Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
DH
24 tháng 2 2019 lúc 19:50

Chiếc đèn học này là do mẹ mua cho em khi vào năm học mới. Thân đèn đc sơn xanh , thoang thoảng mùi nhựa mới . Chiếc bóng đèn tỏa ra ánh sáng vàng như ánh nắng ban mai buổi sáng ấm áp. Tuy thế thôi nhưng nó có ích lắm đấy, nó giup em ngồi học bài mà ko bị mỏi mắt. Chân đèn rất vững chãi,  được đeo tấm bảng nhỏ đề lời dạy của Lê- Nin:"học, học nữa, học mãi". Em rất yêu quý chiếc đèn này, nó chính là người bạn thân nhất của em.

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
H24
16 tháng 4 2018 lúc 12:49

Ngôi nhà cấp bốn trong khu tập thể nhà máy Cao su Sao Vàng không được rộng lắm, nhưng bố mẹ vẫn dành cho anh Quỳnh và em hai góc học tập, kê được hai cái bàn bằng gỗ ép và chiếc ghế nhựa xinh xinh.

Trên bàn học, em đặt hai chồng sách, con lợn đất, cái bình hoa nhỏ. Cái đèn đặt sát tường, chiếm vị trí trung tâm trên mặt bàn.

Chao đèn bằng nhựa xanh gắn liền với đế đèn bằng cái cần nhựa tím uốn cong như một cành hoa. Đế đèn bằng nhựa đen, có công tắc và nút vặn điều chỉnh độ sáng của đèn khi sử dụng. Bố em chỉ cho thắp bóng đèn 25 oắt. Bố bảo đèn sáng quá hại mắt.

Tối nào, bố mẹ cũng quy định cho em học từ 7 giờ rưỡi đến 9 giờ là đi ngủ, không cho em thức khuya đọc sách và xem ti-vi triền miên. Nền nếp đó nay đã thành một thói quen tốt đẹp.

Tuổi thơ của em gắn liền với những cuốn sách và ánh đèn. Cái đèn bàn nhỏ bé xinh xinh là người bạn thân của em. Ánh sáng của ngọn đèn bàn sẽ dẫn em đi tới ngày mai tươi đẹp.

Bình luận (0)
HT
10 tháng 7 2018 lúc 14:48

bài văn hay quá cảm ơn bạn

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
SD
21 tháng 2 2019 lúc 21:31

Hằng ngày, em đến trường bằng chiếc xe đạp cũ của mẹ cho. Tuy là xe cũ nhưng nước sơn màu xanh biển của xe vẫn còn bóng như mới. Hai vành xe và nan hoa trắng sáng, cứ loang loáng khi em đạp xe nhanh. Tay lái của xe được bọc nhựa ở chỗ cầm. Hai sợi dây thắng vòng,chéo nhau ở phía trước đính một nút thắt hình con bướm. Yên xe được thay mới nên rất êm. Xe còn có giỏ phía trước để em đựng cặp khi đi học. Xích xe quay đều kêu rè rè nhưng xe đạp rất nhẹ. Các bạn của em đều thích chiếc xe đạp này. Em rất tự hào đã tự mình đến trường bằng xe đạp, không phiền bố mẹ phải đưa đón.

Bình luận (0)
MK
21 tháng 2 2019 lúc 21:33

tham khảo nhé

Các bạn của em mỗi năm học đều mua bút mới. Riêng em, em vẫn dùng cây bút cũ từ hồi học lớp một. Theo năm tháng, cây bút máy của em có cũ đi đôi chút, nhưng ngòi bút vẫn viết rất êm và ra mực đều. Em dùng bút để ghi chép bài học, làm bài kiểm tra. Cây bút máy còn giúp em đắc lực trong việc ghi điểm thi đua của các lớp khi em trực Sao Đỏ. Bài văn nào của em cũng được cô giáo cho điểm cộng chữ viết đẹp một phần cũng nhờ vào cây bút máy. Em rất thích cây bút của em và luôn tự hào mình là người giữ gìn bút cẩn thận nhất lớp.

Bình luận (0)
DH
21 tháng 2 2019 lúc 21:34

Chiếc cặp sách đã là người bạn thân thiết với em trong suốt hơn một năm học qua. Có thể hình dung chiếc cặp sách của em là một chiếc ba lô cỡ vừa có gắn một cần kéo và hai bánh xe nhỏ bên dưới giúp em có thể kéo nó một cách nhẹ nhàng trên mặt đất. Chếc cặp của em không khoác lên mình bộ cánh sặc sỡ nhiều màu hay một tấm hình siêu nhân người nhện như hầu hết những chiếc cặp của bạn bè, mà nó chỉ đơn giản có một màu duy nhất một màu xanh lam đậmc nhưng bởi màu sắc đơn giản nhưng điểm làm cho chiếc cặp của em trở nên thu hút là toàn bộ mặt trước của chiếc cặp. Cặp có hai ngăn lớn và nhiều ngăn nhỏ: ngăn lớn em dành để sách, ngăn nhỏ để vở. Cặp còn rất nhiều những ngăn nhỏ xinh xinh nữa. Em dùng để đồ dùng học tập như bút, phấn, tẩy,v...v. Ngăn khóa của cặp là nơi em để những đồ dùng quan trọng như giấy tờ xe hay tiền mẹ cho em ăn vặt. Đối với em, chiếc cặp nhỏ xinh này là một đồ dùng vô cùng quan trọng. Nếu một ngày nào đó em đi học mà quên cặp ở nhà thì sao nhỉ, chắc hẳn ngày hôm đó sẽ loay hoay không học được hiệu quả.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
BA
8 tháng 12 2021 lúc 7:38

Tham khảo:
 

"Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, tóc xanh bây giờ đã phai. Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời. Dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mà thu bay. Nhưng ngàn năm, là sao em đếm hết công ơn người thầy".

Cô ơi! Vậy là sắp một năm trôi qua rồi cô nhỉ? Chẳng biết giờ cô có còn nhớ em không? Nhưng còn em vẫn nhớ về cô. Hôm nay giữa những bộn bề của công việc, những bon chen của cuộc sống em đã để tâm hôn mình lặng, để khi nghe về bài hát "Người thầy" em nhớ về cô và các bạn. Em còn nhớ lúc em tập hát cho cô và các bạn nghe để thi văn nghệ. Sao giờ nghe lại em lại có nhiều cảm xúc đến thế? Cô ơi khi còn ngồi trên ghế giảng đường vẫn còn được nghe tiếng cô, được nghe bạn bè góp ý chân thành. Những lúc em không hiểu bài em vẫn được cô tận tình giảng giải. Nhưng giờ em đã ra trường đi làm và kiếm sống. Cuộc sống không đơn giản như những câu thơ, cũng không đẹp như giấc mơ màu hồng cô nhỉ? Mà đó là bon chen xô đẩy, và là những ghen tị. Cô ơi em muốn được quay về khoảng thời gian của một năm về trước. Em muốn mỗi lúc buồn hay là thất vọng vì điều gì đó, em lại gặp ánh mắt của của cô, nụ cười của cô, tất cả như một ngôn từ biết nói. Khi nhìn vào mắt cô, nhìn thấy nụ cười ấy, em luôn có niềm tin, và sức mạnh để đi tiếp cô à.

Em chúc cô luôn luôn giàu nhiệt huyết để truyền ngọn lửa sống tới các thế hệ mai sau. Chúc cho nụ cười rạng rỡ của cô luôn đẹp, để truyền cho các em niềm tin và sự lạc quan. Em chúc ánh mắt của cô mãi sáng để nói với các em rằng: “Cuộc sống chẳng có gì là khó khăn nếu như ta vẫn còn niềm tin và biết cố gắng”. Em chúc cho đôi chân của cô luôn mạnh khỏe và chắc chắn để cô có thể đi cùng các thế hệ đến mãi mai sau. Và đôi tay của cô nữa, em chúc đôi tay ấy mãi dẻo dai để chèo lái con đò, đưa các bạn sau này đến chân lý của cuộc sống. Và cô ơi em chúc cô có đủ sức khỏe và khéo léo, giỏi giang để vừa là người phụ giỏi ngoài xã hội, vừa là người mẹ, người vợ đảm trong gia đình cô nhé.

Cuối cùng em xin chúc cho tất cả các thầy các cô trên mọi miền của tổ quốc sức khỏe thật nhiều, niềm vui thật lớn, và càng ngày càng có nhiều cống hiến cho nền giáo dục nước nhà lớn mạnh.

 

Bình luận (1)
HA
8 tháng 12 2021 lúc 7:39

undefined

Mik lm như này xog cô cho mười điểm:))

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
TT
10 tháng 1 2018 lúc 23:02

Nguyễn Thị Yến Lan là bạn thân thiết của em. Mái tóc đen nhánh mềm mại xõa xuống đôi vai, hai chiếc nơ hồng như đôi bướm màu được cài rất khéo. Nước da trắng hồng. Yến Lan có đôi bàn tay búp măng xinh xắn nên chữ viết rất đẹp. Cặp mắt đen láy mở to rất dịu dàng. Cả lớp đều quý mến Yến Lan: học giỏi, múa đẹp, hát hay.

Bình luận (0)
QC
8 tháng 1 2020 lúc 19:37

Linh là người bạn gái thân nhất lớp của tôi. Cô ấy không những là một người xinh đẹp, dịu dàng mà cô ấy còn là người rất chăm chỉ, học giỏi. Cô ấy không cao cũng không thấp. Dáng người nhỏ nhắn, dễ thương Mái tóc đen dài búi cao trên khuân mặt trái xoan cân đối. Chiếc miểng nhỏ, xinh xinh như cánh lá sen hồng. Nhất là đôi môi ấy lúc nào cũng nở nụ cười tỏa nắng làm siêu lòng bất cứ ai nhìn vào. Cô ấy rất hòa đồng với mọi người nên cả lớp ai cũng yêu quý cô ấy.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DT
25 tháng 3 2020 lúc 9:58

Linh là người bạn thân nhất của em trong lớp. Năm nay bạn tròn 10 tuổi. Bạn thật xinh xắn và dễ thương. Dáng người bạn mảnh khảnh, làn da trắng hồng, mái tóc dài mềm mại và đôi mắt bạn tròn đen láy. Chúng em là hai người bạn gắn bó thân thiết và thường giúp đỡ nhau trong học tập.

Có 1 câu ghép:  Dáng người bạn mảnh khảnh,/ làn da trắng hồng,/ mái tóc dài mềm mại /và đôi mắt bạn tròn đen láy.    

Chúc pạn hok tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
H24
21 tháng 2 2019 lúc 6:12

Sinh nhật vừa rồi, tôi được mẹ tặng cho một cây bút. Tôi yêu em nó lắm. Ngày nào tôi cũng nâng niu em nó, lau chùi thật cẩn thận. Dường như em ấy cũng rất yêu thương tôi, những nét mực viết ra đều lắm, rất trơn, không bị vấp...Tôi và em ấy trở thành người bạn thân lúc nào không biết. Hằng ngày, tôi nhìn vào cây bút, rồi như em đó nhắc nhở tôi: "chị ơi, chị hãy học bài đi, hãy dùng em để viết lên những trang vở trắng muốt kia đi ". Thế là tôi lại ngay ngắn ngồi vào bàn học và viết. Tôi quý cây bút lắm. Tôi vẫn thầm nói: "bút ngoan của chị, hãy luôn bên chị nhé, thật ngoan giúp chị viết những trang vở thật đẹp nhé".

Bình luận (0)
TG
21 tháng 2 2019 lúc 7:06

Mẹ đã chọn cho em một chiếc cặp thật hợp với sở thích của em. Nó vừa vặn và xinh xắn. Cặp được làm bằng chất liệu ni lông tổng hợp, màu xanh rêu, sợi tơ óng ánh như pha kim tuyến. Sờ vào ai cũng có cảm giác mát lạnh và mềm mềm như da của em bé. Có lẽ chiếc cặp to bằng quyển sổ ghi điểm của cô giáo nhưng không cồng kềnh như cặp của bạn Thúy ngồi cạnh em. Phía trên là một quai xách được bện bằng sợi ni lông bền và chắc. Đằng sau có hai quai đeo được mắc vào hai cái khóa sắt xi sáng loáng, dùng để điều chỉnh cho vừa quai đeo. Phía trước mặt của chiếc cặp có một bức tranh màu, vẽ hình một chú ếch đang ngồi trên lá sen du ngoạn ở trong đầm. Xung quanh là những đóa sen hồng đang xòe cánh đón sắc nắng vàng mùa hạ. Bức tranh được lồng vào trong một ngăn bằng tấm mê ca mỏng có khóa kéo đi kéo lại. Em rất quý chiếc cặp này

Bình luận (0)
TU
Xem chi tiết
NM
2 tháng 9 2018 lúc 16:39

Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay, cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Em đã trả lời đúng do chuẩn bị kĩ bài ở nhà. Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.

Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế.

Bình luận (0)
VH
2 tháng 9 2018 lúc 18:55

Mỗi ngày đến trường là thêm một ngày vui và nhiều điều bổ ích. Những giờ học toán, học lý hay học hóa đều khiến đầu óc căng thẳng, tập trung suy nghĩ và tư duy rất nhiều. Nhưng xen vào trong những tiết học căng thẳng đó luôn là những tiết học bổ ích, nhẹ nhàng mà lại sâu lắng. Đó là tiết học môn ngữ văn. Tiết học mà em luôn mong đợi vì nó có thật nhiều điều thú vị. Tiết văn hôm nay, chúng em được học bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”.

Mà mọi thứ không như em vẫn mong đợi. Đầu giờ, cô giáo cho chúng em làm một bài kiểm tra 15 phút. Cái tin ấy gây nên sự xôn xao khe khẽ. Những bạn học bài thì vui mừng, mong có cơ hội tìm kiếm được những điểm cao, bổ sung cho bảng điểm đang còn nghèo nàn. Còn những kẻ chưa học bài thì lo lắng và sợ sệt. Chúng em sột soạt lấy giấy ra làm bài. Mười lăm phút kiểm tra khiên lớp học trở nên im lìm, không tiếng đọng, chỉ có tiếng ngòi bút đưa trên giấy. Hết giờ, cô thu bài, lớp học lại rộ lên bàn tán, hỏi han vì bài kiểm tra. Cô phải giữ trật tự. Cô bảo chúng em mở vở ra ghi bài. Cô nắn nót ghi tên bài Đêm nay Bác không ngủ thật to và đậm bằng phấn màu. Sau đó, cô cho chúng em xem ảnh Bác trong chiến dịch Biên giới – là thời điểm khi tác giả viết bài thơ này. Cả lớp ồ lên thích thú.

Cô đọc mẫu cho cả lớp nghe một đoạn. Cô hướng dẫn chúng em đọc đúng và diễn cảm rồi cô gọi các bạn trong lớp đứng lên đọc tiếp bài. Bài thơ được đọc lên từ rất nhiều người, nhiều giọng nói khác nhau. Nhưng tất cả các bạn trong lớp đều cảm nhận được sự vĩ đại của Bác Hồ kính yêu – vị lãnh tụ của dân tộc. Bài thơ kết thúc. Cô tiếp tục dẫn dắt bài, gợi ý cho chúng em tìm hiểu về bài thơ, để có thể cảm nhận hết được ý thơ.

Những câu hỏi gợi ý và cách dẫn dắt của cô giúp chúng em hiểu bài rất nhanh. Cả lớp hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Những câu hỏi khó thì cô gợi ý, chia ra làm nhiều nhóm cho chúng em thảo luận. Những câu hỏi đơn giản như tìm từ ngữ, miêu tả hình dáng qua đó bộc lộ được phẩm chất của Bác thì ai cũng xung phong, ai cũng muốn được trả lời, để được cô khen. Sau mỗi ý, bao giờ cô cũng chốt lại nội dung cơ bản cho chúng em ghi. Giờ học trôi qua thật nhanh, chẳng ai mong hết tiết mà chỉ muốn kèo dài thêm giờ học. Không khí học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Cách ghi bảng của cô khiến chúng em nắm ngay được những ý cơ bản.



Nguồn: https://yeuvan.com/em-hay-ta-lai-mot-tiet-hoc-van-van-mau-lop-6#ixzz5PweYFkOc

Bình luận (0)
PL
Xem chi tiết
PL
29 tháng 3 2019 lúc 21:21

làm ơn nhanh giùm tui

Mai tui làm bài kiểm tra òi,

mấy bạn bè anh chị ơi , giúp Linh với ạ

chờ nhiều = tuyệt vọng bao nhiêu

Bình luận (0)

                                                                                    Bài làm

Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.

Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng ên mạng xã hội. Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay , ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý,suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân. Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn gian như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu rếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.

Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân. Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đố với người học sinh.

Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân. Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đố với người học sinh.Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.

                      Hok_Tốt

                      #Thiên_Hy

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
TC
25 tháng 3 2020 lúc 9:47

Bài viết:

            Cha ông ta từng có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng!”. Nhưng trong đời sống, có một thực tế là gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy chúng ta cần hiểu như thế nào về vấn đề này?

            Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. “Mực” là loại chất lỏng tối màu, ở gần mực sẽ bị sắc màu đó ảnh hưởng nên cũng có màu tối. Ngược lại, “đèn” là vật phát ra ánh sáng, vật nào ở gần đèn sẽ được đèn chiếu rọi nhờ đó mà trở nên sáng rõ. Câu tục ngữ mang hàm ý: nếu sống gần người xấu ắt sẽ bị lây nhiễm những tính xấu và nếu được sống gần những người tốt sẽ được ảnh hưởng những tính tốt đẹp của họ. Câu tục ngữ phản ánh mối quan hệ giữa con người với môi trường sống: môi trường xấu thì khiến con người trở nên xấu xa, ngược lại, môi trường tốt sẽ làm con người trở nên tốt đẹp. Câu tục ngữ bộc lộ quan điểm: môi trường quyết định tính cách con người.

            Quả thực, không ít sự thực đã chứng minh cho câu tục ngữ đó. Cha ông ta còn có câu “Giỏ nhà ai / Quai nhà nấy”, “Cha nào con nấy”, “Bước chân trước ở đâu / Bước chân sau ở đấy”…cũng mang hàm ý này. Có nhiều gia đình, cha mẹ sống buông thả, lười lao động, làm những việc phạm pháp. Con cái họ lớn lên cũng bị nhiễm tính cách từ cha mẹ nên trở nên xấu xí như vậy. Chúng biến thành những đứa bé hư, lười học, nghịch ngợm, phá phách khiến thầy cô phiền lòng, bạn bè xa lánh… Hay cũng có những bạn học sinh vốn ngoan ngoãn, hiền lành nhưng thường xuyên bị những người bạn xấu rủ rê lôi kéo. Cuối cùng, họ trở thành những học sinh lười biếng, lêu lổng thậm chí thành những con nghiện rất khó chữa trị.,.

            Mặt khác, có rất nhiều gia đình có những truyền thống tốt đẹp: truyền thống hiếu học, truyền thống thể thao,… Đó là do các thế hệ ông bà, cha mẹ đi trước đã làm gương cho con cháu về sự chăm chỉ, cần cù… Con cháu học lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt đã theo đó mà phát triển những đức tính tốt đẹp của gia đình. Trong trường học, có những tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, bạn bè biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Có bạn học sinh nào còn học chưa tốt, còn nhút nhát… khi bước vào môi trường tập thế như vậy sẽ được giúp đỡ tận tình để trở thành tiến bộ. Họ trở nên sôi nổi, hăng hái, tích cực hơn…

            Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã xuất phát từ những trải nghiệm có thực của dân gian ta. Song, bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thừa nhận một thực tế khác; có những người gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

            Bên trong một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết vẫn còn một bộ phận, nhỏ ăn chơi đua đòi, lười biếng hư hỏng. Bên trong một gia đình có truyền thống tốt đẹp lâu đời vẫn có những đứa con không thể dạy bảo được… Đó là những “Con sâu làm rầu nồi canh”, là những kẻ gần đèn mà không biết sáng.

            Mặt khác, cũng có những người gần mực mà không bị lu mờ, tăm tối. Họ đã biết dùng thứ ánh sáng của riêng mình, mạnh hơn thứ bóng tối của mực đen để tự toả sáng. Ta có thể nhắc đến những em bé lang thang cơ nhỡ, nay đây mai đó nhưng vẫn chăm chỉ, cần cù học chữ. Đó là những người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùi”.

            Có điều khác thường ấy bởi mỗi người lại có một bản lĩnh sống khác nhau. Có người dễ bị a dua, lôi kéo nên nhanh chóng nhiễm những thói xấu của xã hội. Nhưng cũng có người biết khẳng định bản thân, sống rất cá tính biết bảo vệ quan điểm sống đúng đắn của mình. Do vậy, họ đứng vững được trước những sự cám dỗ tầm thường.

            Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết lựa chọn cho mình một môi trường bạn bè, tập thể tốt để có thề được học tập những điều tốt đẹp. Song, trong cuộc sống hàng ngày, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần rèn cho mình một bản lĩnh vững vàng biết “đãi cát tìm vàng” để học tập những điều hay lẽ phải và biết giữ vững bản lĩnh để tránh những điều xấu xa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa