Những câu hỏi liên quan
NH
Xem chi tiết
H24
3 tháng 2 2021 lúc 20:41

Khởi ngữ được định nghĩa là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với, còn, với,…

Bình luận (0)
H24
3 tháng 2 2021 lúc 20:45

5 Vd

Với chuyện học hành, bạn ấy rất giỏi

Về chi tiêu trong gia đình, cô ấy là người nắm chắc

Về việc nghỉ học thì cô ko đồng ý

Đối với việc nhà, chị tôi làm hết

về việc này, cô sẽ xử lí

Bình luận (0)
HN
3 tháng 2 2021 lúc 20:49

 

Khởi ngữ được định nghĩa là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với, còn, với,…

 
Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
H24
19 tháng 9 2021 lúc 10:53

Tham khảo:

Qua khổ thơ trên, ta thấy được những suy ngẫm của nhà thơ khi gặp lại trăng. Phải chăng "Trăng cứ tròn vành vạnh" là biểu trưng cho sự bao dung, độ lượng; cho nghĩa tình quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên không phai mờ? (câu phủ định) Ánh trăng được nhân hóa im phăng phắc không một lời oán hờn, trách cứ, lặng lẽ vô ngôn nhưng lại đầy tình nghĩa và cũng rất nghiêm khắc với con người. Trong giây phút ấy, (TP trạng ngữ) con người đã nhận ra trăng chính là người bạn nhân chứng nghĩa tình đang nhắc nhở chúng ta. Con người có thể vô tình hay lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình quá khứ luôn tròn đầy bất diệt. Cấu trúc thơ đối lập mà song song. Đối lập giữa sự im lặng độ lượng của vầng trăng với cái giật mình để thức tỉnh lương tâm của con người, đối lập giữa quá khứ với hiện tại. Nhà thơ khéo léo sử dụng hình ảnh ẩn dụ để nhắc nhở con người. Đó là nếu có ai đó có lúc quên đi những điều tốt đẹp trong quá khứ thì cũng có lúc phải giật mình nhớ lại. Nhớ lại để thức tỉnh lương tâm mình, để sống tốt đẹp, hoàn thiện hơn trong hiện tại. Từ đó ta rút ra bài học cho mình về cách sống ân nghĩa thủy chung cùng, uống nước nhớ nguồn.

Bình luận (0)
DK
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
H24
24 tháng 3 2021 lúc 20:54

Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn vì đã kết hợp được cả lí và tình 

  Về lí, bài chiếu có một trình tự lập luận chặt chẽ: "Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã đem lại kết quả tốt đẹp. Người xưa đã vâng theo mệnh trời, việc dời đô là hợp lòng dân. Soi vào thực tế, hai triều đại Đinh, Lê không chịu dời đô nên hậu quả là triều đại ngắn ngủi, đất nước không phát triển, người dân khốn cùng". Từ đây đi tới kết luận: "Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để dời dô. Đây là nơi thuận lợi nhiều mặt: địa lí, chính trị, văn hóa...".

 Về tình, bài chiếu được viết bằng một tình cảm chân thành. Lí Công uẩn không đưa ra mệnh lệnh mà đặt câu hỏi: "Các khanh nghĩ thế nào?". Câu hỏi có tính chất tâm tình, như là một sự trao đổi, bàn bạc, đối thoại. Bằng cách này, ông đã tạo được sự đồng cảm giữa vua và thần dân.

Bình luận (2)
H24
Xem chi tiết
PT
3 tháng 7 2021 lúc 18:58

Tham khảo

Thiên nhiên gắn bó với Bác trong từng nguồn cảm hứng, trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn, mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị. Việc đi đường được Bác nhắc tới nhiều trong Nhật kí trong tù với nhiều sự bất bình pha chút than thân. Nhưng ở đây là một câu triết lí sâu sắc: đường đi của người cách mạng là luôn gian lao, mà gian lao đến mức một người từng trải như nhà cách mạng lão thành cũng khó ngờ tới. Từ khi rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước(Trạng ngữ), Bác đã bao lần bị bắt bớ tù đày, suýt bị kết án tử hình nếu không có sự giúp đỡ hết mình của luật sư Rô-giơ-bai. Chẳng phải Bác đã vượt bao nhiêu đèo cao, vực thẳm đó sao. Nhưng Người vẫn vững một niềm tin. "Lên đến tận cùng" là lời thách thức với "núi cao", dù con đường cách mạng gian khổ như núi chồng chất lên núi(Phủ định), người cách mạng cũng quyết vượt hết để lên đến tận đỉnh cao của chiến thắng. Cuối cùng, hình tượng con người đạp lên mọi khó khăn, khiến chúng bị đè bẹp dưới chân, và hiện lên hình ảnh người cách mạng mới vĩ đại làm sao: Đứng trên đỉnh núi cao nhất ngoảnh nhìn toàn cảnh non sông đất nước. Niềm tin đó luôn đem lại những hình tượng thơ, giọng thơ ung dung; phong thái cốt cách của con người hiền triết mà vẫn thấm đượm nét vui tươi, giản dị và hóm hỉnh. Nó khẳng định phong cách và tâm hồn thơ Bác, là bài học vô giá cho thơ ca cách mạng.

Bình luận (2)
TN
Xem chi tiết
VG
4 tháng 1 2022 lúc 15:37

 hồi 14 trong " Hoàng Lê nhất thống chí" của Ngô gia văn phái thuộc dòng họ Ngô Thì. Đoạn trích làm lộ rõ bản mặt của bọn xâm lược và bọn bán nước cầu vinh. Sự thất bại thảm hại của chúng đặc biệt làm nổi rõ tính cách của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ khí thế quật khởi thần tốc đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn là hình tương người anh hùng tiếp nối lịch sử, tin vào lich sử chống giặc ngoại xâm cua dân tộc nhưng ngoài ra lai có tính cách riêng là người anh hùng có tấm lòng yêu nước nồng nàn có tinh thần nhân ái, thông minh tài chí tuyệt vời.
Trước hết ông là người có tấm lòng nồng nàn yêu nước. Trước khi tiến quân ra Bắc ông đã truyền đi một lời dụ có khí thế như một bài hịch. Trong lời lệnh dụ này Nguyễn Huệ thể hiện rõ ý thức tự chủ dân tộc:" Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị." Lời lệnh dụ chính là sự tiếp nối tinh thần " Nam quốc sơn hà nam đế cư" từ thơ Lý Thường Kiệt tinh thần quyết chiên quyết thắng kẻ thù xâm lược và mang hòa khí " Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn:" Các ngươi là những kẻ có lương tri nương năng hãy cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn". Niềm tự hào dân tộc của vua Quang Trung lại âm vang lời tuyên bố hào hùng chủ quyền dân tộc của " Bình Ngô đại cáo".Rõ ràng lời dụ của Nguyễn Huệ mang tiếng nói của hồn thiêng sông núi.
Tráng sĩ là người có tinh thần quả quyết chí thông minh sáng suốt, có tài cầm quyền . Ngay cả những người trong triều đình Lê, những người đối lập với phong trào Tây Sơn cũng phải thừa nhận Nguyễn Huệ là người anh hùng dũng mãnh có tài cầm quân. Thể hiện ở khả năng biết địch biết ra. Nguyễn Huệ đã hiểu được chiến lược của quân Thanh vì chiếm được thành Thăng Long nhanh chóng nên ắt sẽ chủ quan khinh địch đặc biệt la trong nhưng ngày Tết vì thế vua Quang Trung đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc đánh một trận tiêu diệt 20 vạn quân Thanh. Ông không chỉ có tài phán đoán mà còn có tài điều binh khiển tướng. Ông biết tập chung vào các điểm then chốt trực tiếp chỉ huy các trận đánh chiến thuật. Vua Quang Trung rất linh hoạt, xuất quỷ nhập thần, lúc thì nghi binh thanh thế. Nguyễn Huệ là người có tầm nhìn chiến lược lúc xuất quân ông đã định trước ngày chiến thắng trở về:" Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh." Đang đi đánh giặc mà lòng đã nghĩ tới mối quan hệ hai nước và đời sống nhân dân 2 dân tộc:" Nhưnng nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 lần nước mình, sau khi thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt, không phải phúc cho dân, nỡ nào làm như vậy.

Bình luận (0)
MT
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NL
11 tháng 3 2022 lúc 19:17

Viết đoạn văn nêu cảm nhận cùa em về hình ảnh những người lao động và những chiến sĩ đang cống hiến xây dựng đất nước: - Hình ảnh lộc xuân làm đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ, hai nhiệm vụ không thể tách rời. Họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước. - “Mùa xuân người cầm súng/Lộc giắt đầy trên lưng”: liên tưởng đến những người chiến sỹ ra trận mà trên vai, trên lưng họ có lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. Từ “lộc” còn làm cho người ta liên tưởng đến hình ảnh người lính khi ra trận, mang theo sức sống của cả dân tộc. Chính màu xanh sức sống đó đã tiếp cho người lính có thêm sức mạnh, ý chí để họ vươn lên phía trước tiêu diệt quân thù. - “Mùa xuân người ra đồng/Lộc trải dài nương mạ”: nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm những hạt mầm non trên những cánh đồng quê hương, từ “lộc” cho ta nghĩ tới những cánh đồng trải dài mênh mông với những chồi non mới nhú lên xanh mướt từ những hạt thóc giống đầu mùa xuân. Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người. Có thể nói, chính con người đã tạo nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất nước. - Thanh Hải đã cảm nhận mùa xuân đất nước bằng hai từ láy gợi cảm “hối hả” “xôn xao” khiến ta nghĩ tới những âm thanh liên tiếp vọng về, hoà lẫn với nhau xao động. Đây chính là tâm trạng tác giả, là cái náo nức trong tâm hồn tác giả. Tiếng lòng của tác gia như reo vui trước tinh thần lao động khần trượng của con người. Mùa xuân đất nước được làm lên từ cái hối hả ấy. Sức sống của đất nước, của dân tộc, cũng được tạo nên từ sự hối hả, náo nức của người cầm súng, người ra đồng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa