Thuyết minh về Văn Miếu Xích Đằng Hưng Yên.
Thuyết minh về Văn miếu Xích Đằng ở Hưng Yên
Mk đg cần gấp giúp mk
Nằm cạnh con sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, văn miếu Xích Đằng được biết đến là một di tích quan trọng nằm trong quần thể di tích Phố Hiến, thuộc phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Sở dĩ Văn miếu có tên như vậy là do được khỏi dựng trên đất làng Xích Đằng từ thế kỷ 17 (thời Hậu Lê) với qui mô ban đầu nhỏ, đến năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), triều Nguyễn, được xây dựng lại có quy mô như hiện nay trên nền của chùa Nguyệt Đường( chùa Xích Đằng).
Với hơn 400 năm tồn tại, ghi danh 161 vị đại khoa, văn miếu Xích Đằng đã thể hiện tinh thần hiếu học của con người trên mảnh đất "Nhất Kinh kỳ, Nhì Phố Hiến".
Theo từ điển Địa danh văn hóa và thắng cảnh Việt Nam của Nguyễn Như Ý và Nguyễn Thành Chương ghi rõ văn miếu Xích Đằng là một trong sáu văn miếu còn tồn tại cho đến ngày nay của đất nước và văn miếu Hưng Yên cũng là một trong hai văn miếu lâu đời nhất (đứng sau văn miếu Quốc Tử Giám).
Thế kỷ 17 dưới thời vua Lê Thánh Tông, để chấn hưng lại đạo Nho, triều đình đã cho thành lập nhiều trường học bên ngoài trường Quốc Tử Giám ở các trấn. Ở trấn Sơn Nam (gồm các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và một phần đất của Hà Nội và Hưng Yên) có văn miếu Xích Đằng ( hay còn có tên là văn miếu Sơn Nam) được xây dựng vừa làm nơi để thờ tự các bậc hiền nho, vừa là nơi tổ chức các kỳ thi của trấn.
Sau nhiều biến chuyển trong việc chia tách lại địa lý các trấn dưới các triều Hậu Lê, Tây Sơn, nhà Nguyễn, văn miếu Xích Đằng trở thành văn miếu của trấn Sơn Nam thượng và sau này là của tỉnh Hưng Yên.
Dù nằm trong khu dân cư, nhưng đi ngay trên cầu Yên Lệnh, thuộc quốc lộ 38 nối Hà Nam với Hưng Yên có thể quan sát được văn miếu Xích Đằng từ hai cây gạo đã có hàng trăm năm tuổi được trồng trước cổng. Nằm trên đường dẫn vào còn có tượng hai con nghê đá lớn được tạc từ thế kỷ 18.
Tam quan (hay còn gọi là cổng Nghi môn) của văn miếu Xích Đằng là một trong những công trình còn giữ được những nét kiến trúc độc đáo trong các văn miếu còn lại ở Việt Nam. Được dựng theo lối kiến trúc chồng diêm, hai tầng tám mái có lầu gác. Hai bên Tam quan có hai bục loa, dùng để xướng danh sĩ tử và thông báo những quy định trong các kỳ thi hương.
Thay vì lầu trống như ở các văn miếu Quốc tử giám, văn miếu Mao Điền, ở văn miếu Xích Đằng lầu trống được thay vào bằng lầu chuông. Tiếng chuông và tiếng khánh vang lên chính là lúc báo hiệu giờ thi đã bắt đầu và kết thúc, đồng thời nó cũng là tiếng cầu thỉnh tỏ lòng biết ơn, tri ân với những bậc hiền nho trong mỗi dịp lễ hội. Hai chiếc chuông và khánh của văn miếu cũng là những di vật cổ được đúc và tạo dựng từ thế kỷ 18.
Khu nội tự kết cấu theo kiểu chữ Tam: gồm Tiền tế, Trung từ và Hậu cung. Hệ thống mái được kết cấu theo kiểu “trùng thiềm địa ốc”. Mặt chính quay về hướng nam. Bên trong khu nội tự tỏa sáng với hệ thống các đại tự, cấu đối, cửa võng và một hệ thống các trụ, kèo được sơn son thếp vàng phủ kim hoàn toàn.
Hiện vật quý giá nhất trong văn miếu còn lưu giữ được đến ngày nay đó chính là 9 tấm bia đá khắc tên tuổi, quê quán, chức vụ của 161 vị đỗ đại khoa ở trấn Sơn Nam thượng xưa. Trong đó có 138 vị ở Hưng Yên và 23 vị ở Thái Bình.
Từ các khoa thi đầu tiên dưới thời nhà Trần đến khoa thi cuối cùng vào cuối thời nhà Nguyễn, tỉnh Hưng Yên đều có người đỗ đạt cao. Thời nào cũng có người tài của đất Hưng Yên đỗ đạt ra giúp việc nước, việc dân.
Học vị cao nhất được ghi danh ở các bia đá còn lưu lại là trạng nguyên Tống Trân, thời nhà Trần; trạng nguyên Nguyễn Kỳ, triều nhà Mạc; trạng nguyên Dương Phúc Tư, triều nhà Lê. Chức vụ cao nhất được biết đến là tiến sĩ Lê Như Hổ, quận công triều nhà Mạc…
Ở văn miếu Xích Đằng hiện tại đang thờ hai pho tượng của Đức Khổng Tử và các bậc chư hiền nho gia. Cùng với đó là pho tượng của người thầy giáo lỗi lạc, người hiệu trưởng đầu tiên của văn miếu Quốc Tử Giám Chu Văn An.
Năm 1992, Văn miếu Xích Đằng được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá quốc gia.
Văn miếu xưa có hai mùa lễ hội. Trọng hội là ngày 10/2 và 10/8. Cứ vào các ngày trọng hội, những vị nho học và quan đầu tỉnh phải đến Văn miếu tế lễ để thể hiện nề nếp nho phong, tôn sư trọng đạo làm gương cho con cháu, cầu mong sự nghiệp giáo dục ngày càng tiến bộ.
Ngày nay, hàng năm, vào dịp mùng 4-5 Tết, Văn miếu lại tổ chức lễ hội với các hoạt động như cho chữ đầu xuân, tổ chức tế lễ, dâng hương, triển lãm thư pháp, hát ca trù, từng bước khôi phục lại lễ hội xưa. Ngoài ra vào mùa thi, thanh thiếu niên, học sinh về văn miếu tìm hiểu truyền thống hiếu học của cha ông và thắp nhang cầu mong cho sự học hành ngày càng phát triển.
Văn miếu Xích Đằng cũng như quần thể di tích Phố Hiến trở thành địa chỉ quen thuộc của du khách gần xa khi đến thăm Phố Hiến. Đó cũng là niềm tự hào của mỗi người con xứ nhãn khi được sinh ra, lớn lên trên quê hương văn hiến, cách mạng anh hùng.
Hưng Yên – một vùng quê “Hưng thịnh” và “Yên bình”, là quê hương của nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng. Người Hưng Yên luôn tự hào có di tích Văn Miếu Xích Đằng là nơi hội tụ những yếu tố tinh hoa trí tuệ, học vấn. Văn Miếu Hưng Yên mang tên Xích Đằng bởi xưa kia được dựng trên nền ngôi chùa cổ Nguyệt Đường tại thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên.
Theo truyền ngôn của người dân, ngôi chùa có tới 36 nóc, được Hương Hải thiền sư khởi dựng năm 1701. Trải qua thăng trầm của thời gian và biến cố của lịch sử, ngôi chùa không còn nữa nhưng dấu tích vẫn còn lưu lại đến ngày nay là hai mộ tháp đá: Phương Trượng tháp và Tịnh Mãn tháp.
Văn Miếu Xích Đằng là nơi tôn thờ Đức Thánh Khổng Tử – người sáng lập ra đạo Nho, cùng các học trò giỏi của Ngài: Mạnh Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Nhan Tử. Phối thờ trong gian chính là tượng thầy giáo Chu Văn An, nhà sư phạm tài năng đức độ thời Trần, được lịch sử tôn vinh là “ông tổ đạo Nho của nước Nam ta”.
Theo bài văn khắc trên chuông thì từ năm 1804 Hưng Yên đã có Văn Miếu, nhưng phải đến năm Minh Mạng thứ 20 (1839) Văn Miếu Xích Đằng mới được trùng tu lại với quy mô to đẹp, bề thế như ngày nay.
Từ ngoài đi vào là Nghi môn có gác lên lầu, có thể bao quát được phong cảnh một vùng của thành phố. Tiếp đến là khoảng sân rộng, xưa kia đã từng diễn ra các kỳ thi hương, chọn những người đỗ đạt để dự các kỳ thi Hội, thi Đình. Hai dãy nhà tả vu, hữu vu – trước đây là nơi để kiệu, mũ áo của các quan mỗi kỳ tế lễ, nay là phòng trưng bày những hình ảnh về nền giáo dục Hưng Yên xưa và nay. Khu thờ tự chính được xây dựng mang dáng dấp cung đình Huế bao gồm: Đại bái, Trung từ, Hậu cung.
Tên tuổi của các nhà khoa bảng được lưu danh trên 9 tấm bia đá dựng hai bên gian thờ chính và đó cũng là những hiện vật vô cùng quý giá mà Văn Miếu Xích Đằng còn giữ được: 8 tấm bia dựng vào năm Đồng Khánh thứ 3 (1888) và 1 tấm bia dựng năm Bảo Đại thứ 18 (1943) ghi danh 161 vị đỗ đại khoa của trấn Sơn Nam xưa (tỉnh Hưng Yên có 138 vị). Các huyện có người đỗ đạt cao như Văn Giang, Văn Lâm, Ân Thi, Yên Mỹ, Kim Động… trong đó họ Dương ở Lạc Đạo – Văn Lâm có 9 vị; họ Hoàng ở Ân Thi 5 vị; họ Lê ở Yên Mỹ 6 vị. Bia tiến sỹ được dựng lên mang ý nghĩa tôn vinh những người đỗ đạt, thể hiện mong muốn tên tuổi các nhà khoa bảng trường tồn mãi mãi và mang lại niềm tự hào cho con cháu mỗi khi đến chiêm bái và tìm thấy tên vị tiến sỹ thuộc dòng họ mình. 9 tấm bia đá là những tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn thăng trầm của thời gian, được chạm khắc hoa văn phong phú, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Trong những người được vinh danh trên bia đá có Trạng nguyên Dương Phúc Tư (người Lạc Đạo – Văn Lâm); Trạng Nguyên Tống Trân (người An Cầu – Phù Cừ) là những người có học vị cao nhất. Chức vụ cao nhất được lưu danh là tiến sỹ Lê Như Hổ (huyện Tiên Lữ – đỗ năm 1541), giữ chức vụ Quận Công trong triều đình nhà Mạc; Nguyễn Trung Ngạn (Thổ Hoàng – Ân Thi) đỗ Hoàng Giáp năm 1304 khi mới 16 tuổi, là nhà chính trị, nhà ngoại giao kiệt xuất dưới triều đại nhà Trần…
Hiện trong Văn Miếu còn lưu giữ rất nhiều câu đối, đại tự ca ngợi Nho học, tài đức của Khổng Tử cũng như nhà giáo Chu Văn An: “Vạn Thế Sư Biểu”, “Đạo Quán Cổ Kim”, "Đức tham thiên địa"....
Văn Miếu Xích Đằng được Bộ Văn hóa – Thông tin (Nay là Bộ VH,TT&DL) công nhận là “Di tích lịch sử văn hóa” cấp Quốc gia vào năm 1992. Hàng năm, nơi đây tổ chức các hoạt động mang đậm sắc thái văn hóa, giáo dục như lễ khen thưởng học sinh giỏi, hát ca trù, ngâm thơ, thư pháp. Văn Miếu Xích Đằng đã trở thành biểu tượng và là nơi tôn vinh tinh hoa trí tuệ của người dân xứ nhãn. Du khách xa gần về Hưng Yên thường ghé thăm Văn Miếu, thắp nén nhang thơm thành tâm xin cho gia đình, con cháu được đỗ đạt và thành tài.
Thuyết minh về Văn Miếu Xích Đằng
Văn miếu Xích Đằng hay còn gọi là Văn miếu Hưng Yên là một di tích quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến. Văn miếu Xích Đằng là văn miếu thuộc hàng tỉnh, được xây dựng vào năm 1832, hiện tại thuộc địa phận thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
Trải qua những biến cố lịch sử và sự thay đổi của tự nhiên, Phố Hiến vẫn còn bảo tồn, giữ gìn được hơn 100 di tích lịch sử - văn hóa có giá trị, trong đó có nhiều di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia, các di tích nổi tiếng như: Văn Miếu Xích Đằng, đền Mây ở Xích Đằng.
Nằm cạnh con sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, văn miếu Xích Đằng được biết đến là một di tích quan trọng nằm trong quần thể di tích Phố Hiến, thuộc phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Sở dĩ Văn miếu có tên như vậy là do được khỏi dựng trên đất làng Xích Đằng từ thế kỷ 17 (thời Hậu Lê) với qui mô ban đầu nhỏ, đến năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), triều Nguyễn, được xây dựng lại có quy mô như hiện nay trên nền của chùa Nguyệt Đường( chùa Xích Đằng).
Với hơn 400 năm tồn tại, ghi danh 161 vị đại khoa, văn miếu Xích Đằng đã thể hiện tinh thần hiếu học của con người trên mảnh đất "Nhất Kinh kỳ, Nhì Phố Hiến".
Theo từ điển Địa danh văn hóa và thắng cảnh Việt Nam của Nguyễn Như Ý và Nguyễn Thành Chương ghi rõ văn miếu Xích Đằng là một trong sáu văn miếu còn tồn tại cho đến ngày nay của đất nước và văn miếu Hưng Yên cũng là một trong hai văn miếu lâu đời nhất (đứng sau văn miếu Quốc Tử Giám).
Viết bài văn thuyết minh cho 3 đề sau:
Thuyết minh về cây lúa nước
Thuyết minh về cây sen
Thuyết minh về cây nhãn lồng Hưng Yên
Viết bài văn thuyết minh cho 3 đề sau:
Thuyết minh về cây lúa nước
Thuyết minh về cây sen
Thuyết minh về cây nhãn lồng Hưng Yên
Viết bài văn thuyết minh cho 3 đề sau:
Thuyết minh về cây lúa nước
Thuyết minh về cây sen
Thuyết minh về cây nhãn lồng Hưng Yên
Thuyết minh về đền thờ Trần Hưng Đạo và miếu Vua Bà
Giúp mk vs, mk đag cần T-T
Miếu Vua Bà nằm ngay bên đền thờ Trần Hưng Đạo, là một di tích được nhiều khách tham quan tới chiêm bái và trải nghiệm. Sau khi chiêm bái xong, du khách sẽ tham quan bến đò cổ trước cửa miếu. Thiên nhiên, cảnh vật nơi đây còn ấm áp và mang màu sắc lịch sử. Theo như tấm bia ghi ở trước cửa miếu Vua Bà, thì nơi đây xưa kia là một bến đò rừng, bên cạnh cây quếch trên bến đò có một bà bán hàng nước phục vụ khách qua sông.
Vào khoảng đầu năm Mậu Tý năm 1288, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã đến bến đò này nghiên cứu địa hình, chuẩn bị thế trận tiêu diệt đạo thủy binh quân xâm lược Nguyên – Mông. Tại đây, Hưng Đạo vương đã được bà bán hàng nước thưa tỉ mỉ, chính xác lịch con nước và địa thế dòng sông, giúp bố trí trận địa cọc và chọn thời điểm quyết chiến. Chiến trận Bạch Đằng đại thắng, Hưng Đạo vương trở lại bến đò tìm bà để tạ ơn, nhưng không thấy, chỉ thấy đống mối đùn lên rất to nơi bà ngồi. Cảm kích trước tấm lòng yêu nước của bà, Hưng Đạo vương đã tâu với vua Trần phong bà làm “Vua Bà” và cho lập miếu thờ tại nơi bà bán hàng bên gốc cây quếch này. Ngày trước, miếu Vua Bà có quy mô rất nhỏ. Sau này, được xây dựng lại khang trang to đẹp hơn.
Ông Ngô Đình Dũng, Phó Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Quảng Yên, cho biết: “Miếu Vua Bà được trùng tu xây dựng lại năm 2001. Miếu quay mặt về hướng Tây, gồm bái đường và hậu cung. Phía ngoài, trước nhà bái đường có một bàn thờ bằng đá chạm rồng miệng ngậm chữ “thọ”. Trên mặt bàn thờ là một lư hương lớn bằng đá chạm khắc lưỡng long chầu nguyệt, hai bên khắc hoa văn hình sóng nước, bên cạnh có ống cắm hương lớn bằng đồng. Bái đường có diện tích khoảng 80m2, trang trí đơn giản đầu đao góc mái và đầu kìm ngậm bờ nóc, nhà gồm ba gian hai chái. Hai chái trổ cửa sổ tròn lỗ hoa, ba gian giữa có cửa thượng song hạ bản. Gian giữa bái đường có tượng Tam tòa Thánh Mẫu, đặt một bát hương cộng đồng lớn. Gian phải thờ Chầu Cô gồm ba bức tượng. Hậu cung của miếu có diện tích khoảng 30m2, trong hậu cung có một bệ thờ bằng đá cao 119cm, dài 231cm, rộng 110cm. Trên bệ thờ đặt khám thờ Vua Bà”.
Bà Nguyễn Thị Nét, người trông nom miếu Vua Bà cho biết: “Miếu Vua Bà là nơi được nhân dân đến tham quan nhiều. Đặc biệt là những ngày tháng 3 âm lịch, gắn liền với tục thờ mẫu ở Việt Nam. Cho đến nay, chưa thấy tư liệu nào ghi rõ, cụ thể bà cụ bán hàng nước năm xưa ở bến đò cổ, giúp Hưng Đạo vương dẹp giặc Nguyên - Mông tên, tuổi và nhà ở đâu? Nhưng trong tâm thức của mỗi du khách đều coi bà bán hàng nước đó là một vị thần, đã hóa thân thành một bà lão hiền từ, bán hàng nước bên bến đò, giúp quân dân đánh giặc. Sau khi mất, bà được vua Trần phong làm “Vua Bà”, chuẩn y phụng thờ”.
Năm 1995, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về tham quan di tích lịch sử Bạch Đằng, sau đó đến miếu Vua Bà, Đại tướng có nói: “Sáng kiến của một người dân bình thường cũng có thể làm nên sự nghiệp lớn. Hưng Đạo đại vương đã chắt chiu sáng kiến của nhân dân để làm nên sự nghiệp lớn cho dân tộc”. Câu nói của Đại tướng đã khắc sâu thêm ý chí, tình đoàn kết của muôn người dân Việt trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Đến thăm miếu Vua Bà, du khách còn ngỡ ngàng trước khung cảnh cây quếch cổ, có tuổi đời hơn 700 năm. Trải qua bao thăng trầm của thời cuộc, cây quếch vẫn tồn tại. Cũng theo bà Nết, cây quếch cao khoảng 25m, hoa màu trắng, có quả nhưng quả không ăn được. Có thời gian cây bị mục ở giữa, một số nhà khoa học đã đến nghiên cứu và bảo vệ cây quếch này. Có thể nói, cây quếch nơi bà bán hàng nước năm xưa giúp Hưng Đạo vương đánh giặc giành thắng lợi không chỉ có ý nghĩa về lịch sử truyền thống dân tộc, mà còn có ý nghĩa cả về mặt sinh học, du lịch.
Chị Nguyễn Thị Trà My, du khách ở phường Quảng Yên chia sẻ: “Tôi đến miếu Vua Bà rất nhiều lần. Mỗi lần đến chiêm bái, vãn cảnh miếu và thăm bến đò cổ, tôi lại có một cảm giác khác nhau. Du khách nhiều nơi cũng rất thích đến đây chiêm bái”. Vua Bà là hình tượng tiêu biểu của nhân dân vùng sông nước Bạch Đằng cùng tham gia với vua và quân nhà Trần làm nên chiến thắng Bạch Đằng ngày mùng 8 tháng 3 năm Mậu Tý (1288), đồng thời là biểu tượng của tình đoàn kết quân dân gắn bó trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Nguyên - Mông. Vua Bà là một minh chứng cho tư tưởng quân sự của Trần Hưng Đạo về việc lấy dân làm gốc và thế trận quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
Hiện tại, miếu Vua Bà nằm trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt. Một số năm gần đây, đã có nhiều đoàn khách nước ngoài tới tham quan. Nếu muốn du khách sẽ được thưởng thức các nghệ nhân biểu diễn nghệ thuật “Ba giá đồng” trong miếu. Hy vọng, trong tương lai, miếu Vua Bà sẽ là một trong những di tích lịch sử tạo điểm nhấn cho du lịch Quảng Yên, Quảng Ninh trong những năm tiếp theo.
1. Tên di tích: Đền thờ Trần Hưng Đạo.
thuyết minh về đền mẫu hưng yên (hộ mik vs) sắp kt rồi
Bạn tham khảo :
Tọa lạc tại đường Bãi Sậy, phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên – đền Mẫu (hay còn được gọi là Hoa Dương Linh Từ) là một trong những nơi thờ cúng linh thiêng của tỉnh Hưng Yên, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách thập phương. Đây là ngôi đền độc nhất vô nhị nằm trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt phố Hiến, một di tích lịch sử không chỉ đẹp về địa thế, kiến trúc, cảnh quan mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo của Phố Hiến xưa.
Đền Mẫu toạ lạc trên một vùng đất rộng gần 3000m2, phía trước là hồ bán nguyệt, xa hơn một chút là con đê sông Hồng. Đền thờ bà Dương Quý Phi của triều Tống Trung Hoa, đây là điểm khác biệt hiếm thấy trong các ngôi đền cổ của người Việt. Trong cuốn “Đại Nam nhất thống chí” có ghi lại Đền Mẫu được khởi dựng vào thời Trần Nhân Tông, năm 1279. Tuy đã qua các thời kì tu sửa nhưng khi đến Đền Mẫu, du khách vẫn được hưởng trọn vẹn vẻ lâu đời, cổ kính còn vương lại trên từng viên gạch, mái chùa hay những pho tượng.
Bước qua cánh cổng chùa, khách đến chiêm bái như bước vào không gian của cõi Phật - Thánh với khói nhang phảng phất, cảnh sắc thanh bình và tiếng chim muông líu lo. Ngay trước sân Đền là tán cây cổ thụ rủ bóng um tùm quanh Đền, càng tăng thêm vẻ trang nghiêm, u tịch. Hướng dẫn viên Nguyễn Thị Liên giới thiệu: "Tại khoảng sân là sự hội tụ độc đáo của 3 thân cây: cây đa, cây xanh, cây si. 3 thân cây có cách đây khoảng 800 năm tuổi. 3 thân cây này mọc chồng lên nhau. Các nhà khoa học nói rằng cây cổ thụ ở đồng bằng Bắc bộ rất nhiều nhưng cây cổ thụ quý hiếm như ở Đền Mẫu thì không ở đâu có. Các rễ cây mọc ra tạo thành thế kiềng ba chân rất vững chắc như bàn tay của Mẫu giơ tay ra để đón các con về."Nghi môn của Đền được xây dựng khá đẹp, kiến trúc kiểu chồng diêm hai tầng tám mái, cửa xây vòm cuốn, có một cửa chính và hai cửa phụ. Trên vòm cuốn có bức đại tự ghi kiểu chữ Triện: “Dương Thiên Hậu - Tống Triều” và bức đại tự được ghép bằng các mảnh gốm lam, nét điển hình của kiến trúc thời Nguyễn, theo chữ Hán: “Thiên Hạ mẫu nghi”
Qua sân Đền là tới toà tiền tế với 3 gian, kiến trúc 2 tầng 8 mái; mái uốn cong mềm mại kiểu rồng chầu; lợp ngói vẩy rồng; chính diện đắp lưỡng long chầu nguyệt, mang đậm nét kiến trúc thuần Việt. Hai bên đại bái là điện Lưu Ly và cung Quảng Hàn. Chị Nguyễn Thị Liên cho biết: "Tại trung tâm tòa Tiền tế của Đền Mẫu, bên trên có bức châm viết bằng chữ vàng của Tiến sỹ Chu Mạnh Trinh được viết năm 1896. Bức châm ca ngợi cảnh đẹp của ngôi Đền và tấm lòng trinh tiết của Thánh Mẫu. Cũng tại gian tiền tế có đặt cỗ kiệu bát cống mang nét điêu khắc thời Hậu Lê. Các đường nét chạm khắc trên kiệu rất tinh xảo. Đây là kiệu ngồi, hay còn được gọi là kiệu Rồng. Tại tòa trung từ có cỗ kiệu thất cống, có 7 tay đòn, là kiệu nằm, còn được gọi là kiệu Phượng."
Kiệu võng, long đình, long sàng, long đại có niên đại thế kỷ 18 - 19 và 15 đạo sắc phong từ triều Lê đến triều Nguyễn, cùng nhiều bức hoành phi, câu đối, đại tự ca ngợi sự trinh tiết và lòng trung thành của Dương Quý phi.Đi qua tòa tiền tế là vào tới Hậu cung, nơi đặt tượng thờ Dương Quý Phi với nét mặt đôn hậu, cùng 2 người hầu là Kim Thị và Liễu Thị, có niên đại từ thế kỷ 17-18. Tất cả đều được sơn son thếp vàng. Tại gian thờ này, dưới ánh sáng mờ ảo của điện nến, trong làn khói hương lan toả, khách tới chiêm bái có thể cảm nhận một không khí tĩnh lặng và linh thiêng của chốn thâm cung.
Du khách thập phương truyền tai nhau rằng khi đến Đền Mẫu xin duyên được duyên, xin điều lành thì ai nấy đều bình an, sức khỏe, công việc làm ăn đều thuận lợi. Đến lễ tại Đền Mẫu, ai cũng phải mang theo cái “tâm” trong sáng, hướng thiện, chớ tham lam, vị kỉ. Anh Dương Xuân Hưng, du khách đến từ Hải Phòng, chia sẻ: "Nhiều lần đi qua đây tôi cũng đều ghé thăm để thắp hương lên đức Thánh Mẫu. Sau khi hành lễ cảm thấy tâm trạng rất thoải mái, nhẹ nhàng. Đền có lối kiến trúc đẹp, bố cục và quanh cảnh của đền rất đẹp."
Hàng năm, lễ hội Đền Mẫu ở Hưng Yên được tổ chức từ ngày 10 đến 15 tháng 3 âm lịch, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và du khách thập phương về tham dự, chiêm bái, cầu mong những điều tốt lành, hạnh phúc. Phần tế lễ diễn ra long trọng với phần rước kiệu, còn phần hội có các trò chơi giân dan, hát chầu văn. Bà Đinh Thị Liên, Ban Quản lý Đền Mẫu, cho biết: "Ngày 10 là khai hội, ngày 12 là ngày rước mẫu từ đền mẫu đi quanh phố và đến đình Hiến và ngược lại. Lễ rước gọi là rước du. Kiệu của Mẫu đi đến đâu thì nhân dân sẽ lập bàn và dâng hoa quả, các đền tổ chức nghênh đón mỗi khi Mẫu đi qua. Ngày 13 là ngày giỗ Mẫu, ngày 15 là ngày lễ tạ, rước Mẫu từ kiệu vào Hậu cung. Ngày 14 tháng 7 âm lịch cũng là ngày trọng đại của Đền. Hôm đó là ngày mộc dục, tức là ngày thay áo cho Mẫu, cũng là ngày tiệc lớn của Đền."
Đền Mẫu hiện là điểm du lịch văn hoá tâm linh, không chỉ của người dân Hưng Yên, mà còn thu hút đông đảo du khách thập phương đến hành hương chiêm bái cầu phúc, cầu lộc, cầu tài... Không chỉ vào chính hội, mà vào những ngày rằm, mồng 1 âm lịch hàng tháng lượng người đến thắp hương lễ bái và tham quan cũng rất đông.
Thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử của địa phương (thuộc tỉnh Hưng Yên)
làm bài thuyết minh về văn miếu Trấn Biên
Văn Miếu Trấn Biên, Ðồng Nai được xem như "Quốc Tử Giám" của Nam Bộ. Ðây chính là biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của người Việt phương nam. Văn Miếu là nơi thờ phụng các danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước và là biểu trưng của nền văn hóa dân tộc. Văn Miếu Trấn Biên ở Ðồng Nai là sự tiếp nối truyền thống của Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Thăng Long (Văn Miếu đầu tiên của nước ta, được xây dựng năm 1070) và là biểu tượng cho tinh thần hiếu học - trọng người tài. Văn Miếu Trấn Biên sừng sững uy nghi tọa lạc trên diện tích rộng 20 nghìn m2 tại phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai.
Theo sách "Ðại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn, tuy ra đời sau Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thăng Long - Hà Nội hơn 700 năm, nhưng Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng sớm nhất ở miền nam, trước các Văn Miếu ở Vĩnh Long, Gia Ðịnh và ở kinh đô Huế. Văn Miếu Trấn Biên là nơi không chỉ thờ Khổng Tử mà còn thờ phụng các bậc vĩ nhân, danh nhân văn hóa, giáo dục của đất nước.
Văn Miếu Trấn Biên được trùng tu năm 1794. Ðích thân chúa Nguyễn đến đây dâng lễ vào mùa xuân và mùa thu hằng năm. Từ năm 1802, vua nhà Nguyễn ủy nhiệm quan Tổng trấn thành Gia Ðịnh, quan tổng trấn Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ hằng năm thay nhà Vua. Thời đó, bên cạnh Văn Miếu Trấn Biên là trường học của tỉnh Biên Hòa. Gắn liền với Văn Miếu Trấn Biên là một nền giáo dục phát triển, đã sinh ra những danh nhân làm rạng rỡ miền đất phương nam như Võ Trường Toản, Trịnh Hoài Ðức, Nguyễn Ðình Chiểu, Ngô Nhân Tịnh và Lê Quang Ðịnh.
Khi quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa vào năm 1861, chúng đã tàn phá hoàn toàn Văn Miếu Trấn Biên nhằm dập tắt tinh thần yêu nước của người dân Nam Bộ. Văn Miếu Trấn Biên đã bị hủy hoại sau 146 năm tồn tại.
Gần đây, Văn Miếu Trấn Biên đã được xây dựng lại trên nền đất cũ. Nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly mầu xanh ngọc bằng gốm tráng men, những lầu bia uy nghi tráng lệ. Từ cổng vào lần lượt là nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, nhà bia thứ hai và nhà thờ chính. Bia Tiến sĩ được khắc bằng đá xanh với dòng chữ lớn đầu tiên "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia".
Nhà thờ chính xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, nền lát gạch tàu, có bàn thờ Bác Hồ ở gian giữa, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương. Trong gian thờ này đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc.
Trong Văn Miếu Trấn Biên còn có các bàn thờ đức Khổng Tử, bàn thờ Quốc tổ và Lịch đại đế vương. Gian bên trái thờ các danh nhân Chu Văn An, Nguyễn Trãi và Lê Quý Ðôn. Gian bên phải thờ Võ Trường Toản, Ðặng Ðức Thuật và ba vị được tôn xưng là "Gia Ðịnh tam kiệt": Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Ðịnh.
Phía trước hai bên nhà thờ chính còn có hai ngôi miếu, miếu bên trái thờ Tiên sư, miếu bên phải thờ Tiền hiền - Hậu hiền.
Hiện nay, du khách đến thăm Văn Miếu Trấn Biên ngày càng đông do phong cảnh rộng thoáng, với vẻ đẹp vừa cổ kính vừa trang nhã. Văn Miếu là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa-giáo dục xưa và nay của dân tộc và của đất Ðồng Nai. Nơi đây còn rất gần với khu du lịch văn hóa Bửu Long.
Tại Văn Miếu Trấn Biên thường tổ chức các lễ viếng các bậc tiền nhân, các lễ báo công, tuyên dương tài năng trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục, các hoạt động mang tính văn hóa dân gian như lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, thả thuyền trên hồ... Văn Miếu Trấn Biên là nơi đón nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế khi đến thăm Ðồng Nai.
Văn Miếu Trấn Biên, Ðồng Nai được xem như "Quốc Tử Giám" của Nam Bộ. Ðây chính là biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của người Việt phương nam. Văn Miếu là nơi thờ phụng các danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước và là biểu trưng của nền văn hóa dân tộc. Văn Miếu Trấn Biên ở Ðồng Nai là sự tiếp nối truyền thống của Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Thăng Long (Văn Miếu đầu tiên của nước ta, được xây dựng năm 1070) và là biểu tượng cho tinh thần hiếu học - trọng người tài. Văn Miếu Trấn Biên sừng sững uy nghi tọa lạc trên diện tích rộng 20 nghìn m2 tại phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai.
Theo sách "Ðại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn, tuy ra đời sau Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thăng Long - Hà Nội hơn 700 năm, nhưng Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng sớm nhất ở miền nam, trước các Văn Miếu ở Vĩnh Long, Gia Ðịnh và ở kinh đô Huế. Văn Miếu Trấn Biên là nơi không chỉ thờ Khổng Tử mà còn thờ phụng các bậc vĩ nhân, danh nhân văn hóa, giáo dục của đất nước.
Văn Miếu Trấn Biên được trùng tu năm 1794. Ðích thân chúa Nguyễn đến đây dâng lễ vào mùa xuân và mùa thu hằng năm. Từ năm 1802, vua nhà Nguyễn ủy nhiệm quan Tổng trấn thành Gia Ðịnh, quan tổng trấn Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ hằng năm thay nhà Vua. Thời đó, bên cạnh Văn Miếu Trấn Biên là trường học của tỉnh Biên Hòa. Gắn liền với Văn Miếu Trấn Biên là một nền giáo dục phát triển, đã sinh ra những danh nhân làm rạng rỡ miền đất phương nam như Võ Trường Toản, Trịnh Hoài Ðức, Nguyễn Ðình Chiểu, Ngô Nhân Tịnh và Lê Quang Ðịnh.
Khi quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa vào năm 1861, chúng đã tàn phá hoàn toàn Văn Miếu Trấn Biên nhằm dập tắt tinh thần yêu nước của người dân Nam Bộ. Văn Miếu Trấn Biên đã bị hủy hoại sau 146 năm tồn tại.
Gần đây, Văn Miếu Trấn Biên đã được xây dựng lại trên nền đất cũ. Nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly mầu xanh ngọc bằng gốm tráng men, những lầu bia uy nghi tráng lệ. Từ cổng vào lần lượt là nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, nhà bia thứ hai và nhà thờ chính. Bia Tiến sĩ được khắc bằng đá xanh với dòng chữ lớn đầu tiên "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia".
Nhà thờ chính xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, nền lát gạch tàu, có bàn thờ Bác Hồ ở gian giữa, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương. Trong gian thờ này đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc.
Trong Văn Miếu Trấn Biên còn có các bàn thờ đức Khổng Tử, bàn thờ Quốc tổ và Lịch đại đế vương. Gian bên trái thờ các danh nhân Chu Văn An, Nguyễn Trãi và Lê Quý Ðôn. Gian bên phải thờ Võ Trường Toản, Ðặng Ðức Thuật và ba vị được tôn xưng là "Gia Ðịnh tam kiệt": Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Ðịnh.
Phía trước hai bên nhà thờ chính còn có hai ngôi miếu, miếu bên trái thờ Tiên sư, miếu bên phải thờ Tiền hiền - Hậu hiền.
Hiện nay, du khách đến thăm Văn Miếu Trấn Biên ngày càng đông do phong cảnh rộng thoáng, với vẻ đẹp vừa cổ kính vừa trang nhã. Văn Miếu là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa-giáo dục xưa và nay của dân tộc và của đất Ðồng Nai. Nơi đây còn rất gần với khu du lịch văn hóa Bửu Long.
Tại Văn Miếu Trấn Biên thường tổ chức các lễ viếng các bậc tiền nhân, các lễ báo công, tuyên dương tài năng trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục, các hoạt động mang tính văn hóa dân gian như lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, thả thuyền trên hồ... Văn Miếu Trấn Biên là nơi đón nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế khi đến thăm Ðồng Nai.
Văn Miếu Trấn Biên, Ðồng Nai được xem như "Quốc Tử Giám" của Nam Bộ. Ðây chính là biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của người Việt phương nam. Văn Miếu là nơi thờ phụng các danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước và là biểu trưng của nền văn hóa dân tộc. Văn Miếu Trấn Biên ở Ðồng Nai là sự tiếp nối truyền thống của Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Thăng Long (Văn Miếu đầu tiên của nước ta, được xây dựng năm 1070) và là biểu tượng cho tinh thần hiếu học - trọng người tài. Văn Miếu Trấn Biên sừng sững uy nghi tọa lạc trên diện tích rộng 20 nghìn m2 tại phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai.
Theo sách "Ðại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn, tuy ra đời sau Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thăng Long - Hà Nội hơn 700 năm, nhưng Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng sớm nhất ở miền nam, trước các Văn Miếu ở Vĩnh Long, Gia Ðịnh và ở kinh đô Huế. Văn Miếu Trấn Biên là nơi không chỉ thờ Khổng Tử mà còn thờ phụng các bậc vĩ nhân, danh nhân văn hóa, giáo dục của đất nước.
Văn Miếu Trấn Biên được trùng tu năm 1794. Ðích thân chúa Nguyễn đến đây dâng lễ vào mùa xuân và mùa thu hằng năm. Từ năm 1802, vua nhà Nguyễn ủy nhiệm quan Tổng trấn thành Gia Ðịnh, quan tổng trấn Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ hằng năm thay nhà Vua. Thời đó, bên cạnh Văn Miếu Trấn Biên là trường học của tỉnh Biên Hòa. Gắn liền với Văn Miếu Trấn Biên là một nền giáo dục phát triển, đã sinh ra những danh nhân làm rạng rỡ miền đất phương nam như Võ Trường Toản, Trịnh Hoài Ðức, Nguyễn Ðình Chiểu, Ngô Nhân Tịnh và Lê Quang Ðịnh.
Khi quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa vào năm 1861, chúng đã tàn phá hoàn toàn Văn Miếu Trấn Biên nhằm dập tắt tinh thần yêu nước của người dân Nam Bộ. Văn Miếu Trấn Biên đã bị hủy hoại sau 146 năm tồn tại.
Gần đây, Văn Miếu Trấn Biên đã được xây dựng lại trên nền đất cũ. Nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly mầu xanh ngọc bằng gốm tráng men, những lầu bia uy nghi tráng lệ. Từ cổng vào lần lượt là nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, nhà bia thứ hai và nhà thờ chính. Bia Tiến sĩ được khắc bằng đá xanh với dòng chữ lớn đầu tiên "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia".
Nhà thờ chính xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, nền lát gạch tàu, có bàn thờ Bác Hồ ở gian giữa, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương. Trong gian thờ này đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc.
Trong Văn Miếu Trấn Biên còn có các bàn thờ đức Khổng Tử, bàn thờ Quốc tổ và Lịch đại đế vương. Gian bên trái thờ các danh nhân Chu Văn An, Nguyễn Trãi và Lê Quý Ðôn. Gian bên phải thờ Võ Trường Toản, Ðặng Ðức Thuật và ba vị được tôn xưng là "Gia Ðịnh tam kiệt": Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Ðịnh.
Phía trước hai bên nhà thờ chính còn có hai ngôi miếu, miếu bên trái thờ Tiên sư, miếu bên phải thờ Tiền hiền - Hậu hiền.
Hiện nay, du khách đến thăm Văn Miếu Trấn Biên ngày càng đông do phong cảnh rộng thoáng, với vẻ đẹp vừa cổ kính vừa trang nhã. Văn Miếu là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa-giáo dục xưa và nay của dân tộc và của đất Ðồng Nai. Nơi đây còn rất gần với khu du lịch văn hóa Bửu Long.
Tại Văn Miếu Trấn Biên thường tổ chức các lễ viếng các bậc tiền nhân, các lễ báo công, tuyên dương tài năng trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục, các hoạt động mang tính văn hóa dân gian như lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, thả thuyền trên hồ... Văn Miếu Trấn Biên là nơi đón nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế khi đến thăm Ðồng Nai.