Chỉnh sửa đoạn văn bản sau:
Bác Hồ . người là tình Yêu thiết tha Nhất.
Giúp mình nhé.
Qua hai bài thơ đi dường và ngắm trăngem hãy chứng minh rằng Bác Hồ là người có tình yêu thiên nhiên tha thiết có bản lĩnh cách mạng phi thường
tk
Bài làm 1 Bài thơ Ngắm trăng ( vọng nguyệt) là một trong những thi phẩm trích trong tập “Nhật ký trong tù” của Bác . Tập thơ ra đời trong khi vị lãnh tụ kính yêu đang bị giam hãm và tù đầy. Bài thơ là bức họa thưởng trăng của người tù, qua con mắt của thi nhân, cảnh thiên nhiên hiện ra thật đẹp:Trong tù không rượu cũng không hoaCảnh đẹp đêm nay khó hững hờNgười ngắm trăng soi ngoài cửa sổTrăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơMở đầu thi phẩm là những vần thơ phác họa một cách chân thực cuộc sống trong tù khổ cực và gian lao của Bác. “Trong tù không rượu cũng không hoa”, cuộc sống khó khăn, khắc khổ trong tù kìm hãm con người ta, làm cho thi nhân không thể làm bạn với rượu , trò chuyện với hoa. Mà từ xưa, rượu và hoa đã trở thành thú vui tao nhã cho những kẻ lãng tử vì nghệ thuật , vì văn thơ. Trong hoàn cảnh ấy ta chỉ có thể làm bạn với thiên nhiên. Hình ảnh trăng lúc ấy từ mờ ảo mà trở nên rõ nét, đẹp và lãng mạn vô cùng. Bác vừa đắm say trước cảnh đẹp trong đêm khuya, một vầng trăng sáng xuất hiện chiếu rọi tâm hồn thi nhân, khúc xạ những cảm xúc, những rung động lạc với hoàn cảnh thực tại. Trong sự đắm say ấy có chút bối rối trước sự xuất hiện của vầng trăng và ánh sáng tỏa xuống ô cửa sổ của nhà tù. Trăng luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi nhân và những người yêu cái đẹp, người ta thưởng nguyệt để tâm hồn được thư thái thế nhưng Bác Hồ lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt đó là bị giam cầm, bó buộc tự do ở trong tù. Hình ảnh vầng trăng càng trở nên lung linh hơn, đối lập với sự tối tăm của tù đầy, vầng trăng là ánh sáng duy nhất khiến cho người tu ung dung thưởng thức mà khó "hững hờ" bỏ qua. Trong hai câu thơ tiếp cũng là hai câu cuối cùng của bài thơ, ta thấy rõ được sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, giữa thực tại và mộng mơ, giữa bút lãng mạn và bút pháp hiện thực. Dù cho có đối lập nhưng khi chúng giao hòa với nhau lại tạo ra một bức tranh rất đỗi trữ tình và đẹp đẽ:"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổTrăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"Hình ảnh thi nhân được khắc họa nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút vướng bận, khổ đau trước những khó khăn thiếu thốn và nghịch cảnh trong nhà tù như xiềng xích, bệnh tật, sự bất công,…Trước hoàn cảnh đó Bác quên đi thế giới hữu hình xung quanh mình để thưởng nguyệt, đề tìm đến cõi vô hình của xúc cảm, Người luôn giữ cho riêng mình phong thái của người nghệ sĩ, sự ung dung, tự tại, hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng chẳng run sợ trước những khó khăn của nhà tù tối tăm . Và với biện pháp nhân hóa, vầng trăng trở nên tuyệt đẹp và có hồn. Trăng có thể "nhòm", nhìn vào trong bóng tối, ngắm nhà thơ. Chi tiết đó đã thể hiện sự lãng mạn của người tù nhân. Bác cho thiên nhiên, đó là vầng trăng mang một vẻ đẹp giản dị hoang dại mà độc đáo : ánh trăng soi qua khung cửa sổ nhà tù tối tăm với nhưng khung sắt han gỉ đã trở thành tri âm, tri kỉ của người tù binh, người chiến sĩ cách mạng mang trong mình tâm hồn , xúc cảm của thi nhân. Ngắm trăng là một bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Nhật Kí Trong Tù. Đúng như Hoài Thanh từng nói rằng:" thơ Bác đầy ánh trăng". Thiên nhiên luôn trở thàng nguồn cảm hứng lớn lao và bất tận.Từ tình yêu làng, yêu nước tha thiết, sâu nặng của nhân vật ông Hai, hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về tình yêu quê hương của mỗi người P/s: cái này là đoạn văn về nghị luận xã hội mọi người giúp em với ạ
giúp mình nhé:
Viết đoạn văn từ 7-10 câu với yêu cầu sau:
Qua văn bản "đức tính giản dị của bác hồ" em rút ra được bài học gì cho bản thân: về lối sống, tác phong, sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết của Bác.
Nhờ các bạn trên hoc24 nhé, mình cần gấp lắm!!
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo. Bác giản dị trong đời sống,trong việc làm,trong quan hệ với mọi người ,trong lời nói và bài viết.Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.
mk tự viết nha
nhớ tick mk nha
Hình như cái này là GDCD mà bn sao lại chọn nó là Ngữ Văn đc zay?
Sau khi học văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tôi biết thêm rằng chủ tich Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Bác không những yêu thương con dân, mà còn sống rất giản dị và vui vẻ. Trong các bữa cơm, chỉ có vài món đơn giảnvà khi ăn Bác không hề đánh rơi một hạt cơm nào.Ngôi nhà nhỏ của Người rất đơn sơ nhưng lộng gió thời đại. Việc gì Bác cũng tự làm không cần ai giúp.Bác giản dị trong quan hệ với mọi người,tác phong, lời nói ,viết và cà đời sống vật chất. Tính giản dị của Bác làm cho mọi người thêm yêu quý và tôn trọng Bác hơn. Vì thế, tôi sẽ học tập sự giản dị đó từ Bác.
. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả sau khi người đó đã từ giã cõi đời. Tuy nhiên, tình yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó (...) Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ.
(Trích cho đi là còn mãi, A Zim, Jaman và Harvey MeKinnon, NXB 2010)
Câu 1. (2,0 điểm)
a/ Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Nghị luận
b/ Tìm biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của nó?
Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ.
c/ Cho biết câu văn sau thuộc kiểu hành động nói nào
“Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này”.
Câu 2. (1,0 điểm) Trật tự từ trong câu in đậm sau thể hiện điều gì?
Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn.
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 4 (1,0 điểm). Từ nội dung phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng từ (3-5 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương?
Tình yêu thương là sự quan tâm và tình cảm thiêng liêng giữa con người và con người với nhau. Nó là một phẩm chất cao quý của mỗi con người, giúp nuôi dưỡng tâm hồn và làm cho chúng ta trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Tình yêu thương còn có khả năng hàn gắn những nỗi đau và vết thương trong tâm hồn, giúp cho xã hội phát triển tốt hơn. Có nhiều ví dụ thể hiện tình yêu thương, từ những phong trào giúp đỡ đồng bào trong các vùng bị tàn phá đến những hành động giúp đỡ những người nghèo khó trong cộng đồng. Tình yêu thương không chỉ là một yếu tố quan trọng để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, mà còn là một giá trị cần được trân trọng và nuôi dưỡng trong mỗi con người.
Viết một đoạn văn cảm nhận của em về tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta đối với Bác Hồ
refer
Viễn Phương là một trong những nhà thơ nổi bật trong nền văn học nước nhà. Thơ ông nhẹ nhàng, bình dị nhưng gieo vào lòng người đọc những nỗi niềm bâng khuâng, xúc động. Bài thơ "Viếng lăng Bác" là một bài thơ như thế, tác phẩm không chỉ là tiếng lòng của tác giả mà còn là nỗi lòng của muôn triệu nhân dân, con người Việt Nam gửi đến Bác tấm lòng kính yêu thiết tha , chân thành và tin yêu nhất.
" Còn ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng"
Nỗi niềm được gặp Bác luôn đau đáu trong lòng mỗi người Việt Nam. Bác đã hi sinh trọn đời mình cho nhân dân, cho dân tộc, ngày được gặp lại người thì cũng là lúc Bác đã đi xa. Thật đớn đau biết bao, nhưng bằng tấm lòng thành kính, con ra viếng lăng Bác trong một sớm mai sau ngày giải phóng. Đất nước lúc này đã yên bình, khung cảnh bên lăng thật đỗi đẹp đẽ, thanh bình. Hàng tre xanh ngát đứng hiên ngang như đang chở che, canh giữ giấc ngủ ngàn thu của Bác. Chúng con về đây cũng như những hàng tre ấy, muốn đến bên người, ôm người vào lòng cho thoả niềm chờ, nỗi nhớ mong. Hàng tre hiên ngang như những người con đất Việt vậy, sống bất khuất, kiên trung, qua bao cuộc đấu tranh gian khổ vẫn giữ vững tinh thần thép, mãi sáng ngời và đẹp đẽ.
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
Với chúng con, Bác như ánh mặt trời rực rỡ, soi sáng con đường cách mạng. Ánh mặt trời mang sự sống cho dân tộc chúng ta. Bác mãi là nguồn sáng cao đẹp nhất với công lao vĩ đại và niềm thương vô bờ dành cho nhân dân, cho đất nước. Bởi vậy mà chúng còn luôn dành cho Bác niềm kính yêu khôn tả. Ngày ngày, từng dòng người đến bên Bác, thành kính dâng lên Người những tràng hoa tươi thắm nhất. Kết thành vòng hoa tuyệt diệu tưởng nhớ cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân của Bác. Bác nằm trong lăng với giấc ngủ ngàn năm không nghỉ. Ánh trăng dịu hiền thành người bạn tri âm cùng Người, bên Người qua bao tháng năm. Ánh trăng ấy như tâm hồn Bác vậy, dịu dàng, ân cần, đôn hậu của một vị cha già dành cho nhân dân. Dẫu biết rằng trời xanh là mãi mãi cũng như biết rằng hình bóng Bác mãi bất tử với non sông, mãi mãi in sâu trong lòng mỗi người con của dân tộc, nhưng không thể nguôi đi nỗi đau, nỗi đắng cay, xót xa khi Bác đã đi xa.
" Dẫu biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim"
Bác mãi là niềm thương, niềm tin yêu của nhân dân, gần gũi và thiết tha nhất. Khi phải trở về miền Nam thân yêu, lòng tác giả khôn thấu nỗi nghẹn ngào tiếc nuối. Viễn Phương cất lên tiêng thơ thấy cho lời tri ân của tất cả mọi người:
" Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"
Dòng nước mắt tuôn rơi, nỗi xúc động, sóng lòng dâng trào khi phải tạm biệt Người. Niềm ước nguyện muốn hoá làm con chim hót vang, làm đoá hoa thơm ngát, làm cây tre trung hiếu để được gần Người, được bên Người nghệ sao nhói lòng đến vậy. Phải chăng đó là mong ước được làm Bác vui, được bên Người mãi mãi như con dân Việt Nam luôn trung hiếu , mãi vững bền với ý chí, vâng theo lời dạy của Người. Người con trở về miền Nam nhưng lòng ở lại, lòng vẫn nhớ về Bác khôn nguôi. Vị cha già kính yêu của đất nước trong sâu thẳm mãi là niềm tự hào nhất đối với mỗi người còn Việt Nam.
Bài thơ thật thắm thiết ân tình, là khúc ngân ngọt ngào và dung dị thể hiện tình thương, niềm kính yêu bao la dành cho Bác. Dòng người về bên Bác mãi sẽ chẳng bao giờ kết thúc, lớp lớp những thế hệ mai sau vẫn mãi sẽ về bên người, gửi đến người ân tình trọn vẹn nhất. Cảm ơn Bác suốt một đời đã dành trọn niềm thương cho chúng con.
Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu chứng minh Lão Hạc là người cha có tình yêu thương con tha thiết. Trong đoạn văn có một câu bị động, và một trợ từ.
Giúp mik vs
Chữa lại câu văn cho hoàn chỉnh.
– Đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.
– Với câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đã người khác.
– Qua bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi
- Bản thân em còn rất nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.
- Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lý người là giúp đỡ người khác.
- Bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.
qua văn bản tức cảnh pác bó của hồ chí minh suy nghĩ về tình yêu cách mạng của bác hồ (viết đoạn văn 100 chữ )
*lưu ý:ko chép mạng
giúp mình với ..................
Tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau:
Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.