Những câu hỏi liên quan
NM
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DC
12 tháng 9 2017 lúc 8:34

Chọn ý c “Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ ấy trong cuộc sống.” để viết đoạn văn:

Bài viết :

Thất bại nào cũng sẽ cho chúng ta những bài học quý giá. Đôi lúc, trong cuộc sống chúng ta gặp phải những thất bại: một bài kiểm tra chưa đạt điểm 10, một kì thi không giành được giải thưởng, một món ăn bạn nấu không ngon… Tất cả những điều đó khiến chúng ta buồn lòng, chán nản và muốn buông xuôi. Nhưng sau mỗi lần vấp ngã, thay vì buồn bã, bạn hãy dành thời gian để tĩnh tâm và suy nghĩ về nguyên nhân của thất bại đó. Có thể bạn đã làm sai hoặc chưa thật sự cố gắng, cũng có thể do một nguyên nhân khách quan nào khác. Việc phân tích những nguyên nhân sẽ giúp bạn rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân, để lần sau không phạm phải sai lầm.

=> Đoạn văn trên sử dụng câu chủ đề đứng đầu đoạn. Các ý trong đoạn văn được triển khai bằng phép diễn dịch.

Bình luận (0)
VM
Xem chi tiết
BT
17 tháng 3 2017 lúc 0:27

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại?
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần

Tôi không nhớ câu thơ, lời hát do ai viết. Song, đúng là một triết lí tuyệt vời bởi nó nói đúng với chúng ta những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tranh khỏi đôi lần thất bại đắng cay. Song, chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính thì thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: "Thất bại là mẹ thành công".

Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến mẹ chăng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt từ các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến.

Ta hiểu như thế vì cái lí, cái tình đều đúng. Ta hiểu như thế còn bởi tấm gương của các bậc tiền bối chính là kim chỉ nam cho ta noi theo. Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người "có công mài sắt, có ngày nên kim", như ông Đoàn Tử Quang - một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

Ngày nay, cũng rất nhiều anh, chị học lớp 12 rất giỏi, song đi thi đại học không phải đỗ ngay. Có thể năm sau, năm sau nữa mới đỗ. Nhưng các anh, các chị cũng luôn luôn học tập với tinh thần thất bại là mẹ thành công để quyết chí đỗ đạt thành tài.

Lại nói chuyện xa hơn, trên thế giới, tấm gương của các thiên tài như, ông Ê-đi-xơn nhà vật lí nổi tiếng thế giới đã phải thất bại một nghìn lần trong thí nghiệm, mới tìm ra được chất dùng làm dây tóc bóng đèn đấy. Nếu không có một nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người? Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời - một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục!

Thật giản dị, các bạn à! Trong lớp các bạn có những học sinh kém: có thể đã vài ba lần bị điểm yếu khi trả bài kiểm tra. Hãy nhắc bạn ấy rút kinh nghiệm ngay từ những người mẹ thất bại ấy. Thế nào bạn ấy sẽ học giỏi lên đấy!

Trường tôi có nhiều bạn đã thực hiện được phần nào ý nghĩa của câu tục ngữ: Cụ thể bạn Trần Thị Thu Lan lớp tôi học yếu văn. Do đúc rút kinh nghiệm và say mê học hỏi nên lên lớp bạn đã là học sinh giỏi văn của trường, đạt giải nhì cấp quận trong kì thi học sinh giỏi cách đây ba năm và giải ba cuộc thì viết thư UPU Quốc tế lần thứ 30 của Hà Nội năm ấy. Bây giờ bạn đang học ở một lớp chuyên văn tại trường THPT Chu Văn An. Bạn ấy đã viết thiệp mừng gửi về Trường nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 (cùng với các học sinh giỏi văn như Lê Na, Phương Liên):

Chúng con cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp chúng con đạt thành công từ những lần thất bại ban đầu, để ngày hôm nay, chúng con yêu văn đến thế...

Hãy xem lại việc học của mình nhé và đừng nản lòng. Hãy xem kĩ lại công trình học tập thất bại để rút ra những kinh nghiệm đi đến thành công. Đừng bao giờ nghĩ rằng: mãi mãi mình là người học kém, mãi mãi mình là người thất bại! Hãy vững vàng bạn nhé, vì bên ta câu tục ngữ của cha ông ta luôn nhắc nhở, động viên: thất bại là mẹ thành công đó, hỡi các bạn!

Bình luận (0)
YN
Xem chi tiết
GG
23 tháng 3 2022 lúc 22:07

Những nét chính trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

- Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

+ Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.

+ Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

- Diễn biến: 3 giai đoạn

+ Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.

+ Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.

+ Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.

Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.

- Nguyên nhân thất bại:

+ Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch

+ Phong trào mang tính chất tự phát, chưa có sự liên két với các phong trào yêu nước khác cùng thời.

- Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:

- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.

- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.

- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...

- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.

Bình luận (0)
CB
Xem chi tiết
LP
1 tháng 4 2017 lúc 14:05

Gợi ý phần thân bai:

1. Giải thích câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
* Nghĩa đen
- Thất bại là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn.
- Thành công là đạt dược những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.
- Mẹ: mẹ là người đã sinh ra, đã tạo nên con, vậy để có những thành công cần phải có thất bại.
* Nghĩa bóng câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
Mỗi người chúng ta ai cũng từng trải qua thất bại một lần. vượt qua thất bại như thế nào mới là cách tốt, nhưng thất bại thường có hai loại người và hai phản ứng khác nhau:
- Có người bỏ cuộc như một con chim trúng tên thì tất yếu phải sợ cung
- Có những người quyết tâm để đạt được thành công. Khi thất bại họ đem vấn đề ra mổ xẻ, phân tích, tìm nguyên nhân để tiếp tục công việc của mình. Và đó là những người có những kinh nghiệm lớn, thành công lớn.
2. Tại sao “ thất bại là mẹ thành công”?
- Sự mâu thuẫn của câu nói, “ thành công” hoàn toàn trái ngược với “ thất bại”.
- Nguyên nhân: vì sau khi mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công.
3. Tác động của thất bại
- Đối với người dễ nản chí
- Đối với người có ý chí
- Dẫn chứng:
+ lúc nhỏ ta tập xe, sau mỗi lần té đau là ta sẽ biết đi
+ nhà bác học Edison đã thất bại hang ngàn lần trước khi ông sang tạo ra chiếc bóng đèn.

Bình luận (0)
ND
2 tháng 4 2017 lúc 10:15

GỢI Ý

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
Trong cuộc sống mỗi chúng ta có ai chưa từng thất bại. những thất bạn dù nhỏ hay lớn đều có một tác động rất lớn đến mỗi con người. có người đã không thể tự đứng lên sau vấp ngã. Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ phải bỏ cuộc, thất bạn là gi mà đã làm bao người chán nản. vậy để có những thành công đó hay vượt qua những thất bại ấy ta phải làm những gi?. Để khuyên chúng ta có động lực sau những lần thất bại để có được những thành công ông bà ta đã có câu “ thất bại là mẹ thành công”. Chúng ta cùng đi tìm hiểu câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
* Nghĩa đen

- Thất bại là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn.
- Thành công là đạt dược những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.
- Mẹ: mẹ là người đã sinh ra, đã tạo nên con, vậy để có những thành công cần phải có thất bại.
* Nghĩa bóng câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
Mỗi người chúng ta ai cũng từng trải qua thất bại một lần. vượt qua thất bại như thế nào mới là cách tốt, nhưng thất bại thường có hai loại người và hai phản ứng khác nhau:
- Có người bỏ cuộc như một con chim trúng tên thì tất yếu phải sợ cung
- Có những người quyết tâm để đạt được thành công. Khi thất bại họ đem vấn đề ra mổ xẻ, phân tích, tìm nguyên nhân để tiếp tục công việc của mình. Và đó là những người có những kinh nghiệm lớn, thành công lớn.
2. Tại sao “ thất bại là mẹ thành công”?
- Sự mâu thuẫn của câu nói, “ thành công” hoàn toàn trái ngược với “ thất bại”.
- Nguyên nhân: vì sau khi mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công.
3. Tác động của thất bại
- Đối với người dễ nản chí
- Đối với người có ý chí
- Dẫn chứng:
+ lúc nhỏ ta tập xe, sau mỗi lần té đau là ta sẽ biết đi
+ nhà bác học Edison đã thất bại hang ngàn lần trước khi ông sang tạo ra chiếc bóng đèn.

III. Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Từ những phân tích rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Bình luận (0)
TP
2 tháng 4 2017 lúc 18:12

1/ Mở bài:
- Nêu sự thàh công ko fải dễ dàg và thg fải trải wa nhìu lần thất bại.
- Trích dẫn câu tục ngữ.
2/ Thân bài:
a/ Giải thích nghĩa của câu tục ngữ:
- Thất bại là j?
- Thất bại là ko đạt đc kết quả, mục đích như mìh mog mún, như mọi dự địh.
- Thàh côg là j?
- Thàh côg là sự trái ngc với thất bại, nghĩa là nhữg thành quả mà mình đạt đc.
- Câu tục ngữ mún khẳg địh có thất bại mới có thàh côg và ko có sự thàh côg nào mà ko fải trải qua nhữg khó khăn, thất bại nhất địh.
b/ Giải thích cơ sở chân lí của câu tục ngữ:
- Thất bại là cơ sở, là người mẹ để sản sih ra thàh côg bởi lẽ ko fải bất cứ côg việc j khi bắt tay vào làm cũg thu hái đc thàh côg ngay mà fải trải qua nhữg lần thất bại nhất địh. Mỗi lần gặp thất bại là 1 lần để chúg ta tìm hiểu nguyên nhân. Tìm ra đc hg khắc fục hữu hiệu hơn cho việc thực hiện nhữg lần sau.
- Để đạt đc nhữg kết quả thì fải trải qua nhữg lần vấp váp, thất bại đầu tiên để đạt đc nhữg kết quả bởi thế người xưa nói "Vạn sự khởi đầu nan".
- Càg trải qua nhìu lần thất bại thì con người càg có thêm kih nghiệm thf càg nhah chóg đi đến thàh côg. Nhà thơ Tố Hữu cũg đã từg nói "Ai chiến thắg mà ko hề thất bại. Ai nên khôn mà chẳg dại đôi lần"
c/ Dẫn chứg thực tế về những người nổi tiếg hay trên thế jới: (Bài đừng sợ vấp ngã/ 44, SGK ngữ văn lớp 7)
d/ Giải thích cơ sở vận dụg:
- Trc nhữg lần thất bại ta ko đc nản lòg, ko đc bi quan, chán nản mà fải có ý chí, nghị lực để vượt lên mọi khó khăn, quyết tâm đạt đến thàh côg.
- Trc nhữg thất bại, ta fải lạc quan, fải xem đó là bài học quý báu để lần sau làm việc có kih nghiệm, có sự thận trọg hơn trog việc làm của mìh.
- Mỗi người cần fải có sự chuẩn bị tốt, chu đáo hơn, cần fải nhìn thẳg vào sai trái của mìh một cách nghiêm túc, thẳg thắn, ko bảo thủ, ko che đậy, lấp liếm. Có ý thức tìm ra nguyên nhân để có hg fát triển tốt hơn.
- Đối với hs, hiểu đc ý nghĩa GD của câu tục ngữ để rèn luyện đức tíh kiên trì, 1 sự quyết tâm khắc fục mọi khó khăn, vươn lên để đạt nhữg kết quả tốt đẹp trên con đg học vấn, ko nản lòg, mhụt chí trc mọi thất bại.
3/ Kết bài:
- Khẳg địh já trị kih nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sốg thực tiễn, khẳg địh já trị bền vữg của câu tục ngữ đối với mọi người.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
27 tháng 12 2023 lúc 11:11

Lập dàn ý cho bài nói về vấn đề: Điều em muốn chuẩn bị cho bước đường tương lai của mình.

- Mở bài: Giới thiệu về bước đường tương lai của mình và điều em muốn chuẩn bị.

- Thân bài:

+ Nêu điều em muốn chuẩn bị.

+ Nêu lý do em lại chuẩn bị những điều đó.

+ Trả lời câu hỏi: Em chuẩn bị như thế nào? Có ai giúp sức không?

+ Điều em mong chờ, hy vọng ở tương lai.

- Kết bài:

+ Trả lời câu hỏi: Em hy vọng ở bước đường tương lai như thế nào?

+ Thể hiện sự quyết tâm chuẩn bị và kêu gọi các bạn cùng chuẩn bị cho tương lai.

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
TP
21 tháng 9 2016 lúc 16:27

MB''Sống  trong bể ngọc kim cương

Không bằng sông giữa tình thương bạn bè''

Mỗi khi em nghe bài này long em lại nhớ đên một người bạn tất tốt của em.Hà là bạn của êm

TB:(tham khảo)

 Diệu Hà năm nay vừa tròn mười tuổi, cùng tuổi với em. Bạn có thân hình cân đối, khỏe mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn, mỗi khi có công việc gì cần thiết bạn đi một chốc là xong ngay. Khuôn mặt chữ điền, sống mũi không cao lắm nhưng rất hợp với khuôn mặt. Nước da trắng hồng làm cho gương mặt bạn thêm phần rạng rỡ, vầng trán cao, biểu lộ sự thông minh. Đôi mắt của bạn một mí rất sáng và đen, biểu lộ sự chân thật và ngay thẳng. Hằng ngày đến lớp Diệu Hà thường mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh, rất sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ luôn nổi bật trên cổ áo trắng, trông xinh xinh như cánh bướm.

   Diệu Hà luôn vui vẻ, hoà nhã với bạn bè, bạn luôn giúp đỡ những bạn học yêu trong lớp. Diệu Hà rất chăm học, ở trường cũng như ở nhà. Bạn giỏi đều các môn, xuất sắc nhất là môn Toán. Trong lớp, Diệu Hà luôn chăm chỉ nghe cô giáo giảng bài, chỗ nào chưa hiểu bạn xin cô giảng lại. Bạn làm tất cả các bài tập hôm nay và các bài tập chuẩn bị cho tiết học hôm sau. Vì thế trong lớp, Hà hay giơ tay phát biểu ý kiến. Diệu Hà được phân công làm lớp trưởng. Bạn tỏ ra rất gương mẫu, đi đầu về mọi mặt để làm gương cho các hạn trong lớp noi theo. Mỗi buổi có 15 phút truy bài đầu giờ, Hà đều dõi nhắc nhở các bạn. Hà muốn rằng trong lớp ai cũng học giỏi cả. Hà không những là người trò giỏi mà còn là người con ngoan vì ở Hà thường giúp mẹ nấu cơm, rửa chén, quét nhà. giật quần áo.

KB:

Tình bạn của chúng em là thế này.Mặc dù mới có quen nhau3 năm thôi mà chúng em rất quý mến nhau.Người bạn thân thương của em làm cho em nhớ mãi những năm tháng tuồi học trò thời thơ ấu. Hình ảnh của Hà đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên. Diệu Hà là tấm gương tốt để em và các bạn noi theo. Em sẽ gắng học thật tốt để xứng đáng là bạn thân của Diệu Hà.
 

 

 

Bình luận (1)
QL
Xem chi tiết
KT
16 tháng 9 2023 lúc 11:23

- Những cụm từ này xuất phát từ: Anh hùng xó bếp, Liệu cơm gắp mắm

- Trường hợp tương tự: Ăn quả nhớ kẻ chân mày

Bình luận (0)
DH
16 tháng 9 2023 lúc 11:25

STT

Cách nói hiện nay

 

Thành ngữ/ Tục ngữ

1

Thất bại vì ngại thành công

Thất bại là mẹ thành công

2

Liệu cơm không gắp nổi mắm

Liệu cơm gắp mắm

Trường hợp khác tương tự: 

- Quả táo nhãn lồng từ thành ngữ "quả báo nhãn tiền"

Bình luận (0)
LA
Xem chi tiết
H24
14 tháng 3 2021 lúc 21:52

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:

+ Thanh Hải là nhà thơ hiện đại Việt Nam trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

+ "Mùa xuân nho nhỏ" là một trong những bài thơ hay viết về mùa xuân, về khát vọng cống hiến cho đời của nhà thơ.

 

- Khái quát nội dung khổ thơ 4 và 5:

+ Hai khổ thơ 4 và 5 thể hiện rõ nhất ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc của tác giả.

b) Thân bài

* Khái quát về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được tác giả sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu, trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách.

- Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng, những tâm sự, suy ngẫm, mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của tác giả cho mùa xuân vĩ đại của đất nước.

* Phân tích khổ thơ thứ 4: Khát vọng hòa nhập, tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời

Ta làm con chim hót,

Ta làm một cành hoa.

Ta nhập vào hoà ca,

Một nốt trầm xao xuyến

- Điệp từ “ta làm” cùng với nhịp thơ dồn dập diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ:

+ muốn làm con chim hót : góp tiếng hót cho cuộc đời

+ muốn làm một cành hoa : góp chút sắc hương cho cuộc sống

 

-> Ước mong giản dị, đơn sơ để tô điểm cho vườn hoa mùa xuân muôn hương muôn sắc của đất nước.

+ một nốt trầm -> không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về.

- Đại từ “ta” dùng để khẳng định đó không chỉ là tâm niệm riêng của cá nhân nhà thơ mà còn là khát vọng chung của nhiều người.

-> Khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước, nguyện hi vinh cho sự phồn vinh của đất nước.

=> Đây là tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết.

* Phân tích khổ thơ thứ 5: Ước nguyện cống hiến chân thành không kể tuổi tác

"Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời"

- Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người, mỗi sự cống hiến -> Tác giả muốn góp chút công sức nhỏ bé của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.

- Từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc.

 

-> Lẽ sống cống hiến lặng lẽ, khiếm tốn của nhà thơ, âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến.

"Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc."

- Điệp ngữ “dù là” : thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người

- "tuổi hai mươi", "khi tóc bạc" : ầm thầm cống hiến bất kể khi tuổi trẻ hay lúc về già.

-> Lời hứa, lời tự nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước.

=> Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả.

* Đặc sắc nghệ thuật trong 2 khổ thơ:

- Sử dụng các từ láy, điệp từ hiệu quả

- Hình ảnh đẹp, giản dị

- Ngôn từ chính xác, tinh tế, gợi cảm

- So sánh và ẩn dụ sáng tạo

c) Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung của 2 khổ thơ.

- Cảm nhận của em về 2 khổ thơ.

Bình luận (0)
MN
14 tháng 3 2021 lúc 21:52

Tham khảo:

b,

I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lí tưởng sống của thanh niên, học sinh hiện nay.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Lí tưởng sống là gì?

+ Lí tưởng là mục đích sống cao đẹp.

+ Lí tưởng sống cao đẹp là lí tưởng sống vì mọi người.

+ Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam trong những giai đoạn cách mạng vừa qua là sống chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2. Bàn luận

- Vì sao con người cần sống có lí tưởng?

+ Có lí tưởng con người sẽ có hướng phấn đấu để vươn lên.

+ Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa; giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.

- Suy nghĩ về những tấm gương có lí tưởng sống cao đẹp.

+ Nêu những tấm gương sống theo lí tưởng cao đẹp:

Những chiến sĩ chiến đấu và hi sinh cho công cuộc cách mạng giành độc lập tự do cho dân tộc.
Những con người ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước.
=> Tuy biểu biện khác nhau nhưng họ đều là những người biết sống vì hạnh phúc của con người..

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Soi vào họ, tuổi trẻ hôm nay phải biết tìm cho mình lí tưởng sống cao đẹp và quyết tâm thực hiện đến cùng lí tưởng của đời mình.

+ Mỗi người phải sống hết mình với vị trí mà mình đang đứng, với công việc mình đang đảm đương.

+ Lối sống vị kỉ, cá nhân, mục đích sống tầm thường là điều không thể chấp nhận được.

III. Kết bài

- Nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống cao đẹp đối với mỗi học sinh, thanh niên ngày nay

- Liên hệ thực tế bản thân (đã/ đang/ sẽ làm gì để thực hiện lí tưởng sống của mình)

c, 

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay.

II. Thân bài:

a. Giải thích vấn đề nghị luận

- Cống hiến là gì?

- Thế hệ trẻ là tầng lớp nào?

b. Bàn luận về vấn đề nghị luận

- Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.

- Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.

- Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước.

- Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ,...).

c. Lật lại vấn đề

- Hiện tượng một số thanh niên đã xao nhãng, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân...).

- Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ.

III. Kết bài:

Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ đối với lối sống cống hiến.

Bình luận (0)