ĐỀ 6
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy,…
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:
“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức nào?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Văn bản trên được kể theo lời của ai?
A. Lời của hạt lúa thứ nhất
B. Lời của hạt lúa thứ hai
C. Lời của người kể chuyện
D. Lời kể của hai cây lúa
Câu 3. Chi tiết chính trong văn bản trên là chi tiết nào?
A. Người nông dân
B. Cánh đồng
C. Hai cây lúa
D. Chất dinh dưỡng
Câu 4. Vì sao hạt lúa thứ hai lại “ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất”?
A. Vì nó muốn được ra đồng cùng ông chủ.
B. Vì nó biết chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới được bắt đầu một cuộc sống mới
C.Vì nó không thích ở mãi trong kho lúa
D. Vì khi được gieo xuống đất nó sẽ nhận được nước và ánh sáng.
Câu 5. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng.
A. Thời gian trôi qua
B. hạt lúa thứ nhất bị héo khô
C. bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng
D. bị héo khô nơi góc nhà
Câu 6. Từ sung sướng trong văn bản trên thuộc loại từ nào?
A. Từ ghép đẳng lập
B. Từ ghép chính phụ
C. Từ láy
D. Từ láy toàn bộ
Câu 7. Xác định biện pháp tu từ trong câu: Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 8. Từ hình ảnh hạt lúa thứ nhất bị héo khô, tác giả muốn phê phán điều gì?
A. Sự hèn nhác, ích kỉ không dám đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn trốn tránh trong sự an toàn vô nghĩa
B. Sự ích kỉ chỉ nghĩ đến lợi ích cho bản thân mình.
C. Sự vô cảm không quan tâm đến người khác.
D. ……..
Câu 9. Em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản trên?
Câu 10. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc xong ăn bản trên?
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Viết bài văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc đoạn thơ sau:
Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất |
Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá dân tộc, 1999