tả một bài văn về động vật lớp 5
tầm 1 trang rưỡi thôi nha
nhanh lên mk tick 5 tích cho mỗi người
viết một bài văn tả cảnh chùa Phật Tích
nhanh lên nhé! mình cần bài này trước 8 rưỡi nha ai nhanh nhất mình tick cho
Chùa Phật Tích nằm trên một địa bàn diễn ra sự gặp gỡ, giao thoa, hội nhập giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt cổ từ đầu Công nguyên. Trên cơ sở đó hình thành trung tâm Phật giáo đầu tiên của đất nước, trung tâm Dâu – Luy Lâu.
Chùa Phật Tích
Đến thời Lý, Phật giáo đã phát triển đến đỉnh cao trong lịch sử Phật giáo ở nước ta. Bắc Ninh và Phật Tích nói riêng, đều nằm trên quê hương nhà Lý, được vua Lý cho xây dựng nhiều chùa, tháp, phần nhiều là các đại danh lam. Phật Tích do đó cũng được xây dựng với quy mô to lớn.
Khác với một số chùa được xây dựng cùng thời, chùa Phật Tích được sự quan tâm đặc biệt của vương triều Lý và triều đại nhà Trần cũng như các triều đại sau này.
Theo văn bia “Vạn Phúc đại thiền tự bi” dựng năm 1686 thì: Vua thứ ba nhà Lý (tức vua Lý Thánh Tông) năm Long Thuỵ Thái Bình thứ IV (1057) cất lên cây tháp quý cao ngàn trượng, lại tạo pho tượng mình vàng cao 6 thước, cấp hơn trăm thửa ruộng, xây chùa hẳn trăm gian. Trên đỉnh núi mở ra một toà nhà đá, bên trong điện tự nhiên sáng như ngọc lưu ly. Điện ấy đã rộng, lại to, sáng sủa và lớn. Trên bậc thềm đằng trước có bây 10 con thú, phía sau có ao rồng, góc cao vẽ chim phượng và sao Đẩu lấp lánh, lầu rộng và cao, tay rồng với tận trời cao,..
Theo “Đại Việt sử ký toàn thư” năm Tân Hợi niên hiệu Thần Võ năm thứ III (1071) Lý Thánh Tông về thăm chùa Phật Tích và đã viết tặng nhà chùa chữ “Phật” dài 6 thước (khoảng 2,4m) rồi cho thợ khắc vào đá để ở núi Tiên Du. Ngày nay chữ “Phật” ngàn vàng không còn nữa.
Đến thế kỷ XIV dưới triều đại nhà Trần, Phật Tích vẫn là một ngôi chùa lớn, một đại danh lam thắng cảnh. Thời kỳ này Nho học đã được quan tâm do vậy các vua Trần đã cho xây dựng chùa Vạn Phúc, một thư viện lớn do danh nhân Trần Nhân Tông làm viện trưởng. Thư viện này còn gọi là cung Bảo Hoà, theo sử cũ năm Quý Hợi niên hiệu Xương Phù thứ XVIII (1383), Thượng hoàng Trần Nghệ Tông đến thăm cung Bảo Hoà và hỏi han bầy tôi vể lịch sử, về thơ văn, về danh nhân, lương tướng…rồi cho chép thành sách, đặt tên la “Báo Hoà dư bút” gồm 8 quyển; Năm sau, năm Giáp tý (1384), ông tổ chức cuộc thi thái học sinh (tức thi tiên sĩ) trên quy mô toàn quốc ở chùa Phật Tích.
Đến đời Lê – Trịnh (1623–1657) Đệ nhất cung tần của Thanh Đô vương Trịnh Tráng là Trần Thi Ngọc Am đã cho tu sửa lại chùa với quy mô kiến trúc điêu khắc đẹp đẽ, nằm hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên.
Chùa được xây dựng ở sườn núi phía nam, toạ lạc trên khu đất cao, bao gồm ba bậc nền thềm có kè bằng đá tảng dựng đứng như bức tường dài 58m, cao từ 3–5m, ở khoảng giữa tường là lối đi bằng đá rộng 5m có 80 bậc. Trước khi lên bậc cấp dẫn đến tầng nền thứ nhất ta bắt gặp một cái giếng đá tròn, nước rất trong. Tương truyền dưới đáy giếng có đầu rồng đá phun nước, giếng được che mát bởi cây đa cổ thụ. Hai đầu của con đường nhỏ dẫn lên chùa là hai ao hình chữ nhật.
Qua 30 bậc đá ta sẽ tới gác chuông (tam quan) dài 13m, rộng 11m dẫn khách lên chùa. Tới tầng nền thứ hai ta thấy chiều dài 30m của tầng này được kè đá tảng, chiều rộng của tầng nền thứ hai khoảng 70m và cách so với tầng nền thứ nhất là 5m. Đứng tại tầng nền thứ hai ta quan sát được hai phần, một phần là chùa, một phần là vườn chùa – nơi trước kia trồng hoa mẫu đơn để đầu xuân mở hội xem hoa, cũng ở nơi đây đã lưu truyền mối tình duyên trong truyền kỳ “Từ Thức gặp tiên”, ở giữa tầng nền là dấu tích của những toà nhà gồm 11 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, 5 gian thượng điện, 9 gian hậu cung, hai bên là hai dãy hành lang, mỗi bên 7 gian. Tất cả toà nhà này được bố trí theo kiểu “nội Công, ngoại Quốc”
Bên phải những toà nhà này là miếu Tiên chúa thờ Trần Ngọc Am. Miếu Tiên chúa còn để lại dấu vết trên móng kiểu chữ “Đinh”, lớp trước 4 gian ngang, lớp sau 4 gian dọc. Phía trước miếu có dựng một ngọn tháp Linh Quang xây năm Chính Hoà XX (1699).
Miếu Tiên chúa thờ Trần Ngọc Am
Bên trái có dấu vết của nhà phương trường 5 gian và đằng trước là nhà tổ đệ nhất với 5 gian trước và 3 gian điện phía sau. Cũng tại tầng nền thứ 2 này người ta còn thấy tấm bia “Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi” dựng năm Chính Hoà VII (1686) đã bị gãy đôi, nay vẫn còn một nửa tấm bia lưu giữ ở chùa. Trong gian thương điện có thờ một pho tượng A Di Đà nổi trên toà sen. Các cột của thương điện được đặt trên các chân tảng bằng đá hình hộp vuông mỗi cạnh rộng 0,83m.
Tầng nền thứ ba được kè đá phẳng phiu như hai tầng dưới, lối đi lên giữa tầng nền hai và tầng nền ba bằng hai cửa nhỏ hai bên. Tại nền thứ ba này có một ao nhỏ hình chữ nhật có chiều dài 7m, rộng 5m, sâu 2,2m gọi là ao Rồng (Long Trì), bốn bờ ao được kè đá tảng, thẳng đứng với đáy ao. Đáy có thềm đá hình bán nguyệt đường kính 3,8m, chỗ nhô cao nhất là 1,9m ở môi bên nửa trên đá có chạm nổi một con rồng khá lớn, trên cạnh giữa chạm nổi hình sóng nước nhô cao (thuỷ ba) cho biết đây là ao thời Lý. Đường xuống ao Rồng có cầu thang bằng đá rộng 2m với 13 bậc. Phía trên cầu thang là toà nhà đá này còn dấu vết của nền nhà bằng đá hình chữ nhật dài 4,25m, rộng 3m.
Cũng tại nền thứ ba này là một vườn tháp được dựng bằng đá xanh và đất nung, cả vườn tháp có tới 32 ngọn tháp lớn nhỏ nằm chen vào núi đá nhấp nhô, một số tháp có ghi năm dựng và tên tháp như “Tháp Phổ Quang”, dựng năm cảnh trị thứ II (1664) Tháp cao 4 tầng và cấu trúc tròn, khắc hình bát quái, ba mặt tháp chạm bảy tượng Phật ngồi trên toà sen, “Tháp Viên Dung” dựng năm kỷ Mùi (1679) cao 4 tầng, mặt trước của tầng thứ hai chạm nổi hình tròn, trên có hình vuông để biểu thị trời tròn, đất vuông. “Tháp Hiển Quang” dựng năm Vĩnh Trị thứ V (1680). “Tháp Viên Quang” dựng nam Chính Hoà thứ V (1684) đều cao hai tầng.
Tháp Phổ Quang
“Tháp Bảo Nghiêm” dựng năm Chính Hoà thứ XIII (1692) với 4 tầng, mặt tháp có chạm tượng Phật ngồi trên toà sen và nhà sư đã ngồi nhập định, còn mọt số tháp như Viên Minh, Tông ý Bồ Đề đều không rõ năm dựng. Sườn núi bên Phật Tích còn một số hàng gạch nhỏ, mỗi cây tháp đều giữ xá lị của một vị hoà thượng đắc đạo. Với số lượng tháp ở Phật Tích đã chứng tỏ chùa Phật Tích là nơi có nhiều nhà tu hành về đây tu luyện.
Ngoài quy mô về không gian của chùa Phật Tích, du khách còn tìm thấy ở đây các công trình điêu khắc cổ đặc sắc về nghệ thuật tạo hình của dân tộc Việt, đó là tượng Phật A Di Đà bằng đá, chân tảng đá, tượng 10 con vật bằng đá có niên đại thời Lý. Có thể khẳng định những tác phẩm tượng thú có quy mô lớn và lâu đời nhất của nước ta chính là hàng tượng thú trước sân chùa Phật Tích.
Ngoài các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật bằng đá thời Lý nói trên, chùa Phật Tích còn được biết đến qua một pho tượng không kém phần đặc sắc bởi hình thức thể hiện của pho tượng này, đó chính là pho tượng Chuyết Chuyết công sư tổ được bó cốt (xương) còn gọi là “Nhục thân Bồ tát”. Đó chính là “Chân dung kết tủa của Thiền sư Lý Thiên Tộ pháp danh Hải Trừng” hiệu Viên Văn, sinh năm 1590 ở quận Thanh Chương tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), ông là học trò của vua Minh Thế Tông phong chi là Khuông Quốc Đại sư.
Thiền sư Chuyết Chuyết Lý Thiên Tộ thuộc thế hệ 34 dòng Lâm Tế, mất vào rằm tháng bảy năm Giáp Thân (1644) thọ 55 tuổi tại chùa Phật Tích được vua Lê Chân Tông phong hiệu Minh Việt phổ giác quảng tế đại đức Thiền sư. Sau khi Thiền sư viên tịch, các tín đồ đã dùng dây để dựng khung xương theo thế ngồi thiền rồi tạo tượng phủ ngoài xương bằng chất bôi mà chủ yếu là sơn ta, vải, mạt cưa. Do thời gian và sự bảo quản không tốt nên pho tương bị hư hại. Sau này pho tượng được phục hồi nguyên trạng với chiều cao 67,3em, nặng 10kg (từ ngày 12/01/1993 đến 01/05/1993).
Có thể nói, pho tượng Thiền sư Chuyết Chuyết Lý Thiền Tổ là một trong ba pho tượng táng quý hiếm trên đất nước ta về nghệ thuật ướp xác, bó cốt, điêu khắc chân dung nhân vật lịch sử của người Việt.
Chùa Phật Tích tồn tại, trải qua biết bao biến động của lịch sử, của thời gian. Đến năm 1948 chùa bị phá hoại hoàn toàn, chỉ còn lại những công trình kiên trúc điêu khắc đá và một số các di tích khác như tượng người, chim, vườn tháp, ao rồng, bia Vạn Phúc đại thiền từ bi, pho tượng Thiền sư Chuyết Chuyết.
Chùa Phật Tích tồn tại, trải qua biết bao biến động của lịch sử, của thời gian
Năm 1958, để bảo vệ các di vật quý giá này, Bộ Văn hoá cho làm lại ba gian chùa nhỏ. Tuy để lại những di sản không nhiều nhưng rất độc đáo, những hiện vật vô cùng quý giá ấy đã chứng minh cho sự xuất hiện sớm và phát triển nhanh, mạnh mẽ, liên tục của một trong những trung tâm Phật giáo của nước ta. Đồng thời qua những hiện vật, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về trình độ văn minh, trình độ khoa học kỹ thuật của ông cha ta thưở trước và công sức tài nghệ của những người thợ chạm khắc đá, kiến trúc xây dựng chùa. Chính những di sản văn hoá quý báu đó là tài liệu sống động, đầy sức thuyêt phục trong hành trình về cội nguồn dân tộc nói chung và mỹ thuật chùa chiền nói riêng.
‘”Vạn Phúc Tự” nằm trong chốn bồng lai tiên cảnh gắn liền với những truyện dân gian “Từ Thức gặp Tiên”, “Man Nương Tố Nữ”, “Tiều Phu Vương Chất”… đầy tính huyền thoại và lãng mạn càng tăng thêm tâm lý sùng kính của khách thập phương về văn cảnh chùa và lễ Phật. Với những giá trị tiêu biểu đó, ngày 28/04/1962. Nhà nước đã công nhận Phật Tích là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Từ đó đến nay chùa đã từng bước được tu sửa lại vườn tháp, ao Rồng, bậc lên xuống chùa, xây mới 5 gian phía tây để làm nơi tiếp khách, dựng 4 toà nhà gồm: tam bảo, tiền đường, 2 nhà tố, sửa 3 gian hậu đường… Tổng cộng, tới nay chùa có 22 gian. Đường dẫn tới chùa được trải nhựa, đường lên chùa là các đá tảng gồm 50 bậc, Chùa Phật Tích cũng đã mở lại hội “Khán hoa” (xem hoa) được tổ chức vào ngày mồng 4 tháng Giêng. Tất cả sự cố gắng trên nhằm bảo vệ, giữ gìn những di sản văn hoá dân tộc, cũng là tạo sự thuận lợi cho khách thập phương tới lễ Phật, văn cảnh chùa.
Dài quá nên mik cho bn link nha!
https://123doc.org//document/3464684-bai-gioi-thieu-chua-phat-h-bac-ninh.htm
nhớ k mik!
không được
bạn cố gắng chép hộ mình đi
Hãy tả một bài văn tả về người bạn thân của em( trên 25 câu nha)giúp mk với mai cô mk thu rồi
ai nhanh nhất mk tick 6 luôn
nhanh lên nha mk cần gấp
Nếu ai hỏi tôi rằng người bạn thân nhất của bạn là ai? Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó chính là Lan - Cô bạn lớp trưởng lớp tôi.
Lan năm nay 11 tuổi, bằng tuổi tôi. Bạn có dáng người cân đối, khỏe mạnh cùng với cách ăn mặc trang nhã, gọn gàng cộng với tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát nên trông bạn thật xứng đáng là con chim đầu đàn của lớp.
Lan thật xinh đẹp, luôn nổi bật trong đám bạn gái lớp tôi bởi bạn có khuân mặt trái xoan, nước da trắng hồng cùng với mái tóc dài đen nhánh. Đôi mắt tròn, đen lộ rõ vẻ thông minh. Cái mũi dọc dừa xinh xắn càng làm cho khuân mặt của bạn thêm thanh tú. Mỗi lúc vui đùa hay nói chuyện Lan luôn nở ra nụ cười rất tươi, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Ai gặp Lan cũng phải trầm trồ khen ngợi vì vẻ đẹp dịu dàng, ít ai có được.
Còn tính tình của Lan thì khỏi phải nói. Tuy bằng tuổi tôi nhưng bạn chính chắn hơn tôi rất nhiều. Lan sống chan hòa, cởi mở với bạn bè. Về học tập Lan luôn đứng đầu lớp, không những thế bạn còn luôn đi đầu trong các hoạt động của lớp cũng như của trường. Con người bạn thật mẫu mực. Vừa xinh đẹp lại giỏi giang nhưng bạn không hề kiêu căng mà sống hết mình về tập thể. Ở lớp, có việc gì khúc mắc, bạn bình tĩnh khéo léo giải quyết. Đối với những bạn học yếu bạn tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo đến nơi, đến chốn. Nhờ có bạn mà lớp tôi luôn luôn đi đầu trong các hoạt động của liên đội. Vì thế trong trường thầy cô nào cũng yêu quý Lan.
Ở lớp Lan như vậy đấy còn về nhà Lan lại càng tuyệt vời hơn. Ngoài giờ học, Lan còn rất chăm chỉ làm việc nhà. Đối với ông bà cha mẹ Lan còn là một đứa cháu hiếu thảo, một người con ngoan ngoãn. Đối với mọi người xung quanh Lan luôn kính trọng, lễ phép. Vì thế mọi người đã dặt cho Lan một cái tên thật thân mật: ''Cô Tấm chăm làm". Tình bạn giữa tôi và Lan ngày càng thân thiết. Tôi và Lan cùng vui chơi, truy bài, học nhóm. Nhiều lần tôi chưa hiểu bài Lan đến tận nhà giảng bài cho tôi. Tôi thật ngưỡng mộ bạn. Không chỉ với tôi mà tất cả các bạn trong lớp, trong trường đều ngưỡng mộ bạn.
Chơi với Lan tôi thấy rất thỏa mái. Tôi thật tự hào khi có một người bạn như vậy. Tôi mong ước sẽ được học cùng bạn để học tập những phẩm chất tốt của Lan.
Trong cuộc đời mỗi con người, chúng ta chắc hẳn luôn có những người bạn giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và kề bên mỗi khi gặp chuyện vui cũng như chuyện buồn. Em cũng không phải là ngoại lệ, cũng có một người bạn thân luôn sẻ chia và giúp đỡ mỗi khi em gặp khó khăn. Kha – đó là tên đứa bạn thân nhất của em.
Kha năm nay bằng tuổi em, cũng là mười tuổi. Kha có nước da trắng như trứng gà bóc cùng dáng người thanh mảnh. Lúc nào đến lớp bạn cũng gọn gàng trong bộ đồng phục áo trắng quần đen, mái tóc dài được búi gọn gàng sau gáy. Kha có khuôn mặt bầu bĩnh và đôi mắt biết nói. Đôi mắt bạn to tròn lấp lánh ánh cười luôn cong cong như vầng trăng khuyết, nó như biết nói biết cười, biết sẻ chia mỗi khi em buồn và cổ vũ mỗi khi em gặp chuyện vui. Giọng nói của Kha trong trẻo như tiếng chim vàng oanh mỗi sáng, bạn đừng lầm tưởng rằng giọng nói ấy sẽ chua ngoa nhé. Bởi vì giọng nói ấy rất truyền cảm và vô cùng thu hút. Kha thường kể cho chúng em nghe những câu chuyện ma mà bạn ấy biết, với chất giọng ly kì hấp dẫn, nó luôn làm chúng em hét toáng mỗi khi đến đoạn cao trào. Đổi lấy một tiếng cười vang nhí nhảnh của nó là bộ mặt hoảng hồn của mấy đứa chúng em.
Thú thật lúc đầu em cũng không thích Kha bởi vì người đâu mà vừa học giỏi vừa xinh lại còn hát hay nữa. Không những thế ba mẹ lại rất hay lôi Kha ra để so sánh với em làm em cảm thấy rất bực bội cùng tủi thân bởi chẳng một đứa trẻ nào thích bị bố mẹ so sánh với bạn bè đâu, đặc biệt là trong khi đứa trẻ ấy còn không thích cô bạn kia nữa. Và có lẽ em vẫn sẽ ghét Kha như vậy nếu không có chuyện xảy ra lần đó.
Hôm ấy là một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo, từng cơn gió bấc rít gào bên ô cửa sổ khiến em run lên. Chẳng hiểu sao chiều hôm trước em còn khỏe mạnh, chạy từ đầu sân đến cuối sân chơi trò đuổi bắt với anh trai mà ngày hôm sau đã ốm đến không dậy nổi. Em mệt mỏi mở to đôi mắt thẫn thờ nhìn bầu trời xám đen bên ngoài ô cửa, lòng nghĩ thầm cách để đến lớp mà không làm phiền ai. Mùa đông đến, em biến thành con sâu lười ham ngủ, chính vì vậy mà em luôn là nguời ngủ dậy muộn nhất nhà. Ba mẹ thường cùng anh trai em ăn sáng rồi đi học, đi làm em dậy sau nên sẽ ăn sáng sau rồi tự đi học. Nếu không phải hôm nay trường anh em tổ chức làm tình nguyện nên phải đi từ sớm thì nếu không anh sẽ không để em như thế này mà đến trường. Em đang đau đầu định bước xuống giường thì nghe thấy tiếng của Kha vọng từ bên ngoài vào:
- Lan ơi, cậu không đi bây giờ là cậu muộn học đấy!
Em muốn nói thật to cho nó rằng tớ đang bị ốm nhưng lời nói chẳng thể nào thoát ra khỏi cổ họng được. Chờ mãi không thấy ai trả lời, lại thấy đèn nhà em đang sáng, nó tò mò bước vào nhà không quên kèm theo câu: “Cháu xin phép ạ.”. Vào đến phòng em nó hoảng hốt chạy vào, hết sờ mặt lại sờ đến trán:
- Cậu sốt rồi, sao không gọi tớ vào, bố mẹ cậu đâu, anh trai cậu đâu sao cậu ở nhà một mình thế?
- Bố…mẹ…tớ…đi làm. Còn… còn anh tớ đi tình nguyện rồi…khụ..
- Cậu đã ăn sáng chưa? Rồi còn nhà cậu có thuốc không, để đâu chỉ tớ, tớ đi lấy.
Nhìn bộ dạng lo sốt vó của nó mà em ngỡ ngàng, bấy lâu nay em nghĩ Kha cũng chẳng ưa em vậy mà khi em ốm bạn liền lo lắng đến như vậy. Tự nhiên em cảm thấy mình đúng là một đứa bạn tồi, không nhận ra Kha tốt như thế nào mà chỉ theo suy nghĩ riêng của mình mà ghét bạn. Em ngại ngùng đón nhận sự giúp đỡ từ bạn mà vui sướng khi có một người bạn tốt như Kha. Sau khi nấu cháo cho em ăn, bạn còn giúp em uống thuốc và gọi điện xin phép cho cả hai chúng em cùng nghỉ bởi vì chăm sóc em đã khiến bạn muộn giờ học.
Từ hôm ấy ngày nào Kha cũng qua nhà giảng bài cho em, nhờ vậy mà em đã theo kịp bạn bè khi đi học trở lại mà không cần đến sự giúp đỡ của gia sư hay thầy cô phụ đạo thêm. Dù trước đây luôn ham chơi bỏ bê bài tập nhưng sau kỉ niệm lần ấy em đã chú ý hơn và nâng cao được điểm số khiến thầy cô và bố mẹ rất vui lòng. Tất cả là nhờ có sự tận tâm giúp đỡ của Kha, cuối học kì I vừa rồi chúng em đã đứng trong top 10 của lớp và được các thầy cô tuyên dương là đôi bạn cùng tiến đấy!
Em rất yêu quý cô bạn thân của mình và mong muốn tình bạn của chúng em cũng sẽ bển chặt qua thời gian để em có thể lưu lại được những kí ức tuổi học trò khi ở bên bạn bè và gia đình.
BẠN THAM KHẢO NHA
Viết một bài văn tả về thiên nhiên quê em khi hè đến
Nhớ phải trên 3 trang nha
Ai mà làm đc trên 3 trang mk tick cho 9 phát
Nhanh lên nha
Đang cần gấp nha
Trời đất sinh ra có bốn mùa, nhưng xem ra, ở Việt Nam ta, mùa hè và mùa đông là hai mùa có "tính cách" rõ rệt hơn cả. Chờ đón mùa hè, người ta chờ đón một sự bừng thức, mãnh liệt của cái nắng vàng rực rỡ, của những màu sắc gay gắt đi kèm với những âm thanh ồn ào, náo nhiệt và tâm trạng háo hức của các cô cậu tuổi học trò.
Mùa hè là mùa của hoa rau muống – một loại hoa với màu tím dịu dàng, là hoa của một loại rau rất thường xuất hiện trên bàn ăn của mỗi gia đình người Việt Nam nhưng ít ai để ý. Trong cái oi bức của mùa hè, giữa đầm nước đột ngột nổi lên những đốm tím sáng lấp lánh làm dịu đi không khí bức bối đó. Không dừng ở đó, mùa hè còn có nắng. Ít ai quan tâm đến nắng hè, nhưng nếu chịu để ý, ai cũng sẽ không thể không công nhận rằng nắng hè có rất nhiều điều khác biệt đối với những loại nắng khác. Nắng rất giòn, rất vàng, nắng ngọt như mật ong trải dài trên những hàng cây phượng đỏ chói, những mái nhà, những sân trường vắng và trải đều vào không khí như một cốc siro trên một dĩa bánh nướng. Nắng mùa hè mang một điểm rất đặc biệt, không chỉ vì màu vàng của nó mà còn là vì những cảm nhận nó mang đến cho con người. Cái nắng đó có thể làm cho người ta khó chịu, nhưng cũng có thể làm cho người ta nhớ lại những gì đã qua, nhớ về thời thơ ấu, nhớ về tuổi học trò, nắng hè mang lại những nuối tiếc thoáng qua về một thời trẻ con ngây ngô. Cứ đến mùa hè là học trò lại được ra trường, bước thêm một bước tiến vào đời, rời xa thầy cô, bạn bè.
Loading...
Cái nắng không chỉ khắc nên những kỷ niệm ấy trong tâm trí mỗi người, mà nó còn khắc vẻ đẹp vàng rụm của mình lên bãi cát biển. Bãi cát đã dài, hút tầm mắt con người rồi, lại còn chói nắng tạo một quang cảnh thật kì vĩ, rực rỡ. Bãi cát chói nắng – chắc nhiều người đã biết, trong cát ẩn chứa rất nhiều những hạt thuỷ tinh, pha lê lấp lánh. Khi bắt nắng, nó sáng rực rỡ lạ thường, tạo nên một độ chói gắt, nhất là cạnh đấy lại có mặt nước lấp lóa, rộng mênh mang cùng phối hợp tạo nên bức tranh bãi dài, sông rộng. Mùa hè quả là một nghệ sĩ, chỉ bằng một màu vàng và vài nét cọ, nó đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, rực rỡ mà ngay cả các họa sĩ đại tài như Shishkin hay Levitan cũng khó mà khắc nên được. Có lẽ cũng vì thế, nhắc đến mùa hè, người ta lại nghĩ đến ngay cái nắng chói chang và bãi biển dài trải đầy màu nắng mật ngọt.
Trong bốn mùa ấy, mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng của mình. Trong khi mùa xuân mang vẻ đẹp dịu dàng vương vấn cái se lạnh của mùa đông vừa qua, mùa hè lại vô cùng nóng bỏng và năng động. Nó là nguồn cảm hứng của rất nhiều nhà thơ, là một bức tranh sống động mà tạo hóa đã vẽ nên. Mùa hè thật không quá nóng bỏng hay khó chịu, nó thực sự là một kiệt tác, là một sản phẩm vô cùng rực rỡ, quý phái và xinh đẹp của đất trời mà Đấng Tối cao đã tạo ra.
Một năm có bốn mùa nhưng em thích nhất là mùa hè. Bởi khi hè đến em lại được nghe tiếng ve kêu, con đường đến trường rợp những cánh hoa phưỡng vĩ đỏ tươi và điều quan trọng nhất là em có hai tháng nghỉ hè để về quê thăm ông bà ngoại.
Bước sang đầu tháng tư bạn sẽ bắt đầu được tận hưởng ánh nắng ấm áp báo hiệu vào hè. Hòa nhịp cùng với thiên nhiên cây cối vạn vật cũng chuyển mình theo. Các bạn ve đến hẹn lại cất cao những tiếng hát râm rả trên các cành cây, ngọn cây.
Thú vị nhất là các bạn sẽ tận hưởng một mùa hè ở quê với những trò chơi dân gian. Các bạn được ngắm buổi sáng mùa hè, ngắm nhìn ánh nắng mặt trời lên cao, từng tia nắng chiếu xuống khắp ngọn cây, ngọn cỏ đánh thức mọi vật đang ngủ say. Không gian bỗng trở nên sang bừng lấp lánh những tia nắng. Chúng nhảy nhót múa hát trên mặt đất, trên những bông hoa và trở nên nóng bỏng vào buổi trưa. Mùa hè gợi nhớ trong mỗi chúng ta những kỷ niệm khó quên đó là những buổi chia tay lên lớp mới, những chuyến du lịch cùng gia đình và bạn bè, cả những ngày vất vả toát mồ hôi đi học trong cái nắng nóng gay gắt của mùa hè. Nhưng sau tất cả khi chiều đến lại đem đên cho chúng ta cảm giác dễ chịu, không khí dịu đi cái nóng oi ả, những cơn gió thoảng qua xua tan đi cảm giác khó chịu của mùa hè.
Mái trường cũng khoác lên mình chiếc áo mùa hè. Cả ngôi trường bao trùm mùi hương thoang thoảng của hoa sen trong không gian rộn rã tiếng ve vào hè. Vẻ đẹp của ngôi trường được tôn lên nhờ những chùm hoa phượng vĩ xen lẫn màu tím hoa bằng lăng. Tất cả tạo nên bức tranh đầy màu sắc những gam màu nóng của mùa hè.
Em nghĩ không chỉ riêng em thích mùa hè thôi đâu, mà còn rất nhiều các bạn khác cũng yêu mến mùa hè. Với em mùa hè chính là quê ngoại, vì một năm em được về ở với ông bà ngoại lâu nhất vào dịp nghỉ hè, em lại được tận hưởng cảm giác mình được bay bổng thật cao tâm hồn hòa nhịp cùng cánh diều để vi vu giữa bầu trời cao trong xanh và lồng lộng gió. Và rồi em sẽ chạy chân trần trên những đường ruộng, ngắm những cánh đồng lúa trải dài mênh mông, trải dài đến vô tận, tận hưởng mùi hương thơm ngát của những bông lúa vàng để chúng len lỏi vào từng sợi tóc.
Đối với em mùa hè chính là mùa của sức sống, niềm vui và mùa dành cho sự khởi đầu của sự trưởng thành.
Quê em ở vùng đồng bằng. Mùa hè là mùa đẹp nhất trong năm. Mùa hè đến tự bao giờ mà rực rỡ đến thế!Những buổi sáng mùa Hè thường được bắt đầu với những vạt nắng vàng hươm từ dãy núi phía Đông, tiếng chim lảnh lót chuyền cành, vài cánh cò bay muộn trên nền trời xanh ngắt còn ngơ ngác mảnh trăng non và mùi hoa nhài thoang thoảng từ bụi cây gần bờ giếng đưa lại. Thi thoảng, đầu hè đã có quả mít mật chín mũm, thơm lừng đặt ngay ngắn, bởi thứ quả này rất thảo nhưng lại rất hay cáu bẳn. Hễ thấy mùi thơm ngọt đưa trong gió là phải tìm cho bằng được, dùng hai tay vặn nhẹ mang vào, nhưng nếu lơ là, nó sẽ rụng xuống ngay và vỡ bét, lũ gà được một mẻ no, dù chắc chắn, với cái mỏ nhọn và sự mổ xong là nuốt ngấu nghiến, chúng chẳng biết vị mít mật thơm ngon ngọt ngào đến cỡ nào.
Những quả mít na thì lì lợm hơn, trừ khi nắng nóng quá chúng sẽ chín rùng rục, còn vào ngày bình thường, những cái miệng háu ăn và những cặp mắt hau háu có săm soi và trèo lên sờ nắn suốt cả ngày mới được vài quả bé bằng cái bát tô, tròn um ủm, bổ ra chưa ráo nhựa đã hết sạch. Phải ngày cây mít na đông đúc quả không chín chúng tôi mới sờ đến cây mít nghệ cuối vườn. Quả nó to và dài như cái thùng, treo lủng lẳng trên cành. Thấy bộp bộp là hò nhau lấy dây thừng cột vào cuống, vắt qua cành. Đứa ở trên cây cầm lấy dao, ngắm cho nó không rơi đụng quả khác, nhắm mắt chặt thật mạnh, mấy đứa ở dưới gốc thót bụng thả dây từ từ. Rồi cả lũ bâu vào khênh quả mít như người ta khênh cỗ quan tài đi chôn. Mà chôn thật, bởi, dù cường cượng hay đã chín mềm, hết góc này góc khác được xẻ ra, từng múi mít dài như chiếc lược, vàng ươm màu nghệ, tứa ra đầy mật lần lượt chui vào bụng lũ trẻ. Khi ấy, nghi thức cho buổi sáng mùa Hè đã tạm xong.
Buổi sáng thức dậy, khí trời se se lạnh, gió nhẹ thoảng lay động cành cây để lộ những giọt sương mai trong vắt trên lá. Cả làng quê như bồng bềnh trong sương sớm. Ở phía Đông, mặt trời sáng rực, to như cái mâm khổng lồ, nấp sau hàng cây phía xa, toả ánh sáng lấp lánh nhiều màu rực rỡ. Mặt trời nhô lên từ từ, trên không, từng đám mây trắng trôi nhè nhẹ. Trên cánh đồng lúa đang thì con gái mơn mởn, ngả đầu vào nhau như trò chuyện. Đến gần trưa, mặt trời đã lên cao, ánh nắng mỗi lúc một gay gắt hơn. Những thửa ruộng lúc bấy giờ trông rộng ra như một tấm thảm xanh dưới ánh mặt trời. Trong các ao, hồ, đầm, hoa rau muống lấp lánh như ngời lên bới ánh nắng tô thêm sắc màu. Màu tím của hoa cũng làm dịu đi cái nắng gay gắt này. Những mái nhà ngói đỏ như đỏ hơn dưới ánh nắng hè. Những chùm quả xoan vàng lịm. Cây sấu giờ cũng khoe sắc áo vàng cùng bạn. Hoa phượng khoe sắc thắm một góc trời trên các lối đi, trên cổng trường, góp phần tô them cho cảnh sắc mùa hè thèm rực rỡ. Vào hè, con người không còn cái cảm giác ấm áp của mùa xuân hay cảm giác héo tàn hanh hao sắp bước vào mùa đông.
Nhìn ra bến sông, ánh nắng vàng chiếu xuống bãi cát dài chói chang làm hoa mắt. Nhưng nếu cảm nhận sâu sắc và cùng chia sẻ với thiên nhiên thì đó là một hình ảnh độc đáo của mùa hè rực rỡ, không màu sắc nào có thể vẽ nên
Tôi thích buổi sáng, yêu thích buổi chiều, nhưng tôi lại cũng rất thích buổi trưa hè trên quê hương có gió nồm nam mát mẻ.
Trong ánh nắng mặt trời oi ả, làng quê hiện lên với tất cả vẻ giản dị, thân thương. Những cây tràm cao vút chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá ủ rũ như đầu lá liễu ở rừng dương ven biển. Mùi hương tràm ngát dậy bởi nó đang hong nóng dưới ánh mặt trời. Không chỉ có hương tràm mà có cả mùi khô của rơm rạ, mùi thơm của hương lúa được hong khô, mùi nồng ngai ngái của phù sa đất mới. Những mùi hương quen thuộc ấy đã làm tôi cảm thấy ấm áp lạ lùng. Mặc dù nắng hè như đổ lửa nhưng quê hương tôi vẫn hiện lên một vẻ đẹp hiền hòa. Trên những sân phơi, từng sợi rơm vàng óng, từng hạt thóc vàng giòn ánh lên dưới nắng. Ánh nắng ban trưa giúp con người có củi, có rơm, có thóc khô giòn. Nắng trưa tuy gay gắt nhưng giúp mọi người no ấm.
Tuy nắng chói chang nhưng gió nồm thổi đến cũng đủ làm cho con người dễ chịu. Những tàu dừa như chiếc lược chải vào không gian lộng gió. Văng vẳng đâu đó tiếng kĩu kịt của lũy tre làng, ngọn tre cong cong vẫn vô tư cho gió đưa đẩy. Dưới bóng râm của tre những bác trâu ung dung nằm nhai cỏ. Trâu nhai cả bóng râm của lũy tre xanh đang ta: trùm một khoảng trời nho nhỏ. Trên mấy cây cao, những chú chào mào, sáo sậu, sáo đen đua nhau chuyền cành, ca hát.
Dường như chúng cũng thích thú một buổi trưa hè đầy nắng, gió.
Làng quê yên ả. Làng quê yêu thương. Nơi ấy, tôi được sinh ra và lớn lên, nơi có tiếng hát ngọt ngào của bà ru tôi yên giấc ban trưa. Tôi yêu biết bao buổi trưa hè thân thương ấy trên quê hương.
ai có giữ sách khoa học lớp 4 ở nhà thì cho mk xin cái ghi nhớ trang 77 nha, ai đăng lên sớm nhất trong ngày 14/1/2021 thì được 3 tick nha, nhanh lên, không coi chừng bị mất tick đó, cơ hội một lần thôi, đợi lần sau có thể không có dịp đâu. nhanh lên,nhanh lên
trang 77 ko có
Ghi nhớ:Nước ta thường hay có bão. Cơn bão càng lớn, thiệt hai về người và của càng nhiều. Vì vậy, cần tích cực phòng chống bão bằng cách theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng khan niếm thức ăn và nước uống, đề phòng tai nạn do bão gây ra (nên cắt điện, không ra khơi, phải đến nơi trú ẩn an toàn,...)
Kể lại một truyện đã biết ( truyền thuyết , cổ tích ) bằng lời văn của em
ai nhanh mk cho 6 tick
các bạn còn lại mỗi người đc 3 tick
* Trong ngữ văn lớp 6 trang 49 tập 1
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ mà em thích lớp 7 kì một.
(ngắn gọn thôi nhé khoảng 1 trang rưỡi vở)
Mình cảm ơn trước nha !
Refer:
Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam trung đại. Tên tuổi của bà gắn liền với tác phẩm "Qua đèo ngang". Bài thơ đã bộc lộ tâm sự của nữ sĩ về quê hương, triều đại của mình khi đi quan đèo Ngang.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:
Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.
Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.
Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.
“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
anh hông có ny copy trên mạng
Tham Khảo:
Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng, mang chút cung đình buồn thương man mác. Thì thơ Hồ Xuân Hương có phong cách hoàn toàn khác. Giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ như vậy:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả mượn chiếc bánh trôi để thế hiện vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người con gái có thân phận nhỏ nhoi, chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ trọn phẩm giá của mình.
Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ, chất liệu dân gian là chiếc bánh trôi nước - loại bánh dân gian xưa cho là tinh khiết thường dùng vào việc cúng tế, nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi bình thường với hình ảnh người phụ nữ. Cả hai đều có vẻ bề ngoài rất đẹp (trắng, tròn), có phẩm giá cao quý (tấm lòng son) tương đồng cuộc sống (chìm, nổi), số phận phụ thuộc (rắn nát tuỳ thuộc tay kẻ nặn). Với những từ ngữ đa nghĩa bài thơ tạo nên một trường liên tưởng cho người đọc. Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng trưng. Nói cái bánh trôi mà thành chuyện con người - người phụ nữ. Người con gái hình thể đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn nhân hậu hiền hoà.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bẩy nổi ba chìm với nước non
Với vẻ đẹp hình thể như vậy đáng lẽ phải có cuộc sống sung sướng hạnh phúc nhưng cuộc đời con người, đặc biệt là người phụ nữ thì phải chịu bao đắng cay, vất vả. Được cha mẹ sinh ra để làm người, nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình, cuộc đời họ do người khác định đoạt. Nàng Vũ Nương thuỳ mị nết na, đức hạnh thuỷ chung, chồng ra trận nàng ở nhà một thân một mình nuôi mẹ già, con thơ. Nàng đã làm tròn bổn phận của một người con, người vợ, người mẹ trong gia đình. Vậy mà do sự đa nghi ghen tuông quá mức, nàng bị chồng nghi cho là thất tiết. Nàng đã phải lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Câu chuyện mang đến cho chúng ta một thông điệp: trong xã hội ấy người tốt như nàng không được sống hạnh phúc.
Cùng như vậy cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào nặn xô đẩy:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Dù cuộc đời có phũ phàng, bất hạnh họ vẫn giữ vẹn phẩm giá, tâm hồn cao đẹp của mình. Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo. Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều. Hai từ thân em được đặt trước chiếc bánh, chiếc bánh được nhân hoá, đó chính là lời tự sự của người phụ nữ. Nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn.
Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ.
Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.
Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng.
Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.
Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xã hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.
Viết đoạn mở bài cho bài văn tả một người mà em thường gặp. ( tả cô giáo của em )
giúp mk nha!
ai nhanh mình tick cho!!!
Cô Nguyễn Thị Hảo là người dạy em năm lớp Năm. Em rất yêu và kính trọng cô.
cô châu là người mà đã dẫn dắt em suốt năm học lớp 4. cô đã giúp em tự tin hớn trong học tập và hiểu cách giao tiếp ngoài xã hội nên em rất yêu quý cô.
hok tốt nhé bạn
Những người giáo viên được ví như những người lái đò cần cù và giàu tình yêu thương. Là một người học sinh, em đã được gặp gỡ không ít người lái đò vĩ đại. Nhưng người để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em chính là cô Lam,người giáo viên mà em thường gặp suốt chặng đường dài giúp đỡ em trong học tập.
Hay thì nhớ tick cho mình nhee,mình cảm ơn
Hãy lập dàn ý cho bài văn tả về người bạn thân của em
Ai nhanh mk tick nha
cái kia mình nhầm định giúp chữ mở bài
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Em có rất nhiều bạn.
- Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.
2. Thân bài:
* Tả bạn Thắng: a/ Ngoại hình:
- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.
- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.
- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh, b/ Tính nết, tài năng:
- Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.
- Học ra học, chơi ra chơi.
- Giỏi Toán nhất lớp.
- Là chân sút số một của đội bóng...
- Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ... c/ Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:
- Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước. ,
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ cùa em:
- Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽ.
- Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến những ước mơ đó thành hiện thực
Mở bài :
- Giới thiệu về người bạn thân nhất của em .
Thân bài :
- Miêu tả những đặc điểm nổi bật của bạn.
+ Khuôn mặt , đôi mắt , ...
+ Cách ăn mặc , dáng đi , ..
- Nêu tình tình của bạn .
+ Học giỏi/khá
+Sở thích của bạn
+......
Kết bài :
- Cảm nghĩ về bạn .
- Hứa sẽ là bạn thân mãi mãi .
1. Mở bài:
Xuân Quỳnh là người bạn thần nhất của em.
2. Thân bài:
a) Ngoại hình:
- Quỳnh mười một tuổi.
- Vóc người dong dỏng cao.
- Làn da ngăm ngăm.
- Khuôn mặt trái xoan.
- Cặp mắt đen láy.
- Mũi cao.
- Hàm răng trắng đều đặn.
- Mái tóc dài, bím hai đuôi sam.
b) Tính tình:
- Hoà nhã, cởi mở .
- Chăm học, chăm làm.
- Có tinh thần vượt khó.
- Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.
- Vâng lời thầy cô giáo.
3. Kết bài:
- Tôi rất tự hào về người bạn thân của mình.
- Xuân Quỳnh là tấm gương sáng đê tôi và các bạn trong lớp noi theo và hoàn thiện về mình.
Tả ông khi đang đọc báo
Giúp mk với mai mk nộp rồi!
Ai nhanh mk tick cho, tầm 1 trang giấy thôi nha!
Hôm qua là sinh nhật ông nội tớ! Ông mất khi tớ vừa tròn 6 tháng tuổi! Ông mất khi tớ chưa kịp có những khái niệm hay nhận biết cụ thể về ông nhưng tớ luôn có những cảm giác rõ ràng về ông qua những chuyện kể của bà và mọi người trong gia đình.
Người ta nói “sống gửi thác về” và khi con người ta trở về với cát bụi thì người trần gian lấy ngày giỗ để tưởng nhớ họ... Nhưng gia đình tớ hơi khác một chút, ngày giỗ đã đành nhưng vào ngày sinh nhật của ông bà, hay bác tuy đã mất rồi nhưng cả nhà đều làm gì đó để tưởng nhớ.
Nếu ông còn sống thì lần này là ngày sinh thứ 98 của ông, bố mẹ sửa lễ, còn tớ đi làm thật sớm để mua hai chục sen thắp hương bàn thờ ông bà. Tớ cũng không biết có phải ông nội thích hoa sen hay không, nhưng một năm trước khi bà mất, vào ngày giỗ ông bà đã nhất định nói tớ phải tìm mua bằng được chục sen trắng thắp hương ông... Tớ nhớ điều đó và hôm qua dậy thật sớm, mua hai chục sen mang về nhà rồi mới vòng xe đi làm. Sáng sớm nay tớ nghe tiếng bố mẹ trò chuyện trên tầng 4, khen rằng tớ mua sen đẹp quá, những cánh sen trên bàn thờ ông bà đã xòe cánh và tỏa ngát hương... Tớ biết bố mẹ tớ đang rất vui...
Ông ngoại mất trước khi tớ ra đời 10 năm, ông nội mất khi tớ được nửa tuổi… Ông ngoại là thầy giáo, còn ông nội là nhà ngoại giao, đôi khi tớ ao ước lắm lắm rằng tuổi thơ của mình có cả hai người ông dạy bảo. Tớ không có những phút được ông đưa đi chơi, được ông dạy cho mọi điều trong cuộc sống. Tớ thèm cảm giác được có ông. Có ông sẽ tuyệt thế nào nhỉ? Bố mẹ cả ngày bận rộn với công việc, bà có thời gian trông nom các cháu nhưng có những phút bận cơm nước, anh chị em có lúc còn phải học... vậy là trong gia đình đương nhiên ông sẽ là người có nhiều thời gian nhất để “thủ thỉ” với cháu rồi.
Và thế là tớ thích tưởng tượng cảnh nếu từ nhỏ tớ còn cả ông nội và ông ngoại, tớ sẽ hỏi ông những điều gì, ông sẽ trả lời tớ ra sao.
Tớ thích tưởng tượng cảnh ông ngồi trên chiếc ghế sắt Liên Xô ở hiên nhà và đọc tờ báo Nhân Dân.
Tớ thích tưởng tượng cảnh chiều chiều ông dạy tớ học bài, cho tớ đi Bách Thảo và nói cho tớ tên của từng loại cây.
Tớ thích tưởng tượng cảnh ông bà hàng chiều dắt tay nhau sang nhà các con cháu chơi và trở về vào đúng giờ cơm tối...
Hồi học cấp I, có lần tớ phải ở nhà một mình, tớ rất sợ, và bạn có biết tớ đã làm gì không? Tớ nhìn lên bàn thờ ông, và nghĩ rằng, đừng sợ, vì ông luôn ở bên cạnh mình! Thấy bạn bè có ông đưa đi học, ông kể cho bao nhiêu chuyện, dậy bao nhiêu điều thú vị... tớ ghen tỵ lắm. Tớ có bà, điều đó đã là hạnh phúc hơn bao nhiêu người rồi, bà chăm sóc tớ từ nhỏ, bà dậy tớ rất nhiều điều, nhưng vẫn khác lắm nếu tớ còn ông...
Trong cảm nhận và tưởng tượng của tớ, ông là một nhà ngoại giao tuyệt vời, ông là người yêu nước, là người chịu hy sinh, là người chồng tình cảm, là người cha tận tụy với 9 người con, người bố chồng luôn tâm lý với cô con dâu là mẹ tớ, là người ông cực nghiêm khắc với các anh chị tớ... Ông không nói nhiều, ông cười rất hiền, và ông biết không, ánh mắt ông trong tấm ảnh trên bàn thờ đã tiếp sức cho tớ rất nhiều!
Ông em là người say mê sách báo. Ông có một tủ sách lớn chiếm gần hết một bức tường phòng làm việc chung của gia đình. Sáng nào, ông em cũng đọc báo.
Ông em đã bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn phong độ, khoẻ mạnh lắm. Da ông hồng hào dù có nhiều nếp nhăn đùn lại ở đuôi mắt, khoé miệng. Tóc ông đã có nhiều sợi bạc và dù đã già, làn tóc xoăn tự nhiên của ông vẫn gọợn sóng, rũ loà xoà xuống vầng trán rộng. Tia mắt ông ấm áp, vui vẻ, có chút dí dỏm, trào lộng nên nhìn cứ như mắt biết cười. Lông mày ông to như con tằm, hơi cong cong làm cho đôi mắt của ông dịu dàng hẳn đi.
Buổi sáng mát mẻ dễ chịu. Ông tập thể dục, ăn sáng xong là ngồi vào ghế tựa đọc báo. Báo ông đọc là báo Công an Thành phố. Ông đeo kính vào, chăm chú xem trang bìa rồi bắt đầu đọc từng trang bên trong. Thỉnh thoảng, đôi kính trắng trễ xuống mũi, ông lại lấy ngón tay trỏ đẩy kính lên. Ông đưa mắt xem hình minh hoạ của các báo, gật gù biểu đồng tình. Khi ông đọc báo, phòng làm việc phải được giữ yên lặng. Chúng em vào phòng phải đi nhẹ nhàng, rón rén. Ông đọc hết từng trang báo, có lúc đọc nhanh phía sau, có lúc gật gù, có lúc chặc lưỡi lắc đầu. Khi ông đọc báo xong, ông để tờ báo lên bàn rồi nói với cả nhà: “Hôm nay, báo có nhiều tin hay đấy. Ông để báo trên bàn. Hồi nào các con thích xem thì xem nhé!”. Đáp lại lời ông thường lệ là mẹ thưa: “Dạ, con cảm ơn ba.”.
Ông vui vẻ đi ra hiên nhà ngắm mấy chậu hoa cảnh. Nắng lên cao một chút chiếu sáng loá mái tóc bạc của ông. Giữa những chậu cảnh, ông em ung dung, thư thái làm sao! Đọc báo là thói quen tốt. Đọc báo hằng ngày giúp em cập nhật trông tin về nhiều mặt. Ở gia đình em, sau khi ông em đọc báo xong đến ba mẹ em đọc, sau rốt là hai anh em em. Ông em thích đọc báo và em cũng thích ngắm ông lúc ông đọc báo. Em yêu ông thật nhiều và mong ông khoẻ, sống lâu trăm tuổi. Lúc ấyông già nhiều đi, em sẽ đọc báo cho ông nghe.