Những câu hỏi liên quan
LA
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
PV
Xem chi tiết
MN
11 tháng 8 2019 lúc 0:30

Tham khảo:

Câu 1:

Với mỗi chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm về miền quê yêu dấu, khi nhớ về quê hương, lòng ta lại bồi hồi xao xuyến thức cùng những hình ảnh thân thuộc, gắn bó in đậm trong ký ức bấy lâu, một giếng nước, một hàng cây hay một góc ao đình... Với nhân vật An-tư-nai trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên", nhớ về làng Ku-ku-rêu là cô nhớ về hình ảnh đẹp đẽ: Hai cây phong. Hai cây phong mang đầy ý nghĩa biểu tượng.

Chưa cần xem nội dung lời tả và giới thiệu, chỉ cần nghe giọng kể của An-tư-nai (cô viện sĩ đã trưỏng thành ở Matxcơva) ta đã có thể hiểu được tình cảm trân trọng và yêu quý hai cây phong cũng như cái làng Ku-ku-rêu cổ xưa của cô biết nhưòng nào. Hai cây phong trở thành linh hồn của làng quê, là biểu tượng của quê hương trong cô mà cô lưu giữ bao kỷ niệm tuổi ấu thơ. Điều ấy đã được cô bộc bạch trong tác phẩm "... Tôi cũng không biết giải thích ra sao, - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng, nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu ... - nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa, đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cậy phong thân thuộc ấy".

Dù chưa hiểu nguồn gốc gắn bó của nhân vật với hai cây phong nhưng qua lời giới thiệu của An-tư-nai ta cảm nhận sự đồng cảm của nhân vật với hai cây phong thật sâu sắc. Dường như mọi chuyển động của hai cây thực vật này đều được người kể hiểu thấu bằng một trái tim đồng diệu: "Hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu". Người phụ nữ ấy nghe lá cây lay động mà nghe như "một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình", lúc lại cảm nhận nó "khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào"... Cảm xúc tinh tế đầy chất thơ ấy là của một tâm hồn giàu chất thơ, một trái tim giàu tình yêu và trí tưởng tượng phong phú.

Sở dĩ hai cây phong đi vào ký ức của nhân vật bởi nó gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ cay đắng và tình yêu thương ấm áp của người thầy truyền cho cô, một tình yêu thương nhân ái vô bờ. Chính vì vậy nhân vật đã tự bộc lộ và cho đến tận nay tôi vẫn thấy hai cây phong trên đồi có một vẻ sinh động khác thường. Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảng vỡ của chiếc gương thần xanh... ".

Hai cây phong nơi ấy chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với những trò chơi thuở nhỏ "Khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chạy ào lên đấy phá tổ chim". Song ấn tượng sâu đậm trở thành điểm nhớ về hai cây phong trong ký ức của nhân vật ở đây chính là "thế giới diệu kỳ được mở ra trong tâm hồn trẻ thơ" từ góc nhìn, tầm nhìn mà hai cây phong ấy đem lại.

Trước hết là hai cây phong là điểm tựa để bọn trẻ đua nhau thể hiện ý chí: "Chúng tôi cứ leo lên cao nữa - nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai!". Nhưng thế giới xung quanh mới là điều kinh ngạc và quyến rũ bọn trẻ Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh... Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm và biêng biếc kia".

Càng đọc ta càng cảm nhận được chất hoạ sĩ ở người kể chuyện, càng cảm nhận được thế giới "bí ẩn đầy sức quyến rũ" của những miền đất lạ đã thu hút tâm hồn trẻ thơ, đọng lại một khoảng sáng trong tâm hồn cô bé An-tư-nai để khi trưởng thành nỗi nhớ về ký ức tuổi thơ và hình ảnh hai cây phong lại rực lên những hình ảnh lung linh kỳ thú thuở nào để rồi xa quê lêu ngày lòng cô lại thao thức. Và trong cõi sâu thẳm ta hiểu rằng nỗi nhớ và cảm xúc cùng thế giới tuổi thơ vẫn đọng lại nguyên vẹn trong hai cây phong ấy chính là tình yêu quê hương da diết.

Nhưng nguyên nhân sâu xa là ở chỗ hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về Đuy-sen, người thầy đầu tiên và cô bé An- tư-nai gần bốn mươi năm về trước. Chính thầy Đuy-sen đã đem hai cây phong về trồng trên đồi cao này cùng với cô bé An-tư-nai và thầy đã gửi gắm ở hai cây phong non ước mơ, hy vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thất học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, ngày càng được mở mang kiến thức và trỏ thành những con người hữu ích.

Hai cây phong chắt chiu nhựa đất cằn trên đồi cao lớn lên và lưu giữ kỷ niệm của bao thế hệ học trò làng Ku-ku-rêu bé nhỏ. Từ câu chuyện về hình ảnh hai cây phong, Ai-ma-tốp gợi lên trong lòng người đọc về cuộc sống tình yêu với quê hương đất nước trong mỗi người - nơi cội nguồn của mỗi cuộc đời - thật giản dị, sâu sắc mà cảm động bởi hình ảnh quê hương được gửi gắm qua hình tượng hai cây phong in đậm trong tâm trí người kể chuyện y nguyên chẳng phai mờ.

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HM
15 tháng 8 2019 lúc 19:55

Thảo quả là đặc sản của núi rừng Tây Bắc, là một trong những dược liệu, hương liệu quý giá.Trong bài văn này, tác giả chỉ nói đến hương thơm hoa trái, sức sống và vẻ đẹp của thảo quả rừng Đản Khao, Lào Cai.Thảo quả khi đã vào mùa, thì ngọn gió tây “lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi...”. Lúc ấy, những thôn xóm Chin San được ướp trong hương thảo quả “ngọt lựng, thơm nồng”. Cả một không gian đất trời, núi rừng đều nồng nàn hương thảo quả: "Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm”. Một cách viết tài hoa. Câu văn rất ngắn. Như nhún nhảy, điệu đà. Chữ “thơm” được điệp lại nhiều lần.Hương thảo quả không chỉ ban phát cho thiên nhiên, cho gió, cho cây cỏ, cho đất trời mà còn là tặng phẩm cho những con người đã chịu thương chịu khó gieo trồng nên cây thảo quả: “Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm, ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn”.Khi thảo quả trên rừng Đản Khao “đã chín nục” thì hương vị nó đến mê say ngây ngất kì lạ đến như thế. Phải chăng tác giả đã từng sống nhiều năm nơi núi rừng Đản Khao nên mới viết thật hay, thật say sưa về hương trái thảo quả như vậy ! Khi thảo quả chín rừng xanh được đánh thức đỏ rực lên tuyệt đẹp: “Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng”. Hình ảnh ngọn lửa trong đoạn vẫn tả trái thảo quả chín rất hay và sáng tạo. Câu kết sáng bừng ngọn lửa ấy:“Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo qua như những đốm lửa hồng ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt”.Trong chúng ta đã mấy ai được ngắm nhìn rừng thảo quả trong mùa xuân, rừng thảo quả vào mùa ? Đọc bài văn, tả cảm thấy núi rừng Tây Bắc giàu đẹp mà thảo quả là một đặc sản quý. Ta càng hiểu hơn câu tục ngữ “Rừng vàng biển bạc” mà ông cha ta thường nhắc tới.

Bình luận (0)
H24

Ta có thể thấy được hương thơm của loại quả này được tác giả trân trọng. Bằng cách sử dụng điêu luyện biện pháp lặp từ, sự nhấn mạnh về câu chữ làm nổi bật. Chỉ trong một đoạn văn ngắn, từ “ thơm” được lặp rất nhiều lần, nhưng là các trạng thái khác nhau tùy vào trường hợp muốn nêu bật hương thơm thanh mát, như niềm vui của người đi rừng, ẩn vào cùng với hương thơm đất trời, gió còn tác động đưa mùi hương lan tỏa lan rộng để chúng thơm mãi với thời gian. Thảo quả còn được tả là một loại cây phát triển rất nhanh từ bắt đầu với sự sống là những mầm sống hạt, rất nhiều cụm từ về sự trôi chảy của thời gian được tác giả sử dụng cùng với sự trưởng thành tạo quả của cây. Sản phẩm của cây là một loại quả rừng rất quý. Điểm đặc biệt của cây thảo quả là chỉ phát triển bình thường và cho ra quả nếu được trồng dưới những tán cây lớn trong rừng nguyên sinh. Loại quả này có màu đỏ rất ấn tượng mọc san sát nhau và chín thành từng chùm đỏ chót dưới gốc nhìn rất đẹp như là màu nắng hay màu lửa. Cả rừng bỗng như ấm hơn khi bới gốc thu hoạch những nương thảo quả đến vụ. Quả xinh chúm chím được tác giả ví như những ngọn lửa đỏ hồng. Loại quả này ăn vừa ngon miệng, từ lâu lại được sử dụng như một loại vị thuốc chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng giúp chữa nhiều bệnh và có giá trị, phong phú thêm nguồn dược liệu quý của Việt Nam. Có lẽ vì vậy, cây rừng tự nhiên trong những nương thảo quả luôn được người dân tự nguyện bảo vệ nghiêm ngặt từ đời này sang đời khác.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
HQ
Xem chi tiết
MN
14 tháng 5 2021 lúc 21:19

Em tham khảo nhé !

Anh đội viền mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.

Bình luận (0)
MH
14 tháng 5 2021 lúc 21:22
Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột.
Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ân tượng:

Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yèn bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhàn ái Hồ Chí Minh:

Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. . Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vi sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thăm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thế hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

Anh nằm lo Bác ốm...
Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đói với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.
Bình luận (2)
H24
Xem chi tiết