Những câu hỏi liên quan
DA
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
NN
23 tháng 2 2018 lúc 15:53



                “Thạch Đà quê hương yêu dấu” là một cuốn sách hay, được viết bởi chính những người con của Thạch Đà xa quê. Đọc “Thạch Đà quê hương yêu dấu”, chúng ta sẽ được trở về với miền quê Thạch Đàgiàu bản sắc văn hóa và truyền thống cách mạng trong dòng chảy chung của dân tộc, thấy được con người Thạch Đà hiền hòa, bình dị trong cuộc sống hàng ngày, nhưng cũng rất dũng cảm trong chiến đấu, năng động sáng tạo trong tiến trình hội nhập và phát triển đất nước. Để rồi, trong mỗi chúng ta ngày càng cảm thấy yêu quý và tự hào hơn về miền quê Thạch Đà yêu dấu.

              Với những tư liệu sinh động, phong phú và cách kể chuyện tự nhiên, với những ngôn từ giản dị, gần gũi, tôi tin tưởng rằng, cuốn sách sẽ là người bạn đồng hành thân thiết trong hành trang của mỗi người, gắn kết tình cảm và nâng bước cho những người con Thạch Đà xa quê tiếp tục đoàn kết, sáng tạo, vượt qua khó khăn, vươn lên giành những đỉnh cao mới trong công việc và cuộc sống; chung tay góp sức xây dựng quê hương Thạch Đà giàu mạnh. Đồng thời, đây cũng là món quà tinh thần nhỏ bé của những người con xa quê gửi về quê hương Thạch Đà yêu dấu.

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
TD
27 tháng 2 2023 lúc 20:01

Có cần mình giúp ko

 

 

Bình luận (0)
LN
Xem chi tiết
H24
27 tháng 3 2021 lúc 23:30

tham khảo

Đền Cửa Ông ở Quảng Ninh tọa lạc trên một ngọn núi thấp trông ra vịnh Bái Tử Long, có phong cảnh tuyệt đẹp, thuộc phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đền Cửa Ông cách Hà Nội Bao xa ? Đền có tên Cửa Ông cách thành phố du lịch Hạ Long hơn 40km về phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội 180 Km theo đường quốc lộ 18A. Đền Cửa Ông Quảng Ninh đã trở thành khu di tích thắng cảnh, nơi ghi dấu những giá trị lịch sử, văn hóa xưa, là điểm du lịch ấn tượng, thu hút du khách ghé thăm trong lịch trình du lịch Hà Nội đi Hạ Long. Trên các ngọn đồi là hình ảnh đền Cửa Ông ở Quảng Ninh trông như đan xen, hài hòa dưới những bóng cây cổ thụ, tạo nên cảnh tĩnh mịch, hùng tráng, hoa

Bình luận (0)
NP
Xem chi tiết
VH
19 tháng 2 2022 lúc 8:20

tk

Đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) thuộc xóm Thượng, làng (xã) Đình Bảng (nay là phường Đình Bảng), thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Đền Đô đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa-Thông tin cũ, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 25/01/1991

Nơi đây thờ 8 vị vua nhà Lý đó là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028); Lý Thái Tông (1028-1054); Lý Thánh Tông (1054-1072); Lý Nhân Tông (1072-1128); Lý Thần Tông (1128-1138); Lý Anh Tông (1138-1175); Lý Cao Tông (1175-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224).

Đền Đô được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ 1030 bởi Lý Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha. Sau này, đền được nhiều lần trung tu và mở rộng. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm thứ hai niên hiệu Hoàng Định của vua Lê Kính Tông (tức năm 1620), khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý. Từ xa xưa, đền Đô luôn được các đời vua liên tục tôn tạo, mở rộng. Vào đời vua Lê Kính Tông, năm Giáp Thìn (1605), đền Đô đã được xây dựng lại ngay trên đất cũ và được khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý (Ảnh: Phạm Hải).

Đền Đô rộng 31.250 m², với trên 20 hạng mục công trình, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo. Khu vực nội thành có kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc"

Cổng vào nội thành gọi là Ngũ Long Môn vì hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng. Trung tâm của Khu nội thành và cũng là trung tâm đền là chính điện .Chính điện gồm trước tiên là Phương đình (nhà vuông) 8 mái 3 gian rộng đến 70 m². Tiếp đến nhà Tiền tế 7 gian rộng 220 m². Tại đây có điện thờ vua Lý Thái Tổ. Phía bên trái điện thờ có treo tấm bảng ghi lại "Chiếu dời đô" của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Phía bên phải có treo tấm bảng ghi bài thơ nổi tiếng "Nam quốc sơn hà Nam đế cư..."

Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Anh Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông

Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Anh Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông

Khu ngoại thành đền Đô gồm Thủy đình, Phương đình (nhà vuông), nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua Bà (thờ Lý Chiêu Hoàng, còn gọi là đền Rồng ).Thủy đình dựng trên hồ bán nguyệt, rộng 5 gian, có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong. Đây là nơi để các chức sắc ngày trước ngồi xem biểu diễn rối nước. Thủy đình đền Đô xưa đã được Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc chọn làm hình ảnh tiêu biểu in trên tờ giấy bạc 5 đồng

Hai bên tả hữu đền Đô là nhà văn chỉ (thờ các quan văn) và võ chỉ (thờ quan võ) tiêu biểu nhất trong suốt 216 năm của vương triều nhà Lý. Nhà văn chỉ ba gian chồng diêm rộng 100 m² nằm bên trái khu nội thành thờ Tô Hiến Thành và Lý Đạo Thành, những quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý . Nhà võ chỉ có kiến trúc tương tự nhà văn chỉ, ở bên phải khu nội thành thờ Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, Đào Cam Mộc, những quan võ đã có công lớn giúp nhà Lý...

Lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1009), ban "Chiếu dời đô". Đây là ngày hội lớn thu hút nhiều khách hành hương thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý

Đó cũng là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân xã Đình Bảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Du khách về dự hội vừa dâng hương tưởng niệm 8 vị vua nhà Lý, vừa vãn cảnh vùng đất Kinh Bắc tươi đẹp

Bình luận (0)
TM
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
MC
4 tháng 2 2018 lúc 20:56

Người ta biết đến một nàng Ngọc Hoa trong truyện như một truyền thuyết. Nhưng thực tế, đó là nàng Ngọc Hoa và tình yêu chung thủy còn lại dấu tích sinh động một ngôi đền có tên: Ngọc Linh Từ.

Ngọc Linh Từ nằm giữa trung tâm thôn Văn Tảo, xã Thanh An, khu Hà Bắc, huyện Thanh Hà. Đền ngự trên một thế đất đẹp, cổng quay hướng nam, lưng tựa vào thế chảy của dòng sông Rạng. Năm Khải Định thứ 9 có ghi: Sắc chỉ cho xã Văn Tảo phụng sự, phong cho Ngọc Hoa là bậc tôn thần chính trực, dịu dàng, giúp nước che chở cho dân, cho phép dân bản phụng sự thần.

Nơi đây, khoảng thế kỷ thứ 6, thôn Văn Tảo thuộc Tảo Sơn Trang. Chuyện kể rằng: Ngọc Hoa là con gái tướng Trần Công, người có công giúp vua dẹp loạn. Ngọc Hoa được mệnh danh là tuyệt thế giai nhân "má đào, mặt ngọc, tóc mây", 300 mỹ nữ đẹp nhất kinh thành lúc ấy không ai sánh bằng nàng. Năm 13 tuổi nàng càng đẹp. Nơi nơi đánh tiếng, viếng thăm làm ngây ngất cả vua quan triều đình. Dạo ấy có người ăn mày rách rưới tên là Phạm Tải sa cơ lỡ bước tới ăn xin. Thấy người ăn mày khôi ngô tuấn tú, Ngọc Hoa động lòng thương cảm. Rồi hai người quấn quýt bên nhau. Họ thổ lộ tình riêng. Người cha Ngọc Hoa thấy hai đứa quyện duyên, chẳng suy tính môn đăng, hậu đối nên đã giúp cậu ăn mày sính lễ rồi tổ chức đám cưới cho 2 người linh đình 3 ngày liền.


Nhưng chẳng bao lâu, tai họa đã ập đến. Trong làng có tên Biện Điền con nhà danh giá trước đó đã đến ướm hỏi Ngọc Hoa, nhưng bị nàng từ chối. Tức giận, y bèn thuê một lũ sai nha đến giết Trần Công và cướp nàng Ngọc Hoa. Đám sai nha trên đường đi cướp thì bị một trận "cuồng phong quật ngã đầy đồng". Không làm gì được, Biện Điền bèn lập mưu tâu cống Ngọc Hoa lên vua Trang Vương. Vua cho đòi Ngọc Hoa đến xem mặt, nàng đã phải tự làm xấu "tóc mây rũ rối, mực bôi má đào... rồi trút hài đi đất, áo quần xộc xệch".


Nàng cáo vua là gái đã có chồng. Nhưng trước sức ép của vua quan, Phạm Tải phải chọn lấy cái chết. Ngọc Hoa thương nhớ ngồi bên quan tài 5 ngày liền, tay kề, gối ấp cho chồng. Nàng khóc lóc thảm thiết, rồi cuối cùng nàng tự vẫn. Chuyện còn kể rằng cái chết của hai người đã động đến trời đất. Ngọc Hoa xuống âm phủ tìm được chồng. Hai người hàn huyên sum họp. Diêm vương tra sổ thiên tào mới hay Phạm Tải là thiên tử bị chết oan nên đã lệnh bắt vua Trang Vương bỏ vạc dầu, thế rồi sai mây vàng đưa vợ chồng Ngọc Hoa về triều. Phạm Tải lên làm vua, còn Ngọc Hoa làm hoàng hậu. Kết thúc câu chuyện, dân gian khéo dệt lên tính chất hoang đường trước hết  là khẳng định một chân lý cái thiện thắng cái ác, sau là đề cao giá trị nhân phẩm của con người. Dù trong truyện có phần thêu dệt nhưng đền Ngọc Hoa mấy trăm năm nay vẫn hiển hiện như một minh chứng cho lòng chung thủy tiết hạnh của một người con gái đẹp thôn trang mà ít ở đâu có được.


Đền Ngọc Hoa ngự tại thôn Văn Tảo đã mấy trăm năm. Lúc đầu chỉ là ngôi miếu thờ, sau nhân dân thập phương góp công của cải tạo nâng cấp dần. Được sự giúp đỡ của ngành văn hóa - thông tin và công sức của nhân dân xã Thanh An và cả những người con quê hương xa xứ, đến nay, ngôi đền đã trở thành một khu du tích có tầm cỡ đẹp bậc nhất ở khu vực. Đền có diện tích 3.640m2. Phía ngoài là một công viên rộng gần 1.000m2 với nhiều cây đại thụ làm nên một quang cảnh bề thế thoáng đẹp. Khu hồ của đền có diện tích 3.490m2 tạo nên một không gian tĩnh lặng êm đềm. Đền có quần thể nhiều ngôi nhà kiến trúc đẹp, có sân thượng, có tả vu, hữu vu và hậu cung. Ngoài một số bia khắc chữ Hán dựng ở cổng đền và quanh khu vườn, trong khuôn viên còn tồn tại một số ngôi mộ chưa được xác định tính danh. Vào năm 1980, người ta đã khai quật một ngôi mộ cổ, phát hiện hài cốt một người con gái quấn nhiều lớp vải. Bấy giờ bảo tàng chưa xác định nguồn gốc hài cốt.


Gian ngoài đền Ngọc Hoa có kiến trúc đẹp, mái cong lượn, cột dựng trên các phiến đá. Phần hậu cung như một cái am lớn, 2 cửa lách ra vào chỉ cao chừng đầu người. Tượng Ngọc Hoa đặt giữa bàn thờ trên cao. Bức tượng không lớn, cao chừng 60 phân nhưng được tạc khá tinh xảo: khuôn mặt tròn, mắt sáng, mũi cao, đôi má ửng hồng toát lên vẻ long lanh, đoan trang mà thanh thoát của một mỹ nữ nơi thôn dã. Theo người coi đền thì bức tượng đã có từ lâu lắm, không ai nhớ rõ nguồn gốc.


Đền Ngọc Hoa là di sản văn hóa không chỉ của nhân dân Thanh An mà còn là của tỉnh ta đang được nhân dân địa phương giữ gìn và tôn tạo. Do tính chất đặc biệt của ngôi đền và những tiêu chuẩn hiện có, ngày 05/2/1994 Bộ Văn hóa - Thông tin đã cấp bằng di tích quốc gia. Vẫn theo phong tục lâu đời ở đây, hằng năm vào tháng hai âm lịch, người làng Văn Tảo lại tổ chức hội đền, cuốn hút khách thập phương. Hội được tổ chức long trọng trong 3 ngày từ 4 đến 6 với nghi thức rước sắc phong, rước tượng Ngọc Hoa vào những ngày lễ hội, nhân dân khắp nơi đổ về dự lễ rất đông.


Đền Ngọc Hoa và hội đền Ngọc Hoa với nghi lễ linh thiêng sùng kính, một tính ngưỡng tôn vinh giá trị truyền thống, ghi nhận công lao của tướng công Trần Công đã có công đánh giặc giữ nước; đồng thời đề cao giá trị đạo đức thủy chung tiết hạnh cần được tôn tạo, giữ gìn. 

Bình luận (0)
TK
4 tháng 2 2018 lúc 20:57

Ngọc Linh Từ nằm giữa trung tâm thôn Văn Tảo, xã Thanh An, khu Hà Bắc, huyện Thanh Hà. Đền ngự trên một thế đất đẹp, cổng quay hướng nam, lưng tựa vào thế chảy của dòng sông Rạng. Năm Khải Định thứ 9 có ghi: Sắc chỉ cho xã Văn Tảo phụng sự, phong cho Ngọc Hoa là bậc tôn thần chính trực, dịu dàng, giúp nước che chở cho dân, cho phép dân bản phụng sự thần.

Nơi đây, khoảng thế kỷ thứ 6, thôn Văn Tảo thuộc Tảo Sơn Trang. Chuyện kể rằng: Ngọc Hoa là con gái tướng Trần Công, người có công giúp vua dẹp loạn. Ngọc Hoa được mệnh danh là tuyệt thế giai nhân "má đào, mặt ngọc, tóc mây", 300 mỹ nữ đẹp nhất kinh thành lúc ấy không ai sánh bằng nàng. Năm 13 tuổi nàng càng đẹp. Nơi nơi đánh tiếng, viếng thăm làm ngây ngất cả vua quan triều đình. Dạo ấy có người ăn mày rách rưới tên là Phạm Tải sa cơ lỡ bước tới ăn xin. Thấy người ăn mày khôi ngô tuấn tú, Ngọc Hoa động lòng thương cảm. Rồi hai người quấn quýt bên nhau. Họ thổ lộ tình riêng. Người cha Ngọc Hoa thấy hai đứa quyện duyên, chẳng suy tính môn đăng, hậu đối nên đã giúp cậu ăn mày sính lễ rồi tổ chức đám cưới cho 2 người linh đình 3 ngày liền.


Nhưng chẳng bao lâu, tai họa đã ập đến. Trong làng có tên Biện Điền con nhà danh giá trước đó đã đến ướm hỏi Ngọc Hoa, nhưng bị nàng từ chối. Tức giận, y bèn thuê một lũ sai nha đến giết Trần Công và cướp nàng Ngọc Hoa. Đám sai nha trên đường đi cướp thì bị một trận "cuồng phong quật ngã đầy đồng". Không làm gì được, Biện Điền bèn lập mưu tâu cống Ngọc Hoa lên vua Trang Vương. Vua cho đòi Ngọc Hoa đến xem mặt, nàng đã phải tự làm xấu "tóc mây rũ rối, mực bôi má đào... rồi trút hài đi đất, áo quần xộc xệch".


Nàng cáo vua là gái đã có chồng. Nhưng trước sức ép của vua quan, Phạm Tải phải chọn lấy cái chết. Ngọc Hoa thương nhớ ngồi bên quan tài 5 ngày liền, tay kề, gối ấp cho chồng. Nàng khóc lóc thảm thiết, rồi cuối cùng nàng tự vẫn. Chuyện còn kể rằng cái chết của hai người đã động đến trời đất. Ngọc Hoa xuống âm phủ tìm được chồng. Hai người hàn huyên sum họp. Diêm vương tra sổ thiên tào mới hay Phạm Tải là thiên tử bị chết oan nên đã lệnh bắt vua Trang Vương bỏ vạc dầu, thế rồi sai mây vàng đưa vợ chồng Ngọc Hoa về triều. Phạm Tải lên làm vua, còn Ngọc Hoa làm hoàng hậu. Kết thúc câu chuyện, dân gian khéo dệt lên tính chất hoang đường trước hết  là khẳng định một chân lý cái thiện thắng cái ác, sau là đề cao giá trị nhân phẩm của con người. Dù trong truyện có phần thêu dệt nhưng đền Ngọc Hoa mấy trăm năm nay vẫn hiển hiện như một minh chứng cho lòng chung thủy tiết hạnh của một người con gái đẹp thôn trang mà ít ở đâu có được.


Đền Ngọc Hoa ngự tại thôn Văn Tảo đã mấy trăm năm. Lúc đầu chỉ là ngôi miếu thờ, sau nhân dân thập phương góp công của cải tạo nâng cấp dần. Được sự giúp đỡ của ngành văn hóa - thông tin và công sức của nhân dân xã Thanh An và cả những người con quê hương xa xứ, đến nay, ngôi đền đã trở thành một khu du tích có tầm cỡ đẹp bậc nhất ở khu vực. Đền có diện tích 3.640m2. Phía ngoài là một công viên rộng gần 1.000m2 với nhiều cây đại thụ làm nên một quang cảnh bề thế thoáng đẹp. Khu hồ của đền có diện tích 3.490m2 tạo nên một không gian tĩnh lặng êm đềm. Đền có quần thể nhiều ngôi nhà kiến trúc đẹp, có sân thượng, có tả vu, hữu vu và hậu cung. Ngoài một số bia khắc chữ Hán dựng ở cổng đền và quanh khu vườn, trong khuôn viên còn tồn tại một số ngôi mộ chưa được xác định tính danh. Vào năm 1980, người ta đã khai quật một ngôi mộ cổ, phát hiện hài cốt một người con gái quấn nhiều lớp vải. Bấy giờ bảo tàng chưa xác định nguồn gốc hài cốt.


Gian ngoài đền Ngọc Hoa có kiến trúc đẹp, mái cong lượn, cột dựng trên các phiến đá. Phần hậu cung như một cái am lớn, 2 cửa lách ra vào chỉ cao chừng đầu người. Tượng Ngọc Hoa đặt giữa bàn thờ trên cao. Bức tượng không lớn, cao chừng 60 phân nhưng được tạc khá tinh xảo: khuôn mặt tròn, mắt sáng, mũi cao, đôi má ửng hồng toát lên vẻ long lanh, đoan trang mà thanh thoát của một mỹ nữ nơi thôn dã. Theo người coi đền thì bức tượng đã có từ lâu lắm, không ai nhớ rõ nguồn gốc.


Đền Ngọc Hoa là di sản văn hóa không chỉ của nhân dân Thanh An mà còn là của tỉnh ta đang được nhân dân địa phương giữ gìn và tôn tạo. Do tính chất đặc biệt của ngôi đền và những tiêu chuẩn hiện có, ngày 05/2/1994 Bộ Văn hóa - Thông tin đã cấp bằng di tích quốc gia. Vẫn theo phong tục lâu đời ở đây, hằng năm vào tháng hai âm lịch, người làng Văn Tảo lại tổ chức hội đền, cuốn hút khách thập phương. Hội được tổ chức long trọng trong 3 ngày từ 4 đến 6 với nghi thức rước sắc phong, rước tượng Ngọc Hoa vào những ngày lễ hội, nhân dân khắp nơi đổ về dự lễ rất đông.


Đền Ngọc Hoa và hội đền Ngọc Hoa với nghi lễ linh thiêng sùng kính, một tính ngưỡng tôn vinh giá trị truyền thống, ghi nhận công lao của tướng công Trần Công đã có công đánh giặc giữ nước; đồng thời đề cao giá trị đạo đức thủy chung tiết hạnh cần được tôn tạo, giữ gìn.

Bình luận (0)
MR
4 tháng 2 2018 lúc 21:04

Đền Ngọc Hoa (Hải Dương) - nơi tôn thờ tình yêu chung thủy

Truyện thơ nôm khuyết danh Phạm Tải - Ngọc Hoa đã được nhiều thế hệ lưu truyền. Truyện ca ngợi tình yêu của một đôi trai gái và sự chung thủy có một không hai của người con gái là nàng Ngọc Hoa.

Người ta biết đến một nàng Ngọc Hoa trong truyện như một truyền thuyết. Nhưng thực tế, đó là nàng Ngọc Hoa và tình yêu chung thủy còn lại dấu tích sinh động một ngôi đền có tên: Ngọc Linh Từ.

Ngọc Linh Từ nằm giữa trung tâm thôn Văn Tảo, xã Thanh An, khu Hà Bắc, huyện Thanh Hà. Đền ngự trên một thế đất đẹp, cổng quay hướng nam, lưng tựa vào thế chảy của dòng sông Rạng. Năm Khải Định thứ 9 có ghi: Sắc chỉ cho xã Văn Tảo phụng sự, phong cho Ngọc Hoa là bậc tôn thần chính trực, dịu dàng, giúp nước che chở cho dân, cho phép dân bản phụng sự thần.

Nơi đây, khoảng thế kỷ thứ 6, thôn Văn Tảo thuộc Tảo Sơn Trang. Chuyện kể rằng: Ngọc Hoa là con gái tướng Trần Công, người có công giúp vua dẹp loạn. Ngọc Hoa được mệnh danh là tuyệt thế giai nhân "má đào, mặt ngọc, tóc mây", 300 mỹ nữ đẹp nhất kinh thành lúc ấy không ai sánh bằng nàng. Năm 13 tuổi nàng càng đẹp. Nơi nơi đánh tiếng, viếng thăm làm ngây ngất cả vua quan triều đình. Dạo ấy có người ăn mày rách rưới tên là Phạm Tải sa cơ lỡ bước tới ăn xin. Thấy người ăn mày khôi ngô tuấn tú, Ngọc Hoa động lòng thương cảm. Rồi hai người quấn quýt bên nhau. Họ thổ lộ tình riêng. Người cha Ngọc Hoa thấy hai đứa quyện duyên, chẳng suy tính môn đăng, hậu đối nên đã giúp cậu ăn mày sính lễ rồi tổ chức đám cưới cho 2 người linh đình 3 ngày liền.

Nhưng chẳng bao lâu, tai họa đã ập đến. Trong làng có tên Biện Điền con nhà danh giá trước đó đã đến ướm hỏi Ngọc Hoa, nhưng bị nàng từ chối. Tức giận, y bèn thuê một lũ sai nha đến giết Trần Công và cướp nàng Ngọc Hoa. Đám sai nha trên đường đi cướp thì bị một trận "cuồng phong quật ngã đầy đồng". Không làm gì được, Biện Điền bèn lập mưu tâu cống Ngọc Hoa lên vua Trang Vương. Vua cho đòi Ngọc Hoa đến xem mặt, nàng đã phải tự làm xấu "tóc mây rũ rối, mực bôi má đào... rồi trút hài đi đất, áo quần xộc xệch".

Nàng cáo vua là gái đã có chồng. Nhưng trước sức ép của vua quan, Phạm Tải phải chọn lấy cái chết. Ngọc Hoa thương nhớ ngồi bên quan tài 5 ngày liền, tay kề, gối ấp cho chồng. Nàng khóc lóc thảm thiết, rồi cuối cùng nàng tự vẫn. Chuyện còn kể rằng cái chết của hai người đã động đến trời đất. Ngọc Hoa xuống âm phủ tìm được chồng. Hai người hàn huyên sum họp. Diêm vương tra sổ thiên tào mới hay Phạm Tải là thiên tử bị chết oan nên đã lệnh bắt vua Trang Vương bỏ vạc dầu, thế rồi sai mây vàng đưa vợ chồng Ngọc Hoa về triều. Phạm Tải lên làm vua, còn Ngọc Hoa làm hoàng hậu. Kết thúc câu chuyện, dân gian khéo dệt lên tính chất hoang đường trước hết là khẳng định một chân lý cái thiện thắng cái ác, sau là đề cao giá trị nhân phẩm của con người. Dù trong truyện có phần thêu dệt nhưng đền Ngọc Hoa mấy trăm năm nay vẫn hiển hiện như một minh chứng cho lòng chung thủy tiết hạnh của một người con gái đẹp thôn trang mà ít ở đâu có được.

Đền Ngọc Hoa ngự tại thôn Văn Tảo đã mấy trăm năm. Lúc đầu chỉ là ngôi miếu thờ, sau nhân dân thập phương góp công của cải tạo nâng cấp dần. Được sự giúp đỡ của ngành văn hóa - thông tin và công sức của nhân dân xã Thanh An và cả những người con quê hương xa xứ, đến nay, ngôi đền đã trở thành một khu du tích có tầm cỡ đẹp bậc nhất ở khu vực. Đền có diện tích 3.640m2. Phía ngoài là một công viên rộng gần 1.000m2 với nhiều cây đại thụ làm nên một quang cảnh bề thế thoáng đẹp. Khu hồ của đền có diện tích 3.490m2 tạo nên một không gian tĩnh lặng êm đềm. Đền có quần thể nhiều ngôi nhà kiến trúc đẹp, có sân thượng, có tả vu, hữu vu và hậu cung. Ngoài một số bia khắc chữ Hán dựng ở cổng đền và quanh khu vườn, trong khuôn viên còn tồn tại một số ngôi mộ chưa được xác định tính danh. Vào năm 1980, người ta đã khai quật một ngôi mộ cổ, phát hiện hài cốt một người con gái quấn nhiều lớp vải. Bấy giờ bảo tàng chưa xác định nguồn gốc hài cốt.

Gian ngoài đền Ngọc Hoa có kiến trúc đẹp, mái cong lượn, cột dựng trên các phiến đá. Phần hậu cung như một cái am lớn, 2 cửa lách ra vào chỉ cao chừng đầu người. Tượng Ngọc Hoa đặt giữa bàn thờ trên cao. Bức tượng không lớn, cao chừng 60 phân nhưng được tạc khá tinh xảo: khuôn mặt tròn, mắt sáng, mũi cao, đôi má ửng hồng toát lên vẻ long lanh, đoan trang mà thanh thoát của một mỹ nữ nơi thôn dã. Theo người coi đền thì bức tượng đã có từ lâu lắm, không ai nhớ rõ nguồn gốc.

Đền Ngọc Hoa là di sản văn hóa không chỉ của nhân dân Thanh An mà còn là của tỉnh ta đang được nhân dân địa phương giữ gìn và tôn tạo. Do tính chất đặc biệt của ngôi đền và những tiêu chuẩn hiện có, ngày 05/2/1994 Bộ Văn hóa - Thông tin đã cấp bằng di tích quốc gia. Vẫn theo phong tục lâu đời ở đây, hằng năm vào tháng hai âm lịch, người làng Văn Tảo lại tổ chức hội đền, cuốn hút khách thập phương. Hội được tổ chức long trọng trong 3 ngày từ 4 đến 6 với nghi thức rước sắc phong, rước tượng Ngọc Hoa vào những ngày lễ hội, nhân dân khắp nơi đổ về dự lễ rất đông.

Đền Ngọc Hoa và hội đền Ngọc Hoa với nghi lễ linh thiêng sùng kính, một tính ngưỡng tôn vinh giá trị truyền thống, ghi nhận công lao của tướng công Trần Công đã có công đánh giặc giữ nước; đồng thời đề cao giá trị đạo đức thủy chung tiết hạnh cần được tôn tạo, giữ gìn.

Bình luận (0)
SD
Xem chi tiết
LT
25 tháng 3 2021 lúc 17:49

Đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) thuộc xóm Thượng, làng (xã) Đình Bảng (nay là phường Đình Bảng), thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Đền Đô đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa-Thông tin cũ, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 25/01/1991

Nơi đây thờ 8 vị vua nhà Lý đó là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028); Lý Thái Tông (1028-1054); Lý Thánh Tông (1054-1072); Lý Nhân Tông (1072-1128); Lý Thần Tông (1128-1138); Lý Anh Tông (1138-1175); Lý Cao Tông (1175-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224).

Đền Đô được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ 1030 bởi Lý Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha. Sau này, đền được nhiều lần trung tu và mở rộng. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm thứ hai niên hiệu Hoàng Định của vua Lê Kính Tông (tức năm 1620), khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý. Từ xa xưa, đền Đô luôn được các đời vua liên tục tôn tạo, mở rộng. Vào đời vua Lê Kính Tông, năm Giáp Thìn (1605), đền Đô đã được xây dựng lại ngay trên đất cũ và được khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý (Ảnh: Phạm Hải).

Đền Đô rộng 31.250 m², với trên 20 hạng mục công trình, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo. Khu vực nội thành có kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc"

Cổng vào nội thành gọi là Ngũ Long Môn vì hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng. Trung tâm của Khu nội thành và cũng là trung tâm đền là chính điện .Chính điện gồm trước tiên là Phương đình (nhà vuông) 8 mái 3 gian rộng đến 70 m². Tiếp đến nhà Tiền tế 7 gian rộng 220 m². Tại đây có điện thờ vua Lý Thái Tổ. Phía bên trái điện thờ có treo tấm bảng ghi lại "Chiếu dời đô" của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Phía bên phải có treo tấm bảng ghi bài thơ nổi tiếng "Nam quốc sơn hà Nam đế cư..."

Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Anh Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông

Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Anh Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông

Khu ngoại thành đền Đô gồm Thủy đình, Phương đình (nhà vuông), nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua Bà (thờ Lý Chiêu Hoàng, còn gọi là đền Rồng ).Thủy đình dựng trên hồ bán nguyệt, rộng 5 gian, có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong. Đây là nơi để các chức sắc ngày trước ngồi xem biểu diễn rối nước. Thủy đình đền Đô xưa đã được Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc chọn làm hình ảnh tiêu biểu in trên tờ giấy bạc 5 đồng

Hai bên tả hữu đền Đô là nhà văn chỉ (thờ các quan văn) và võ chỉ (thờ quan võ) tiêu biểu nhất trong suốt 216 năm của vương triều nhà Lý. Nhà văn chỉ ba gian chồng diêm rộng 100 m² nằm bên trái khu nội thành thờ Tô Hiến Thành và Lý Đạo Thành, những quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý . Nhà võ chỉ có kiến trúc tương tự nhà văn chỉ, ở bên phải khu nội thành thờ Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, Đào Cam Mộc, những quan võ đã có công lớn giúp nhà Lý...

Lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1009), ban "Chiếu dời đô". Đây là ngày hội lớn thu hút nhiều khách hành hương thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý

Đó cũng là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân xã Đình Bảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Du khách về dự hội vừa dâng hương tưởng niệm 8 vị vua nhà Lý, vừa vãn cảnh vùng đất Kinh Bắc tươi đẹp

#Tham khảo!

Bình luận (2)