

– Phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.

– Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã…

– Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển…

c) Bài học nhận thức và hành động

– Có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường. Hiểu rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mình, của tất cả những người quanh mình, của toàn xã hội. Đó là trách nhiệm lớn lao của bản thân, thế hệ trẻ trong xã hội ngày nay.

– Hành động:

+ Tích cực vận động, tuyên truyền mọi người tham gia bảo vệ môi trường sống quanh mình.

+ Học tập, nghiên cứu để góp phần tìm ra những giải pháp hữu ích nhằm cứu môi trường đang bị ô nhiễm.

+ Có những hành động cụ thể, thiết thực bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp ở chính nơi mình đang học tập, cư trú: không vứt rác bừa bãi, xả chất thải đúng nơi quy định, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do các đoàn thể tổ chức như trồng cây xanh, khơi thông cống rãnh, vệ sinh đường phố, ngõ xóm…

3. Kết bài

Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là một vấn nạn gây hậu quả nghiêm trọng cần lên án và loại bỏ. Hãy bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp.

Bình luận (0)
OH
Xem chi tiết
LP
16 tháng 10 2016 lúc 18:13

Năm cũ đã qua, năm mới lại sang. Đất nước Vn lại thêm 1 tuổi mới, 1 mùa xuân mới. Trong sự tràn ngập của mùa xuân thiên nhiên bao la đất trời, của niềm vui bao trẻ thơ , của sự đầm ấm sum họp mọi nhà.Riêng tôi đã đón 1 mùa xuân thật hạnh phúc bên cha mẹ, người thân.Có thể nói đó là 1 mùa xuân ấm áp của những người may mắn như tôi, nhưng bên cạnh đó vẫn là nỗi lo canh cánh của của người dân Bắc Bộ về sự bất thường của thời tiết và khí hậu . Ở đây , từ người già đến trẻ nhỏ fải vui Tết trong rét đậm, rét hại cùng khô hạn mà nguyên nhân đó là hiện tượng La Nina của thời tiết. Miền Trung còn đó hậu quả của những đợt “lũ chồng thêm lũ”. Cuối năm ngóai, miền Nam sạt lở đất và triều cường. Còn thế giới, cùng sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, lũ lụt khủng khiếp là những đợt giá lạnh hiếm thấy xảy ra khắp nơi. Thiên tai hoành hành dữ dội và rộng khắp như thế đều liên quan đến vấn đề môi trường sống, nhất là rừng bị hủy hoại. Trồng rừng, bảo vệ rừng để giữ gìn môi trường sống đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu, cực kỳ hệ trọng mà mỗi quốc gia riêng rẽ không làm nổi. 

Việt Nam có niềm tự hào về truyền thống trồng cây gây rừng. Đã thành tập quán tốt đẹp gần nửa thế kỷ qua, cứ mỗi độ xuân về, cả nước lại sôi nổi bước vào Tết trồng cây theo lời Bác Hồ dạy. Tết trồng cây mở đầu cho năm sản xuất mới, tạo ra phong trào xây dựng và bảo vệ vốn rừng rộng lớn trong cả nước, đem lại những lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội và môi trường ở từng vùng miền và trong cả nước.

Cây rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây cung cấp cho chúng ta oxi và hút cacbonic do chúng ta thải ra. Ngày nay, dân số ngày càng tăng cao, lượng oxi càng ngày càng bị mất đi do nhu cầu hô hấp của con người. Thiếu cây rừng, thiếu oxi thì làm sao chúng ta tồn tại?

Hơn thế nữa, cây rừng còn là "ngôi nhà xanh" của những loài thú hoang dã. Thú sống trong "ngôi nhà" của chúng thì điều kiện sống sẽ tốt hơn. Hiện nay, nhiều loài thú hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Một phần của việc đó cũng chính là vì nơi sống của chúng đang bị tàn phá. Chúng ta có thể khẳng định một điều: Đối với con người và động vật thì cây rừng giữ vai trò quan trọng tất yếu. 

Đặc biệt hơn nữa, cây rừng rất quan trọng đối với sự sống của nhân loại. Cây rừng ngăn lũ lụt, thiên tai thất thường. Khi nước lũ dâng cao, cây rừng cản sức nước và rễ cây sẽ hút phần nào nước lũ. Có cây rừng, sức nước đỡ mạnh hơn và nước cũng chẳng còn nhiều.Cây rừng còn chắn gió, từng tán lá , cành cây sum xuê mở rộng chắn từng làn gió lớn của bão giúp hạn chế và làm suy yếu sức mạnh tại những vùng bão đi qua. Bởi lợi ích đó mà ở mỗi bãi biển người ta thường trồng nhiều cây. Trồng cây bãi biển vừa tạo không khí trong lành vừa bảo vệ chính chúng ta. 

Thế nhưng, tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói, rừng là nước cho đời sống của thực vật và cho sản xuất của xã hội, là không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng, và có khả năng điều hòa khí hậu… Rừng đóng vai trò quan trọng như thế, nhưng hiện nạy rừng trên thé giới đang kêu cứu, cứ mỗi phút trôi qua có tới hơn 22 ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất…

Đối với Việt Nam , tuy là một nước nông nghiệp, hơn nữa sự phát triển của xã hội ta hiện nay vẫn chưa vượt ra khỏi trình độ của nền văn minh công nghiệp, thế nhưng điều đó không có nghĩa là không có hiểm hoạ môi trường đe doạ.

Ở các nước phát triển, hiểm hoạ môi trường là do sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, do sự phát triển tự phát của nền văn minh công nghiệp, thì ở Việt Nam, hiểm hoạ sinh thái là do sự kết hợp giữa phát triển và lạc hậu, do ảnh hưởng còn nặng nề của nếp suy nghĩ, nếp làm của người sản xuất nhỏ và lối sống công nghiệp còn chưa ổn định, chưa hoàn thiện.

Thiên nhiên nước ta trước đây bị phá hoại bởi những cuộc chiến tranh kéo dài, còn bây giờ bị phá hoại bởi những hoạt động vô ý thức, bởi thái độ tuỳ tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn thiên nhiên. Diện tích đất trồng đồi trọc đang bị xói mòn mạnh. Nguyên nhân chính là do du canh du cư, lấy gỗ, củi, mở mang giao thông, xây dựng thuỷ điện.

Ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề nan giải, chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây bệnh tật và ô nhiễm môi trường sinh thái. Nồng độ bụi ở các đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Như chúng ta đã biết, khí bụi, hạt NIX, hàm lượng CO2 xuất hiện ngày càng dày đặc trong các thành phố, tạo thành một làn sương đen dày đặc ,những khí ấy rất độc và mang lại cho con người nhiều bệnh tật và nó đã trở thành vấn đề thời sự ngày nay.

Sự nóng lên của trái đất, hiện tượng biến đổi khí hậu, sa mạc hóa ngày càng mở rộng, kéo theo đó là những hậu quả khôn lường đang trở thành mối đe doạ đối với tất cả chúng ta. Và những “chủ nhân tương lai của đất nước” không thể thờ ơ và phải có sự chủ động để đối phó. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo điều kiện cho con người sinh sống và fát triển bền vững, Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi, núi, sông, hồ…) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải…). Bên cạnh lợi ích của môi trường thiên nhiên cũng là tác hại môi trường do chính con người mang lại. Vì thế, chúng ta fải tự ý thức về lợi ích môi trường, và việc cấp bách của chúng ta lúc này là vận động tuyên truyền mọi người cùng nhau trồng rừng, bảo vệ, khôi fục và fát triển các khu sinh thái, vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.v.v…

Bảo vệ môi trường – có thể rất nhiều người nghĩ đó là những hoạt động mang tính quy mô, tốn kém, và fải tốn nhiều thời gian . Điều đó đúng, song nó cũng có thể bắt đầu từ những việc làm hết sức nhỏ bé hàng ngày. Từ bậc Tiểu học đến THPT, chắc chắn trong chúng ta, ai ai cũng đã tham gia các phong trào do Đoàn,Đội phát động vì “Trường em Xanh - Sạch - Đẹp”. Từ những công việc của “tuổi nhỏ” như tưới nước, tỉa cành, thu gom rác... nhưng nó đã góp phần hình thành một thói quen, một nếp sống tốt trong thiếu nhi đó là tình yêu thiên nhiên, sự thân thiện và ý thức bảo vệ môi trường. Ở 64 tỉnh, thành phố, mỗi tỉnh, thành phố lại có những đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng như những vấn đề đặt ra với môi trường và ở đó, các cấp bộ Đoàn đã đi tiên phong, sáng tạo trong việc triển khai các mô hình không ngoài mục đích giải quyết các “bức xúc” về môi trường tại các địa phương. Phải kể đến ở đây, đó là các mô hình: “Cánh rừng thanh niên”, “Câu lạc bộ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, lâm sản”, “Câu lạc bộ thanh niên với môi trường và phát triển bền vững”... Trong các đợt bão, lũ, thiên tai, ở đâu, chúng ta cũng bắt gặp sự có mặt kịp thời của lực lượng đoàn viên, thanh niên tham gia, khắc phục hậu quả của những cơn giận dữ mà “bà mẹ thiên nhiên” mang lại.

Chúng ta luôn nhắc nhở nhau : “Con người hãy cứu lấy cái nôi của chúng ta” – đó là hành động thiết thực của cuộc sống. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia ,là sự nghiệp của toàn dân. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, huỷ hoại môi trường. Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài.

Để bảo vệ môi trường tốt, giáo dục con người ngay từ “thuở còn thơ” đóng một vai trò quan trọng. Hơn nữa, không có cách gì tốt hơn để giáo dục ý thức của người dân bằng cách cho họ thấy những lợi ích thiết thực của việc bảo vệ môi trường trong từng khía cạnh của cuộc sống.

Lời cuối cùng xin nhắn nhủ mọi người “Chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ môi trường để đất nước ta mãi thắm tươi và hành tinh ta mãi mãi 1 màu xanh bạn nhé!”

Bạn tham khảo nha~!

Bình luận (0)
HH
Xem chi tiết
BS
25 tháng 12 2022 lúc 21:28

Bạn Tham Khảo:
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bên cạnh những người lớn hút thuốc lá ngoài ra còn có những học sinh thiếu nhiên hút thuốc lá. Trong những thói quen xấu đó, thuốc lá là một hiện tượng phổ biến nhất trong giới trẻ hiện nay, tật xấu đó có những sức hút ghê gớm dần dần sẽ tha hoá con người, con người bị nó ràng buộc và chi phối. Đầu tiên, do bạn bè xấu rủ rê hoặc do quá hiếu kì dùng thử cho biết nhưng sau một vài lần nếu không có thuốc thì trong người cảm thấy bồn chồn, khó chịu dần dần dẫn tới nghiện ngập, sau đó cơ thể sẽ bị cơn nghiện hành hạ và để thoả mãn điều đó người ta có thể làm bất cứ điều gì kể cả cướp giật, trộm cắp hoặc thậm chí giết người... Một khi đã vướng vào thuốc lá rồi thì khó mà có thể bỏ được. Thuốc lá được xem là một sát thủ giấu mặt đối với sức khoẻ của con người. khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại cho cơ thể người,  nhất là đối với những ngưởi mẹ đang mang thai nếu như hít phải khói thuốc lá quá nhiều con sinh ra sẽ bị dị tật hoặc không có sức khoẻ tốt như những đứa trẻ khác... Chưa kể đến là thuốc lá làm tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập của gia đình, tác động xấu đến nền kinh tế quốc dân. Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở nơi công cộng và chỗ nhiều người. Đây cũng là một biện pháp hiệu quả cho việc hạn chế hút thuốc lá mà đa số là giới trẻ như ngày nay. Ngày xưa ông cha ta đã dạy: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng", hãy tưởng tượng nhưng thói quen xấu nư hút thuốc lá là mực, gần nó sẽ bị vấy bẩn. Trước hết phải tránh xa thuốc lá và sau đó hãy góp phần bảo vệ cộng đồng và gia đình tránh khỏi sự quyến rũ của thuốc lá.

Bình luận (0)
2N
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết
HM
26 tháng 12 2023 lúc 22:03

- Theo tác giả, cần có người ham đọc và có sách hay để đọc để giải quyết tình trạng sa sút của văn hóa đọc hiện nay.

- Em tán thành với ý kiến của tác giả về vấn đề này. Vì thông thường, người ta chỉ kêu gọi mọi người hãy đọc sách mà chưa để ý đến chất lượng của sách cũng như nền tảng văn hóa cần thiết để có thể đọc được những cuốn sách hay.

Bình luận (0)
NV
Xem chi tiết
VT
1 tháng 6 2016 lúc 20:33

Thời gian là vốn quý nhất của mọi người. Lãng phí thời gian là lãng phí “của báu” mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi con người. Nếu không biết tận dụng. nó sẽ qua đi rất nhanh, đúng như lời răn của người xưa: “Tháng ngày vùn vụt thoi đưa / Nó đi… đi mãi có chờ ai đâu!”

Vậy mà, lãng phí thời gian đang là căn bệnh hay gặp nhất ở giới sinh viên. Bạn đã bao giờ tự hỏi mình đã sử dụng quỹ thời gian đúng mục đích hay chưa? Liệu có để thời gian trôi qua một cách uổng phí hay không?


Đáng tiếc là phần lớn sinh viên chúng ta hiện nay không biết tận dụng và quý trọng thời gian. Đa số sinh viên sau những giờ học ở trường thì thời gian còn lại không mảy may nghĩ tới việc học, thậm chí không dành thời gian tối thiểu cần thiết cho việc học.

Do học theo hệ tín chỉ nên giờ đây sinh viên còn có nhiều “thời gian rỗi” hơn so với thời học theo chế độ niên chế. Học tín chỉ, thực chất là dành quyền chủ động cho sinh viên tự sắp xếp thời gian để tự học và nghiên cứu. Lên lớp, giáo viên chỉ có vai trò dẫn dắt và định hướng, còn lại sinh viên phải tự tìm hiểu và nghiên cứu, mà sinh viên Việt Nam bây giờ ý thức tự học, tự nghiên cứu rất kém.

Theo cách tín chỉ, giờ lên lớp ít hơn thay vào đó là thời gian tự học tự nghiên cứu. Nhưng ngoài giờ lên lớp, đa số sinh viên dành thời gian còn lại để online, xem phim hay chơi game… với lý do là thầy không ra bài tập để làm. Họ không hề có ý thức tự học, tự nghiên cứu. Thầy cô ra bài thì làm, không ra thì nghỉ cho “ khỏe” . Ngoài việc giết thời gian vào những việc trên thì một bộ phận không nhỏ dành thời gian để ngủ, mà đa số là sinh viên nam.

Bạn Nguyễn Văn Sơn ( sinh viên Học viện âm nhạc Huế) cho biết: “ thời gian rảnh có biết làm gì đâu, thôi thì cứ ngủ cho đỡ tiêu tốn năng lượng, đỡ đói bụng!”. Mọi người trong xóm trọ của Sơn cho biết, có ngày Sơn ngủ bỏ ăn, bỏ cả đến lớp và tất nhiên sách vở chẳng bao giờ đụng vào.

Vì thế nên bây giờ việc bắt gặp sinh viên ngồi đọc sách, họp nhóm bàn bạc việc học hay ngồi mày mò, nghiên cứu một vấn đề nào đó liên quan đến học hành thì rất hiếm… Mà thay vào đó là thấy các bạn thường xuyên vào Facebook, blog, bói toán online…gần như là chiếm trọn thời gian rỗi rảnh.
Hãy biết quý trọng thời gian, đừng để tuổi trẻ của mình trôi qua một cách phí hoài như vậy các bạn nhé! 

Lãng phí sức khỏe

Bên cạnh những bạn sinh viên hăng hái tham gia các cuộc hiến máu tự nguyện để cứu đồng bào lúc hiểm nguy đến tính mạng thì còn không ít sinh viên lãng phí sức khỏe một cách vô ích. Họ thường ít quan tâm tới điều này, cứ tưởng như sức khỏe của tuổi trẻ là thứ trời cho trong khi phần lớn sinh viên phải đi trọ học xa nhà, không được bố mẹ giúp đỡ, nhắc nhở.

Đa số sinh viên nam sinh hoạt không điều độ, thích gì làm nấy, nhất là nhậu nhẹt. Lúc nào có chút tiền hoặc có cớ vui nào đó là rủ nhau nhậu, thậm chí vay tiền để nhậu, mà không hề nghĩ đến hậu quả của nó, cứ đua nhau uống nhiều, uống đến say mới thích.

Sinh viên hiện nay tổ chức nhậu nhẹt còn nhiều hơn đi học, rủ nhau bỏ học bỏ thi để tham gia các cuộc nhậu mà họ chẳng thèm quan tâm nó ảnh hưởng như thế nào đến học tập và sức khỏe của mình. Các bạn có biết rằng nhậu nhẹt làm sút giảm toàn thể từ thể lực, tinh thần, trí tuệ và thoái hóa giống nòi.

Một việc làm rất ảnh hưởng đến sức khỏe nữa là “ nghiện game online”. Nếu chơi games chỉ để giải trí một lúc, hay để thư giãn đầu óc thì không sao. Nhưng nghiện games đến mức ngồi cả ngày bên máy vi tính, quên ăn, quên ngủ thì là điều hết sức đáng lo ngại. Không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến việc học và nguy hiểm đến tính mạng.

Không ít bạn trẻ đỗ điểm cao vào đại học nhưng rồi học không nổi phải bỏ giữa chừng vì mê trò chơi này, thậm chí có người gục chết trên bàn game nhưng vẫn chưa làm nhiều người thức tỉnh. Họ vẫn đam mê , đốt thời gian và sức khỏe với những trò vô bổ như vậy. Ngoài ra, việc xem phim hay chat chit thâu đêm cũng rất ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng các bạn lại đang rất thờ ơ với điều đó. 


SV tham gia hiến máu, một hành động nhân đạo (nguồn Internet) 

Lãng phí tài nguyên và tiền bạc

Tài nguyên mà sinh viên thường xuyên lãng phí là điện và nước.

Dù nhà trường và Đoàn TN kêu gọi hưởng ứng “giờ trái đất”, dù bản thân tham gia nhiều phong trào cổ động cho giờ trái đất nhưng không ít sinh viên sau khi rời khỏi phòng học vẫn không tắt quạt, không tắt điện, máy tính. Sau khi hết giờ học, có lẽ ít thấy phòng học nào mà sinh viên tự giác làm những điều trên, mà họ để mặc những người lao công làm điều đó.

Hay một việc như để bóng điện hành lang của dãy phòng trọ suốt cả ngày lẫn đêm, họ cho đó là chuyện nhỏ nên tình trạng này cứ diễn ra như “ chuyện thường ngày ở huyện”. Vì điện ở hành lang thường không bị chủ trọ tính tiền nên sinh viên để tháo khoán mà không mảy may suy nghĩ, vì cho rằng nó không gây thiệt hại gì cho mình.

Bên cạnh đó là lãng phí nước. Nước ở nơi công cộng như trường học, công viên… thì sinh viên cứ “xả” thoải mái mà không hề đắn đo, cứ nghĩ rằng “của chùa” thì dùng bao nhiêu cũng được. Và nhiều sinh viên còn có lối suy nghĩ rất “ hẹp” khi đáp lại hành động tăng giá tiền nước hàng tháng của chủ trọ là phải xả nước thật nhiều, không dùng cũng xả lênh láng cho xứng với số tiền mà mình phải trả và cho bõ tức khi chủ trọ cứ tăng tiền nước hằng tháng.

Những việc làm mà các bạn cho là rất nhỏ, các bạn cho là chuyện thường lại là một sự phung phí tài nguyên quá lớn mà các bạn không hề để ý, hay biết, và cũng không hề quan tâm.

Trong lúc các bạn không tắt điện phòng học, các bạn hãy nghĩ đến nơi khó khăn vẫn chưa có điện, nếu mỗi chúng ta biết tiết kiệm một tí thì sẽ rất có lợi cho nhiều người khác. Lúc các bạn xả nước một cách vô tội vạ chỉ vì tức chủ trọ tăng tiền nước, các bạn hãy nghĩ đến những nơi vùng sâu, vùng xa chưa một lần được sử dụng nước sạch…

Đang là sinh viên nên chi tiêu hàng tháng chủ yếu là do bố mẹ cấp, thế nhưng một số các bạn đang tiêu tiền hết sức phung phí. Trong khi nhiều sinh viên tiêu tiền rất tiết kiệm, và còn đi làm thêm để tự trang trải cho cuộc sống thì một số khác lại đang làm ngược lại.
Rất nhiều bạn phung phí tiền bạc trong những việc như nhậu nhẹt, chơi game, cá độ , chơi số đề hay tặng quà bạn khác giới một cách lãng phí…

Nguyễn Đức Trung ( sinh năm 1988, sinh viên Cao đẳng công nghiệp Huế) làm cho mọi người trong xóm trọ phải sợ với cách tiêu tiền của bạn. Bố Trung là chủ thầu xây dựng trong Đà Nẵng, cậy gia đình mình khá giả, Trung luôn tiêu tiền không biết tiếc. Trung cho biết một tháng tiêu hết khoảng 6 triệu, tiêu còn nhiều hơn một gia đình bình thường trong một tháng. Mà số tiền đó là để cá độ bóng đá, chơi lô đề và nhậu nhẹt với đám bạn. Một tuần ít nhất cũng nhậu bốn buổi, mà toàn những món sinh viên không dám mơ như baba, thịt thỏ hay thịt trăn…Trung vừa cười vừa nói : “bố mẹ nhiều tiền mà, mình phải tiêu bớt chứ”.

Không phải ai cũng có tiền để tiêu khủng như Trung, nhưng cũng không ít bạn sinh viên đang ném tiền vào những trò cá độ, nhậu nhẹt, lô đề…để rồi đến lúc hết tiền lại vay mượn, mang máy tính, xe đi cắm hay thậm chí cả trộm cắp…

Một số bạn thích chơi trội, thích chứng tỏ mình qua việc nhân dịp sinh nhật hoặc ngày lễ nào đó mua tặng cho bạn gái những món quà đắt tiền, độc đáo mà không ai có. Như một số bạn tặng vòng tay, nhẫn vàng hay một số bạn khác thì mua một trăm bông hồng xếp hình trái tim, hay là một trăm thỏi sôcôla…

Các bạn tiêu tiền mà không hề nghĩ đến bố mẹ mình đã phải vất vả như thế nào để làm ra những đồng tiền đó, mà lại tiêu vào những việc không đáng. Trong khi bố me đang oằn lưng ra để kiếm tiền nuôi các bạn ăn học, hy vọng nhiều ở các bạn thì các bạn lại tiêu tiền một cách vô tội vạ...

Hiện nay, các bạn sinh viên đang lãng phí quá nhiều thứ mà dường như các bạn không hề quan tâm. Là chủ nhân tương lại của đất nước, các bạn không nên lãng phí thời gian vào những trò vô bổ mà hãy chuyên tâm học hành, nghiên cứu, dành thời gian rỗi cho các hoạt động tình nguyện, xã hội.

Hãy biết quý trọng sức khỏe của mình, hãy giữ sức khỏe để có đủ sức học tập và cống hiến lâu dài, giúp ích cho gia đình và xã hội. Đừng phung phí tài nguyên, bởi chúng sẽ cạn kiệt nhanh chóng nếu bạn không biết sử dụng hợp lý; nếu mỗi người biết tiết kiệm một chút sẽ giúp cho cuộc sống bao người khác ở những vùng khó khăn sẽ được cải thiện hơn.

Đừng lãng phí tiền bạc vì để có được số tiền đó, bố mẹ bạn đã phải đổ bao nhiêu mồ hôi, công sức, nước mắt …Và trên hết, các bạn hãy biết quý trọng, đừng lãng phí tất cả những điều trên vì chính bản thân bạn, vì tương lai của bạn, gia đình và cả tương lai của xã hội và đất nước…

Bình luận (0)
PL
1 tháng 6 2016 lúc 20:36

Trong toàn thể vũ trụ này, có lẽ thời gian có sức mạnh hơn cả, là báu vật quý nhất trong cuộc đời con người. Thời gian tạo nên cuộc sống, tạo nên vô vàn những sự đổi thay và thời gian luôn được gọi là quà tặng kì điệu của cuộc sống. Đây là món quà to lớn, ai cũng được trao tặng nhưng không phải ai cũng biết gìn giữ, dang đôi tay đón nhận. Ngày nay, lắm lúc ta phải trầm tư một mình, suy nghĩ về thời gian – về món quà kì diệu của cuộc sống

Thời gian là vốn quý nhất của mọi người. Lãng phí thời gian là lãng phí “của báu” mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi con người. Nếu không biết tận dụng. nó sẽ qua đi rất nhanh, đúng như lời răn của người xưa: “Tháng ngày vùn vụt thoi đưa / Nó đi… đi mãi có chờ ai đâu!”

Vậy mà, lãng phí thời gian đang là căn bệnh hay gặp nhất ở học sinh. Bạn đã bao giờ tự hỏi mình đã sử dụng quỹ thời gian đúng mục đích hay chưa? Liệu có để thời gian trôi qua một cách uổng phí hay không?


Đáng tiếc là phần lớn h/s chúng ta hiện nay không biết tận dụng và quý trọng thời gian. Đa số h/s sau những giờ học ở trường thì thời gian còn lại không mảy may nghĩ tới việc học, thậm chí không dành thời gian tối thiểu cần thiết cho việc học. Nhưng ngoài giờ lên lớp, đa số h/s dành thời gian còn lại để online, xem phim hay chơi game… với lý do là thầy không ra bài tập để làm. Họ không hề có ý thức tự học, tự nghiên cứu. Thầy cô ra bài thì làm, không ra thì nghỉ cho “ khỏe” . Ngoài việc giết thời gian vào những việc trên thì một bộ phận không nhỏ dành thời gian để ngủ, mà đa số là sinh viên nam.
Vì thế nên bây giờ việc bắt gặp sinh viên ngồi đọc sách, họp nhóm bàn bạc việc học hay ngồi mày mò, nghiên cứu một vấn đề nào đó liên quan đến học hành thì rất hiếm… Mà thay vào đó là thấy các bạn thường xuyên vào Facebook, blog, bói toán online…gần như là chiếm trọn thời gian rỗi rảnh.
Hãy biết quý trọng thời gian, đừng để tuổi trẻ của mình trôi qua một cách phí hoài như vậy các bạn nhé! 

Lãng phí sức khỏe

Bên cạnh những bạn h/s hăng hái tham gia các cuộc hiến máu tự nguyện để cứu đồng bào lúc hiểm nguy đến tính mạng thì còn không ít sinh viên lãng phí sức khỏe một cách vô ích. Họ thường ít quan tâm tới điều này, cứ tưởng như sức khỏe của tuổi trẻ là thứ trời cho trong khi phần lớn sinh viên phải đi trọ học xa nhà, không được bố mẹ giúp đỡ, nhắc nhở.

Đa số sinh viên nam sinh hoạt không điều độ, thích gì làm nấy, nhất là nhậu nhẹt. Lúc nào có chút tiền hoặc có cớ vui nào đó là rủ nhau nhậu, thậm chí vay tiền để nhậu, mà không hề nghĩ đến hậu quả của nó, cứ đua nhau uống nhiều, uống đến say mới thích.

H/s hiện nay tổ chức nhậu nhẹt còn nhiều hơn đi học, rủ nhau bỏ học bỏ thi để tham gia các cuộc nhậu mà họ chẳng thèm quan tâm nó ảnh hưởng như thế nào đến học tập và sức khỏe của mình. Các bạn có biết rằng nhậu nhẹt làm sút giảm toàn thể từ thể lực, tinh thần, trí tuệ và thoái hóa giống nòi.

Một việc làm rất ảnh hưởng đến sức khỏe nữa là “ nghiện game online”. Nếu chơi games chỉ để giải trí một lúc, hay để thư giãn đầu óc thì không sao. Nhưng nghiện games đến mức ngồi cả ngày bên máy vi tính, quên ăn, quên ngủ thì là điều hết sức đáng lo ngại. Không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến việc học và nguy hiểm đến tính mạng.

Không ít bạn trẻ đỗ điểm cao vào đại học nhưng rồi học không nổi phải bỏ giữa chừng vì mê trò chơi này, thậm chí có người gục chết trên bàn game nhưng vẫn chưa làm nhiều người thức tỉnh. Họ vẫn đam mê , đốt thời gian và sức khỏe với những trò vô bổ như vậy. Ngoài ra, việc xem phim hay chat chit thâu đêm cũng rất ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng các bạn lại đang rất thờ ơ với điều đó.Lãng phí tài nguyên và tiền bạc
Dù nhà trường và Đoàn TN kêu gọi hưởng ứng “giờ trái đất”, dù bản thân tham gia nhiều phong trào cổ động cho giờ trái đất nhưng không ít h/s sau khi rời khỏi phòng học vẫn không tắt quạt, không tắt điện, máy tính. Sau khi hết giờ học, có lẽ ít thấy phòng học nào mà sinh viên tự giác làm những điều trên, mà họ để mặc những người lao công làm điều đó.
Những việc làm mà các bạn cho là rất nhỏ, các bạn cho là chuyện thường lại là một sự phung phí tài nguyên quá lớn mà các bạn không hề để ý, hay biết, và cũng không hề quan tâm.
Hiện nay, các bạn sinh viên đang lãng phí quá nhiều thứ mà dường như các bạn không hề quan tâm. Là chủ nhân tương lại của đất nước, các bạn không nên lãng phí thời gian vào những trò vô bổ mà hãy chuyên tâm học hành, nghiên cứu, dành thời gian rỗi cho các hoạt động tình nguyện, xã hội.

Hãy biết quý trọng sức khỏe của mình, hãy giữ sức khỏe để có đủ sức học tập và cống hiến lâu dài, giúp ích cho gia đình và xã hội. Đừng phung phí tài nguyên, bởi chúng sẽ cạn kiệt nhanh chóng nếu bạn không biết sử dụng hợp lý; nếu mỗi người biết tiết kiệm một chút sẽ giúp cho cuộc sống bao người khác ở những vùng khó khăn sẽ được cải thiện hơn.
Đừng lãng phí thời gian vì thời gian rất quý gia và trôi qua rất nhanh .

  
Bình luận (0)
PL
1 tháng 6 2016 lúc 20:37

Bạn Võ Đông Anh Tuấn copy không đúng với nội dung câu hỏi?

Bình luận (0)