Nêu những hiểu biết của em về thầy giáo Chu Văn An
những câu chuyện về lòng biết ơn của thầy giáo Chu Văn An
Câu 1:nêu những hiểu biết của mình về việc làm chính của Ngô Quyền trong công cuộc xây dựng đất nước. Câu 2:Hãy nêu những hiểu biết của em về thành tựu văn hoá,giáo dục thời lý
Việc thầy giáo Chu Văn An “trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng” giúp em hiểu thêm điều gì về ông giusp mik vs mik caanf gaaps
Nêu một số hiểu biết của em về dân cư,văn hóa,tôn giáo tại châu Âu
dân cư :
- Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it, gồm ba nhóm ngôn ngữ chính: nhóm Giecman, nhóm Latinh, nhóm Xlavơ.
văn hóa :
- Do tính chất đa dân tộc nên phần lớn các quốc gia ở châu Âu đều đa dạng về ngôn ngữ và văn hoá.
tôn giáo :
- Phần lớn dân châu Âu theo Cơ đốc giáo, gồm đạo Thiên chúa, đạo Tin Lành và đạo Chính Thống. Ngoài ra, còn có một số vùng theo đạo Hồi.
Em hãy miêu tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất.
Gợi ý:
- Đề bài thuộc thể loại văn tả người, cụ thể là tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em. Ở đây, em cần chú ý là tả cô giáo (thầy giáo) trong một giờ học cụ thể.
- Em cần tả các hoạt động của cô giáo (thầy giáo) : dạy học, giúp đỡ học sinh. Qua các cử chỉ, hoạt động đó, em có thể nêu cảm nhận của em về tính cách của cô giáo (thầy giáo) ấy, những tình cảm sâu sắc của em với thầy cô.
Cô giáo của em là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Cô thường dạy minh hoạ cho các giáo viên trường bạn dự giờ. Cô dạy các môn đều rất hay nhưng với em, tiết học cô dạy mà em nhớ nhất là tiết Lịch sử hồi đầu năm học, bài đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.
Cô giáo của em hơi đứng tuổi, áng chừng cô đã ba mươi tư, ba mươi lăm tuổi. Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy. Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong” nên cô mặc áo dài rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan của cô tươi tắn nhờ bờ môi hồng thắm tự nhiên. Với đôi mắt bồ câu to và sáng, long lanh tia nhìn ấm áp, trông cô thật dịu hiền.
Hôm ấy là thứ hai. Cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp. Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.
Sau giờ ra chơi là tiết Lịch sử. Cô ghi tên môn học lên bảng rồi hỏi chúng em: “Các em đã đọc bài nào trong sách Lịch sử chưa?”. Chúng em đồng thanh đáp: “Thưa cô chưa ạ.”. Cô cười nhẹ:
- Vậy thì hôm nay cô dạy các em tiết đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, Bài học về một vị quan triều Nguyễn trở thành người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp: Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.
Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng đưa chúng em đến thăm ba tỉnh miền Đông Nam kì lúc các tỉnh này bị thực dân Pháp chiếm. Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bối cảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì do tướng quân Trương Định làm chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Chúng em như trông thấy quang cảnh hào hùng, hừng hực ý chí chiến đấu của nghĩa quân khi suy tôn tướng quân Trương Định lên làm nguyên soái. Chúng em cảm nhận được trái tim và ý chí của tướng quân trước lệnh vua và ý dân. Lớp học im phăng phắc. Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo. Cô giáo em đưa mắt nhìn khắp lớp, đôi má hồng lên vì xúc động. Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng. Cô vẽ lại buổi lễ nghĩa quân tôn tướng quân Trương Định là Bình Tây Đại Nguyên Soái bằng lời giảng nhiệt huyết, rành mạch, dễ hiểu. Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại. Khuôn mặt cô giáo em trở nên dí dỏm, khích lệ. Đôi mắt cô lấp lánh vẻ hóm hỉnh của nụ cười động viên học sinh. Cô gọi chúng em đọc ghi nhớ của bài rồi hỏi: “Em nào có thể kể lại câu chuyện và thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp?”. Một vài cánh tay học sinh đưa lên. Cô mời bạn Sang kể lại câu chuyện, sau đó cho chúng em ghi bài. Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.
Lịch sử là một trong những môn học mà em yêu thích. Cô em vẫn dạy chúng em: “Là người Việt, chúng ta phải nắm vững lịch sử nước Việt Nam. Không thể tha thứ cho một học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử hiển hách của dân tộc.”. Cô giáo đã dạy cho em không chỉ bằng chuyên môn sư phạm mà còn bằng tình yêu đất nước nồng này, bằng lòng tự hào của một công dân nước Việt.
“Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương” Kể từ khi được học cô Oanh, em đã thực sự hiểu được câu hát này. Cô giống như người mẹ thứ hai, người mẹ ở ngôi trường tiểu học này. Cô Oanh đã dạy em từ hồi lớp 3 cho đến giờ, những bài học cô dạy chúng em đều ghi sâu trong lòng. Trong đó tiết học khiến em khó quên được nhất lại chính là tiết học cô dạy về bài “Nghĩa thầy trò”. Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên. Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Gần hết giờ cô dành 5 phút lắng lại kể cho chúng em về người thầy của cô, em nhìn thấy sự xúc động không che giấu được từ trong ánh mắt của cô. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, ngay cả mỗi người chúng em cũng không giấu được sự xúc động và bồi hồi trong lòng về một giờ học quá ý nghĩa. Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo Oanh, cô không chỉ dạy dỗ em nhiều bài học đáng quý trong sách vở mà cả trong cuộc sống nữa. Mai này dù có đi đâu bao xa thì em mãi cũng không thể quên được người mẹ thứ hai này của em
"Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương" Kể từ khi được học cô Oanh, em đã thực sự hiểu được câu hát này. Cô giống như người mẹ thứ hai, người mẹ ở ngôi trường tiểu học này. Cô Oanh đã dạy em từ hồi lớp 3 cho đến giờ, những bài học cô dạy chúng em đều ghi sâu trong lòng. Trong đó tiết học khiến em khó quên được nhất lại chính là tiết học cô dạy về bài "Nghĩa thầy trò".
Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.
Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Gần hết giờ cô dành 5 phút lắng lại kể cho chúng em về người thầy của cô, em nhìn thấy sự xúc động không che giấu được từ trong ánh mắt của cô.
Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, ngay cả mỗi người chúng em cũng không giấu được sự xúc động và bồi hồi trong lòng về một giờ học quá ý nghĩa.
Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo Oanh, cô không chỉ dạy dỗ em nhiều bài học đáng quý trong sách vở mà cả trong cuộc sống nữa. Mai này dù có đi đâu bao xa thì em mãi cũng không thể quên được người mẹ thứ hai này của em.
Ghi lại lời mời, nhờ, đề nghị của em trong những trường hợp dưới đây:
Em nói lời mời, nhờ, đề nghị với thái độ lịch sự và lễ phép với người lớn.
a) Em nhờ mẹ mua giúp em một tấm thiếp chúc mừng cô giáo (thầy giáo) nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
b) Em phụ trách phần văn nghệ trong buổi liên hoan của lớp mừng Ngày nhà giáo Việt Nam. Em mời các bạn hát (hoặc múa, chơi đàn, kể chuyện,…).
c) Trong giờ học, cô giáo (hay thầy giáo) đặt câu hỏi, nhưng em chưa nghe rõ hoặc chưa hiểu rõ. Em đề nghị cô (thầy) nêu lại câu hỏi đó.
a) Em nhờ mẹ mua giúp em một tấm thiếp chúc mừng cô giáo (thầy giáo) nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Trả lời:
- Mẹ mua giúp con tấm thiệp chúc mừng Ngày nhà giáo Việt Nam mẹ nhé ! Con cảm ơn mẹ ạ.
b) Em phụ trách phần văn nghệ trong buổi liên hoan của lớp mừng Ngày nhà giáo Việt Nam. Em mời các bạn hát (hoặc múa, chơi đàn, kể chuyện,…).
Trả lời:
- Sau đây mình xin mời mời nhóm 2 với tiết mục tốp ca : Bụi phấn.
c) Trong giờ học, cô giáo (hay thầy giáo) đặt câu hỏi, nhưng em chưa nghe rõ hoặc chưa hiểu rõ. Em đề nghị cô (thầy) nêu lại câu hỏi đó.
Trả lời:
- Thưa cô, cô có thể đọc lại câu hỏi giúp em được không ạ ?
Viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về người thầy cô giáo của em
Đây không phải bài của mik nhưng n=bạn tham khảo nha
Ai ai trong cuộc đời học sinh cũng có một người thầy hay một người cô giáo mà mình yêu mến, kính trọng. Em cũng vậy. Trong năm năm học tiểu học, có nhiều cô dạy em và cô nào em cùng yêu mến, kính trọng nhưng người khiến em yêu mến nhất chính là cô Mai.
Cô Mai là giáo viên chủ nhiệm của em khi học lớp năm dưới mái trường tiểu học. Lương Thị Tuyết Mai là tên cô. Ôi! Cái tên mới đẹp làm sao! Cô có vóc dáng hơi mập nhưng khá cao. Em được biết cô năm nay bốn mươi tuổi nhưng em thấy cô như trẻ hơn cái tuổi của mình. Khuôn mặt cô hình trái xoan rất đẹp. Mái tóc cô dài, óng ả, có màu đen nhánh thường được cô buộc lên cao cho gọn. Trông cô thật trẻ trung khi buộc cao tóc lên bởi vì mái tóc đó rất hợp với khuôn mặt hình trái xoan của cô. Cô có một đôi mắt rất đẹp, nổi bật trên khuôn mặt. Dưới đôi mắt tinh anh kia là một cái mũi dọc dừa, thanh tú làm sao! Cô rất hay cười và mỗi lần cười cô lại để lộ hàm răng trắng tinh, đều tăm tẳp đằng sau đôi môi đỏ tươi. Nước da cô trắng ngần, tuyệt đẹp. Mỗi khi cô bước đi trên bục giảng là tà áo dài tím lại phấp phới bay. Trong lớp em, ai cũng bảo là cô đẹp nhất trường. Đứa nào cũng ước được đẹp giống cô một chút thôi cũng được.
Cô Mai là một giáo viên nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề; đi dạy đã gần hai mươi năm. Cô Mai rất thương yêu học sinh và lúc nào cũng muốn giúp đỡ học trò học giỏi, đạt kết quả tốt. Trong lớp em năm đó có khoảng chừng bảy bạn học không tốt. Cô liền dạy phụ đạo thêm cho các bạn đến khi nào các bạn tiến bộ hẳn và cô không nhận một đồng nào từ phụ huynh. Cô còn cố gắng đến trường sớm để cùng truy bài với chúng em. Không những vậy, cô còn quan tâm giúp đỡ các bạn nghèo, khó khăn. Bằng chứng là cô Mai đã đến tận nhà các bạn nghèo để tặng quà, làm ba mẹ các bạn rất cảm động. Có lần bạn Tú Anh bị bệnh nặng phải nghỉ học cả tuần, cô liền đến thăm và nhờ chúng em chép bài hộ bạn. Các phụ huynh và chúng em rất cảm động trước tấm lòng yêu thương rộng lớn của cô đối với học sinh. Mẹ em bảo rằng: “Cô Mai đúng là một giáo viên giỏi, tận tâm với học sinh. Mẹ rất mừng vì con được cô dạy học.”. Em thầm nghĩ rằng mẹ nói thật đúng vì cô Mai là giáo viên giỏi, tận tâm khi mà chúng em không hiểu chỗ nào là cô sãn sàng giảng lại kĩ hơn cho chúng em hiểu. Em thấy mình may mắn khi được vào học lớp cô.
Đối với đồng nghiệp, cô Mai luôn vui vẽ, cởi mở và cô luôn dìu dắt các đồng nghiệp trẻ. kính trọng các thầy cô lớn tuổi hơn mình. Em được biết rằng, gia đình cô chẳng khá giả gì. Chồng cô là thương binh luôn yếu ớt và bệnh tật. Cô còn có hai con nhỏ nên gia đình luôn gặp khó khăn nhưng cô lại bỏ tiền túi ra để mua quà thưởng cho các bạn học giỏi, chăm ngoan. Em thấy cô thật đáng khâm phục. Hôm có kết quả thi cuối kì hai, cô đã thưởng cho các bạn cao điểm nhất một cây bút máy màu xanh rất đẹp mà đến giờ em vẫn còn giữ.
Bây giờ em đã trở thành một học sinh lớp bảy, nhưng em vẫn nhớ đến người giáo viên dạy mình năm lớp Năm. Em thật sự yêu mến, kính trọng và rất khâm phục cô Mai. Đến giờ em vẫn chưa thể về trường cũ thăm cô được. Em cảm thấy mình thật có lỗi khi ngày 20/11 không về thăm cô. Cô Mai là người em yêu mến, kính trọng vì cô là giáo viên hết sức thương yêu học sinh. Em luôn mong cô được khoẻ mạnh, hạnh phúc, được học sinh yêu mến. Cô Mai ơi, một ngày nào đó em sẽ về thăm cô!
Học tốt!!!
“Bước chân đi qua trên cát để lại dấu Người thầy đi qua đời ta để lại ký ức thẳm sâu”
Thật vậy! Mỗi người thầy chính là một tấm gương sáng để chúng ta soi rọi và noi theo. Có những người thầy hóm hỉnh, cũng những cô giáo gần gũi, thân thương và hình như thầy cô nào cũng có một tấm lòng bao dung và nhân ái. Tôi rất may mắn được học với nhiều thầy cô đáng kính, nhưng hết hết, cô Trân dạy môn Ngữ văn chính là cô giáo để lại trong tôi nhiều ký ức khó phai. Vẫn còn nhớ ngày đầu tiên cô bước vào lớp. Dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt trái xoan, cô mặc chiếc áo dài hồng phấn điểm tô vài bông hoa đỏ thắm, quả thật qua chiếc áo dài cũng có thể thấy rõ sự tinh tế trong thẩm mỹ của cô giáo dạy văn. Cô có một giọng nói dịu dàng, từ tốn. Hôm gặp lớp, cô giới thiệu một cách hóm hỉnh rằng tên của cô lấy họ bỏ dấu sẽ ra ngay. Thế là cả lớp đoán già, đoán non, nào là cô họ Nguyễn tên Nguyên, nào là họ Lý tên Ly… thậm chí có nhiều bạn còn gợi ra nhiều cái tên độc đáo hơn khiến cả lớp cười vang. Cuối cùng cô giới thiệu rằng cô họ Trần tên Trân. Quả thật cái tên đúng với dáng người, nhỏ nhắn, dễ gần và chân thành, tình cảm.
Được cô chủ nhiệm, lớp tôi như có được người mẹ thứ hai. Ngày nào cũng vậy, đúng sáu giờ rưỡi là cô có mặt trước lớp, nhắc nhở trực nhật, sắp xếp bàn ghế, hướng dẫn các bạn ôn bài, truy bài, làm bài tập. Cứ đều đặn ngày nào cũng thế, có những hôm cô đi hội nghị, tập huấn không vào được, lớp học như trống trải rất nhiều. Giọng nói dịu dàng của cô như những khúc hát chuyển tải kiến thức đến với học sinh. Mỗi giờ học của cô đều đầy ắp những tiếng cười. Đó là tiếng cười của sự hài hước, hóm hỉnh mà cô hay tạo nên để tiết học không buồn chán. Từ khi cô đứng lớp, môn văn không còn là nỗi sợ hãi, buồn chán nữa mà chúng tôi đều trông đợi mỗi tiết văn. Cô không dạy kiến thức sâu xa mà giúp chúng tôi tìm thấy kiến thức ngay bên cạnh mình và khai thác được các thế mạnh của bản thân. Trong giờ học của cô, chúng tôi được xem kịch, xem phim, được thuyết trình và thể hiện ý kiến của riêng mình, được nói lên suy nghĩ của mình mà không sợ bị la rầy vì sai kiến thức. Cô luôn dành tình yêu thương đến học sinh. Năm nào cũng vậy, cứ đầu năm là mọi người lại thấy cô tất tả đi khắp các cửa hàng văn phòng phẩm để vận động tập sách về hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Cô còn vận động các bạn trong lớp chia sẻ những bộ sách cũ với những em học sinh khóa sau, để các em không phải lo lắng vì thiếu sách đến trường. Mỗi khi cô nghe bạn nào không đến lớp được vì hoàn cảnh khó khăn, cô tìm đến tận nhà để động viên, an ủi. Cô dạy chúng tôi rằng mỗi người chúng ta chính là một bông hoa nhỏ, hãy để sắc hương của mình làm đẹp cho cuộc đời. Muốn được vậy, chúng ta chỉ cần làm nhiều việc tốt thì sắc hoa càng lung linh hơn. Mỗi lời dạy của cô luôn khắc sâu trong trái tim chúng tôi. Người ta nói “cô giáo như mẹ hiền” còn đối với chúng tôi, cô như người bạn thân thương, cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc sống. Cô không chỉ dạy chúng tôi chữ nghĩa mà còn dạy cách sống, cách làm người. Thời gian sẽ trôi qua nhưng ký ức về cô giáo dạy văn nhỏ nhắn nhưng nghị lực mạnh mẽ và tâm hồn giàu lòng nhân ái sẽ mãi mãi còn lại với chúng tôi. Mỗi ngày đến lớp, qua những bài học ý nghĩa từ cô, chúng tôi như được bước thêm một bước để tự thấy mình nhỏ bé và cố gắng hoàn thiện mình hơn.
Bài làm 1
Năm nay là năm cuối cùng của bậc Tiểu học. Vì hoàn cảnh gia đình nên em phải chuyển trường về Thành phố Hồ Chí Minh. Sống giữa thầy bạn mới với bao ngỡ ngàng, xa lạ, em lại càng nhớ đến cô Mai, cô giáo dạy em năm lớp Bốn vừa rồi tại thị xã Bến Tre.
Cô Mai còn rất trẻ. Cô vừa tốt nghiệp Cao đẳng Tiểu học vài năm nay. Dáng cô thon thả, cao cao nhưng không gầy, mái tóc buông xõa ngang lưng, lại được trời phú cho những gợn sóng tự nhiên càng tôn thêm vẻ mềm mại, duyên dáng của một thiếu nữ trong độ xuân xanh. Trên gương mặt trái xoan trắng hồng nổi bật đôi mắt bồ câu trong và sáng, pha lẫn vẻ hiền dịu, ấm áp và hồn nhiên. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng ươn ướt đỏ tươi như được thoa một lớp son mỏng Mỗi khi cô cười, chiếc răng khểnh bên phải nhú ra tạo cho nụ cười một nét duyên thầm đến dễ thương.
Nhà cô Mai ở ngã ba Tân Thành, cách trường học vài cây số. Cô di dạy bằng chiếc Dream II mà anh cô để lại trước lúc lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Mùa nắng hay mùa mưa, hễ nghe thấy trống điểm báo giờ học thì đã thấy cô trong bộ áo dài màu thiên thanh bước vào lớp với nụ cười tươi trẻ chào đón chúng em. Tiếp xúc với cô, cái cảm giác đầu tiên theo em nghĩ có lẽ là sự thiện cảm và sau đó là sự cảm mến thân thương. Cho nên tụi nhỏ chúng em thường ríu rít xung quanh cô như một bầy chim non sum vầy quanh mẹ. Em thích nhất là giờ Tập đọc, Dù đã được đọc bài thơ, bài văn nhiều lần ở nhà nhưng em vẫn chưa thấy được cái hay cái đẹp của nó. Ấy vậy mà đến lớp nghe cô đọc, cô giảng bài em mới thấy hấp dẫn làm sao. Giọng đọc của cô thật truyền cảm, lúc thì trầm trầm ấm như tiếng mẹ ru con, lúc thì thánh thót ngân vang như tiếng chim họa mi buổi sớm, đưa chúng em vào thế giới huyền ảo của ngôn từ lúc nào không biết. Cô đã biến một giờ Tập đọc thành một giờ đi tìm cái hay, cái đẹp của cuộc sống, đến nỗi trống báo hiệu giờ chơi rồi mà tụi em cứ như muốn nán lại học thêm ít phút nữa.
Trong suốt cả năm học, em chưa bao giờ thấy cô trách mắng một học sinh nào. Nếu ai đó không thuộc bài, cô nhẹ nhàng góp ý, khuyên bảo chân tình như một người mẹ, người chị của chúng em. Em còn nhớ có một lần bạn Huy lớp em bị xỉu ở trong lớp khi ngoài trời lại đang mưa tầm tã, cô vội vàng lấy áo mưa của mình mặc vào cho Huy rồi nhờ một cô giáo dạy ở lớp kế bên bế ra xe, còn cô thì chạy lấy xe chở Huy đến bệnh viện tỉnh cấp cứu. Cô thương chúng em như những đứa em ruột của mình: bảo bọc, che chở, bao dung, độ lượng nên cả lớp em, trong ngày tổng kết năm học đứa nào đứa nấy khóc sướt mướt trước lúc chia tay cô về nghỉ hè.
Cô Mai là vậy đó. Em ước có một ngày nào đó trở lại Bến Tre và nơi mà em đến đầu tiên là nhà cô giáo Mai của em.
Câu 1. Hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận về công việc của thầy, cô giáo qua những dòng thơ sau :
Có một nghề lặng thầm những đêm thâu
Bên đèn khuya miệt mài trang giáo án
Giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy
Đưa đàn em thơ đến chân trời mơ ước.
(Nghề giáo tôi yêu – theo thơ Đinh Văn Nhã)
Tham khảo:
Với mỗi ý thích từng người, mỗi mùa lại mang những vẻ đẹp khác nhau. Nếu như xuân mang theo những hạt mưa lất phất bay, thu đến mang theo tiết trời se se lạnh với làn gió heo may, đông về lại với cái rét cắt da cắt thịt thì hè lại gợi về một kí ức một kỉ niệm khó phai trong tâm hồn.
Chắc hẳn mỗi người khi nhắc tới hè là nghĩ ngay tới cái nắng . Mùa hè là mùa của nắng, nó không yếu ớt như mùa đông, không khô hanh như mùa thu mà trái lại nó chói chang, gay gắt, nó rọi chiếu vào từng cành cây cảnh vật chan hòa sắc nắng. Nó làm cho mọi cảnh vật dường như đều được khoác trên mình chiếc áo màu vàng. Bầu trời trong xanh, cao vời vợi không một gợn mây. Khi có những tia nắng tinh nghịch của mùa hè chiếu xuống thì vạn vật dường như cũng đang dần dần hay đổi. Những cây phượng đỏ rực như một mâm xôi gấc với những tán lá rộng đang che mát cho con đường. Dưới sắc nắng ấy thì màu đỏ càng trở nên tươi tắn và đẹp hơn. Trên cành cây là những chú ve kêu râm ran tạo nên một bản giao hưởng tuyệt vời- âm thanh không thể thiếu như báo hiệu hè về.Mùa hè cũng là mùa của sự chia xa mái trường quen thuộc, mùa học sinh được nghỉ ngơi thư giãn sau bao ngày vất vả.
Nhà thơ Tế Hanh trong bài thơ “ Nhớ con sông quê hương” đã từng nói:
“ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Rất đậm hương và rộn tiếng chim ”
Quả đúng như thế , mùa hè còn là mùa của hoa thơm trái ngọt. Những trái mít căng đầy khi nó sắp chín ta vỗ vào thì sẽ thấy tiếng kêu bộp bộp, rồi khi bổ ra thì thơm phức cả nhà ăn thật ngon miệng. Mùa của những trái na chín ngọt trông thật thích mắt. Càng thích biết bao khi được tận tay hái những trái na mang vào để ăn. Từng hương vị của mỗi loại quả như hòa quyện vào nhau tạo nên những hương vị đặc trưng riêng của mùa hè.
Mùa hè còn là mùa thu hoạch của các bác nông dân sau một vụ mùa vất vả. Cánh đồng mùa này như được khoác trên mình chiếc áo màu vàng óng . Mỗi khi có làn gió nhè nhẹ thổi qua làm những bông lúa cong cong hình đuôi gà oằn vì trĩu hạt, chúng lắc lư rồi ghé đầu vào nhau thì thầm to nhỏ. Bao bọc quanh cánh đồng lúa là con đường uốn quanh như dải lụa, cỏ non xanh mướt . Trên lá còn đọng lại những giọt sương long lanh , dưới ánh nắng mặt trời như những viên kim cương tuyệt đẹp. Xa xa là những cậu bé mục đồng đang thổi sao vi vu vi vu cùng với những chú trâu đang thung thăng gặm cỏ, có những chú trâu thì nằm hả hê khi đã no căng bụng. Trên những thửa ruộng thấp thoáng những người mẹ, người chị đang cặm cụi gặt lúa cùng với những giọt mồ hôi một phần vì vất vả nhưng cũng thể hiện niềm vui khi đang gặt hái được những thành quả sau một quá trình lao động vất vả. Bên cạnh những mảnh ruộng đã thu hoạch xong là những đàn cò trắng cũng đang miệt mài kiếm ăn. Hè đã thực sự bao trùm nên cả quê hương xinh đẹp bởi sắc vàng óng ả.
Mùa hè trên quê hương tôi là thế đấy. Tuy gần gũi, bình dị nhưng tràn đầy cảm xúc trong tâm trí tôi, là một phần không thể thiếu trong kí ức tuổi thơ tôi
dàn ý đó
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt đượcnội dung cơ bản sau. Công việc của những người thầy, người cô vô cùng vất vả, khó nhọc. Đểcó được những bài giảng hay, cuốn hút, thầy cô đã phải : đổ mồ hôi côngsức, thức bao đêm thâu, miệt mài soạn giáo án để lên lớp dạy học sinh. - Thầy cô là người nâng đỡ, chắp cánh, tiếp bước cho từng thế hệ họcsinh; giúp học sinh đạt được ước mơ, khát vọng của mình.- Từ đó, chúng ta thấu hiểu, biết ơn công lao to lớn, sự hi sinh thầm lặngcủa thầy cô đối với bản thân mình.
Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/8234642-de-va-n-6-hsg-ca-p-huye-n-huye-n-lu-c-nam.htm
b) Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta ?
- Học trò cũ của cụ Chu Văn An tuy làm chức quan to vẫn cùng bạn đến mừng sinh nhật thầy. Họ cư xử đúng tư cách của một người học trò lễ phép, tôn trọng thầy, với thái độ kính cẩn, khiêm tốn đối với thầy giáo cũ.
- Cách cư xử của người học trò cũ - Phạm Sư Mạnh thể hiện truyền thông “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.