Những câu hỏi liên quan
BN
Xem chi tiết
TL
2 tháng 2 2021 lúc 15:12

Ý 2 ạ 

- Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến.

 

- Hoa Kì và Ca-na-đa có diện tích đất nông nghiệp lớn và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn.

 

- Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. 

 

- Hoa Kì và Ca-na-đa là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu của thế giới.

 

- Mê-hi-cô có trình độ phát triển thấp hơn, nhưng đây cũng là một trong những nước đi đầu thực hiện cuộc Cách mạng xanh, đảm bảo được lương thực trong nước.

 

Bình luận (1)
NA
Xem chi tiết
MD
9 tháng 12 2016 lúc 22:47

Đặc điểm là chuyên môn hóa phiến diện, lạc hậu

Tớ nghĩ vậy nếu thấy đúng thì tick nha

Bình luận (5)
VT
10 tháng 12 2016 lúc 16:27

Các mặt hàng chủ yếu của châu phi là sản phẩm cây công nghiệp, khoáng sản chưa chế biến. Hàng hoá nhập khẩu

Bình luận (2)
4A
Xem chi tiết
TP
21 tháng 12 2021 lúc 8:30

Tham khảo

 

- Trước đây, toàn bộ khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm chiếm làm thuộc địa. Nam Á trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới và tiêu thụ hàng công nghiệp của các công ti tư bản Anh. Năm 1947, các nước Nam Á đã giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ.

- Tuy nhiên, do bị đế quốc Anh đô hộ kéo dài gần 200 năm (1763-1947), lại luôn xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc và các tôn giáo, nên tình hình chính trị - xã hội trong khu vực thiếu ổn định. Đó là những trở ngại lớn ảnh hướng tới sự phát triển kinh tế của các nước Nam Á. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Nam Á năm 2000 là 620,3 tỉ USD.

- Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

- Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực.

+ Từ sau ngày giành độc lập, Ấn Độ đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại (bao gồm các ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng,…) và các ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là công nghiệp dệt.

+ Ấn Độ cùng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, tinh vi, chính xác như điện tử, máy tính…

+ Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đã từng đứng hàng thứ 10 thế giới. Sản lượng nông nghiệp cũng không ngừng phát triển, với cuộc “cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”, Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Các ngành dịch vụ cũng phát triển, chiếm tới 48% GDP. Năm 2001, GDP đạt 477 tỉ USD, có tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP bình quân đầu người là 460 USD.

 

Bình luận (0)
LL
Xem chi tiết
H24
20 tháng 2 2022 lúc 20:24

Tham khảo

Đặc điểm nông nghiệp của Bắc Mỹ:
- Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Hoa Kì có số máy nông nghiệp đứng đầu thế giới, lượng phân bón sử dụng đạt 500 kg/ha.
- Là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu của thế giới.
​- Những nước đi đầu thực hiện cuộc Cách mạng xanh, đảm bảo được lương thực trong nước.

Bình luận (0)
TA
20 tháng 2 2022 lúc 20:24

Tham khảo:

Nông nghiệp Bắc Mỹ phát triển mạnh, đạt trình độ cao nhờ:

+ Có điều kiện tự nhiên thuận lợi ( Đất nông nghiệp có diện tích lớn, có cả 3 đới khí hậu, nguồn nước dồi dào…)

+ Có trình độ kỹ thuật công nghệ tiên tiến (áp dụng công nghệ sinh học rộng rãi; sử dụng nhiều máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu; được sự hỗ trợ của các trung tâm khoa học ứng dụng…)

+ Nền nông nghiệp hoạt động hiệu quả

- Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp ( 4,4% ở Hoa Kỳ, 2,7% ở Canada ).

- Năng suất lao động cao, sản xuất ra khối lượng rất lớn.

+ Công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp.

HT

Bình luận (0)
LS
20 tháng 2 2022 lúc 20:25

Tham khảo

Đặc điểm nông nghiệp của Bắc Mỹ:
- Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao
- Phần lớn sản xuất Nông Nghiệp có sự phân hoá từ Bắc - Nam , Tây - Đông
Nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn.
- Có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhờ đó đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn.

- Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Hoa Kì có số máy nông nghiệp đứng đầu thế giới, lượng phân bón sử dụng đạt 500 kg/ha.
- Là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu của thế giới.
​- Những nước đi đầu thực hiện cuộc Cách mạng xanh, đảm bảo được lương thực trong nước.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
3 tháng 1 2020 lúc 6:05

-Trong những năm gần đây, sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên phát triển khá nhanh. Những cây trồng quan trọng nhất là: cà phê, cao su, chè, điều,... Cà phê là cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Đắk Lắk

-Nhiều địa phương đã chú trọng phát triển thuỷ lợi và áp dụng kĩ thuật canh tác mới để thâm canh lúa, cây lương thực khác, cây công nghiệp ngắn ngày

-Chăn nuôi gia súc lớn được đẩy mạnh

-Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) nổi liếng về trồng hoa, rau quả ôn đới

-Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của vùng vẫn gặp khó khăn do thiếu nước vào mùa khô và biến động của giá nông sán

-Sản xuấì lâm nghiệp có bước chuyển biến quan trọng, kết hợp khai thác rừng tự nhiên với trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng; gắn khai thác với chế biến. Năm 2003, độ che phủ rừng đạt 54,8%, cao hơn mức trung bình cả nước (36,4%). Phấn đấu đến năm 2010, nâng độ che phủ rừng toàn vùng lên 65%.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
29 tháng 9 2018 lúc 4:21

Chiến lược phát triển công nghiệp của Ấn Độ và thành tựu đạt được trong quá trình công nghiệp hóa.

   - Chiến lược phát triển công nghiệp Ấn Độ:

      + Xây dựng công nghiệp đa dạng, vững mạnh trên cơ sở tự lực, tự cường.

      + Từ thập niên 50 đến thập niên 80 phát triển công nghiệp nặng.

      + Những năm gần đây đầu tư phát triển mạnh ngành công nghiệp điện tử - tin học.

   - Những thành tựu trong công nghiệp hóa:

      + Trở thành một trong 15 nước có giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất thế giới.

      + Xây dựng một hệ thống cơ cấu công nghiệp đa dạng, phân bố nhều vùng, nhất là những ngành có trình độ kĩ thuật cao.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
25 tháng 7 2017 lúc 11:07

a) Chiến lược công nghiệp hóa

- Ấn Độ đã theo đuổi mục tiêu xây dựng một nền công nghiệp đa dạng và vững mạnh trên cơ sở tự lực, tự cường.

- Từ thập niên 50 đến thập niên 80 của thế kỉ XX, Ấn Độ đặc biệt chú trọng phát triển công nghiệp nặng, xây dựng các ngành công nghiệp trụ cột như: điện tử, tin học, công nghiệp vũ trụ và năng lượng hạt nhân.

- Gần đây, Ấn Độ đầu tư mạnh vào công nghiệp điện tử - tin học.

b) Thành tựu của công nghiệp hóa

- Ấn Độ đã trở thành một trong 15 nước có sản lượng công nghiệp lớn nhất thế giới.

- Ấn Độ đã xây dựng được hệ thống các ngành công nghiệp cơ bản, đa dạng, có khả năng tự sản xuất được các máy móc thiết bị công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng cần thiết cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Ấn Độ đã xây dựng được một số ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao như: công nghiệp năng lượng hạt nhân, điện tử, hóa dầu, luyện kim, hàng không - vũ trụ và công nghệ thông tin.

- Hiện nay, Ấn Độ nổi tiếng trên thế giới về sản xuất các sản phẩm phần mềm với đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin hùng hậu, trình độ cao.

- Các vùng công nghiệp quan trọng của Ấn Độ:

+ Vùng Đông Bắc: với hai trung tâm công nghiệp lớn là Giam-sét-bua (luyện kim, cơ khí), Côn-ca-ta (luyện kim, dệt may, chế biến thực phẩm).

+ Vùng Tây Bắc: với trung tâm quan trọng nhất là Mum-bai (chế tạo máy bay, ô tô, đóng tàu, dệt vải, năng lượng nguyên tử,...). Ngoài ra, công nghiệp dệt phát triển mạnh ở A-ma-đa-bat, Pu-ma và dầu khí được khai thác ở vịnh Cam-bây (Bắc Mum-bai).

+ Vùng Nam Ấn: phát triển các ngành luyện kim, chế biến chè và nông sản xuất khẩu. Ban-ga-lo là trung tâm sản xuất và xuất khẩu phần mềm nổi tiếng thế giới, lớn nhất ở châu Á.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
9 tháng 10 2018 lúc 17:31

-Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước

+Cây công nghiệp lâu năm

+Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá,...) và cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa,...) cũng là thế mạnh của vùng

-Nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp

-Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thuỷ sản trên các ngư trường đem lại những nguồn lợi lớn

-Vấn đề thuỷ lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hoá cao

-Các địa phương đang đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn các dòng sông, xây dựng hồ chứa nước, gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
1 tháng 3 2019 lúc 3:44

- Ở châu Á, lúa gạo là loại cây lương thực quan trọng nhất. Cây lúa thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Trái lại, cây lúa mì và cây ngô được trồng chủ yếu ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.

- Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới (năm 2003).

- Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.

- Một số nước như Thái Lan, Việt Nam hiện nay trở thành những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ nhì thế giới.

- Các vật nuôi ở châu Á cũng rất đa dạng:

+ Ở các vùng khí hậu ẩm ướt, vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà, vịt,...

+ Ở các vùng khí hậu tương đối khô hạn, vật nuôi chủ yếu là dê, bò, ngựa, cừu,... Đặc biệt, Bắc Á thuộc vùng khí hậu lạnh, vật nuôi quan trọng nhất là tuần lộc.

Bình luận (0)